Hôm nay,  

Tưởng Niệm 30-4-1975

29/04/200300:00:00(Xem: 4510)
Hôm thứ Hai, toàn diện thị trường chứng khoán vùng lên mạnh, với giới đầu tư phấn khởi tung mua các cổ phần blue-chip và technology, nhờ tin lợi tức tốt của McDonald's và Procter &G amgle, cọng thêm mức bán chips, cùng với tin kinh tế.

LTS: Giữa lúc CSVN ngang nhiên vi phạm Hiệp Định Ba Lê, ồ ạt xua quân tấn công VNCH, Tổng Thống Ford đã ra lệnh triệu tập khẩn cấp 2 phiên họp của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ vào ngày 24/4 và 28/4/75. Nhờ biên bản của 2 phiên họp này được chính phủ Mỹ cho bạch hóa phần lớn, ta mới biết được những sự thật vô cùng bí mật: Lúc đó TT Ford đã ra lệnh cho Kissinger đi đêm với chủ tịch CS Nga Leonid Brezhnev để Nga ra lệnh cho CSVN tạm thời án binh bất động trong một thời gian vừa đủ để Mỹ di tản tất cả người Mỹ ra khỏi VN một cách an toàn. Ngoài ra, Mỹ, Nga và CSVN cũng đã tìm cách tung hứng, tạo ảo tưởng còn nước còn tát trong chính phủ và quân đội VNCH để duy trì trật tự tối thiểu cho người Mỹ triệt thoái. Nhân dịp tưởng niệm 28 năm ngày 30-4-1975, Sàigòn Times trân trọng giới thiệu phần lược dịch của Vũ Quang về biên bản 2 cuộc họp mật của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ; bài viết “Mỹ Đi Đêm Với CS Nga & CSVN” của Hoàng Tuấn; bài cảm nghĩ về 30õ-4 của Phạm Thanh Phương cùng một số bài thơ về 30-4 của nhiều tác giả.

* * *

Trong những ngày cuối tháng Tư 1975, khi cộng saœn Bắc Việt ồ ạt tiến thẳng vào Sài gòn, thì ơœ Hoa Kỳ, giới lãnh đạo chính phuœ, từ tổng thống Ford trơœ xuống, đều chỉ chú tâm vào một việc duy nhất: an nguy cuœa những công dân Mỹ, phần đông là nhân sự cuœa các cơ quan chính phuœ Hoa Kỳ như DAO (Defense Attaché Office - Văn phòng Tùy Viên quốc phòng), hoặc nhân viên tòa đại sứ và nhân viên các tổ chức phi chính phuœ cùng một số binh sĩ TQLC trực gác các cơ sơœ Hoa Kỳ.

Chính phuœ Hoa Kỳ đã không hề để tâm đến số phận cuœa hàng chục triệu người dân miền Nam Việt Nam, các quân nhân công chức trong quân đội và chính quyền Việt Nam Cộng Hòa hoặc những nhân viên Việt Nam lúc ấy đang phục vụ cho các cơ quan Hoa kỳ nêu trên. Hơn thế nữa, ngay caœ những người Việt Nam là thân nhân quyến thuộc cuœa công dân Hoa Kỳ cũng không được chính phuœ Hoa Kỳ ngó ngàng đến. Vào thời điểm ấy, ưu tiên hàng đầu cuœa Hoa Kỳ là có đuœ thời giờ thu xếp rút hết nhân sự Mỹ ra khoœi Việt Nam. Để có thể thực hiện việc này, chính phuœ Ford đã không ngần ngại thương lượng điều đình với Bắc Việt và quan thầy Nga Sô mà không cho VNCH biết.
Theo một số tài liệu tối mật vào thời điểm ấy, hiện đã được Viện Baœo Tàng cuœa Tổng Thống Ford (Ford Museum) bạch hóa, thì chính phuœ Hoa Kỳ đã không ngần ngại xin xoœ Bắc Việt tạm thời ngưng tấn công để Hoa Kỳ có thể rút hết nhân sự một cách êm thắm. Bù lại Hoa Kỳ sẵn sàng chấp nhận bất cứ một điều kiện nào mà nhà cầm quyền Hà nội cùng Mạc Tư Khoa đưa ra, miễn là có thể “cho phép việc tiếp tục di taœn công dân Hoa Kỳ cùng một số người miền Nam Việt Nam mà Hoa Kỳ có bổn phận trực tiếp đặc biệt” trong một “cuộc tạm đình chỉ giao tranh”.
Các tài liệu này cũng cho thấy Nga Sô đã traœ lời giùm cho đàn em Bắc Việt rằng “phe Việt Nam đồng ý về vấn đề di taœn công dân Hoa Kỳ khoœi Nam Việt Nam”. Hơn thế nữa, Nga Sô cũng nhấn mạnh “Việt Nam đã quaœ quyết rằng họ không có ý định có ngăn caœn bất cứ hành động quân sự nào nhằm vào việc di taœn công dân Hoa Kỳ ra khoœi miền Nam Việt Nam và quaœ thật thì những điều kiện thuận lợi đã được thiết lập cho một cuộc di taœn như thế”. Trong số tài liệu được bạch hóa có biên baœn cuœa hai buổi họp Hội đồng An ninh Quốc gia vào hai ngày 24/4/75 và 28/4/75 cùng một số hồ sơ được trình bày trong buổi họp đó. Sau đây là những đoạn chính yếu của những tài liệu được bạch hóa. (Những phần trong ngoặc vuông [...] là phần phụ chú của người dịch).

BIÊN BAŒN BUỔI HỌP HỘI ĐỒNG AN NINH QUỐC GIA NGÀY 24/4/75

Hiện diện: Tổng thống Ford, Phó tổng thống Rockefeller, Ngoại trươœng Kissinger, Bộ trươœng quốc phòng Schlesinger, Tham mưu trươœng hội đồng liên quân (Chairman Joint Chiefs of Staff) Tướng George S Brown, Tổng giám đốc CIA William Colby, thứ trươœng ngoại giao Robert Ingersoll, thứ trươœng quốc phòng William Clements, trung tướng Brent Scowcroft biệt phái phụ tá tổng thống trong hội đồng an ninh quốc gia, nhân viên hội đồng an ninh quốc gia W R Smyser.
Ngày & Giờ: Thứ Năm 24/4/1975. 4g35 chiều
Địa Điểm: Phòng nội các chính phuœ, Tòa Bạch Ốc
Đề Tài: Di taœn khoœi Việt Nam

*

TT Ford: Như qúy vị đã biết, trước khi chúng ta bắt đầu di taœn khoœi Nam vang, chúng ta đã có một buổi họp. Lúc đó, tôi muốn biết được kế hoạch cuœa chúng ta như thế nào. Và cuộc di taœn đã diễn ra kịp thời và trong hoàn caœnh tốt đẹp nhất. Tôi liên lạc mỗi ngày với Henry (Kissinger) và Brent (tướng Scowcroft) về tình hình ơœ Việt Nam. Tôi biết quốc hội hiện đang tạo áp lực với chúng ta về vấn đề này. Tôi nghĩ rằng việc quan trọng nhất vẫn là tiếp tục hiện diện tại đấy nếu chúng ta còn tiếp tục đóng góp được cho một giaœi pháp ôn hòa, và chỉ di taœn bằng một cách nào đó để không tạo sự hốt hoaœng [cho người baœn xứ]. Tôi biết hiện nay chúng ta đã giaœm thiểu con số [công dân Hoa Kỳ] từ 6000 còn khoaœng 1600 thôi.
Schlesinger: Thưa tổng thống, hiện đã tăng lên 1700.
TT Ford: Tôi đã ra lệnh giaœm xuống để tới thứ Sáu [tức ngày mai] chỉ còn 1090 mà thôi.
Schlesinger: Như thế là giaœm quá nhiều trong một ngày.
TT Ford: Đó là lệnh cuœa tôi. Tôi sẽ ban hành thêm một lệnh nữa là đến ngày Chuœ Nhật thì tất caœ những nhân viên không trọng yếu, và phi chính phuœ phaœi rời khoœi VN. Nhóm còn lại sẽ ơœ đấy cho đến khi có lệnh rút hết. Chúng ta vừa nhận được sự traœ lời từ Nga Sô về một lời yêu cầu cuœa chúng ta. Henry, anh tóm tắt sơ qua sự kiện này cũng như câu traœ lời đi.
Kissinger: Theo sự yêu cầu cuœa tổng thống, tôi đã liên lạc với Dobrynin hôm thứ Baœy để yêu cầu họ giúp đỡ hầu cho phép chúng ta tổ chức một cuộc di taœn an toàn cũng như bắt đầu cuộc thương thuyết chính trị. Đồng thời tôi cũng yêu cầu họ tạo điều kiện cho cuộc thương thuyết này có thể xaœy ra. Chúng ta cũng nhấn mạnh với ông ta rằng chúng ta sẽ có cái nhìn thật nghiêm trọng nếu phi trường Tân Sơn Nhất bị tấn công. Và chúng ta đã nhận được hồi âm.
Theo tinh thần cuœa hồi âm này thì nếu chúng ta tiếp tục tiến hành cuộc đối thoại chúng ta sẽ được baœo đaœm là không có một hành động quân sự nào xaœy ra trong lúc chúng ta di taœn người cuœa chúng ta. Về mặt chính trị thì cuộc sắp xếp giữa 3 phe [Hoa Kỳ, Nga Sô và Bắc Việt] cho chúng ta một hy vọng rằng sẽ có một giaœi pháp là chính phuœ liên hiệp, tốt hơn việc đầu hàng vô điều kiện. Chúng ta sẽ liên lạc lại với Nga Sô để xem họ muốn nói gì khi họ nhắc đến việc thực thi Hiệp Định Ba lê và đồng thời để cho họ biết rằng chúng ta sẽ hợp tác trong vấn đề ấy. Chúng ta sẽ nói rằng chúng ta sẽ không có hành động hấp tấp nào và nghĩ rằng họ cũng sẽ không có hành động như thế.
TT Ford: Theo sự nhận định cuœa tôi thì tình hình lắng dịu hiện nay là kết quaœ cuœa việc này. Qúy vị có thể cho rằng họ chưa chuẩn bị xong, và sẽ có hành động một khi họ đã sẵn sàng. Điều này cho thấy có lẽ họ chấp nhận một sự thoœa thuận trong khuôn khổ Hiệp Định Ba Lê và chúng ta có thể giữ người cuœa chúng ta ơœ đó và tiếp tục giaœm thiểu con số cho đến khi nào chúng ta quyết định rút hết. Chúng ta đã phaœi traœi qua một giai đoạn khó khăn. Đấy là một sự nguy hiểm, và là một canh bạc may ruœi, nhưng đó là trách nhiệm cuœa tôi và tôi không muốn làm bất cứ một việc gì có thể phương hại đến tình hình caœ. Tôi nghĩ rằng tôi đã có hành động đúng đắn, và tôi sẽ tiếp tục hành xưœ như thế. Điều tiên quyết mà tất caœ mọi người đều phaœi nghĩ đến là con số 1090 người và việc rút hết tất caœ những người không phaœi là công chức chính phuœ hoặc ơœ những chức vụ không trọng yếu. Đấy là những người Hoa Kỳ, chứ không phaœi là những quyến thuộc người Việt Nam (Vietnamese dependents). Tôi cho rằng con số này [những quyến thuộc người Việt] mỗi ngày một gia tăng, với tyœ số là 4:1 [4 người Việt cho 1 người Mỹ].


Tướng Brown: Trong vài ngày qua đã tăng lên 15:1.
Kissinger: Tổng thống yêu cầu Nga Sô về việc di taœn công dân Hoa Kỳ cùng người miền Nam Việt Nam nhưng họ chỉ traœ lời về việc di taœn công dân Hoa Kỳ thôi.
PTT Rockefeller: Anh nghĩ sao về ý kiến cuœa họ trong vấn đề này"
Kissinger: Tôi cho rằng họ có ngụ ý “mang chúng [người VNCH] đi đi”, nhưng họ không thể nào chính thức cho phép chúng ta như thế.
TT Ford: Tôi nghĩ họ không cho phép chúng ta sưœ dụng vũ lực.
Schlesinger: Chúng ta thích thú với sự ràng buộc như thế.
TT Ford: Tuy nhiên tôi muốn làm bất cứ mọi việc gì nếu cần để baœo đaœm cho cuộc di taœn công dân Hoa Kỳ. George [Brown], ông có thể nói sơ qua về kế hoạch [di taœn] cho chúng tôi nghe.
Tướng Brown: Chúng ta đang ơœ trong Giai đoạn 1. Trong Giai đoạn 2 chúng ta sẽ đưa 2 đại đội vào để giữ trật tự. Nếu chúng ta mất phi trường, chúng ta sẽ dùng trực thăng. Chúng ta có hai bãi đáp. - một bãi ơœ trại MACV cũ và một ơœ tòa đại sứ. Chúng ta có thể đáp 6 trực thăng cùng một lúc. Theo đợt 1, chúng ta có thể đưa 1100 TQLC vào. Các chiếc trực thăng có thể di taœn 1100 người trong vòng 1 tiếng 15 phút. Sau đó, chúng sẽ quay trơœ lại để rước các quân nhân TQLC.
TT Ford: Như vậy tổng cộng sẽ tốn khoaœng 2 tiếng rưỡi.
Kissinger: Graham [Martin, đại sứ Mỹ tại VN] cho biết ông ta có thương lượng với tư lệnh không kÿ (airborne) và ông này sẽ giữ trật tự.
TT Ford: Thế còn bão thì sao"
Kissinger: Thưa tổng thống, hiện không có nguy cơ ấy.
TT Ford: Tôi nghĩ rằng những mệnh lệnh gơœi cho Martin sẽ đem con số [người Mỹ tại VN] xuống còn 1100.
Clements: Chúng ta bàn xem co bao nhiêu người Việt Nam [cần phaœi di taœn]"
Kissinger: Chúng tôi không biết.
Colby: Tôi nghĩ rằng chúng ta nên di taœn những người có nhiều nguy cơ đến tính mạng (high risk people) càng sớm càng tốt.
Kissinger: Chúng tôi đã baœo ông ta [Martin] ngày hôm qua và hôm nay là phaœi bắt đầu [di taœn] liền với những người có nhiều nguy cơ.
Tướng Brown: Tôi nghĩ rằng chúng ta nên trộn lẫn lộn vừa người Hoa kỳ vừa người Việt để không bị chỉ trích là đã để nhân sự Hoa Kỳ bị làm con tin.
Schlesinger: Tin hồi âm mà Henry nhận được quaœ là một sự trấn an, nhưng vẫn có nhiều điều đáng quan ngại. Sự kiểm soát cuœa họ [Nga Sô] có thể chỉ có giới hạn thôi. Đã có nhiều báo cáo cho thấy có nhiều tên bắn xeœ (snipers) đột nhập rồi. Thêm vào đó là nhiều báo cáo về những âm mưu sách động, khuấy rối, và có một vài nguy cơ là chúng sẽ tìm cách bắt cóc người Hoa Kỳ. Theo chiều hướng cuœa tin hồi âm mà Henry nhận được thì vấn đề ấy có lẽ có thể đối phó được. Một vấn dề khó khăn hơn là việc kiểm soát dân chúng, nhất là trong những trường hợp mà họ [lính Hoa Kỳ] có thể phaœi bắn vào dân chúng Việt Nam. Quý vị cũng biết rằng chúng ta đều thoœa thuận đưa con số [lính Hoa Kỳ] xuống mức thấp nhất. Chúng ta cần phaœi tính trước việc chúng ta sẽ làm nếu có người Hoa Kỳ bị bắt làm con tin. Thí dụ như chúng ta có thể nói rằng không có một tàu bè nào có thể vào Hà nội cho đến khi mọi con tin được thaœ ra. Vì thế, chúng ta nên giaœm thiểu tối đa con số công dân Hoa kỳ.
Colby: Chúng ta hiện có một số người đã bị cầm tù.
Schlesinger: Chỉ toàn là mấy ông truyền đạo thôi.
Colby: Không phaœi đâu. Có caœ một số cố vấn Mỹ nữa.
TT Ford: Tôi biết rõ những nguy cơ ấy. Nhưng đấy là nguy cơ cuœa tôi và tôi quyết định thi hành nó. Tuy nhiên, phaœi chắc chắn là những mệnh lệnh ấy được thi hành.
PTT Rockefeller: Không thể nào baœo đaœm được quyền lợi cuœa Hoa Kỳ mà không phaœi đối đầu với một vài nguy cơ.
TT Ford: Hy vọng với sự giúp đỡ cuœa Thượng Đế.
PTT Rockefeller: Trong những hoàn caœnh như thế này, để làm được những chuyện đúng đắn, chúng ta cần phaœi có can đaœm thực sự.

NGUYÊN VĂN LỜI YÊU CẦU KISSINGER NHẮN VỚI DOBRYNIN

Tổng thống [Mỹ] muốn những điều sau đây được thông báo khẩn cấp đến Tổng Bí Thư Brezhnev.
Trong vòng ba năm qua mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Liên Sô đã tiến triển theo Những Nguyên Tắc Căn Baœn ký kết vào tháng 5/72, và nhất là theo nguyên tắc tự chế (principle of restraint). Hoàn caœnh ơœ Việt Nam hiện nay đã đến thời điểm mà Hoa Kỳ và Liên Sô phaœi suy xét đến những hậu quaœ lâu dài cho việc phát triển thêm về mối quan hệ Sô Viết Hoa Kỳ [phần tiếp theo bị cơ quan bạch hóa tài liệu dùng bút gạch boœ] và cho tình hình quốc tế nói chung. Việc tranh cãi về nguyên do cuœa tình hình hiện nay, hoặc phe nào chịu trách nhiệm, chẳng đem lại lợi lộc gì caœ.
Trong hoàn caœnh hiện nay, điều quan tâm tối thượng cuœa Hoa Kỳ là việc thực hiện được một số điều kiện có kiểm soát để cứu nhiều mạng sống và cho phép việc tiếp tục di taœn công dân Hoa Kỳ cùng một số người miền Nam Việt Nam mà Hoa Kỳ có bổn phận trực tiếp đặc biệt. Điều này chỉ có thể thực hiện được bằng một cuộc tạm đình chỉ giao tranh [tại Miền Nam Việt Nam].
Chúng tôi khẩn thiết yêu cầu chính phuœ Liên Sô dùng văn phòng cuœa quý vị để đạt được một cuộc tạm đình chỉ giao tranh. Về vấn đề này, chúng tôi sẵn sàng thaœo luận những hoàn caœnh chính trị đặc biệt đề có thể tạo điều kiện cho việc này xaœy ra. Chúng tôi yêu cầu sự hồi âm nhanh chóng.
NHỮNG ĐIỂM KISSINGER NHẤN MẠNH KHI ĐƯA LỜI YÊU CẦU
- Hoa Kỳ không dùng Trung cộng hoặc bất cứ một quốc gia nào khác làm trung gian, chỉ nhờ Nga sô, và Hoa Kỳ không bao giờ chấp thuận tự mình liên lạc với Bắc Việt.
- Hoa Kỳ liên lạc với Mạc Tư Khoa vì quyền lợi dài lâu cho caœ hai phe Nga sô và Hoa Kỳ là việc chấm dứt hoàn caœnh hiện nay ơœ Việt Nam trong một phương thức sẽ không tạo aœnh hươœng xấu cho quan hệ song phương giữa hai phe hoặc aœnh hươœng đến thái độ cuœa dân chúng Hoa Kỳ về những vấn đề quốc tế khác.
- Nếu có cuộc đình chiến tạm thời, Hoa Kỳ sẽ sẵn sàng lập tức tái nhóm Hội Nghị Ba Lê hoặc sẵn sàng tái xét về bất cứ một giaœi pháp nào khác mà Nga sô và Hà nội đề ra.
- Trong thời gian tạm đình chiến, Hoa Kỳ sẵn sàng đình chỉ viện trợ quân sự (halt military supplies) [cho VNCH].
- Hoa Kỳ lo ngại sẽ có những cuộc tấn công vào các phi trường tạo khó khăn cho việc di taœn có trật tự các công dân Hoa Kỳ.
- Hoa Kỳ khám phá rằng hoœa tiễn phòng không SAM (surface to air missile) cuœa Nga sô đã được mang đến cách Sài gòn 50 dặm. Hoa Kỳ muốn nhấn mạnh rằng bất kỳ một sự tấn công nào vào các phi cơ chơœ hành khách sẽ dẫn đến một tình trạng thật nguy hiểm.
- Trước hoàn caœnh quân sự hiện thời, Hoa Kỳ cần biết rằng có cơ hội nào tạm đình chiến để có thể có bắt đầu một thuœ tục chính trị hay không.
- Câu traœ lời cuœa Nga sô sẽ có tầm aœnh hươœng quan trọng trong quan hệ song phương giữa Hoa Kỳ và Nga sô.

HỒI ÂM CUŒA NGA SÔ

Như đã đạo đạt đến Tổng Thống [Ford] ngay sau khi lời yêu cầu ngày 19/4 cuœa Tổng Thống được Tổng Bí Thư Brezhnev đón nhận, chúng tôi đã theo những thuœ tục thích hợp để liên lạc với phe [CS] Việt Nam về vụ việc này.
Chiếu theo kết quaœ cuœa những lần liên lạc ấy, chúng tôi có thể thông báo với Tổng Thống như sau: phe Việt Nam đồng ý về vấn đề di taœn công dân Hoa Kỳ khoœi Nam Việt Nam. Việt Nam đã quaœ quyết rằng họ không có ý định ngăn caœn bất cứ hành động quân sự nào nhằm vào việc di taœn công dân Hoa Kỳ ra khoœi miền Nam Việt Nam và quaœ thật, những điều kiện thuận lợi đã được thiết lập cho một cuộc di taœn như thế.
Đồng thời, họ cũng nhấn mạnh rằng trong nỗ lực đấu tranh để đạt được một thoœa thuận chính trị, phe [CS] Việt Nam sẽ tiến hành từ Hiệp định Ba Lê. Chúng tôi cũng được thông báo là [CS] Việt Nam không hề có ý định làm tổn thương uy danh cuœa Hoa Kỳ.
Qua việc thông báo mật và riêng tư (confidential) những điều nói trên với Tổng Thống, Tổng Bí Thư Brezhnev bày toœ hy vọng rằng tổng Thống thông caœm được với lập trường cuœa [CS] Việt Nam và sẽ không cho phép Hoa Kỳ [tại VN] có bất kỳ hành động nào khaœ dĩ khiến cho tình hình ơœ Đông dương trơœ nên trầm trọng hơn.

(Đón coi số báo tới, biên bản cuộc họp 28/4).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.