Hôm nay,  

Genève: Uûy Ban Nhân Quyền Lhq Chất Vấn Csvn

16/07/200200:00:00(Xem: 3606)
GENEVA - Dưới đây là Bản Tin của Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

Bị ràng buộc bởi Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị, CSVN đã phải đệ nạp một bản Báo cáo cho Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (NQ-LHQ) sau khi tìm cách trì hoãn. Trong 2 ngày 11 và 12 tháng 7 năm 2002, Ủy Ban NQ-LHQ khóa 75 đã họp lại để xem xét bản Báo cáo do Thứ trưởng Tư pháp CSVN Hà Hùng Cường đích thân trình bày.

Trong chuyến du hành của phái đoàn CSVN bên bờ hồ Leman lần này, đại sứ CSVN Nguyễn Quý Bình và tùy viên trợï tá Phạm Thị Kim Anh còn tiếp đón đãi đằng Lê Minh Lương phụ tá và Bùi Quang Minh, cố vấn bộ Ngoại giao, Nguyễn Văn Luật, thẩm phán tòa án tối cao, Nguyễn Chí Dũng, chủ nhiệm thành viên văn phòng Quốc hội, Nguyễn Văn Ngọc, vụ phó ban Tôn giáo, Vũ Đức Long phụ tá bộ Tư pháp và Đặng Thế Toàn, cố vấn bộ An ninh.

Trong phần trình bày, Hà Hùng Cường đã trịnh trọng tuyên dương tính ưu việt của một Nhà Nước từng được báo chí Thụy Sĩ nêu tên trong danh sách những "Nhàø Nước khủng bố đối với Nhân dân" nhân dịp Khóa họp thứ 58 của Ủy Hội Nhân Quyền hồi tháng 3 vừa qua (ngoài CSVN, còn có Algérie, Cuba, Congo, Kenya, Libye, Ouganda, Syrie, Togo và Trung cộng).

Đại ý nội dung bản Báo cáo theo sự vẽ vời của đại diện CSVN:

"Chủ trương Đổi mới của đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1986 đã đạt được nhiều thành quả "đáng kể" và "đáp ứng nguyện vọng của nhân dân". Đảng CSVN tiến hành cải cách để "nhân dân phồn thịnh, quốc gia hùng mạnh và xã hội công bằng, dân chủ và văn minh". "Không có tù nhân lương tâm". "Những người bị mất tự do được đối xử nhân đạo; họ bị giam nhốt chỉ để trở thành công dân tốt". "Tòa án công minh, luật pháp canh tân. Từ năm 1997 đến 2002, chỉ có 931 người bị kết án tử hình, chiếu theo Luật hình sự có ghi rõ 29 loại tội phạm phải bị xử tử". "Các quyền tự do căn bản đều được tôn trọng, như tự do lập hội, nghiệp đoàn, tôn giáo, ngôn luận, báo chí, v.v... Hiện có hơn 600 nhật báo và tạp chí phát hành". "Các dân tộc thiểu số miền núi được giúp đỡ để phát triển, bảo đảm bình quyền bình đẳng" (sic)...

Bản Báo cáo soạn thảo từ Hà nội không thuyết phục được Ủy Ban NQ-LHQ về sự tôn trọng Quyền làm Người và Quyền Công dân dưới chế độ CSVN.

Ủy Ban, gồm những chuyên gia Nhân Quyền từ nhiều quốc gia khác nhau, chẳng chút ngần ngại bày tỏ sự không hài lòng. CSVN thiếu thiện chí và tinh thần cộng tác khi bản Báo cáo không được đệ nạp cho Ủy Ban NQ-LHQ Khóa 74 (biên bản phiên họp ngày 5 tháng 4 năm 2002). Sự chậm trễ của CSVN vi phạm điều 40 của Công Ước Quốc Tế.

Suốt hai phiên họp, Ủy Ban NQ-LHQ liên tục chất vấn phái đoàn CSVN về nhiều vấn đề, nêu lên nhiều câu hỏi mà phái đoàn do Thứ trưởng Tư pháp CSVN cầm đầu không làm sao giải đáp thỏa đáng."Nhà Nước tội phạm"ø còn tìm cách tránh né, chối cãi, ngụy biện hoặc chống chế.

Các thành viên Ủy Ban nói thẳng rằng họ có những sự nghi ngờ đối với bản Báo cáo. Không chỉ vì hạn kỳ không được tôn trọngï mà còn do ở chỗ bản Báo cáo đề cao thật nhiều những điều luật nhưng cung cấp quá ít tài liệu hay tin tức về thể thức áp dụng trong thực tế. Họ cho rằng chính sách của CSVN không có gì mới lạ khi đem đối chiếu với những điều phát biểu của Hà nội hồi tháng 3 năm 1999. Chẳng hạn như là sự kiện CSVN vẫn không chấp thuận cho bất cứ tổ chức nào đến Việt Nam để điều tra tình trạng nhân quyền. Ban Công tác Chống sự Giam Cầm trái phép (UN-Working Group on Arbitrary Detention) đang có trong tay hồ sơ của những tù nhân chính trị vàø lương tâm Việt Nam. Vậy mà CSVN vẫn trơ trẽn phủ nhận khi bị Ủy Ban tra hỏi về cách thức CSVN đối xử với những tù nhân đó.

Theo Hà Hùng Cường, hiện có 500 tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam. Ủy Ban NQ-LHQ yêu cầu đại diện Hà nội cho biết những tổ chức độc lập nào đang hoạt động trên lãnh thổ do CSVN kiểm soát và những tổ chức ấy cóù được tự do mở cuộc điều tra về những vụ vi phạm nhân quyền hay không" Rồi Ủy Ban nói tiếpï: Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) vàø Đài Quan Sát Nhân Quyền (Human Rights Watch) vẫn bị cấm đặt chân đến thành Hồ hay Hà nội!. CSVN cho rằng hai tổ chức này thiên về chính trị hơn là nhân quyền.

Trong số 600 tờ báo phát hành chỉ có 150 tờ thuộc về Nhà Nước theo phúc trình và chỉ có một đơn xin ra báo bị từ chối. Nhưng Hà Hùng Cường phải thú nhận rằng những nhà xuất bản của tư nhân không được phép hoạt động ở trong nước.

Ủy Ban NQ-LHQ muốn biết CSVN có trù liệu bãi bỏ án tử hình vì sự trừng phạt này đi ngược lại Công Ước Quốc Tế. Có phương thức hoặc hệ thống kháng án nào dành cho người bị kết án tử hình" Những cá nhân nhận thấy mình là nạn nhân của sự chà đạp nhân quyền ghi trong Công Ước Quốc Tế thì có thể nạp đơn khiếu nại đòi bồi thường hoặc sửa sai nơi tòa án hoặc cơ quan tư pháp nào" Có những biện pháp kỷ luật nào khác hơn là bắt tù nhân mang gông cùm xiềng xích" Quan niệm "khủng bố" của Nhà Nước cộng sản Việt Nam" Ủy Ban không quên nhắc đến thân phận đau thương của người phụ nữ và trẻ con dưới chế độ độc tài tham nhũng đỏ. Việt Nam được biết tiếng là nơi có thảm trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em vì mục đích bóc lột tình dục và khai thác lao động, cả trong nước và ở ngoài nước.

Ủy Ban NQ-LHQ cho rằng một số điều của Hiến pháp CSVN có thể làm trở ngại cho sự thực thi toàn vẹn những qui tắc của Công Ước Quốc Tế. Lấy điều 2 làm thí dụ. Điều này khai triển quan niệm "bởi dân, vì dân và cho dân". Nhưng kỳ thực, điều 2ù cần phải bao hàm tất cả mọi người, trong đó có Dân tộc Thiểu số miền núi và những người chống đối chế độ CSVN. Tham chiếu đoạn 49 của Báo cáo CSVN, Ủy Ban muốn biết căn bản pháp lý nào cho phép CSVN giam nhốt hàng trăm ngàn người trong các trại khổ sai tập trung mãi đến năm 1992"

Theo nhận xét của Ủy Ban NQ-LHQ, Dân tộc Thiểu số miền núi vốn là những người dân bản xứ sống gắn bó với đất đai. Đoạn 24 của Báo cáo CSVN xác định rằng đất đai đó thuộc về Nhà Nước cộng sản. Vậy thì Nhà Nước cộng sản có những bảo đảm nào để những đất đai của Dân tộc thiểu số miền núi không bị tước đoạt" Ủy Ban cũng nói đến những trường hợp phụ nữ Dân tộc Thiểu số miền núi bị ép buộc hạn chế sinh đẻ. Trẻ con thì bị Nhà Nước cộng sản bắt đưa vào các trường nội trú, biệt lập với môi trường sinh trưởng tự nhiên. Mục đích của biện pháp vừa kể nhằm để triệt tiêu những cái mà Nhà Nước cộng sản cho là "những phong tục tập quán hủ lậu". Ủy Ban còn dẫn chứng nhiều tài liệu tố cáo những hành động kỳ thị của CSVN đối với các Dân tộc Thiểu số. Theo nhiều nguồn tin khác nhau, CSVN đã tra khảo đánh đập, đối xử độc ác, vô nhân đạo tù nhân hoặc nhục mạ, xúc phạm phẩm giá của họ, nhất là những người thuộc các Dân tộc Thiểu số. Những Ban Công tác khác và Báo cáo viên của Ủy Hội Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đã gặp nhiều chướng ngại khiến họ không thể đến thăm được các trung tâm giam cầm ở Việt Nam. Ủy Ban rất quan tâm trước chính sách đàn áp tôn giáo, giam giữ và lưu đày những vị lãnh đạo, tu sĩ và tín đồ các Giáo hội không chịu sự sự kềm kẹp nô dịch của Cộng sản. Không quên những vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng khác mà nạn nhân là những người không đồng chính kiến với Nhà Nước cộng sản, những người cầm bút chân chính, những nhà trí thức lương thiện. Vai trò và quyền hạn của công an khu vực CSVN cũng không bị bỏ sót. Mặc dù không chịu nhìn nhận sự hiện hữu của những trại tù tập trung cải tạo, CSVN cũng đưa ra con số 45 nhà giam và 70 000 tù nhân.

Trưa ngày 12 tháng 4 năm 2002, trong phần kết luận, chủ tịch Ủy Ban NQ-LHQ, ông Prafullachandra Natwarlal Bhagwati không thể giấu sự lo ngại bởi nhiều vấn đề Nhân Quyền chủ yếu vẫn tồn tại, chưa có triển vọng được chế độ Cộng sản Hà nội giải quyết. Quá nhiều loại tội phạm bị kết án tử hình. Ông chủ tịch Ủy Ban yêu cầu CSVN giảm thiểu ngay số loại tội phạm đó và tiếp theo, hủy bỏ án tử hình. Có những lệnh hành chánh cho công an quyền được bắt bớ tùy tiện và tạm giam hay quản chế đến 2 năm mọi công dân bị nghi là "nguy hại cho an ninh quốc gia" mà không cần thông qua lệnh của tòa án (dù là tòa án "xã hội chủ nghĩa"!). Ông Prafullachandra Natwarlal Bhagwati nhấn mạnh rằng "biện pháp quản chế hành chánh trong 2 năm" thật là quá nghiêm khắc và hiển nhiên là trái với điều 9 của Công Ước Quốc Tế. Ông chủ tịch Ủy Ban than phiền rằng Công Ước Quốc Tế chưa được hưởng một qui chế tham chiếu đặc biệt trong luật lệ và tổ chức luật pháp Việt Nam. Tính cách độc lập của hệ thống tư pháp là đầu mối quan tâm của ông. Theo ông Prafullachandra Natwarlal Bhagwati, quan niệm của CSVN về an ninh quốc gia quả là mơ hồ trong sự định nghĩa của nó. Và ông nói tiếp: thật đáng lo ngại khi mà ông Abdelfattah Amor, vị Báo cáo viên đặc nhiệm vấn đề đàn áp tôn giáo trên thế giới bị Nhà Nước hội viên Liên Hiệp Quốc ngăn chận, không cho tiếp xúc với một tu sĩ Phật giáo trong chuyến đi điều tra chính thức vào mùa thu năm 1998.

Trong phần tuyên bố chót, Hà Hùng Cường đổ thừa rằng: "sở dĩ có những sự hiểu lầm trong cuộc đối thoại này là vì Ủy Ban NQ-LHQ thiếu hiểu biết về tổ chức điều hành của một nước bị đặt dưới sự cai trị của đảng Cộng sản cùng với cơ chế pháp luật riêng của nó".

Đại diện CSVN còn trâng tráo cho rằng "phần lớn những vấn đề mà Ủy Ban đã nêu ra để tra hỏi phái đoàn đến từ Hà Nội chỉ dựa trên những thành kiến trình bày trong phúc trình của các tổ chức phi chính phủ vốn không có thiện cảm đối với chế độ".

Phiên họp chấm dứt nhưng Ủy Ban NQ-LHQ sẽ tiếp tục chất vấn và tra hỏi CSVN bao lâu mà chế độ Cộng sản Hà nội không thực sự tôn trọng Quyền làm Người và Công dân, theo đúng tinh thần bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và những điều qui định trong các Công Ước Quốc Tế. CSVN có bổn phận phải đệï nạp bản Báo cáo định kỳ cho Ủy Ban.

Qua các phiên họp tại trụ sở Cao Ủy đặc trách Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc ở Genève, thiết nghĩ cần ghi lại một vài sự kiện đặt biệt để thấy rõ hơn nữa bản chất và bộ mặt thật của CSVN trên lãnh vực Nhân Quyền. Ngày 23 tháng 4 năm 2002, Ủy Hội Nhân Quyền khóa 58 đã biểu quyết chấp thuận Quyết nghị E/CN.4/2002/L.65 liên quan đến những biện pháp mới nhằm phát huy và củng cố nền dân chủ trên thế giới. Quyết nghị này được 43 Nhà Nước thành viên Ủy Hội bỏ phiếu ủng hộ. Không phiếu chống nhưng có 9 Nhà Nước thành viên Ủy Hội không bỏ thăm. Đó là Trung cộng, Cuba, Lybie, Arabie saoudite, Syrie, Sierra leone, Soudan, Swaziland và CSVN (Nguyên văn Quyết nghị và kết quả cuộc đầu phiếu ở dưới Bản Tin này). Sau hết, nhân dịp Ủy Ban Chống sự Tra tấn (Committee against Torture) họp khóa 28 cuối tháng 4 đầu tháng 5 năm 2002, các phái viên báo chí tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Genève tình cờ khám phá ra một chuyện lạ: chế độ Cộng sản Hà nội không có tên trong danh sách 129 Nhà Nước đã phê chuẩn Công Ước Chống sự Tra tấn, Đối xử hoặc Hình phạt tàn bạo và vô nhân đạo hoặc hủy hoại Nhân Phẩm (Convention against Torture and Other Cruel, Inhuman or Degrading Treatment or Punishment).

Genève ngày 15 tháng 7 năm 2002
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
An Xá Quốc Tế vừa phát hành một bản cáo trạng gay gắt đối với những tập đoàn internet thống trị thế giới. Tổ chức có trụ sở tại London này cho rằng Facebook và Google cần phải bị bắt buộc từ bỏ mô hình kinh doanh dựa trên sự giám sát của mình, vì điều này là vi phạm nhân quyền.
Theo tin từ CBS: Cơ Quan An Toàn Giao Thông (TSA) hiện nay đang thử nghiệm những kỹ thuật mới, giúp cho việc kiểm tra an ninh tại các phi trường nhanh chóng hơn, giúp hành khách đỡ phải xếp hàng dài và chờ đợi lâu.
Theo CNN, hơn 1,000 bệnh nhân tại Bệnh Viện Goshen tiểu bang Indiana có thể đã phải tiếp xúc với vi khuẩn HIV, hepatitis C, hepatitis B, sau khi một lỗi sơ sót trong quá trình làm vệ sinh thiết bị phẫu thuật đã xảy ra.
WASHINGTON - Theo bản chép điều trần kín mới công bố ngày 26-11, nhân viên chuyên môn của phòng quản trị ngân sách (OMB) thuộc Bạch Ốc là Mark Sandy được 2 đồng sự cho hay “họ thôi việc tại OMB 1 phần vì hoang mang thấy quân việc Ukraine bị đình hoãn”.
WASHINGTON - 2 người thông thạo biết TT Trump đã được thông báo khiếu nại của “người thổi còi” về các thương lượng với Ukraine khi ngưng quyết định đình hoãn quân viện” hồi Tháng 9.
Cho tới gần đây, thăm dò dân ý mới nhất của CNN ghi nhận: 50% công dân Mỹ thấy là nên luận tội và truất phế Trump.
WASHINGTON - Thăm dò mới của CNN ghi: cựu PTT Joe Biden nhận được hậu thuẫn của 28% cử tri, là cao nhất trong các dự ứng viên TT của đảng Dân Chủ.
WASHINGTON - Thị trường việc qua cuối năm thứ 3 nhiệm kỳ TT của Donald Trump tiếp tục vững mạnh. Nhưng giới nghiên cứu nhận thấy điểm tiêu cực là việc làm chỉ tăng ở các vị trí lương thấp.
WASHINGTON - TT Trump tuyên bố hôm 27/11: băng đảng ma túy Sinaloa là khủng bố, có nghĩa là có thể bị tấn công bằng phi cơ không người lái UAV.
Việt Nam sẽ có 104 triệu dân vào năm 2030, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Tư.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.