Hôm nay,  

Dự Thi Người Việt Trên Đất Uùc: Máu Đào Luôn Chảy Về Tim

22/10/200200:00:00(Xem: 4856)
Tôi mang trong người ba giòng máu, ông Nội Tàu, ông Ngoại Ấn, bà Ngoại Việt Nam, và mở mắt chào đời tại Sài Gòn. Nếu tính đời mẹ tôi thì 50% Việt Nam, đến tôi thì chỉ còn được 30%, nhưng trong tôi cái chất Việt Nam hình như lấn át tất cả những giòng máu khác, có lẽ vì hít thở không khí Việt nam, ăn thức ăn Việt Nam, học chữ Việt Nam, bạn bè và hầu hết họ hàng bên Ngoại là người Việt Nam, và điều không chối cãi được là mang quốc tịch Việt Nam.
Ông bà Nội tôi đến Việt Nam cách đây hơn nửa thế kỷ. Theo lời cha tôi kể lại, Ông Nội tôi với chiếc xe đạp cà tàng đàng sau đèo một thúng bánh bò, bánh tiêu, cháo quảy lặn lội hầu hết hang cùng ngỏ hẻm, bất kể ngày đêm, mưa gió. Bà Nội tôi với đôi quang gánh trên vai, lần mò có khi hàng chục cây số, vào những khu xóm nghèo nàn, lao động thu mua từng chiếc vỏ chai, giấy vụn, nồi nhôm bể, sắt thép han rỉ về cân bán cho những vựa ve chai.
Với sự tảo tần, cần mẫn dần dần ông bà tôi trở thành chủ vựa. Theo thời gian, ông bà Nội tôi tuy không giàu bằng Hui Bon Hoa (vua Ve Chai) nhưng cũng thuộc hạng có máu mặt tại Sài Gòn, Chợ Lớn. Cha tôi là con trai duy nhất, nên khi ông bà Nội tôi mãn phần, tất cả gia tài đều do người cai quản.
Là người có đầu óc kinh doanh cũng như hầu hết các người Hoa khác, cha tôi bỏ tất cả tiền bạc đầu tư vào ngành phế liệu. Một mặt ông thành lập tại khu Kỹ Nghệ Biên Hoà một hãng tái chế sắt, từ những phế liệu thành những thanh sắt xây dựng phui 6, 8, 10, 12, 14.v.v... cho đến sắt hình V, L, I, T, U... xử dụng trong những công trình kỹ nghệ.
Một mặt ông thu mua và xuất cảng lông vịt, lông ngỗng sang các nhà máy Châu Âu, Châu Úc để chế biến thành chăn, mền, gối.... dùng những khi thời tiết lạnh giá.
Câu chuyện đời tôi liên quan rất nhiều đến những gối, chăn lông vịt, lông ngỗng nầy....
Khi biến cố Tháng Tư Đen xảy ra tại Miền Nam Việt Nam, tôi đang là một nữ sinh, sống êm đềm trong sự giàu sang, cưng chiều của cha mẹ, chẳng chút bận tâm đến những gì xảy ra chung quanh. Cha mẹ tôi là những doanh nhân thuần túy chẳng dính líu tí gì đến chánh trị.
Trong khi mọi người bồng bế nhau trốn chạy Cộng Sản, gia đình tôi vẫn thản nhiên. Cha tôi nói:
- Mình là người dân, không gây hận thù với ai, chăm chỉ làm ăn, nghĩa vụ thuế má đóng đầy đủ thì không ai làm hại mình.... Mà dễ gì Miền Nam mất chứ.....
Thú thật, đến giờ phút đó, gia đình tôi không ai nghĩ đến điều nầy.
Nhưng chỉ ba ngày sau cái ngày lịch sử ấy. Một tờ giấy do phường đưa tới, mời cha tôi đến họp. Vài giờ sau, trở về nhà với bộ mặt buồn thảm, cha tôi nói:
- Phường vừa cho biết, nhà nước ban hành lệnh tất cả Tư Sản Mại Bản phải tập trung học tập cải tạo tư tưởng, cũng như Quân Nhân và Công Chức chế độ Việt Nam Cộng Hoà. Có nhiều dư luận bi quan lắm, nếu biết tình hình thế nầy, gia đình ta đi quách cho xong....
Cha tôi thở vắn than dài suốt ngày, ông rất lo cho mẹ con tôi trong thời gian ông xa nhà, không biết bao giờ mới trở về. Tiền bạc nằm hết trong nhà băng, không lấy được đồng nào vì nhà nước phong toả, hãng xưởng ngưng làm việc, mà có sản xuất thì mua bán với ai, may mà mẹ tôi có dự trù một số vàng gởi hai bên Nội Ngoại.
Trước ngày đi, ông trao cho mẹ tôi một số địa chỉ bạn bè đã từng liên lạc làm ăn ở các nước trên thế giới. Người bảo với mẹ tôi :
- Đây là bước cuối cùng em ráng giữ cẩn thận, nếu một mai có gì xảy ra, em và con bằng mọi cách liên lạc, tìm đến một trong những địa chỉ nầy......
Cha tôi không nói hết câu, nhưng tôi và mẹ đều ngầm hiểu....
Thế là cha tôi khăn gói lên đường học tập, từ đó tôi không bao giờ gặp lại người cha thân yêu của tôi nữa.
Tất cả hãng xưởng của gia đình tôi đều được nhà nước thay mặt điều hành với sự bằng lòng giao lại của mẹ tôi (không giao cũng không được) để khỏi đi Kinh Tế Mới.
Năm 1978, tôi và mẹ xuất ngoại Bán Chánh Thức (mỗi đầu người đóng cho nhà nước VN từ 10 đến 12 cây vàng) trên một chiếc tàu do Công An hộ tống ra khỏi hải phận Việt Nam, và được một tàu Tây Đức đưa vào đảo Mã Lai. Có thể nói cuộc hành trình tìm tự do của tôi suông sẻ hơn nhiều người.
Mẹ tôi liên lạc nhiều nơi theo địa chỉ mà cha tôi trao lại. Chúng tôi nhận được một số thư phúc đáp, nhưng một địa chỉ ở Úc làm mẹ con tôi quan tâm nhất. Ngày trước cha tôi hay xuất hàng và qua lại nhiều lần với địa chỉ nầy. Vào năm cuối trung học, cha mẹ tôi có ý định cho tôi sang Úc du học, thì biến cố xảy ra. Người bạn Úc đã cùng ông làm ăn sẽ là cha đỡ đầu của tôi trong tương lai là bác John. Bác cũng đã đến Việt Nam giao dịch làm ăn cùng thăm gia đình tôi một vài lần.
Thế là mẹ tôi và tôi đến Úc với sự bảo lãnh của bác John.
Ngoài những giờ ở giảng đường tôi làm thêm công việc phụ trong nhà máy sản xuất mền lông của bác để kiếm thêm tiền đóng học phí
Bác John hơn cha tôi khoảng mười tuổi. Thời gian nầy bác đã nghỉ hưu, công việc nhà máy do Harris, con trai duy nhất của bác điều hành.
Harris là một người cần mẫn trong công việc, anh đến nhà máy trước khi mọi người đến và chỉ rời nhà máy sau khi tất cả công nhân đều ra về. Anh nói năng nhẹ nhàng, vui vẻ, ăn mặc thật giản dị. Có thể bạn sẽ lầm với một công nhân nào đó khi gặp anh nơi phòng máy nếu không có sự giới thiệu. Ngày đầu tiên được bác John đưa đến nhà máy nhận việc, tôi rất ngỡ ngàng khi tiếp xúc với anh, cứ nghĩ mình sẽ gặp một ông chủ nhỏ hách dịch, ăn mặc chải chuốt ra vẻ chủ nhân ông lắm, chứ đâu ngờ.....
Mẹ tôi từ ngày đến Úc cứ đau ốm luôn, buồn bã cho thân phận và nhớ thương cha tôi cũng như ông bà ngoại ngàn trùng xa cách. May là trước đây cha tôi còn một vài hợp đồng với bác John chưa thanh toán nên đời sống chúng tôi không đến nỗi nào. Tôi vẫn có thể an tâm tiếp tục con đường Đại Học.
Qua câu chuyện các công nhân kháo nhau, tôi được biết Harris đã có vợ. Vợ anh là một phụ nữ xinh đẹp, con nhà giàu có, chị không bao giờ xuất hiện nơi anh làm việc. Chị sợ mỗi khi bước chân qua cửa nhà máy phải mang chiếc khẩu trang che mất khuôn mặt phấn son xinh đẹp của chị. Chị sợ cái không khí đầy bụi bặm. Chị thích anh là một chánh khách, một người tiếng tăm trí thức hơn. Nơi chị xuất hiện là những hội hè đình đám của giới thượng lưu, những cửa hiệu áo quần, son phấn đắt tiền, sang trọng. Trong khi Harris bận bịu vì công việc, để giải buồn chị hay một mình du lịch vòng quanh thế giới. Có lẽ sợ mất đi vẻ thon thả của thân hình khêu gợi, nên lấy nhau đã 5 năm mà hai người vẫn chưa có con.
Sau khi tốt nghiệp khoá Computer, tôi trở thành thơ ký thay cho chị Susan phải theo chồng dời nhà sang Tiểu Bang khác. Và lần đầu tiên mà cũng là lần duy nhất tôi gặp vợ anh sau gần hai năm làm việc tại đây.

Tôi còn nhớ, sáng hôm ấy đang ngồi một mình trong văn phòng gõ mấy con chữ vào máy, một người đàn bà xinh đẹp và sang trọng bước vào không gõ cửa. Bà đưa đôi mắt khó chịu nhìn tôi. Tôi đứng dậy:
- Thưa bà, bà cần tìm ai ạ"
Người đàn bà trả lời, giọng hách dịch:
- Tôi cần gặp Harris, ông chủ ở đây!
- Ông chủ đang ở nhà máy, bà có thể ngồi chờ tại đây. Tôi sẽ báo tin ngay.
Tôi vội vàng đến phân xưởng may, Harris hai tay đầy dầu mỡ, anh đang sửa một chỗ trục trặc nhỏ của chiếc máy may mền, sau khi nghe tôi nói có người đàn bà đợi anh nơi văn phòng, anh thản nhiên bảo tôi mở cửa văn phòng riêng của anh cho khách vào và nói đợi anh giây lát.
Khoảng nửa tiếng sau anh mới từ xưởng máy trở về, hai bàn tay chùi rửa qua loa. Tôi chỉ vào phòng anh, anh nói cám ơn, và mở cửa.....
* * *
Tiếng cãi cọ càng lúc càng lớn, mặc dầu cửa đóng kín, nhưng thỉnh thoảng vẫn lọt ra vài âm thanh chát chúa: “chán lắm rồi,... ly dị....” và cuối cùng người đàn bà hằn học bỏ đi sau khi tiếng cửa đóng sầm lại sau lưng.....
Sáng hôm sau tôi đến văn phòng sớm hơn thường lệ, vì có vài hợp đồng phải đánh xong để còn gởi đi cho kịp trong ngày. Sau khi chào bác Tom gác cửa, tôi đi vào phòng làm việc. Thật ngạc nhiên, phòng Giám Đốc đèn vẫn sáng trưng, không lẽ Harris đến sớm thế sao. Hay là đêm qua bác Tom quên tắt đèn. Tôi vội đến bên cửa, định vào tắt đèn. Ô hay, qua cánh cửa khép hờ, Harris đang bất động nửa nằm nửa ngồi tay chân rũ rượi như một xác chết trên chiếc sopha. Dưới đất mấy vỏ chai rượu mạnh lăn lóc, mùi rượu qua cánh cửa bốc lên nồng nặc. Một việc bất thường từ trước đến giờ chưa hề xảy ra.
Không do dự gì cả, tôi mở cửa vào, đưa tay lên mũi của ảnh thử coi ảnh còn thở hay không, giống y như trong phim hình sự. Khi thấy anh vẫn còn thở, tôi vội chạy ra kêu bác Tom vào phụ với tôi để tìm cách cho anh tỉnh rượu. Vì thợ thuyền sắp đến mà ông chủ thế nầy thì coi sao được.
Sau khi đặt anh nằm ngay ngắn, bác Tom lo dọn dẹp căn phòng, còn tôi thì lấy lọ dầu xanh vẫn mang theo phòng hờ xoa hai bên thái dương cho anh. Một chặp anh thở hắt ra một hơi dài, mở mắt nhìn tôi ngơ ngác.
Tôi thuật lại diễn biến sự việc cho anh nghe, anh cám ơn tôi và hỏi tôi sao đến văn phòng sớm thế" Tôi đáp:
- Vì tôi có thói quen dậy sớm như thời gian còn đi học, với lại hôm nay cần đánh máy mấy hợp đồng mới để chốc nữa anh ký cho kịp chuyển đi trong ngày.
Lần đầu tiên ánh mắt anh nhìn tôi có vẻ chăm chú hơn thường nhật.....
Sau lần say sưa đó, có lẽ tâm trí anh bình tĩnh lại, mặc dầu ánh mắt vẫn còn buồn bã, anh càng làm việc hăng say hơn, thời gian anh ở nhà máy nhiều hơn ở nhà. Có hôm sau khi giao việc cho tôi xong, anh mời tôi nán lại, hỏi thăm gia cảnh. Vì trước kia anh có theo bác John đến Việt Nam, anh biết gia đình tôi rất rõ. Anh ngỏ lời chia buồn về cái chết của cha tôi cũng như chia buồn với tôi về cuộc sống vàng son trong quá khứ. Anh cũng không quên hỏi thăm sức khoẻ mẹ tôi.
Dần dần chúng tôi thân nhau hơn, mặc dầu ít nói, nhưng qua câu chuyện, tôi biết anh và vợ rất trái nghịch nhau. Vợ anh là con gái nhà giàu, chị thích anh hành nghề luật sư, (anh đã tốt nghiệp hai, ba bằng đại học) để trong tương lai sẽ tranh những chức vụ trong chánh phủ, trở thành những chánh khách nổi danh. Nhưng anh lại thích nối nghiệp cha anh, một người Hy Lạp di dân với hai bàn tay trắng tạo nên nhà máy đầu tiên rất thô sơ mà ngày nay trở thành một xí nghiệp lớn có hạng trên nước Úc. Vả lại anh là con trai duy nhất, không lẽ bán nhà máy cho người xa lạ vào làm chủ. Cái hoài bão của cha anh làø con trai sẽ kế thừa để sự nghiệp giòng họ được trường tồn.
Và anh cũng biết không thể nào giữ người vợ thích danh vọng bên anh được bao lâu nữa. Tôi chỉ biết chia buồn cùng anh.
Với vai trò thơ ký, tôi có nhiều thời gian gần gũi anh hơn. Ở Đông Nam Á, nơi tiêu thụ nhiều vịt nhất thế giới, gia đình anh có một nhà máy thu mua và giặt rửa lông vịt tại Thái Lan, thỉnh thoảng tôi và anh phải qua đó để theo dõi hoạt động, có lúc cùng anh gặp gỡ đối tác hoặc khách hàng, có khi ra nước ngoài dự những cuộc họp về ngành nghề, tôi soạn cho anh những bản phúc trình hay những vấn đề, chi tiết cần đề cập trong các buổi hội thảo. Có thể nói tôi là cánh tay mặt, là quyển sổ tay của anh, tất cả những gì anh cần tôi đều biết và chuẩn bị sẵn sàng.
Cuối năm đó, vào dịp Giáng Sinh, Harris tổ chức một buổi lễ lớn, có cả khiêu vũ cho anh chị em công nhân vui chơi thoả thích. Gần nửa đêm, trong khi ai nấy quây quần ăn uống, nhảy nhót, chúc mừng nhau. Tôi lặng lẽ chuồn ra một chỗ vắng, buồn bã nhớ đến những ngày hạnh phúc trong bầu không khí Giáng Sinh năm nào bên cạnh cây Noel đầy quà lấp lánh với cha mẹ, ông bà, bè bạn lúc còn ở Việt Nam....
Đang thả hồn về dĩ vãng xa xôi, bỗng ai đó khoác nhẹ chiếc áo ấm trên vai tôi. Giật nẩy mình, ngước lên, bắt gặp khuôn mặt tươi cười của anh:
- Làm gì mà trốn ra đây thơ thẩn một mình vậy cô bé" Sao không vào khiêu vũ với các bạn. Giáng Sinh không được buồn đâu nhé! Hãy vào đây giúp anh việc nầy với.....
Tôi ngoan ngoãn theo anh trở vào phòng khiêu vũ. Kéo tôi đến trước Micro, Harris xin một phút dừng tiếng nhạc. Mọi người đều ngưng khiêu vũ hồi hộp theo dõi anh:
- Tôi xin long trọng báo tin với tất cả, hôm nay tôi và Lynn quyết định đính hôn với nhau, xin các bạn chúc mừng cho chúng tôi.
Tôi còn đang trố mắt ngạc nhiên thì Harris đã lấy từ túi ra một chiếc nhẫn kim cương, nâng bàn tay trái tôi lên, lồng vào ngón áp út. Trong khi tiếng vỗ tay vang lên từng chập...
Tâm trạng cô bé lọ lem khi được làm hoàng hậu không biết có giống tôi lúc nầy không, chứ tôi thì như lạc bước trong mơ, chung quanh tôi mọi vật trở nên chập chờn hư ảo.....
Tiếng chuông nửa đêm báo hiệu Chúa ra đời vang dội thinh không, khiến tôi bàng hoàng chợt tỉnh. Harris mỉm cười âu yếm, siết chặt tôi trong vòng tay và chúng tôi quay cuồng theo tiếng nhạc...
* * *
Con trai tôi ra đời một năm sau đó. Đôi khi thấy tôi ngồi lẩm nhẩm, anh hỏi tôi có việc gì. Tôi cười:
- Em tính xem con trai mình có bao nhiêu phần trăm Việt Nam trong huyết quản.
Harris cười nói:
- Tính làm gì cho mệt. Máu nào chẳng chảy về tim. Mai mốt lớn lên cho nó lấy vợ Việt Nam là cháu nội mình chắc chắn hơn 50% Việt Nam rồi, mà coi chừng có thể 100% không chừng, vì ông nó đã chịu thua Việt Nam lâu rồi...
Bây giờ thì tôi và Harris đã là ông bà nội, con trai chúng tôi đã trưởng thành, đang điều hành nhà máy tại Thái Lan. Chúng tôi vừa mới ăn mừng đầy tháng thằng cháu đích tôn mang trong người giòng máu mẹ Thái Lan.
Trong khi tôi nựng nịu thằng bé. Harris nhìn tôi cười hóm hỉnh:
- Anh đố em tính được, cháu nội chúng ta có bao nhiêu phần trăm Việt Nam trong người.
Tôi nhìn anh, nguýt một cái thật dài...

Mỹ Linh

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.