Hôm nay,  

Hồ Sơ Bảo Lãnh Vẫn Còn Sống Dù Người Bảo Trợ Đã Qua Đời

09/08/200200:00:00(Xem: 6103)
LTS. Ông Nguyễn Nam Lộc hiện là giám đốc Văn Phòng Di Trú và Tỵ Nạn, cơ quan Bác Ái Công Giáo, tổng giáo phận Los Angeles. Đồng thời cũng là cố vấn luật di trú được Hội Đồng Kháng Cáo Di Trú, Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ (Board of Immigration Appeals - U.S./D.O.J.) chuẩn thuận, để đại diện thân chủ trước Sở Di Trú cũng như trước Tòa Án Di Trú.
Theo nguyên tắc của sở di trú, thì một khi mà người bảo trợ (the petitioner) của mẫu đơn I-130 qua đời, thì hồ sơ bảo lãnh cũng sẽ tự động "chết" theo. Ngoại trừ hai trường hợp dưới đây:
· Trường hợp Thứ Nhất, dành cho những người góa vợ hoặc quả phụ của Công Dân Mỹ.
Có một số trường hợp, những người góa vợ hoặc quả phụ (widow/widowers), vẫn có thể xin điều chỉnh tình trạng di trú để trở thành Thường Trú Nhân, dù người phối ngẫu đang bảo lãnh họ đã qua đời, nếu hội đủ những điều kiện đòi hỏi sau đây:
1. Đã lập gia đình hợp pháp với một công dân Mỹ.
2. Người phối ngẫu bảo trợ đã có quốc tịch Hoa Kỳ trước khi qua đời (không nhất thiết phải trong suốt thời gian hôn phối).
3. Đã kết hôn tối thiểu là 2 năm, trước khi người phối ngẫu bảo trợ qua đời.
4. Không ở trong tình trạng chia ly chính thức (legally separated), vào thời điểm người phối ngẫu bảo trợ qua đời.
5. Đương đơn phải nộp đơn xin tự bảo trợ mẫu I-360, trong vòng 2 năm kể từ ngày người phối ngẫu bảo trợ qua đời.
6. Đương đơn không ở trong tình trạng bị "cấm nhập cảnh" (inadmissible).
Ngoài ra đương đơn cũng không được tái giá (remarried) trước ngày xin chiếu khán di dân theo điều khoản này. Dựa vào bộ luật di trú hiện hành, những người ở trong trường hợp vừa kể sẽ được liệt vào thành phần "liên hệ trực thuộc" (immediate relatives), do đó chiếu khán nhập cảnh luôn luôn có hiệu lực và sẽ không bị hạn chế bởi thứ tự ưu tiên (preference categories).
Muốn được thụ hưởng quyền lợi này, thì điều kiện đầu tiên đòi hỏi là đương sự phải điền vào đơn xin tự bảo trợ, mẫu I-360 có tên là "Petition for Amerasian, Widow(er), or Special Immigrant". Lệ phí hiện tại là $130.00 dollars. Những chi tiết điền đơn đòi hỏi cũng không rắc rối lắm, chúng tôi xin hướng dẫn một cách tổng quát như sau: Đương đơn hãy bỏ qua Part 1, nhưng check vào Box (b) của Part 2, và điền lý lịch căn bản của mình vào Part 3.
Nếu đương đơn đã nhập cảnh Hoa Kỳ theo diện "phi di dân" (nonimmigrant), thí dụ như du lịch, du học v..v.., thì cũng vẫn có thể nộp đơn tự bảo trợ mẫu I-360, dù đang sống quá hạn di trú hoặc đang làm việc mà không có giấy phép ở Hoa Kỳ. Thêm vào đó nữa là nếu đương sự nộp đơn I-360 cho sở di trú trước ngày 30, tháng 4, 2001 thì xem như đã đủ điều kiện để được điều chỉnh tình trạng di trú ngay tại Hoa Kỳ theo điều khoản 245(i). Tuy nhiên, dù ở trong trường hợp nào thì đương đơn cũng đều phải ghi tên cùng địa chỉ của lãnh sứ quán Hoa Kỳ tại quốc gia nơi mình sinh sống trước khi đến Mỹ vào Part 4, để đề phòng trường hợp bị phỏng vấn ở nước ngoài. Bỏ qua Part 5 & 6. Cung cấp thêm dữ kiện lý lịch khác vào Part 7. Và nhớ liệt kê danh sách những người con độc thân, dưới 21 tuổi vào Part 8, để họ có thể được đi theo cùng với đương đơn.
Sau đây là những chứng từ đòi hỏi phải đính kèm với mẫu I-360:
- Chứng từ công dân Mỹ của người phối ngẫu bảo trợ đã quá cố (khai sanh nếu đẻ ở Hoa Kỳ hoặc chứng chỉ nhập tịch)
- Giấy khai tử của người phối ngẫu bảo trợ đã quá cố.
- Hôn thú
- Giấy ly dị, nếu có những cuộc hôn nhân trước đó.
- Và khai sanh của các con độc thân, dưới 21.
Đương đơn thuộc diện góa vợ hoặc quả phụ (widow/widowers) không bị đòi hỏi phải cung cấp chứng chỉ cam kết trợ giúp (affidavit of support), hay thường được gọi là giấy bảo trợ tài chánh, mẫu I-864, khi xin tự bảo trợ, hoặc điều chỉnh tình trạng di trú.
Nếu đương đơn đang sống ở Hoa Kỳ, và hội đủ điều kiện của điều khỏan 245(i), thì đương sự có thể nộp đơn xin tự bảo trợ I-360, cùng một lúc với đơn xin điều chỉnh tình trạng di trú, mẫu I-485 tại trụ sở cơ quan di trú địa phương. Nhưng nếu đương đơn chưa hội đủ điều kiện để điều chỉnh tình trạng di trú, thì phải gởi mẫu I-360 về trung tâm dịch vụ di trú vùng (INS services center) tùy theo tiểu bang nơi mình cư ngụ. Còn nếu đương đơn sống ngoài nước Mỹ, thì phải nộp mẫu I-360 tại lãnh sứ quán Hoa Kỳ ở quốc gia nơi mình đang sinh sống.
· Trường hợp Thứ Hai, dành cho các đơn bảo lãnh I-130 khác, đã được Sở Di Trú chấp thuận.
Mặc dù quy tắc của sở di trú Hoa Kỳ minh định rằng các đơn bảo lãnh I-130 sẽ tự động chấm dứt ngay sau khi người bảo trợ qua đời. Tuy nhiên cùng một lúc, thì luật di trú cũng đưa ra một điều khoản ngoại lệ, cho phép người được bảo trợ (the beneficiary) có thể xin "hồi phục" (reinstate) đơn xin bảo lãnh I-130 đã được chấp thuận, nếu chứng minh được rằng, việc hủy bỏ hồ sơ đang bảo lãnh là một quyết định không thích đáng (inappropriate), dựa trên khía cạnh nhân đạo (humanitarian factors).
Thủ tục này bắt đầu bằng việc, người được bảo trợ phải viết một lá thư yêu cầu, đồng thời tùy theo trường hợp, đính kèm những chứng từ cần thiết bao gồm các văn kiện như sau:

- Một đơn tự khai, mà người được bảo trợ phải trình bầy lý do cùng chi tiết của những khía cạnh nhân đạo để xin hồi phục hồ sơ bảo lãnh.
- Giấy chấp thuận của đơn xin bảo trợ, mẫu I-797 (Notice of Approval)
- Chứng từ về thời gian đã sống trên đất Mỹ.
- Chứng từ liên hệ với các thân nhân khác đang có mặt tại Hoa Kỳ cùng tình trạng di trú của họ.
- Chứng từ về tình trạng sức khỏe của đương đơn cùng thân nhân đi kèm.
- Tình trạng đời sống kinh tế và chính trị tại quê hương của đương đơn.
- Chi tiết về mối liên hệ với cư dân địa phương nơi đương đơn đang cư trú, cùng sự tham gia vào các công tác xã hội hoặc sinh hoạt cộng đồng.
- Lời khai của những thân hữu, quý vị lãnh đạo tinh thần, chủ hãng, hoặc các nhân chứng khác đề cao tư cách đạo đức cùng sự lợi ích của đương đơn đối với cộng đồng.
- Các chứng minh khác liên quan đến những lý do nhân đạo.
Tờ tự khai của người được bảo trợ nên đề cập và tập trung vào những khía cạnh chính sau đây: (1) thời gian sống ở Mỹ; (2) mối liên hệ với người bảo trợ; (3) những khó khăn về kinh tế hoặc trở ngại cùng cực khác (hardships) mà đương đơn sẽ phải đương đầu nếu trở lại sống trên quê hương của họ; (4) có những thân nhân nào đang cư ngụ ở Hoa Kỳ và còn ai đang sống nơi quê nhà; (5) sự hòa nhập vào xã hội Mỹ, kể cả các mối liên hệ với cộng đồng địa phương; (6) tình trạng sức khỏe của đương đơn cùng thân nhân đi kèm; (7) tuổi tác của đương đơn; (8) khả năng Anh ngữ; (9) bằng chứng về tư cách đạo đức và (10) không vi phạm luật di trú. (Những lý do vừa đề nghị ở trên chỉ có tính cách hướng dẫn tổng quát, tùy theo từng trường hợp, đương đơn nên sưu tầm thêm những dữ kiện khác, hầu nhấn mạnh vào khía cạnh nhân đạo, hoặc cung cấp cho các cơ quan trợ giúp pháp lý chuyên về luật di trú để hoàn tất tờ tự khai cho hợp tình, hợp cảnh).
Bước kế tiếp là nộp đơn xin hồi phục mẫu I-130 (reinstate the I-130) tại địa chỉ sở di trú nơi đang quản lý hồ sơ bảo lãnh của mình. Thường là tại trung tâm dịch vụ di trú vùng (INS services center). Trong trường hợp người được bảo lãnh đang tiến hành thủ tục điều chỉnh tình trạng di trú, thì hồ sơ sẽ nằm tại sở di trú địa phương (INS district office). Còn nếu ứng đơn sống ngoài Hoa Kỳ thì phải thông báo đến lãnh sứ quán Hoa Kỳ (U.S. consulate) ở quốc gia nơi mình đang sinh sống hoặc tại Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (National Visa Center). Nhớ nói rằng quý vị đang có ý định nộp đơn xin hồi phục cũng như đang tiến hành thủ tục này (trước khi họ đóng hồ sơ và gởi trả về kho dự trữ tài liệu quốc gia).
· Điều kiện đòi hỏi mẫu "Bảo Trợ Tài Chánh" (Affidavit of Support).
Như đã trình bầy ở trên, nếu trường hợp thứ nhất tức là diện góa vợ hoặc quả phụ (widow/widowers) không bị đòi hỏi phải cung cấp giấy bảo trợ tài chánh (affidavit of support), mẫu I-864, thì ngược lại các đơn xin bảo lãnh nằm trường hợp thứ hai vẫn phải thỏa mãn điều kiện này. Tuy nhiên một trong những điều khoản cải tổ quan trọng của đạo luật di trú năm 1996 liên hệ đến trách nhiệm của người bảo trợ, đã làm cho sự việc vừa kể trở nên mâu thuẫn, phức tạp và đưa đến bế tắc. Đó là việc đòi hỏi tất cả những người bảo trợ (the petitioners) của mẫu đơn I-130, đồng thời cũng phải điền và ký vào mẫu bảo trợ tài chánh, I-864. Vì thế cho nên trong trường hợp người bảo trợ qua đời, thì dù người được bảo trợ (the beneficiary) xin hồi phục đơn bảo lãnh I-130 và dù sở di trú chấp thuận dựa trên những khía cạnh nhân đạo. Thế nhưng họ vẫn không được phép "miễn trừ"(waive) việc nộp mẫu bảo trợ tài chánh, ngay cả trong trường hợp có một thân nhân khác sẵn sàng đứng ra nhận trách nhiệm thay thế. Chính vì lẽ đó mà rất nhiều hồ sơ bảo lãnh đã tự động "chết" theo người bảo trợ. Tạo cảnh dở khóc, dở cười cho biết bao di dân "hụt".
Tuy nhiên, vào đầu năm nay, tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush đã ký ban hành đạo luật di trú HR. 1892, có tên là "Family Sponsor Immigration Act of 2001" (Đạo Luật Di Trú Bảo Trợ Gia Đình 2001), công luật số PL. 107-150, cho phép người di dân tương lai có thể yêu cầu một thân nhân khác trong gia đình đứng ra ký giấy bảo trợ tài chánh I-864, thay cho người bảo trợ chính, trong trường hợp họ đã qua đời. Luật mới cũng đã minh định rõ những thành phần được phép hành sử như một người bảo trợ thay thế, dựa trên mối liên hệ sau đây đối với người được bảo trợ: Vợ chồng, cha mẹ, ông bà nhạc, con cái trên 18 tuổi, anh chị em ruột, con cái và anh chị em dâu rể, kể cả ông bà, cùng các cháu nội ngoại.
Đạo luật di trú mới này có tính cách hồi tố, và có giá trị cho tất cả các hồ sơ dù đã nộp trước đây, hiện tại hay trong tương lai. Vì thế nó được xem như là một liều thuốc hồi sinh, làm sống lại những những hồ sơ bảo lãnh tưởng đã chết theo người bảo trợ, đồng thời đem niềm hy vọng mới đến những người di dân, hầu như đã không còn cơ hội nhập cảnh Hoa Kỳ.
Nếu quý vị độc giả cần thêm chi tiết hoặc văn bản của công luật PL.107-150, xin liên lạc với chúng tôi ở số (213) 251-3460.
Nam Lộc

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.