Hôm nay,  

Phỏng Vấn Linh Mục Phan Văn Lợi Từ Huế

27/05/200200:00:00(Xem: 4193)
Cách đây 1 năm, cộng sản VN đã ra lệnh cho hơn 600 công an trang bị vũ khí tận răng, bất thần đột nhập vào giáo xứ An Truyền bắt Lm Nguyễn Văn Lý và dẫn đi mất tích. Sau đó, vào ngày 19/10/2001, trong một phiên xử kín đầy phi lý, CS đã kết án ngài 15 năm tù ở và 5 năm quản chế. Để qúy độc giả phần nào hiểu được cuộc sống của Lm Nguyễn Văn Lý trong thời gian qua, sau đây, chúng tôi trân trọng giới thiệu một số đoạn chính yếu trong bài phỏng vấn Lm Phan Văn Lợi (Lm PVL) do anh Nguyễn Hoàng Thanh Tâm (NHTT) thuộc Mạng Lưới Tuổi Trẻ Việt Nam Lên Đường thực hiện vào trưa 17/5/02, nhân dịp kỷ niệm 1 năm ngày cha Lý bị CS bắt.

*
- NHTT: Thưa cha hôm nay là ngày 17/5/2002. Cách đây đúng 1 năm vào ngày giờ này, cha Lý đã bị hơn 600 công an bao vây nhà thờ An Truyền và bắt ngài đem đi. Hôm nay, nhân một năm sự kiện đó, xin cha có vài lời chia xẻ tâm tình của cha đối với Lm Nguyễn Văn Lý, với anh chị em trẻ và đồng bào tại hải ngoại.

- Lm PVL: Vâng, tôi có những tâm tình trước hết là đối với cha Lý, và sau đó là đối với đồng bào hải ngoại. Đối với cha Lý thì tôi mới vừa công bố một tâm thư viết ngày 15/5 trong đó tôi nói đến cuộc ra đi của cha Lý. Cuộc ra đi, tiếng nói của cha Lý vang khắp hoàn vũ, rồi sự ra đi của thân mẫu cha Lý chỉ sau 1 ngày (18/5/2001). Cũng như nhiều sự ra đi khác, tích cực có, tiêu cực co. Tôi muốn bày tỏ tình cảm của một người bạn đối với cha Lý. Quý vị đọc được bức tâm thư đó thì chắc cũng thấy rõ. Tôi cho tới bây giờ thì vẫn luôn luôn cố gắng để tiếp nối công việc mà cha Lý đã bắt đầu, cùng với cha Nguyễn Hữu Giải và với giáo dân An Truyền - Nguyệt Biều. Tôi vẫn luôn luôn hy vọng cầu chúc cho cha Lý được an lành sức khỏe nhất là về phần tinh thần. Nhất là cho tới bây giờ những tin tức do thân nhân cung cấp vẫn cho thấy cha Lý luôn luôn được yên vững. Tinh thần rất là anh dũng ngay trong cái vòng tay của Cộng Sản, ở giữa lòng trại giam. Điều đó làm cho chúng tôi rất là phấn khởi, an ủi.

Tâm tình đối với đồng bào hải ngoại, thì mấy ngày nay qua email, qua điện thoại, tôi được biết đồng bào hải ngoại vẫn hướng về cha Lý và qua đó hướng về thân mẫu của ngài. Chúng tôi được biết rằng nhiều nơi đã cầu nguyện cho cha Lý và cho bà Maria, là thân mẫu của ngài nữa. Nhất là trong năm qua tình trạng của đồng bào đối với cha Lý vẫn luôn bày tỏ một cách mãnh liệt qua rất nhiều sự kiện, qua rất nhiều tiếng nói, nhiều cuộc vận động. Chúng tôi hiểu được rằng cha Lý vẫn luôn luôn ở giữa trái tim của đồng bào hải ngoại. Và chính nghĩa của cha Lý vẫn được tất cả mọi người, đồng bào khắp nơi, đặc biệt là các bạn trẻ trong Mạng Lưới hết tình ủng hộ, qua những gì mà các bạn đã làm, qua những gì mà đồng bào đã làm, qua những cuộc vận động đối với người nước ngoài nữa. Mà sáng tỏ nhất là cuộc vận động cho cha Lý và thầy Thích Quảng Độ được giải Nobel Hòa Bình 2002.

Nhân 1 năm cha Lý bị tù, cha Nguyễn Hữu Giải và tôi xin được đại diện cha Lý hết lòng cám ơn những tâm tình của đồng bào dành cho cha Lý cũng như cho chúng tôi. Và sự ủng hộ mạnh mẽ vẫn còn tiếp diễn của tất cả đồng bào, đặc biệt của các bạn trẻ. Tôi xin hết lòng cám ơn và điều đó làm cho chúng tôi rất phấn khởi và kiên trì tiếp tục con đường mà cha Lý đã đi. Làm cho tiếng nói của cha Lý vẫn tiếp tục vang vọng cho tới ngày tiếng nói đó thành hiện thực trên đất nước VN.

- NHTT: Thưa cha trong thời gian này, nhân 1 năm Linh mục Nguyễn Văn Lý bị CS bắt đi, đồng bào tại hải ngoại và các anh chị em trẻ rất nôn nóng muốn biết tình hình hiện nay của cha Lý như thế nào. Được biết trong thời gian qua thân nhân của ngài cũng đã đi thăm nuôi cha Lý được đôi ba lần, xin cha có chi tiết nào mới có thể chia xẻ cùng với đồng bào và các bạn trẻ, thưa cha"

- Lm PVL: Qua ba lần thăm của gia đình cha Lý đến gặp ngài tại trại tù Ba Sao thì đã có những bản tin tung lên trên mạng. Tôi xin được tóm tắt hoặc nhắc lại như thế này. Cha Lý vẫn trong tình trạng, về thể xác thì mạnh khỏe, không đau ốm, mà hồng hào. Về tinh thần thì vẫn luôn luôn kiên cường. Không bao giờ tự nhận mình là phạm nhân cả. Ở trong tù của Cộng Sản, luôn luôn ngài tỏ ra rất khí khái. Những giấy tờ gì hay những cách xưng hô gì, hay những biểu hiện gì cho thấy mình là phạm nhân thì cha Lý luôn luôn bác bỏ.

Một ví dụ, cha Lý không mặc đồ tù. Một ví dụ thứ hai trong những giấy biên nhận gửi đồ và nhận đồ thăm nuôi, cha Lý bao giờ cũng xóa tên cái chữ phạm nhân mà đề "Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Quản xứ An Truyền". Có một chuyện vui vui nữa là cha Lý đã không lấy cái mền của trại để đắp trên người mà chỉ nằm lót mà thôi. Đó là về phương diện tinh thần của cha Lý luôn luôn khẳng khái, can đảm.

Nhưng mà dù vậy, chúng tôi ở đây vẫn lo. Vì cha Lý lúc này vẫn bị biệt giam, giam một mình. Có một thiếu tá và một đại úy công an theo dõi. Luôn luôn ngài không được gặp các bạn tù khác, không được sống chung với các bạn tù khác. Ngài cũng đã từng đề xuất trong trại là hãy để cho ngài đi lao động. Lao động tuy rằng gian khổ nhưng mà vẫn có một cái gì đó nó thoải mái hơn là tù túng. Được thở khí trời thì vẫn tốt hơn là gò bó trong bốn bức tường. Nhưng mà tới bây giờ thì trưởng trại vẫn chưa cho ngài đi lao động như vậy.

Với tình trạng cách ly như thế về lâu về dài sẽ gây nhiều tai hại. Chúng tôi đã nhờ thân nhân nói lại với cha Lý là phải đấu tranh để có thể giam chung cùng với các bạn tù

khác, chịu chung một chế độ như họ vậy và đi lao động để có thể thở hít khí trời trong lành hơn và như vậy thì tinh thần và thể xác còn chịu đựng lâu dài trong những ngày tù ở Ba Sao.

- NHTT: Thưa cha sau ba lần như vậy cha Lý có chuyển ra bên ngoài những tâm tình, hay những lời chia xẻ nào không, thưa cha"

- Lm PVL: Sau những lần như vậy, trước hết, cha Lý bao giờ cũng biết được ở hải ngoại cũng như quốc nội, đồng bào có hướng về mình. Đôi lúc có những cán bộ vẫn tiết lộ cho ngài biết những gì mà thế giới đang làm cho cha Lý. Hoặc là ngài biết qua các nguồn tin nào đó. Cha Lý luôn luôn nhắn lời cám ơn. Trước hết là cám ơn thân nhân bằng hữu ở trong nước. Cám ơn những người ân nhân ở hải ngoại, cám ơn những phong trào, những tổ chức quần chúng VN và quốc tế đang ủng hộ và vận động cho ngài nữa.

Cha Lý có một tâm tình rất đặc biệt, bao giờ cũng nghĩ tới người khác. Ngay khi ngài chưa bị bắt vô tù, ngài luôn luôn quan tâm đến mọi người khác. Ở trong nhà tù cũng vậy. Những lời nói đầu tiên của ngài bao giờ cũng hỏi thăm, bao giờ cũng hỏi han về những người ngài đã quen biết ở trong nước cũng như ở hải ngoại. Sau khi hỏi han thì mới nói một vài chi tiết về bản thân của mình. Cho nên chúng tôi rất vui mừng là cha Lý cũng biết được phần nào những tin tức tại hải ngoại. Đặc biệt là tin tức mới đây, trong lần thăm nuôi thứ ba, gia đình cho ngài biết ngài đã được đề cử giải Nobel Hòa Bình. Cha Lý rất cảm động.

- NHTT: Thưa cha, sau một vài năm đấu tranh và khởi đi từ tháng 11 năm 2000 cho đến tháng 5 năm 2001, chỉ trong vòng 6 tháng, cha Lý đã tung ra bên ngoài 1 bản Tuyên Ngôn, 2 Lời Chứng, 9 lời kêu gọi và 19 biên bản cũng như vô số các điện thư và các cuộc phỏng vấn khác. Là người ở bên cạnh cha Nguyễn Văn Lý trong khoảng thời gian đó, cha nghĩ tầm ảnh hưởng của những bản tuyên ngôn, những lời tuyên bố này như thế nào"

- Lm PVL: Tôi nghĩ rằng tất cả những gì mà cha Lý đã viết ra, có sự cộng tác của chúng tôi một phần nào, tất cả cái đó đều toát lên một tinh thần, một đường hướng đấu tranh toàn diện triệt để, dứt khoát. Để một là đòi lại tự do tôn giáo. Hai là đòi lại các quyền dân chủ, dân quyền. Những đòi hỏi của cha Lý đó cho quyền con người và quyền làm con Chúa đó, đáp ứng lại mọi khát vọng của mọi người VN ở trong nước cũng như ngoài nước. Cũng như là khát vọng của những ai yêu chuộng lẽ phải nhân quyền. Cho nên tôi nghĩ rằng tiếng nói của cha Lý đã thật sự đi vào tâm can của tất cả mọi người. Người Việt cũng như là những người ngoại quốc. Bằng chứng là sự ủng hộ mà chúng tôi thấy ngày càng mạnh mẽ ở quốc nội cũng như là hải ngoại. Ở nơi đồng bào người Việt cũng như các giới quốc tế, các cơ quan nhân quyền, cụ thể có thể kể ra đây là sự ủng hộ của các dân biểu ở Hoa Kỳ, ở Âu Châu, ở Úc Châu. Sự đề cử giải Nobel Hòa Bình cho cha Lý và thầy Quảng Độ. Sự công nhận của Văn Bút Quốc Tế và hàng trăm hàng ngàn tổ chức khác của ngoại quốc cũng như của người Việt Nam. Sự ủng hộ đó, chúng tôi thấy càng ngày càng nhiều, chứng tỏ rằng cuộc đấu tranh của cha Lý là hoàn toàn đúng đắn, rất là chính nghĩa và hợp với lòng người Việt Nam. Cũng như hợp với chiều hướng dân chủ dân quyền của thế giới hôm nay.

Chúng tôi thấy như vậy cho nên nghĩ rằng chúng tôi đang đi trên con đường đúng đắn. Và một việc chúng tôi muốn nói rõ ra đây là cuộc đấu tranh của cha Lý mang tính dứt khoát, toàn diện và triệt để. Có thể nói là rất mạnh mẽ và bao gồm mọi phương diện cho quyền làm con người ở tại Việt Nam.

- NHTT: Bây giờ chúng con xin quay qua tình hình của các giáo dân. Sau vài năm lưu lại giáo xứ Nguyệt Biều và vài tháng tại giáo xứ An Truyền thì cha Lý bị bắt đi. Tình hình hiện nay của các giáo dân tại hai giáo xứ này như thế nào thưa cha"

- Lm PVL: Vâng, trước hết về cuộc sống của giáo dân Nguyệt Biều và An Truyền. Cho tới bây giờ giáo dân Nguyệt Biều kể từ ngày cha Lý đi ra khỏi xứ, cho đến hôm nay thì họ cũng có bị những khó khăn trong cuộc sống nhưng so với An Truyền thì ít hơn. Ở Nguyệt Biều thì cũng có những cuộc đấu tranh của giáo dân khi cha Lý còn ở, cũng như sau đó. Nhất là trong giai đoạn làm cái đường mương đi qua nhà thờ Nguyệt Biều đã nổi lên những khuôn mặt rất đáng để ý, trẻ có, già có. Nhất là khuôn mặt của hai anh là Hoàng Tấn Dũng và Võ Văn Bi.

Nhưng mà, kể từ ngày cha Lý về An Truyền rồi từ ngày ngài bị tù cho đến hôm nay, giáo dân An Truyền gặp nhiều trở ngại hơn trong cuộc sống. Qua các bản tin trên mạng Internet, nhất là bản tin gần đây nhất ngày 30/4, quý vị cũng thấy rằng giáo dân An Truyền càng lúc càng bị nhà nước CS làm khó dễ. Nhưng mà càng ngày, cuộc đấu tranh của họ càng quyết liệt hơn, nhiều sáng kiến hơn, đoàn kết hơn và mưu trí hơn.

Cái sự kiện mà họ đã dăng lên được ba tấm biển đề những câu như ý họ, những câu lấy từ kinh thánh thì theo như tôi nghĩ là không biết ở tại VN này đã có nơi nào dám làm như vậy chưa" Nhưng mà An Truyền họ đã làm. Cho nên xét về phương diện đấu tranh tinh thần người dân An Truyền chịu cực khổ nhiều hơn, nhưng mà cũng kiên cường hơn. Và trong cuộc sống, đời sống kinh tế của họ cũng bị gây khó khăn rất nhiều, cũng bị cản trở rất nhiều. Nhưng mà nói chung tinh thần của Nguyệt Biều và nhất là An Truyền vẫn đứng vững.

Chúng tôi rất ngạc nhiên là không hiểu sao cha Lý chỉ ở An Truyền có 100 ngày thôi mà ngài đã có thể ảnh hưởng đến toàn bộ 700 giáo dân như vậy. Và cho tới bây giờ họ vẫn là những tấm gương có những sáng kiến làm cho chính cha Giải và tôi là những người bạn cha Lý vẫn luôn luôn cảm thấy sửng sốt và thán phục nữa.

- NHTT: Thưa cha còn sự an nguy của cha và cha Giải như thế nào"

- Lm PVL: Cha Giải bây giờ ngài vẫn cai quản giáo xứ Lương Văn. Ngày vẫn bình an, chưa bị làm khó dễ nhưng vẫn bị theo dõi. Vẫn bị theo dõi sát nút. Và cũng có một cái lạ nữa, là cũng bị công an tới gặp. Đây là công an tôn giáo tới gặp để hỏi ý kiến và dò tình hình. Chúng tôi thường nói với nhau rằng ở Huế này mà người ta muốn biết tiếng nói thẳng thắng trung thực của giới giáo sĩ của giới Công Giáo thì tốt nhất là gặp cha Giải. Và chính công an họ cũng làm như vậy. Cha Giải rất thường được gặp những ông đứng đầu, phụ trách tôn giáo tại tỉnh. Và cha Giải luôn luôn coi đó như cơ hội để trình bày đường hướng đấu tranh của cha Lý cũng như của chúng tôi. Đường hướng của Giáo Hội Việt Nam. Đó là về phần cha Giải.

Còn về phần tôi, cho tới hôm nay vẫn bị giam quản chế tại gia 24/24. Luôn luôn là có từ 2 cho đến 10 công an nằm phục ở các nhà xung quanh để ngăn chận không cho tôi đi đâu cả, để khủng bố những người khách của tôi. Nhưng mà cũng nhờ ơn Chúa, nhờ sự cầu nguyện của mọi người tuy rằng tôi không đi ra khỏi sân nhà nhưng mà tôi vẫn còn liên lạc được với thế giới ở bên ngoài. Như cuộc nói chuyện với anh đây là một bằng chứng cụ thể. Nhờ ơn Chúa mà tôi vẫn thấy mình được yên vững và vẫn cương quyết để tiếp tục con đường đấu tranh. Sẵn sàng chấp nhận tất cả mọi sự để đưa đại cuộc đến cuối cùng theo cái đường hướng mà cha Lý đã vạch ra. Như quý vị thấy trong kháng thư tôi viết ngày 15/5 gửi cho Thủ Tướng, Chủ Tịch Nước cũng như là Chủ Tịch Quốc Hội nước CHXHCNVN.

- NHTT: Thưa cha, trong tâm tình đó chúng con, và các anh chị em trong Mạng Lưới Tuổi Trẻ Việt Nam Lên Đường và chúng con nghĩ là với rất nhiều đồng bào và các bạn trẻ khắp nơi trên thế giới. Xin gửi về cha, gửi về Lm Nguyễn Hữu Giải cũng như gửi về Lm Nguyễn Văn Lý những lời chân tình nhất. Cầu mong sức khỏe luôn có nơi quý cha và tràn đầy tinh thần nghị lực để tiếp tục trên con đường đấu tranh trong những ngày tháng sắp tới.

- Lm PVL: Vâng, tôi xin cảm ơn anh, cảm ơn các bạn trong Mạng Lưới Tuổi Trẻ Việt Nam Lên Đường. Nhân đây thì tôi cũng xin được có lời biểu dương quý anh chị đang điều hành Mạng Lưới. Cách đây một vài tuần thì tôi có đọc một mẩu tin là Mạng Lưới Tuổi Trẻ Việt Nam Lên Đường đã tổ chức một cuộc thi trong đó cho các bạn trẻ viết văn làm thơ để nói về chuyện bán đất bán biển của đảng CSVN. Cũng như là nói về tinh thần của mình với quốc gia dân tộc. Các bạn làm như vậy thì rất quý, rất hay. Bởi vì phần lớn những người trẻ Việt Nam có thể nói là chưa về lại quê hương, sinh ra và lớn lên ở xứ người. Bây giờ qua cuộc thi này, các bạn làm cho các bạn trẻ ý thức được mình là người Việt Nam, mang giòng máu tiên rồng, con cháu của vua Hùng và đau cái nỗi khổ đau của dân tộc.

Cho nên qua cuộc thi sáng tác thơ văn yêu nước chống phản quốc, bán nước của Cộng Sản, điều đó có một tác dụng rất lớn lao đối với giới trẻ, và như vậy sẽ đem lại một ích lợi cho tiền đồ của đất nước dân tộc. Bởi vì chính các bạn trẻ Việt Nam ở xứ người nhưng chắc chắn sẽ góp phần xây dựng tương lai của Việt Nam. Cho nên nhân dịp này tôi xin hết lòng nhiệt liệt biểu dương quý vị trong Ban Tổ Chức. Xin hết lòng cảm ơn các anh chị em đã tổ chức như thế. Xin biểu dương tất cả những người bạn trẻ đã đóng góp cho cuộc thi này và cầu chúc cho cuộc thi sáng tác thơ văn đó được thành công tốt đẹp.

- NHTT: Chúng con rất là vui mừng khi hay tin rằng cha dù ở bên nhà trong hoàn cảnh bị giam cầm như thế mà vẫn đón nhận được những bản tin của các anh chị em trong ML chúng con gửi đi. Hy vọng rằng qua những đường dây liên lạc, qua những sự quen biết của cha với giới trẻ trong nước, cha sẽ hỗ trợ chúng con trong việc loan tải tin tức về cuộc thi sáng tác thơ văn "Trả Ta Sông Núi Từng Trang Sử" trong những ngày tháng sắp tới cha nhé.

- Lm PVL: Vâng.

- NHTT: Dạ, con xin cám ơn cha rất nhiều.

- Lm PVL: Vâng, xin chào anh. Cho tôi gửi lời thăm quý bạn của anh.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.