Hôm nay,  

Diễn Đàn Độc Giả

08/04/200200:00:00(Xem: 3995)
Mời Ông Nguyễn Hữu Luyện Qua Canada!
Truong thi Ngoc Lan ...@shaw.ca

Kính thưa qúy vị, đọc qua hai bài viết về Ông Nguyễn Hữu Luyện [Sàigòn Times - Vietbao.com] cũng như có theo dõi về việc làm của Ông Luyện trong việc Ông đứng ra phản đối trường Đại Học Boston, chúng tôi rất ngưỡng mộ Ông Nguyễn Hữu Luyện. Bản thân tôi có đề nghị với Hội Cựu Quân Nhân ở Calgary, Canada nên mời Ông Nguyễn Hữu Luyện qua dự ngày 19 tháng 6 năm 2002 để anh em cựu quân nhân Calgary, Canada cũng như đồng bào nơi đây có dịp tiếp xúc và hàn huyên với Ông Luyện. Kính mong qúy vị trong ban tổ chức đón tiếp Ông Luyện tại Úc, nếu được sự cho phép của Ông Luyện, giúp chúng tôi liên lạc được với Ông Luyện qua điện thoại hoặc email để Hội Cựu Quân Nhân Calgary, chuẩn bị sắp xếp chương trình cho ngày 19 tháng 6 năm nay có sự hiện diện của Ông Luyện thì thật vô cùng qúy hóa. Chúng tôi chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của qúy vị.

*
Góp Ý Về Dịch Thuật...
Hoàng Đình Phú - Regents Park, NSW

Thưa anh Tuấn, tôi xin có một ý kiến nhỏ về việc anh trả lời Ông Long trên mục Diễn Đàn Độc Giả số 253 (28/3/02 trang 57). Tôi nghĩ rằng anh dịch câu trích dẫn do ông David Monk viết ("Regarding... the administration has not taken a position on this legislation") hình như không ổn lắm. Thành ngữ "to take a position on something" có nghĩa là "có thái độ hay ý kiến về một việc gì" (Oxford Advanced Learner's Dictionary, 4th ed, p. 964, defination 4). Nếu dịch là "không ở vị thế trong tiến trình..." thì không đúng ý của câu văn, và quan trọng hơn, là câu tiếng Việt "không có nghĩa" lắm. Tôi nghĩ là chúng ta có thể dịch câu của ông David Monk như sau: "Về Dự Luật... chính phủ không có ý kiến hoặc thái độ gì trong..." Trên đây là một ý kiến nhỏ của một độc giả trung thành với Sàigòn Times, luôn luôn muốn tờ báo tiến tới và càng tránh được những lỗi lầm càng tốt. Chúc anh và qúy báo sức khỏe dồi dào và "cứ cứng cựa" như thế mãi để "chọi" lại những "cái cần chọi".

*
Đứng Ngoài Thời Cuộc
Nguyễn Lê Anh Thư - Bankstown

Khi được biết về chuyến công tác viếng thăm Úc Châu của Ông Nguyễn Hữu Luyện, vận động sự ủng hộ của đồng bào và các hội đoàn, đoàn thể của cộng đồng người Việt đối kháng việc Trung Tâm Nghiên Cứu William Joiner tại Massachusette, Hoa Kỳ, tôi đã thấy đây là một công việc ít có ai trong cộng đồng chúng ta dám nghĩ tới: Thưa kiện một trung tâm nghiên cứu của một viện đại học lớn với "tội danh" bẻ cong sự trung thực của lịch sử qua lăng kính của những người mệnh danh là "học giả" được đặc biệt mời từ Việt Nam sang để cố vấn về văn hóa và lịch sử bao gồm luôn cả tập họp người Việt quốc gia đang định cư tại hải ngoại. Tôi chỉ là một người sinh viên trung bình và chỉ bằng 1/3 số tuổi của ông NHL, vốn liếng tiếng Anh nghĩ là tạm đủ để góp sức vào việc làm có tính chất bảo vệ chính nghĩa và ý nghĩa của sự hiện diện của 2-3 triệu người Việt ở hải ngoại, thì tại sao mãi đến bây giờ, tôi (và chắc nhiều bạn sinh viên khác cũng phải hỏi lại với chính mình) lại mới "mở mắt" qua việc làm đầy chính nghĩa của ông" Ignorant" Chắc vậy!

Đọc tiểu sử của ông NHL tôi mới thấy mình dở ẹt! Ở tuổi đời 60, đáng lẽ ông phải để cho con cháu chăm sóc, hưu trí gần kề, vậy mà ông NHL còn học cho xong một bằng cao học. Nói đến những nhân tài kiệt xuất của cộng đồng người Việt hải ngoại tôi không thể không nhắc đến ông BS Trần Xuân Ninh, một viện phó (hay viện trưởng) một phân khoa tại Hoa Kỳ, chuyên về Chỉnh Xương (Orthopedic Surgeon). Ông BS Ninh cũng tị nạn chính trị và qua bên Mỹ lại tiếp tục học, hành nghề và theo đuổi cho tới cùng, học tới nơi tới chốn. Tôi phải tự nhủ thầm, mắc cỡ quá đi khi mình ở đây cũng khá lâu mà chỉ có tới cử nhân là muốn đi làm cho có tiền đủng đỉnh gửi vào nhà băng mua nhà tậu xe hơi, cuối cùng chỉ biết lo thân mình mà quên đi bao nhiêu chuyện bên ngoài cộng đồng, đang ảnh hưởng tới cộng đồng và những nhu cầu của cộng đồng để đối đầu với mấy tên tóc vàng mắt xanh trên pháp lý, điển hình như vụ William Joiner Center bên Mỹ. Và tôi nghĩ, nếu chúng ta không khéo lo xa sẽ có ngày, Úc này cũng gặp chuyện tương tự, khi đó sẽ khó tìm đâu ra một NHL hay một TXN" Nói vậy, tôi không có ý chê bai Úc Châu không người tài, tôi thấy cũng nhiều anh chị em trẻ trong tổng hội sinh viên cũng hăng say đáng khâm phục lắm. Hy vọng họ sẽ là future politicians, đấu tranh cho quyền lợi và chính nghĩa của người Việt tỵ nạn cộng sản tại Úc!

Nói sang chữ chính trị, tôi phải hỏi lại mình định nghĩa "chính trị" là thế nào" Tôi thì khỏi nói, gia đình yên ổn không muốn tôi tham gia vào mấy sinh hoạt "chính trị", ba mẹ tôi gọi vậy và tôi cứ thế mà nghe cho tới khi tôi đọc bài interview của HN trên báo ST đề ngày 21-3-02, tôi thấy tự nhiên muốn viết vài dòng cho thỏa bớt nỗi day dứt vì thấy vấn đề này là vấn đề có đụng chạm tới mình, tới những người như mình có mang danh nghĩa tị nạn chính trị. Quan tâm thì phải làm gì" Quan tâm thì phải có hành động ủng hộ, tôi ngồi đây mà gõ vài dòng nói lên cái sai của tôi về cái nhìn hẹp hòi về danh từ "chính trị" để mấy năm nay tôi cứ như cóc ngồi đáy giếng, đây là một hành động của tôi mà tôi mong khi các bạn trẻ của tôi khi đọc được thì suy ngẫm lại đừng lăn vào vết xe lăn của tôi, đừng làm những người đứng bên lề xã hội mà cứ tưởng mình đang tiến nhanh tiến mạnh! Cuối tuần này, một ngày sau ngày nói chuyện của ông NHL, BS Trần Xuân Ninh sẽ viếng thăm và có một buổi nói chuyện về vụ đất đai của tổ tiên bị cắt nhượng cho Trung Quốc. Tôi hy vọng khi đọc được tâm tình này các bạn sẽ như tôi không làm người đứng ngoài thời cuộc nữa mà hãy đến để nghe hai vị diễn giả từ phương xa trình bày những vấn đề tâm huyết liên quan đến mỗi người Việt chúng ta.

*
Góp Yù Về Phát Động Một Phong Trào
Prof. Dr. Nguyễn Phúc Liên, ...@email

Tôi xa Quê Hương đã lâu, từ 1965, vì vậy tôi không quen biết nhiều những nhân vật chính trị hoặc quân sự dưới thời Đệ Nhị Cộng Hoà. Tôi lại sống ở một xứ nhỏ bé là Thụy sĩ, không có những liên lạc với giới chính trị và quân sự tị nạn tại Hoa kỳ. Tôi chỉ mới tham gia vào tranh đấu cách đây chừng một năm, khi thấy gương của Linh mục NGUYỄN VĂN LÝ, với cái DŨNG quá hào hùng mà Nhóm cầm quyền Hà nội cố giết mà không làm được. Tham gia đấu tranh, tôi chủ trương: 1) Hô hào người Việt Hải ngoại đừng thành lập thêm những đoàn thể mới và để rồi cố thủ tranh đấu cho cái tên mới này. Đây là nguồn của phân tán lực lượng và chia rẽ. 2) Tôi đứng ngoài các Đoàn thể , nhưng ủng hộ tất cả các Đoàn thể hiện có trong việc chống bạo quyền Hà nội. 3) Không công kích ai nếu họ cùng phía mình để chống bạo quyền Hà nội. Tuy vậy, trong thời gian gần đây, đọc trên các Diễn đàn, thấy một số việc phát động Phong trào, tôi đã viết để đóng góp ý kiến. Khi đóng góp ý kiến, tôi cứ nói thẳng, dù điều đó mích lòng. Tôi đã viết đóng góp với những Phong trào phát động sau đây:

a) Phong trào kêu gọi thành lập Chính phủ lưu vong. Tôi đã không chấp nhận ý tưởng này. Từ 1975 đến nay, tôi luôn luôn phản đối ý tưởng lập Chính phủ lưu vong. Ai muốn lập Chính phủ, thì hãy có đủ can đảm về bưng biền của Việt-Nam mà lập, ăn khem khổ, uống rượu đế của ta, lúc ấy tôi hết lòng ủng hộ. Còn lập Chính phủ lưu vong để cãi nhau trong những salons yên lành ở Tây phương và uống rượu Tây, thì tôi không ủng hộ, vì đây là nguồn chia rẽ ở Hải ngoại và làm cho đồng bào trong nước mất dần tin tưởng nơi Hải ngoại.

b) Phong trào Tướng Tôn Thất Đính muốn đưa vụ Biên giới ra Tòa. Tôi ủng hộ đưa ra Tòa việc Trung quốc xử dụng những tay sai bán nước của Việt Nam để xâm chiếm Đất và Biển của Việt Nam. Nhưng tôi phản đối việc Tướng Tôn Thất Đính đứng lên như người đứng đầu hô hào Phong trào này vì Tướng Đính không hội đủ những điều kiện để đứng đầu một Phong trào như vậy. Việc Tướng Đính đứng lên để lãnh đạo Phong trào sẽ là nguồn chia rẽ trong giới người Việt ở Hải ngoại.

c) Phong trào Tẩy chay mọi hàng hóa của Việt Cộng xuất cảng. Việc hô hào đơn giản như vậy rất nguy hiểm. Những Vị phát động Phong trào này cho rằng đây là việc đơn giản. Nhưng theo tôi, đây là việc rất phức tạp. Tôi đã viết nhiều bài góp ý kiến để công việc làm có thể gặt kết quả tốt, nhưng phải hết sức cẩn thận tránh những ảnh hưởng ngược lại cho chính Phong trào. Những ảnh hưởng ngược lại gồm chính yếu như sau: - Bạo quyền Hà nội có thể lợi dựng việc hô hào đơn giản của Phong trào mà nói rằng chúng ta ở nước ngoài, ăn sung mặc sướng, mà không giúp gì cho đời sống nghèo đói của dân chúng. Họ sẽ cắt nghĩa sai ý hướng của Phong trào mà chỉ nhấn mạnh đến việc Phong trào tẩy chay mọi hàng hóa của Việt-Nam cốt ý làm cho dân quốc nội thù với chúng ta. - Nếu Phong trào chỉ hô hào một cách đơn giản là Tẩy chay hàng hóa Việt-Nam của Việt Cộng xuất cảng, chính người dân trong nước có thể hiểu lầm và mất cảm tình với chúng ta. Hiện nay, vấn đề này đụng đến quyền Dạ dầy của dân chúng (Stomach Right) chứ không phải chỉ là Nhân quyền (Human Right). Đối với dân, quyền Dạ dầy là quan trọng nhất và dễ hiểu cũng như dễ xùng nhất. Khi tôi viết và góp ý với Phong trào về những điểm trên, thì thấy Phong trào coi thường và không quan tâm gì cả. Thực tình tôi tự nhiên nói với mình rằng: ''Mình góp ý như vậy, còn ai làm gì thì làm, muốn viết sao thì viết, đụng chạm cãi cọ làm gì cho nhiều chuyện!'' Thế rồi tôi không tiếp tục viết về vấn đề này nữa. Tôi tự nói rằng cứ để tương lai trả lời cho Phong trào, nếu Phong trào cứ tưởng đây là việc đơn giản và tiếp tục hô hào một cách quá ''vơ đũa cả nắm'' và quá đơn giản, thì Phong trào sẽ gặp hậu quả. Đây là việc hết sức phức tạp chứ không đơn giản đâu. Việc cấm vận Kinh tế, việc liên hệ Bắc-Nam, việc Hoàn cầu hóa với WTO... liên hệ đến quyền Dạ dầy (Stomach Right) và do đó phức tạp lắm chứ không đơn giản đâu.

Tóm lại, tôi ủng hộ mọi Phong trào đấu tranh hiện nay trong những điều kiện như sau: i) Phong trào ấy đừng làm nguyên cớ cho sự chia rẽ Cộng đồng người Việt tại Hải ngoại; ii) Phong trào tránh tất cả những kẽ hở mà Bạo quyền Hà nội có thể lợi dụng để tuyên truyền chống lại chúng ta; iii) Phong trào tránh tất cả những hiểu lầm có thể xẩy ra khiến đồng bào tại Quốc nội có thể nghi ngờ lòng thành tâm và trí sáng suốt đấu tranh của Người Việt Hải ngoại; iv) Chủ lực đấu tranh là tại Quốc nội, còn chúng ta chỉ làm nhiệm vụ yểm trợ và những công tác ngoại vận cho Quốc nội.

CS dốt hay ông Đình Long hiểu sai"

*
Tỵ Nạn VN - Footscray VIC

Thưa ông Hoàng Tuấn! Tuần rồi đọc bài viết của ông Vũ Đình Long tôi vừa sùng lại vừa ngượng hộ cho ông ta. Bộ ông ta là thái sơn bắc đẩu trong võ lâm giang hồ hay sao mà bầy đặt viết bài khuyên mọi người không nên trách nhau" Trương Vô Kỵ ngày xưa tại Quang Minh Đỉnh chỉ là một cậu bé hỉ mũi chưa sạch, nhưng dám lên tiếng khuyên quần hùng bãi chiến không đánh Minh Giáo là vì y có Cửu Dương Thần Công với Càn Khôn Đại Nã Di Tâm Pháp. Đằng này ông Vũ Đình Long, chả biết nội lực của ông đến cỡ nào mà dám bầy đặt khuyên phải hòa hợp hòa giải với mấy ông cộng sản mùa thu tranh đấu (....) Ông nói thì hay thiệt, ra vẻ nhân nghĩa thiệt. Ông bảo nếu CS mùa thu thực tâm hối cải thì ta nên hòa hợp hòa giải. Nhưng làm sao biết họ thực tâm hối cải mới được, thưa ông Long" Đo sông đo biển ai đo lòng người. Hơn nửa thế kỷ nay, thử hỏi bao nhiêu lần CS hối cải, bao nhiêu lần chúng lại phản thùng, thưa ông" Ông ngồi đây, ngây thơ đòi hòa hợp hòa giải với CS thì chẳng chết ông cụ nào, chẳng thằng nào sờ đến cái lông chân của ông. Nhưng người ta về VN tranh đấu sinh tử với giặc thù bển đó, mà ông súi giục họ hòa hợp hòa giải là ông súi người ta đi vào chỗ chết đó ông. Ông lại còn bầy đặt chuyện dân chủ đa nguyên Nguyễn Gia Kiểng. Ông là ai sao không nói huỵnh toẹt ra mà lại phải giấu đầu giấu đuôi. Ông lại còn bầy đặt chữ nghĩa, mang danh ngôn của Jacques Deval ra dậy đời nữa. Ông đã nói đến Jacques Deval thì ông có biết câu nói "Người ta không chết vì tình yêu cũng không chết vì một cuộc giải phẫu. Người ta chết chỉ vì hậu quả sau đó" là của ai không" Còn chuyện ông kỹ sư nào ở Canberra quen biết vây cánh gì lớn lắm ở VN, sao ông không nói quen CS gộc cho nó gọn, việc gì quanh co. Quen biết lớn ở VN bây giờ thì chỉ có CS chứ còn ai. Theo tôi, quen gì thì quen, loại "Mùa thu tranh đấu" là loại vứt đi rồi mấy cha. Dù có thực lòng như Trần Độ thì bây giờ họ cũng sắp theo nhau sang bên kia thế giới. Quyền lực không có, sức lực cũng không, đầu óc thì cổ hủ, chân tay lẩy bẩy, ngay CS nó cũng tung hê ra ngoài đường, mình có nhặt lên đem về nhà hà hơi hòa hợp hòa giải với thứ đó cũng chả làm nên cơm nên cháo gì. Đúng là trên đời này có những người cứ đứng mà chống gươm thì còn hù được những thằng rởm như tôi. Đến khi múa gươm lên rồi thì ô hô... úm ba la... họ là tay kiếm phường chèo mà thôi!

*
Chữ Việt Gì Kỳ Cục Quá Mấy Ông"
Vũ Thị Thủy - Perth WA

Em có đọc phần dự thi người Việt trên đất Úc nên em cũng muốn dự thi nhưng sao thấy tiếng Việt của mình khó quá chứ chẳng giống tiếng Anh xưng hô chẳng cầu kỳ lớp lang gì nên rất dễ. Em lấy được ông chồng người Úc rồi có đứa con muốn dậy nó tiếng Việt vì nó lên 15 tuổi rồi mà sao dậy hoài nó không vô được nó cứ bảo tiếng Việt kỳ cục, nó nói thì giỏi lắm, nhưng bảo viết thì cả ngày cũng không được một trang, rồi mới đây có ông chú ruột từ Melbourne sang chơi vì ông nghỉ lễ phục sinh gần mười tuần lấy luôn cả nghỉ bệnh nghĩ hè ráo, ông ấy mới nói chuyện ở Việt Nam mình có sữa ông thọ và sữa con chim. Thằng con em nó nghe được nó cứ cười lăn lộn. Em bảo con không được hỗn với ông chú như vậy, nhưng nó không nghe nó cứ cười. Cật hỏi nó một hồi thì em mới biết nó cười tiếng Việt mình sao cù lần dễ sợ, đã đàn ông lại già khọm làm sao mà có sữa. Kỳ hơn nữa là sao lại gọi là "sữa con chim"" Con chim thì đâu có phải là loài động vật hữu nhũ nuôi con bằng vú đâu thưa qúy vị đàn ông Việt Nam thông thái. Nghe thằng con em nó hỏi, em và ông chú cũng giật mình, không biết giải thích làm sao cho nó hiểu. Vì vậy em viết thư này hỏi bà con cô bác, ai giải thích được cho em, tại sao ở Việt Nam mình ngày xưa lại gọi là sữa ông thọ và sữa con chim, như vậy thì em và con em đội ơn nhiều lắm.

*
Tội Nặng Không Kể, Chỉ Lo Khui Tội Nhẹ!
GS Khuê - Canberra ACT

Tôi hôm nay muốn có ý kiến quanh cái chuyện người tầm trú "ném con xuống biển". Đến nay thì ai ở Úc cũng biết chuyện đó không có. Nhưng xem ra mấy ông chính trị gia đối lập, lẫn cả các vị thức giả khoa bảng tài ba Úc Việt hầm bà làng chỉ lo khai thác chuyện ông thủ tướng nhà mình có nói dối hay toa rập nói dối để câu phiếu hay không. Theo tôi, đó là tội nhỏ. Tội lớn là dù có chuyện người tầm trú ném trẻ em xuống biển thì trong cương vị của một vị nguyên thủ quốc gia, ông thủ tướng và ông tổng trưởng di trú không nên đem chuyện đó ra công bố, khai thác. Vì tầm nhìn xa trông rộng của một chính trị gia, các ông phải thấy xã hội Úc rất phức tạp, có nhiều thành phần chủng tộc khác nhau. Vì vậy phải nên quên những chuyện có thể khiến dân chúng dễ nổi giận là tốt hơn cả.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.