Hôm nay,  

27 Năm Mỹ Nhìn Lại Vn

24/04/200200:00:00(Xem: 4026)
Trong bầu không khí ngậm ngùi kỷ niệm ngày Quốc Hận 30/4 năm nay tại Little Saigon, Việt Báo ngày 7/4/02 đăng hai bài viết: "27 Năm Sau 30-4-75, Nhìn Lại Mỹ và Cuộc Chiến VN" và "30 Năm Sau". Bài đầu do nhà khảo luận David Masci viết cho Tập San Congressional Quarterly. Bài kế do một cựu Sĩ quan QLVNCH, Ô. Tôn Thất Hùng, viết cho mục Viết về Nước Mỹ của Việt Báo, dựa theo bút ký của một cựu Đại Úùy Mỹ từng tham chiến ở VN, hiện là một Tiến sĩ Đại Tá đang dạy tại Trường Võ bị Leavenworth, trở lại thăm chiến trường cũ. 27 năm sau Chiến tranh VN, hai người Mỹ nhìn lại VN. Một dân tộc Việt đi hai nẻo đường, CS và Tự do, đưa đến hai cảnh đời khác nhau như Điạ ngục với Thiên Đàng.

Theo nhà khảo luận David Masci, 27 năm trước đây, Chiến tranh VN là một cuộc chiến quân đội lần đầu tiên thất trận, chớ không thua chiến tranh [lost a batlle, not a war]; nhân dân mất niềm tin nơi chánh quyền, không phải vì chánh quyền tham chiến ở VN, mà vì chánh quyền không làm những gì có thể làm được để chiến thắng. Hội chứng VN phát sinh do tánh chần chờ, không dám mạnh dạn quyết định, nhứt là về quân sự. Mãi đến khi hàng triệu người Việt dùng thuyền nan vượt biển cả ( boatmen ), Đảng Cộng Hòa nắm chánh quyền, mạnh dạn tiến hành và chiến thắng Vùng Vịnh, chứng bịnh mới hết. "Nhờø Chúa, chúng ta đã chế ngự được hội chứng VN, một lần và mãi mãi," TT Bush Cha đã nói.

Nhưng sự thành công của cộng đồng người Việt tỵ nạn CS trên đất Mỹ mới điển hình. Sư sụp đổ của Sàigòn được Giáo sư Ruben Rumbaut (ĐH Michigan) ví như một cuộc nổ bom nguyên tử. Người Việt như những miễng vụn văng khắp bốn phương trời. Thống kê năm 2000â, riêng tại Mỹ có 1 triệu 250 ngàn người Việt tỵ nạn CS qua nhiều chương trình. Tinh hoa của VNCH cũng có, thường dân lam lũ cũng có. Như mọi sắc dân di cư khác, người Việt tỵ nạn CS, theo GS James Freeman (ĐH San Jose), phải đương đầu với hai thách thức lớn:ï mất mát dĩ vãng và đối phó nhiều chướng ngại tương lai, đặc biệt là Anh văn.

Nhưng 27 năm sau nhìn lại, cộng đồng người Việt là cộng đồng đông hàng thứ 5 sau các đồng gốc A,Ù đến Mỹ trước rất lâu. ĐH nổi danh Johns Hopkins cho biết đã có người Việt lấy bằng cao nhứt của Mỹ, như Ph.D; học sinh Việt lớp 8 và 9 điểm số trung bình cao nhứt nước. Little Saigon, thương mãi sầm uất, đa số chủ tiệm, chủ xưởng là những người tỵ nạn CS tay trắng cách đây chưa đầy một thế hệ.

GS Freeman cho sự thành công này thuộc về tính cần cù nhẫn nại làm việc, niền tin có tính truyền thống dân tộc vào việc học, và nền tảng vững chắc của gia đình VN. Ô. cũng nhấn mạnh đến tinh thần ái quốc của người Việt trên đất Mỹ, được so sánh với lòng yêu nước của cộng đồng lưu vong Cuba, là cộng đồng chống Cộng nổi tiếng. Cờ VNCH dù không còn là một quốc gia trên mặt quốc tế công pháp nhưng được chánh quyền, trường học Mỹ treo như một quốc kỳ trong các ngày lễ và các dịp long trọng. Tiếng Việt chẳng những được dùng ở gia đình, cộng đồng mà còn được dạy tại các đại học cộng đồng Mỹ có nhiều người Việt định cư, được tính vào tín chỉ như ngoại ngữ Đức, Ý, Pháp. Chương Chiến Tranh VN trong học trình Sử Mỹ, được hiệu chính và giảng dạy Trung Học. Học sinh thích thú, ngưỡng mộ các gương anh hùng chiến đấu cho tự do dân chu. Nghệ thuật thứ bảy vẫn tiếp tục khai thác đề tài yêu nước trong Chiến tranh VN, như Phim We Were Soldiers; và khán giả vô cùng ái mộ.

Còn bút ký của vị Đại Tá cựu chiến binh VN đang giảng dạy trường Võ bị Leavenworth trong chuyến đi thăm lại chiến trường cũ VN, mô tả cảnh đời VN sau 27 năm đen tối, gần như không gì thay đổi so với thời kỳ Chiến tranh VN. Từ Sàigon, Cao nguyên Huế, đến Hà nội, chỗ nào cũng trại lính, đồn canh, bản cấm, rào kẽm gai. Oâng lén cắt một khúc kẽm gai, tượng trưng cho nô lệ, tù đày đem về Mỹ. Bóng dáng và bộ mặt "hình sự" của cán bộ CS ở phi trường, trụ sở Công An khiến Oâng suýt chưởi thề nếu không có con Oâng nhắc nhở. Oâng phải dùng Honda ôm, len lỏi mới thăm được một số cảnh cũ.Còn nhân dân các vùng Oâng quen biết xưa, thái độ thù ghét, trốn lánh CS vẫn không thay đổi. Chưa bao giờ Oâng thấy một thường dân chạy theo CS hay ở trong bộ đội CS.

Nhưng có một điều khác là tiến bộ Internet đã bắt đầu có tác dụng tai hại cho CS. CS không đủ sức cản trở. CS chỉ sống nhờ vào việc khống chế nhân dân, nhưng Internet đã, đang và sẽ giúp dân vươt khỏi sự khống chế đó. Chỉ cần một thời gian nữa, nhân dân sẽ đòi tự do dân chủ. Và người Việt đấu tranh đang tận dụng Internet cho mục tiêu yêu nước của mình.

Nếu nói mất mát và khó khăn, thì người Việt đi tìm tự do mất mát và khó khăn nhiều hơn đồng bào mình ở lại trong nước. Nếu nói chịu làm, chịu học, vì gia đình, thì người Việt trong ngoài nước cũng như nhau vì cùng truyền thống, văn hoá, và dân tộc tính. Nhưng cộng đồng người Việt hải ngoại nói chung, ở Mỹ nói riêng, học hành cao hơn, sung túc hơn đồng bào trong nước, phải nói, một phần lớn nhờ chánh quyền tự do dân chủ. Tự do dân chủ là điều kiện tiên quyết, tiền đề chớ không phải hệ luận, hậu qủa của sự phát triễn kinh tế. Chính chế độ độc tài đảng toàn trị của CS Hà nội làm cho dân nghèo khổ, kinh tế chậm tiến, nước nhược tiểu, xã hội thoái hóa. Đã bắt đầu rồi Phong trào đấu tranh cho tự do tôn giáo, chống tham nhũng, chống kỳ thị dân tộc, chống Đảng v.v. Thời gian mà vị Đại Tá nhận chân tình hình tại chỗ đã nói, là thời gian để các phong trào trong nước kết họp với nhau và nối kết trong với ngoài nước để thực hiện một cuộc cách mạnh vì nhân dân, do nhân dân, của nhân dân, dứt khoác không có chỗ đứng cho độc tài CS. Ngày Quốc Hận 30/4 năm nay người Việt trên đất Mỹ làm việc và kỷ niệm với niềm tin ấy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.