Hôm nay,  

2 Mẹ Con Được Bảo Lãnh Vào Mỹ Mới Hay Cha Chết

11/08/200000:00:00(Xem: 3887)
Một thảm cảnh của một gia đình tị nạn: khi vợ con đặt chân lên nước Mỹ, thì biết tin rằng người bảo lãnh, chồng và cha của họ, vừa chết 4 ngày trước đó. Bản Việt dịch của tin này do Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển thực hiện.

Thắng Lợi Ngọt Ngào Trong Cay Đắng Của Một Gia Đình Người Việt Tị Nạn
Kể từ 1975, một triệu ba trăm ngàn người tị nạn từ Đông Nam Á bao gồm Việt Nam, Cambốt và Lào đã tới Hoa Kỳ hoặc trực tiếp qua chương trình HO hoặc qua các trại tị nạn. Trong số này có Ông Lâm Văn Mậu, trưởng ấp thuộc một làng quê tại miền Nam Việt Nam trước ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Vì là trưởng ấp thuộc chế độ cũ, Ông Mậu bị Nhà Nước Cộng Sản tịch thu hết nhà cửa đất đai, bắt giam trong trại cải tạo trong lúc vợ cùng 5 đứa con bị lùa đi kinh tế mới tại một vùng núi xa xôi. Ông Mậu chỉ được thả ra sau 7 năm rưỡi sống trong tù và tới năm 1994 được chấp thuận cho định cư tại Hoa Kỳ.

Nhưng trong cuộc phỏng vấn tại Sàigòn, Sở Di Trú Hoa Kỳ đã bác khước vợ con của Ông Mậu. Lý do nêu ra là ông không cung cấp nổi giấy tờ chứng minh việc ly hôn với người vợ cũ từ hơn 40 năm trước mặc dù có đầy đủ giấy tờ hôn thú với người vợ sau cùng giấy khai sinh của cả 5 đứa con, thậm chí cả giấy xác nhận của tòa án Việt Nam về tình trạng ly hôn trước đó của ông. Một nữ phát ngôn viên của cơ quan Dân Số, Tị Nạn và Di Dân thuộc bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho biết rằng “các viên chức không thể đủ kinh nghiệm để phân biệt đó là giấy tờ thật hay giả”.

Ông Mậu đành bỏ vợ con lại để ra đi một mình với ý nghĩ sẽ khiếu nại dễ dàng hơn khi có mặt tại Hoa Kỳ. Ông tin chắc sự việc xẩy ra chỉ là một chuyện nhất thời. Niềm tin của ông hoàn toàn có cơ sở vì chương trình HO cho phép người được chấp nhận tái định cư tại Hoa Kỳ được đem theo vợ và những đứa con còn độc thân.

Ông Mậu liên tục khiếu nại ngay sau khi đặt chân tới Hoa Kỳ. Ông định cư tại Houston là nơi có nhiều đồng hương quen biết cũng định cư tại đây theo chương trình ODP. Đơn độc ở tuổi ngoài 60, ông sống trong những điều kiện hết sức khó khăn. Ông xin giúp việc cho một nhà hàng Việt Nam, tiệm cà phê Sai Gòn Hai, để có tiền bù đắp thêm vào số trợ cấp ít ỏi 512 Mỹ kim mỗi tháng. Căn nhà ông ở như một căn lều tồi tàn dột nát thiếu mọi tiện nghi, thảm trải rách bươm, không tủ lạnh, không lò sưởi, không đồ đạc, không khí dơ dáy. Ông không quan tâm tới điều này mà lao ngay vào việc khiếu nại cho vợ con. Với sự giúp đỡ của một cơ sở dịch vụ tị nạn Việt Nam, ông đệ đơn thỉnh nguyện cho vợ ông, bà Lê Thị Đông, và 3 trong 5 đứa con lúc đó còn ở tuổi dưới 21 được cùng ông đoàn tụ.

Sở Di Trú INS chấp nhận đơn thỉnh nguyện của ông vào tháng Giêng 1995, và thông báo cho văn phòng ODP tại Sàigòn kịp thời cấp chiếu khán nhập cảnh cùng các giấy tờ khác cho những người này.

Nhưng thật khó hiểu là gia đình ông vẫn không được phép tới Hoa Kỳ. Tim Counts, phát ngôn viên của INS tại Dallas cho biết “rõ ràng không cần mất tới năm năm, đó là một thời gian dài bất thường”. Theo Ông Counts chỉ cần vài tuần lễ cho INS điều chỉnh, sau đó là nhận quyết định của Bộ Ngoại Giao để cấp visa: “Thông thường vấn đề không cần nhiều hơn vài tháng tới một năm”.

Ông Counts cùng nhiều viên chức INS khác khi được hỏi về vấn đề này đều không thể đưa ra lời giải thích xác đáng về tình trạng kéo dài trường hợp thỉnh nguyện đã được chấp thuận của Ông Mậu.

Với sự giúp đỡ của nhiều tổ chức tư nhân Việt Nam, Ông Mậu đã viết nhiều lá thư cho cơ quan INS nài xin cho ông được cùng gia đình đoàn tụ. Ông gửi thư liên tục suốt năm năm kể từ 1995 nhưng cơ quan INS không trả lời một lần nào.

Ngày 11 tháng Năm 2000 sau những nỗ lực miệt mài thỉnh nguyện cho vợ con, ông bị ngất xỉu tại nhà và khi phát giác, những người xung quanh đã thông báo cho bạn ông, Ông Hồ Phương. Ông Phương vội vã cùng con gái chạy tới đưa Ông Mậu vào bệnh viện và ở đây chẩn bịnh là Ông Lâm bị ung thư phổi ở giai đoạn cuối. Một ca giải phẫu được thực hiện trong ngày 12 tháng Năm nhưng không còn hy vọng cứu vãn. Ông Mậu hôn mê suốt ba ngày và bạn ông, Ông Phương, thỉnh cầu bệnh viện cho ông nằm lại tại đây để tránh phải chết lạnh lẽo đơn độc trong căn nhà dột nát hoang vắng. Lời thỉnh cầu được chấp thuận và Ông Mậu được chuyển về một bệnh viện tại tây nam Houston.

Ngày 20 tháng 5, Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển, một tổ chức thiện nguyện tại Virginia có chi nhánh tại Houston do Ông Lê Văn Trước làm giám đốc văn phòng, chính thức vận động cho trường hợp này khi nhận được lời kêu gọi của một người Việt làm trợ y ở bệnh viện Memorial Hermann Southwest Houston. UBCNVB lập tức tìm gặp các giới chức dân cử gồm các Thượng Nghị Sĩ Kay Bailey Hutchison, Phil Gramm, dân biểu Bill Archer và nữ dân biểu Sheila Jackson Lee. Ngày 15 tháng Sáu, Giám Đốc Điều Hành UBCNVB, tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, đã trực tiếp gặp đại sứ Douglas Peterson tại Washington DC để nhờ can thiệp. Các giới chức này đã bắt tay ngay vào việc với INS và Bộ Ngoại Giao để tìm kiếm “một giải pháp nhân đạo”.

Mọi thủ tục được tiến hành nhanh chóng và bà Lê thị Đông 65 tuổi cùng đứa con trai út Lâm Minh Lai, 16 tuổi được phép tới Hoa Kỳ. Tâm nguyện của Ông Mậu đã thành, dù chỉ một phần, nhưng ông không còn thời gian chờ đợi.

Lâm, 68 tuổi, đã trút hơi thở cuối cùng 4 ngày trước khi vợ ông và đứa con út đặt chân xuống phi trường Houston, ngày 14 tháng 7. Vợ và con ông không hề hay biết ông đã qua đời, vì trước đó, ông giấu kín chuyện đau ốm của bản thân và vào những giờ cuối cùng trước khi qua đời, ông vẫn mong vợ con ông được đặt chân tới vùng đất tự do này nên tin ông đang hấp hối được mọi người giữ kín tuyệt đối.

Nước mắt chan hòa, bà Đông nói trong tiếng nấc: “Tất cả đã xụp đổ hết với tôi”. Em Lai cũng nghẹn ngào: “Cha tôi ra đi lúc tôi mới 10 tuổi. Tôi còn nhớ cha tôi thường khuyên tôi gắng học để sau này trở thành người hữu ích cho xã hội”.

Nhưng phía trước người góa phụ và cậu bé 16 tuổi không chỉ có riêng khoảng trống mất người thân, không chỉ là nỗi đau tang tóc mà còn sừng sững cả một mối đe dọa hãi hùng: không được phép tiếp tục ở lại Hoa Kỳ. Giấy phép nhập cảnh của bà chỉ có hiệu lực đến ngày 8 tháng 8. Nếu không có gì thay đổi bà và người con sẽ phải trở về Việt Nam.

Trong trường hợp này, nỗ lực thỉnh cầu suốt năm năm của Ông Mậu lại trở thành những chiếc bong bóng bay và nỗi buồn đau mà ông phải mang nặng trong mấy năm qua sẽ bám riết mãi theo ông ở bên kia cõi sống.

Ông đã chấp nhận mọi thiếu thốn, cực nhọc để mong lo được cho vợ con thoát ách đọa đày trong thân phận “người thân của kẻ thù” ở quê hương. Bạn ông, Ông Phương, 66 tuổi, kể lạ: “Ông ấy đã sống trong một căn nhà tồi tàn tới mức không ai muốn đặt chân vào. Ông ấy gần như chỉ liên tục ăn mì gói, không có xe cộ di chuyển... Đau ốm thường xuyên tới độ nhiều khi không thể đi làm được nhưng ông ấy không biết phòng mạch bác sĩ ở chỗ nào.”

Ít ngày trước khi Ông Mậu qua đời, UBCNVB đã liên lạc với các đài phát thanh tiếng Việt tại địa phương thực hiện một chiến dịch vận động trong cộng đồng người Việt, thu thập hơn 1000 chữ ký yêu cầu chính quyền giúp đỡ cho gia đình này. Nhiều người cũng đã lên tiếng xác nhận sự giúp đỡ dành cho mẹ con bà Đông. Ông Phạm Châu, một cựu tù nhân cải tạo nhận lo chỗ tạm trú cho hai mẹ con bà Đông cho tới khi nào họ có thể tự lo được chỗ ở. Ông cũng nói sẽ trả mọi chi phí cho việc học của em Lai nếu mẹ con bà Đông được phép ở lại Hoa Kỳ. Ông tâm sự: “Tôi từng trải qua nỗi đau đớn như ông Mậu khi là một phạm nhân chính trị và tôi hiểu rõ nỗi cay cực của ông ấy khi phải sống thiếu gia đình và bè bạn ở đây”.

Văn phòng chi nhánh của UBCNVB tại Houston đang lo thu gom các tài liệu chứng minh mẹ con bà Đông có đủ tư cách xin tị nạn tại Hoa Kỳ. Với sự tiếp tay của một luật sư Hoa Kỳ ở Houston, ngày 8 tháng 8 UBCNVB đã giúp bà Đông và em Lai nộp đơn xin tị nạn. Cơ quan INS cho phép bà và người con được lưu lại ở Hoa Kỳ thêm một năm trong thời gian họ cứu xét đơn.

Bà Đông, khi được hỏi về cảm nghĩ, đã nhắc lại những hãi hùng, cay đắng mà gia đình bà phải trải khi sống ở trong nước. Bà nói: “Do quá khứ liên hệ với chính quyền miền Nam, gia đình chúng tôi bị xếp vào hàng thù địch. Các con tôi không được học hành cao hơn mà chỉ được phép học vừa đủ cho thoát cảnh mù chữ”.

Hiện 4 người con lớn của bà còn ở Việt Nam, nhưng bà và đứa con út hy vọng sẽ được ở lại Hoa Kỳ, không chỉ vì không khí tự do ở đây mà vì có thể an ủi phần nào cho người quá cố do vẫn có vợ con thắp nhang trên mộ của ông.

Trong cuộc đàm thoại trong một chương trình phát thanh Việt Ngữ tuần qua, bà đã nói “tôi thà chết trên đất Mỹ còn hơn phải trở về Việt Nam”.

* Lược thuật theo Chunhua Zen Zhen - Houston Chronicle
Xem thêm tin tức về các hoạt động của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển tại web site http://bpsos.org.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.