Hôm nay,  

Những Suy Tư Về Cuộc Chiến Tranh Vn - Phần Iii

29/04/200000:00:00(Xem: 5053)
CẢ HAI CÙNG TÀN BẠO NHƯ NHAU"

Một số người Việt tại hải ngoại cho rằng, trong chiến tranh Việt Nam, phía Việt Nam Cộng Hòa, Mỹ cũng có những hành động tàn bạo không kém phía cộng sản. Một số người thuộc loại "trí thức tháp ngà" không hề trải qua thực tế khói lửa của cuộc chiến tranh Việt Nam, sau thời gian tìm tòi trong sách vở, chui rúc trong thư viện, cũng vội tuyên bố: Mỹ đã phạm tội diệt chủng tầy trời tại Việt Nam!

Đồng ý, trong chiến tranh, việc bom rơi đạn lạc, người vô tội bị giết ở cả hai bên đều là điều không thể tránh khỏi. Đồng ý, trong chiến tranh, ở cả hai bên đều có những cá nhân, hay những đơn vị, vì căm thù, hoặc vì tình huynh đệ chi binh, thương xót đồng đội bị thảm tử, hoặc sống trong trạng thái kinh hoàng, khủng hoảng... mà có những hành động tàn nhẫn giết cả những người vô tội. Tuy nhiên, có hai điểm quan trọng ta cần phải nêu lên ở đây.

Thứ nhất, đứng về bản chất, chủ nghĩa cộng sản luôn luôn thừa nhận giáo điều, "cứu cánh biện minh cho phương tiện". Giáo điều này nói một cách nôm na là nếu phải giết chết một làng toàn con nít để cả thế giới trở thành thiên đường cộng sản thì người cộng sản sẽ vui vẻ làm. Xuất phát từ giáo điều này, cộng sản đã có cả một đội ngũ văn nô, ký nô quảng cáo rùm beng triết lý vợ sẵn sàng hy sinh chồng, mẹ sẵn sàng hy sinh con, con sẵn sàng tố cha mẹ... để bảo vệ lợi ích cách mạng và thế giới đại đồng cộng sản. Tiêu biểu loại văn chương phi nghĩa, phi nhân này là tác phẩm Hòn Đất của Anh Đức, một tác phẩm trong đó có đoạn mô tả một bà mẹ Miền Nam chuốc rượu cho con uống say rồi gọi du kích về hành quyết con trai. Cũng từ quan niệm trên, hệ thống tòa án cánh mạng của cộng sản luôn luôn sẵn sàng làm cái việc "giết nhầm vạn người vô tội còn hơn bỏ sót một người có tội". Bên cạnh đó, chủ nghĩa cộng sản với giáo điều duy vật biện chứng pháp loại bỏ sự hiện hữu của tôn giáo, của linh hồn, của thế giới đời sau, đã khiến người cộng sản dễ trở thành những tên đồ tể sẵn sàng nhúng tay vào máu mà không hề cảm thấy lương tâm cắn rứt, không hề lo ngại sẽ bị trừng phạt khi sang bên kia thế giới.

Trái lại, trong xã hội tự do, bao gồm cả Việt Nam Cộng Hòa, giáo điều phi nhân trên không thể nào có đất đứng. Nguyên tắc tố tụng của các xã hội tự do dân chủ là "thà tha nhầm còn hơn giết nhầm". Xã hội tự do dân chủ cũng không chấp nhận quan niệm "cứu cánh biện minh cho phương tiện". Xã hội tự do dân chủ cũng nhìn nhận sự hiện hữu của tôn giáo, linh hồn và thế giới đời sau cùng những sự thưởng phạt công minh dành cho những việc làm phải trái, đúng sai của một người khi còn sống trên dương thế.

Chính từ hai quan niệm giáo dục khác biệt như vậy, nên chế độ cộng sản đã đào tạo một hàng ngũ cán bộ rất sắt máu, tàn nhẫn và không từ chuyện gì là không làm, và làm một cách thanh thản thoải mái trên căn bản triết lý "duy vật biện chứng pháp" nghĩa là không có thần, thánh, ma qủy, linh hồn gì cả. Trái lại, trong các quốc gia tự do dân chủ, ngay cả những người vì phận sự phải làm những việc hành quyết tội nhân, họ cũng cảm thấy bị dầy vò, đau khổ, ăn không ngon, ngủ không yên. Những khác biệt quan trọng này đã khiến mức độ gây tội ác tại các nước cộng sản lên đến mức kỷ lục.

Bằng chứng, nhìn vào những cuộc thảm sát tập thể rùng rợn nhất trong lịch sử hiện đại, ta thấy có tới 90% xảy ra tại những quốc gia cộng sản. 10% còn lại xảy ra tại các quốc gia độc tài chuyên chế. Riêng tại các quốc tự do dân chủ, nếu có xảy ra những vụ giết người kinh tâm động phách chỉ là những trường hợp lẻ tẻ chứ không khi nào có những cuộc thảm sát tập thể do chính phủ thực hiện khiến mấy triệu người bị giết như cộng sản Căm Bốt đã làm, mấy chục triệu người bị thanh toán như ở Trung Cộng thời cách mạng văn hóa, hay cả triệu người bị mất tích âm thầm tại Nga thời Stalin... Còn tại Việt Nam, hàng trăm ngàn người bị giết trong những cuộc thảm sát thời kỳ cải cách ruộng đất, chôn sống bao nhiêu thường dân vô tội ở Huế... cũng là những chuyện rất thường.

Điểm thứ hai phải nói tới ở đây là sự trừng phạt đối với kẻ gây nên tội. Đối với các quốc gia tự do dân chủ, nếu một quân nhân, bất kể to hay nhỏ, nếu giết người vô tội một cách cố ý và tội đó bị phanh phui, quân nhân đó chắc chắn sẽ bị truy tố ra tòa án quân sự. Vụ án Mỹ Lai chấn động thế giới đã chứng minh quan điểm này. Trái lại, với cộng sản, từ xưa đến nay, ở bất cứ quốc gia cộng sản nào cũng không hề xảy ra tình trạng một cán bộ cộng sản cao cấp bị truy tố ra tòa về tội thảm sát người vô tội. Ngay cả những tên đồ tể cộng sản giết mấy triệu người Căm Bốt, thanh toán hàng trăm ngàn người chống đối tại Nga, hay những tên đầu sỏ soạn thảo chính sách cải cách ruộng đất giết hàng trăm ngàn người tại miền Bắc cũng đều thanh thản sống cuộc sống đế vương cho đến khi chết. Còn nếu có lãnh tụ cộng sản nào bị giết, thường là hậu quả của những cuộc thanh toán chính trị, không phải là từ sự thưởng phạt nghiêm minh của công lý.

NÊN QUÊN QUÁ KHỨ THẮNG BẠI HÃO HUYỀN"

Trong những năm gần đây, vì muốn mua chuộc cộng đồng người Việt hải ngoại, cộng sản đã rêu rao chủ trương "xóa bỏ thù hận trong quá khứ", "hòa hợp hòa giải dân tộc", "cùng là con rồng cháu tiên hướng tới tương lai, xây dựng đất nước"...

Năm năm trước, trong đoạn cuối của bài thời sự "Chuyện xưa chuyện nay", tác giả Toàn Chân cũng đã đề cập đến cuộc nội chiến Tây Ban Nha và thái độ không dám ngoái lại nhìn cuộc nội chiến của dân Tây Ban Nha cho dù đã 50 năm trôi qua. Nhận xét về thái độ đó, tác giả Toàn Chân cho rằng người Tây Ban Nha hơn dân tộc Việt Nam ở chỗ biết quên quá khứ, chỉ nhìn vào hiện tại và tương lai.

Đây là quan niệm được người cộng sản VN cổ võ. Cộng sản xâm chiếm Miền Nam cũng giống như những tên ăn cướp, sau khi cướp được nhà, giết chết không biết bao nhiêu người, cầm tù một số khác và một số phải chạy trốn sang những vùng khác làm ăn. Nay những người chạy trốn làm ăn thịnh vượng giầu có, những tên cướp liền giở luận điệu, thôi bỏ qua chuyện cũ, ăn nhằm gì ba cái lẻ tẻ, nói đến chuyện cũ làm gì cho thêm buồn thảm, bây giờ chúng mình đều là con rồng cháu tiên, cùng nòi giống máu đỏ da vàng, cùng nhìn đến hiện tại và tương lai, thôi thì chịu khó gửi tiền bạc hay về đây du lịch làm ăn cùng xây dựng nhà cửa cho khang trang để tương lai con cháu mình cùng hưởng...

Nhìn vào cuộc chiến tại Tây Ban Nha ta thấy có nhiều điểm khác biệt quan trọng so với chiến tranh Việt Nam. Cuộc chiến Tây Ban Nha (1936-1939), tuy lúc đầu là cuộc nội chiến giữa thế lực khởi nghĩa của tướng Franco với thế lực của chính phủ Tây Ban Nha nhưng ngay sau đó, một loạt các quốc gia khác ở Châu Âu bao gồm Anh, Pháp, Nga, Đức, Ý và Bồ Đào Nha đều nhảy vô với những tham vọng khác nhau. Vì vậy, các sử gia và những người Tây Ban Nha hiểu biết đã coi cuộc chiến tại Tây Ban Nha như là cuộc xung đột giữa hai thế lực, một bên là thế lực Đức Ý hậu thuẫn cho tướng Franco và một bên là thế lực của cộng sản quốc tế và cộng sản Nga đứng đầu là Stalin hậu thuẫn cho chính phủ thân cộng Tây Ban Nha bao gồm cả đảng công nhân xã hội (PSOE) và đảng cộng sản (PCE).

Mục tiêu của Đức, Ý lúc đó là muốn tham chiến tại Tây Ban Nha để bành trướng thế lực trong giai đoạn tiền thế chiến hai (1939-45), đồng thời thao dượt, thí nghiệm những loại vũ khí mới, những chiến thuật mới trước khi thôn tính thế giới. Đặc biệt, tiềm năng khoáng sản mênh mông của Tây Ban Nha đã khiến Hitler hy vọng sẽ có những thỏa thuận béo bở một khi tướng Franco nắm chính quyền.

Riêng Nga và quốc tế cộng sản lúc đó muốn thí nghiệm để biến Tây Ban Nha thành quốc gia xã hội chủ nghĩa thứ hai sau Nga. Đó là lý do khiến Stalin đổ người của, vũ khí vào Tây Ban Nha. Thậm chí cộng sản còn thành công trong việc thành lập một lực lượng chí nguyện quân quốc tế (International Brigade) tình nguyện đến Tây Ban Nha chiến đấu trong đó có cả những nhà văn, nhà tư tưởng thiên tả nổi tiếng thế giới như Ernest Hemingway, George Orwell...

Chính những thế lực ngoại quốc tranh giành ảnh hưởng quyền lực và thí nghiệm các loại vũ khí trên đất nước Tây Ban Nha trong thời kỳ nội chiến kéo dài 3 năm đã khiến trên 750 ngàn người Tây Ban Nha bị thiệt mạng, trong đó có cả cuộc thảm sát bằng oanh tạc cơ của Đức tại thành phố Guernica vào ngày 27 tháng 4 năm 1937 mà sau này họa sĩ Picasso đã để lại một bức tranh lập thể nổi tiếng thế giới về cuộc thảm sát tại thành phố này.

Do những tang thương hậu quả từ cuộc chiến mà bản chất của nó là sự xung đột giữa hai thế lực một bên là Phát Xít Đức, Ý và một bên là cộng sản Nga xảy ra trên lãnh thổ Tây Ban Nha khiến hàng trăm ngàn người Tây Ban Nha bị thiệt mang nên sau khi cuộc chiến qua đi, người dân Tây Ban Nha mới nhận thức được tổ quốc và dân tộc của họ đã là một vùng đất thí nghiệm cho một cuộc tranh chấp quyền lực của ngoại bang. Và đó là lý do khiến người dân Tây Ban Nha cảm thấy đau khổ trước sự lầm lẫn của cả một dân tộc trong quá khứ.

Còn cuộc chiến tranh Việt Nam, thoạt nhìn một số người dễ cho rằng đó là cuộc nội chiến với sự hậu thuẫn của một bên là cộng sản quốc tế và một bên là chủ nghĩa tư bản. Nhưng nếu nhìn sâu vào bản chất của cuộc chiến ta thấy rõ ràng, chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến của một dân tộc, một quốc gia có chủ quyền chống lại cuộc xâm lăng của một quốc gia cộng sản. Nếu nhìn sâu vào bản chất của cuộc chiến ta thấy rõ ràng, song song với cuộc chiến chống cộng sản xâm lăng của dân tộc Việt Nam, chiến tranh Việt Nam còn là cuộc tranh chấp giữa một bên là chủ nghĩa cộng sản với tham vọng xích hóa toàn cầu và một bên là thế giới tự do trong đó có Hoa Kỳ với ý nguyện bảo vệ tự do, dân chủ và chủ quyền của các quốc gia nhược tiểu trong đó có Việt Nam.

Trong cuộc tranh chấp với hai bản chất chính yếu đó, bản chất xâm lăng của cộng sản Hà Nội đã phù hợp với bản chất bành trướng, tham vọng xích hóa toàn cầu của cộng sản quốc tế. Trái lại, bản chất chống cộng sản xâm lăng của Việt Nam Cộng Hòa đã phù hợp với mục tiêu cao cả của thế giới tự do trong đó có Hoa Kỳ. Từ hai bạn chất đối kháng này ta có thể dễ dàng đi đến kết luận ai đúng ai sai, ai phải ai trái.

Cũng vì mục tiêu cao cả gìn giữ hòa bình và tự do dân chủ đó, nên đến nay, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục đóng vai trò can thiệp vào nội tình một số quốc gia trên thế giới khi những quốc gia đó xảy ra tình trạng nội chiến (Bosnia), đảo chánh thiết lập một chế độ độc tài (Haiti) hay một quốc gia bị xâm lăng (Kuwait, Kosovo). Đồng ý sự can thiệp của Hoa Kỳ không phải lúc nào cũng chính đáng, đồng ý sự can thiệp đó nhiều khi phụng sự cho quyền lợi và uy tín của Hoa Kỳ, nhưng ta không thể không thừa nhận sự can thiệp đó là cần thiết và hữu ích nhiều hơn là có hại đối với hòa bình thế giới nói chung.

Rõ ràng, nếu hiểu cuộc chiến tranh Việt Nam một cách đúng đắn như vậy, ta sẽ thấy thái độ đúng đắn nhất của tất cả những người Việt Nam bao gồm cả những người cộng sản là cùng mạnh dạn nhìn thẳng vào cuộc chiến để nhận ra lẽ đúng sai của mỗi bên. Tìm đến cái đúng sai ở đây không phải là để rồi chúng ta có sự trả thù mà là để rút ra những bài học đau thương để trong tương lai, dân tộc Việt Nam có thể tránh khỏi sai lầm: Tôn thờ một chủ nghĩa phi dân tộc như chủ nghĩa cộng sản. Một khi chuyện ai đúng ai sai trong cuộc chiến tranh VN đã minh bạch và những người cộng sản đã chấp nhận từ bỏ những tư tưởng phi dân tộc, khi đó mọi người Việt Nam sẽ thanh thỏa cùng bắt tay nhau xây dựng đất nước.

Nói tóm lại, tội lỗi đã làm trong quá khứ là chuyện đáng quên và đáng tha thứ. Nhưng ta chỉ có thể quên được khi nào những người làm nên tội có thiện chí, biết nhìn nhận lỗi lầm của họ và chấp nhận sự thưởng phạt nghiêm minh của công lý. Nếu Đức Giáo Hoàng đã biết xin lỗi cho những lầm lỡ, tội lỗi do Thiên Chúa Giáo gây nên cách đây cả ngàn năm; nếu Nhật Hoàng và thủ tướng Nhật đã biết xin lỗi các quốc gia Á Châu về những tang thương nước Nhật đã gây ra thời Đệ Nhị Thế Chiến, thì tại sao những người cộng sản Việt Nam lại không có đủ can đảm để xin lỗi những tội lỗi mà họ đã gây ra cho dân tộc Việt Nam suốt cả nửa thế kỷ" Nếu lãnh tụ Nelson Mandela đã chủ trương thực hiện sự thưởng phạt nghiêm minh của công lý đối với những kẻ phạm tội tại Nam Phi trước đó cả mấy chục năm, cũng như những kẻ có tội tại Đông Đức đã phải ra trước vành móng ngựa, thì tại sao những kẻ đã nhúng tay vào máu của hàng trăm ngàn người vô tội tại Việt Nam trong thời cải cách ruộng đất, tại Huế trong thời chiến tranh Việt Nam... lại không chịu sự thưởng phạt công minh của công lý" Tại sao, chính phủ cộng sản Hà Nội kêu gào người Việt hải ngoại quên quá khứ trong khi chính họ vẫn rêu rao đòi Mỹ phải bồi thường chiến tranh Việt Nam, phải giúp đỡ các nạn nhân của chất độc da cam mà Mỹ đã gây ra cách đây 30 năm" Và tại sao trong khi cộng sản Hà Nội vẫn ra rả đòi Mỹ có trách nhiệm bồi thường nạn nhân của cuộc chiến tranh do chính cộng sản chủ xướng, thì họ lại cố tình tảng lờ không chịu trả lại nhà cửa, đất đai, của cải mà họ đã tịch thu của hàng triệu người Việt hải ngoại" Và tại sao trong cộng đồng người Việt tỵ nạn hải ngoại, có những người đã từng là nạn nhân của cộng sản, từng có thân nhân bị cộng sản thảm sát trong chiến tranh, từng biết rõ cộng sản là thủ phạm gây nên không biết bao cuộc thảm sát tại Việt Nam, nay chính những người đó lại lên tiếng kêu gọi mọi người quên tất cả để cùng bắt tay với cộng sản"

Tội lỗi trong quá khứ có thể tha thứ nhưng không thể quên. Lịch sử của một dân tộc không thể nào hoàn chỉnh nếu không có quá khứ. Nước Nhật vẫn có đài tưởng niệm những nạn nhân chiến tranh tại Hiroshima, ngọn lửa tưởng nhớ những người Do Thái bị thảm sát trong các lò thiêu người của Đức Quốc Xã vẫn liên tục cháy, và sử sách của mỗi dân tộc đều ghi rõ công tội của các nhân vật cùng những biến cố quan trọng của lịch sử, thì không có lý gì người Việt Nam lại cố tình quên đi những trang sử bi thương của dân tộc cùng những tội lỗi tày trời do chính người Việt gây ra cho người Việt.

Lịch sử của một dân tộc bao giờ cũng công minh trong việc đánh giá công và tội các nhân vật lịch sử. Hiện tại, và dù cho tương lai mấy chục năm nữa, với sự a dua của những kẻ trí thức xu thời vô lương tâm, cộng sản có thể thao túng quyền lực, cố tình bóp méo lịch sử. Nhưng chắc chắn sẽ có ngày lịch sử trả lại chân diện đích thực, công tội đích thực cho các nhân vật, phe phái trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Nước Nga phải đợi mấy chục năm, thần tượng Stalin mới hiện nguyên hình tên đồ tể; phải mất 70 năm, thần tượng Lenin mới chịu sụp đổ. Vì vậy, chân diện của Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp... không sớm thì muộn cũng sẽ chịu những nhát búa đích đáng của lịch sử.

Tin tưởng sắt đá như vậy, tôi thành tâm cho rằng, khi nào chuyện đúng sai trong cuộc chiến tranh Việt Nam chưa thực sự ngã ngũ mà mình đã vội vã khâm liệm, ngoảnh mặt quay đi, khiến những kẻ sai vẫn vênh váo kiêu căng cho mình là đúng trong khi những người đúng vẫn bị chụp mũ làm tay sai đế quốc, thì khi đó dân tộc Việt Nam chưa thể nào thực sự hòa hợp, hòa giải và đoàn kết. Còn nếu hòa hợp làm ăn, hòa giải để đầu tư thì hòa hợp hòa giải đó chỉ là tạm thời theo tinh thần vụ lợi, lợi dụng lẫn nhau mà thôi.

Hữu Nguyên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.