Hôm nay,  

Đắc Lắc: Trận Phản Công Cuối Của Quân Đoàn 2

25/03/200000:00:00(Xem: 9488)
Như đã trình bày trong hai số báo trước, vào ngày 10/3/1975, CSBV đã điều động 3 sư đoàn chính quy tấn công cường tập vào Ban Mê Thuột, tỉnh lỵ tỉnh Darlac, và các căn cứ, doanh trại quân sự quanh vòng đai thị xã. Sau hai ngày kịch chiến với CQ, trước hỏa lực mạnh và áp lực về quân số của đối phương, một số đơn vị đã rút ra khỏi vị trí phòng ngự để tái phối trí lực lượng. Riêng bộ tư lệnh mặt trận Ban Mê Thuột đặt tại bản doanh bộ tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh đã bị CQ huy động một lực lượng tấn công cường tập. Một sự kiện “định mệnh” đã xảy ra với lực lượng trú phòng: sáng ngày 11/3/1975, trong một phi tuần oanh kích CQ, oanh tạc cơ của Không quân đã ném nhầm hai trái bom 500 cân Anh rơi trúng vào Trung tâm Hành quân. Trước tình thế đó, đại tá Vũ Thế Quang, tư lệnh phó Sư đoàn 23 bộ binh kiêm tư lệnh mặt trận Ban Mê Thuột và đại tá Nguyễn Triệu Luật tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng Darlac đã cho lệnh lực lượng trú phòng mở đường náu quân vượt ra khỏi phòng tuyến và di chuyển về hướng Tây ở khu suối Bà Hoàng, cách bộ Tư lệnh Sư đoàn 250 thước. Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 và Quân khu 2 đã mất liên lạc với đại tá Quang và đại tá Luật từ lúc 11 giờ 50 phút ngày 11/3/1975.

* Quân đoàn 2 đổ quân tiếp cứu Ban Mê Thuột
Ngày 12 tháng 3/1975, thiếu tướng Phạm Văn Phú quyết định tổ chức cuộc đổ quân tăng viện để tái chiếm Ban Mê Thuột. Sau đây là diễn tiến cuộc đổ quân và các sự kiện đặc biệt từ ngày 12 đến ngày 18/3/1975. Phần này được biên soạn dựa theo tài liệu của cựu thiếu tá Phạm Huấn, nguyên sĩ quan Báo chí của Tư lệnh Quân đoàn 2, hồi ký của đại tướng Cao Văn Viên viết cho Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ, và lời kể của một số nhân chứng.

Theo kế hoạch của bộ Tư lệnh Quân đoàn 2, lực lượng chính của cuộc phản công là trung đoàn 45 Bộ binh (BB) và 1 tiểu đoàn của trung đoàn 44 thuộc Sư đoàn 23 BB đang phòng ngự tại Pleiku. Về phía Không quân VNCH tham gia cuộc đổ quân, ngoài các phi đoàn của Sư đoàn 6 Không quân mà bộ tư lệnh đặt tại Pleiku, còn có các phi đoàn trực thăng của Sư đoàn 1 Không quân (Đà Nẵng) và Sư đoàn 4 Không quân (Cần Thơ), với hơn 100 trực thăng đủ loại kể cả các loại Chinook.

Theo lịch trình đổ quân, hai tiểu đoàn của trung đoàn 45 BB và đại đội Trinh sát Sư đoàn 23 BB được trực thăng vận trước tiên. Tiếp đến, các Chinook móc theo các khẩu đại bác 105 thả xuống khu vực đổ quân của lực lượng đặc nhiệm tại quận lỵ Phước An.

1 giờ 10 trưa ngày 12 tháng 3/1975, thiếu tướng Phú rời bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 đến Ban Mê Thuột trên một chiếc phi cơ nhỏ để trực tiếp điều quân. Tới Ban Mê Thuột vào khoảng 2 giờ chiều, tướng Phú đã liên lạc với đơn vị trưởng của các đơn vị đang chiến đấu ở quanh Ban Mê Thuột như trung đoàn 53 BB ở phi trường Phụng Dực, Liên đoàn 21 Biệt Động Quân, các tiểu đoàn Địa phương quân Darlac. Cùng nhảy theo cánh quân cứu viện còn có đại tá Trịnh Tiếu, trưởng phòng 2 Quân đoàn 2, được tướng Phú chỉ định giữ chức vụ tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng Darlac thay thế đại tá Luật được ghi nhận là mất tích. Cùng đi theo đại tá Tiếu, còn có bộ chỉ huy lưu động của tiểu khu Darlac vừa thành lập.

Khi bay ngang phi trường Phụng Dực, qua máy truyền tin liên lạc Không-Lục, tướng Phú nói với trung tá Võ Ân, trung đoàn trưởng trung đoàn 53 BB: Chú mày và anh em ráng cố gắng đừng mất tinh thần. Quân tiếp viện đang được đổ xuống. Trung tá Ân trả lời: Xin Mặt Trời yên tâm. Dù đã bị thiệt hại khá nhiều nhưng chúng tôi vẫn vững tinh thần chiến đấu. Tướng Phú hỏi tiếp: Chú mày muốn gì đặc biệt không" Đồ hộp" Thuốc lá" Trung tá Ân nói: Dạ không, nhưng uổng quá, sao Mặt trời không bay trực thăng hôm nay" Tướng Phú hỏi lại: Tại sao chú mày hỏi như vậy" Trung tá Ân vui vẻ nói: Nếu mặt trời bay trực thăng, tôi mời Mặt trời đáp xuống thăm khu triển lãm chiến lợi phẩm của trung đoàn ở Phòng khách Danh dự Phi cảng. Trong số những vũ khí tịch thu được, có cả loại hỏa tiễn SA-7 mới tinh nữa... Tướng Phú cười: Ý kiến hay đấy, lần sau tôi sẽ bay trực thăng để có thể xuống thăm anh em.

* Kế hoạch đổ quân và tái phối trí lực lượng của Sư đoàn 23BB:
Trở lại với cuộc đổ quân, trưa ngày 12/3/1975, các phản lực cơ và khu trục cơ của Không quân VNCH tiếp tục oanh kích CQ để yểm trợ cho các đơn vị tham chiến ở dưới. Dân chúng trong thị xã nghe tin quân tăng viện vừa đến Phước An nên đã tìm cách băng rừng chạy về phía quận này và Khánh Dương, chính vì thế cuộc tiến quân đã diễn ra chậm và kế hoạch tiếp cứu giải vây trở nên khó khăn. Theo ghi nhận của đại tướng Cao Văn Viên thì một số binh sĩ thuộc lực lượng giải vây đã bỏ đơn vị để đi tìm thân nhân còn đang kẹt trong thị xã.

Chiều 12/3, sau khi hoàn tất việc điều động đợt đổ quân đầu tiên, thiếu tướng Phú giao trách nhiệm chỉ huy trực tiếp các cánh quân tái chiếm Ban Mê Thuột cho chuẩn tướng Lê Trung Tường, tư lệnh Sư đoàn 23 BB, rồi ông trở lại Pleiku. Tướng Phú được báo là Tổng thống Thiệu đã gọi lên bộ tư lệnh Quân đoàn 2 lúc 2 giờ chiều khi ông đang bay chỉ huy trên không phận Ban Mê Thuột. Tướng Phú đã báo cáo tình hình cho Tổng thống Thiệu biết và ông cũng đã bày tỏ sự lo ngại về sự có mặt của sư đoàn 316 Cộng quân tại chiến trường Cao nguyên. Tại bộ tư lệnh Hành quân Sư đoàn 23 BB, chuẩn tướng Trường ra lệnh cho trung đoàn 53 BB và thành phần hậu cứ trung đoàn 44 Bộ binh tại khu vực phi trường Phụng Dực bỏ tuyến phòng thủ, di chuyển về hướng Phước An để cùng với trung đoàn 44 và 45 bộ binh tập trung lực lượng chiến đấu với các đơn vị Cộng quân.

Chiều ngày 12 tháng 3/1998, cùng lúc gia tăng áp lực tại chiến trường Ban Mê Thuột, thì tại Pleiku, từ những đỉnh cao phía Tây Bắc của thị xã này, Cộng quân đã pháo kích bằng hỏa tiễn vào phi trường quân sự Cù Hanh và bộ Tư lệnh Quân đoàn 2. Một binh sĩ tài xế đang ở gần cột cờ bộ Tư lệnh đã trúng đạn pháo kích và bị tử thương.

* Ngày N+1 của cuộc đổ quân tăng viện
Cuộc đổ quân tiếp cứu Ban Mê Thuột bước sang ngày thứ hai, bộ chỉ huy Hành quân của Sư đoàn 23 BB và Trung đoàn 45 được thả xuống Phước An ngay trong đợt bay đầu tiên. Đến 1 giờ trưa ngày 13/3/1975, tướng Phú ra bãi bốc khích lệ quân sĩ, sau đó ông trở lại Pleiku họp với bộ tham mưu Quân đoàn 2. Tin tức tình báo mới nhận được từ lời khai của tù binh thuộc sư đoàn 316 CSBV khiến tướng Phú lo ngại. Theo đó, sư đoàn 316 là sư đoàn tổng trừ bị của CQ, đã vào mặt trận Ban Mê Thuột từ ngày 12 tháng 3/1972, và hiện là nỗ lực phụ cho sư đoàn 320 CSBV. Như thế, lực lượng CQ quanh Ban Mê Thuột có các sư đoàn 10, 316 và 320. Với sự áp đảo về quân số của đối phương, kế hoạch tái chiếm Ban Mê Thuột của Quân đoàn 2 vô cùng khó khăn.

* Những quyết định từ Sài Gòn về tình hình Ban Mê Thuột
Ngay sau khi Cộng quân khởi sự tấn công Ban Mê Thuột, liên tiếp trong 3 ngày 10, 11 và 12/3/1975, thiếu tướng Phạm Văn Phú đã nhận nhiều lệnh của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, của Thủ tướng kiêm tổng trưởng Quốc phòng Trần Thiện Khiêm, của đại tướng Cao Văn Viên. Người đầu tiên điện thoại hỏi tình hình là đại tướng Viên (7 giờ sáng ngày 10/3/1975), tiếp đến Thủ tướng Khiêm từ Đà Lạt gọi lức 8 giờ 40, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu gọi lúc 10 giờ 10 và 19 giờ tối; trong ngày 11 tháng 3/1195, lúc 15 giờ 30, đại tướng Cao Văn Viên gọi điện thoại ra lệnh cho thiếu tướng Phú “bốc” ngay chuẩn tướng Lê Trung Tường, tư lệnh Sư đoàn 23BB đang chỉ huy mặt trận Nam Pleiku, “thả” xuống Ban Mê Thuột để chỉ huy các cánh quân. Sau đó, vào lúc 5 giờ chiều, Tổng thống Thiệu gọi lên Pleiku để nghe thiếu tướng Phú báo cáo tình hình.
Trong lần gọi vào 11 giờ đêm, Tổng thống Thiệu ra lệnh cho tướng Phú với nội dung như sau: Linh động trong mọi trường hợp. Không nên dồn hết quân cho Mặt trận Ban Mê Thuột; tư lệnh Quân đoàn được toàn quyền quyết định, có thể bỏ Ban-Mê Thuột; cần phải tránh sa lầy vì có thể địch sẽ mở hai, ba mặt trận lớn nữa tại Quân khu 2; tường trình chính xác về các sư đoàn CSBV hiện đang tham chiến tại Ban Mê Thuột; Tỉnh trưởng Darlac xem như mất tích. Chấp thuận đề nghị của tư lệnh Quân đoàn cho “thả” một tỉnh trưởng khác xuống khu vực có dân và có quân tập trung để chỉ huy. Lập tòa Hành chánh và bộ chỉ huy Tiểu khu Darlac lưu động.

* Trận chiến cuối quanh Phước An
Trưa ngày 14 tháng 3/ 1975, trong khi Sư đoàn 23 BB đang khai triển các cánh quân để tiến về Ban Mê Thuột, tại Cam Ranh, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, Đại tướng Cao Văn Viên, trung tướng Đặng Văn Quang-phụ tá An ninh Quân sự của Tổng thống, đã họp mật với tướng Phú. Như đã trình bày trong một bài viết trước, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã ra lệnh triệt thoái toàn bộ lực lượng Quân đoàn 2 khỏi Kontum và Pleiku. Quyết định của Tổng thống VNCH đã ảnh hưởng lớn đến kế hoạch phản công tái chiếm Ban Mê Thuột của Quân đoàn 2.

Ngày 15 tháng 3/1975, vào lúc 3 giờ 30 chiều, tướng Phú cử đại Trần Cửu Thiên-phụ tá Bình Định và Phát Triển, thiếu tá Phạm Huấn-sĩ quan Báo chí của tư lệnh Quân đoàn 2, đến Phước An gặp riêng chuẩn tướng Trường để phổ biến lệnh mới. Theo lời kể của thiếu tá Phạm Huấn, vào giờ nói trên, tướng Phú đã gọi vị sĩ quan này và ra lệnh: Ngay từ bây giờ, anh bay cùng với đại tá Thiên xuống Phước An bằng trực thăng của tôi.

Sau đó, tướng Phú ghé sát vào tai thiếu tá Huấn nói: Anh gặp riêng chuẩn tướng Trường nói nguyên văn lệnh của tôi: Lệnh của Tổng thống, rút bỏ Phước An, mang quân về phòng thủ tuyến Khánh Dương, càng sớm càng tốt.

Ngày 16 tháng 3, chuẩn tướng Trường bị thương nhẹ và được đưa ra khỏi vùng chiến trận. Tướng Phú cử đại tá Đức, phụ tá tư lệnh Quân đoàn 2 về lực lượng diện địa, giữ chức xử lý thường vụ tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ Binh. Tướng Phú cũng ra lệnh cho đại tá Lý Bá Phẩm, tỉnh trưởng/tiểu khu trưởng Khánh Hòa chịu trách nhiệm an ninh Quốc lộ 21 đoạn từ Khánh Dương về Nha Trang, tổ chức tuyến phòng thủ thứ 3 tại Dục Mỹ. Theo lời kể của cựu thiếu tá Phạm Huấn, trước đó, tướng Phú yêu cầu đại tá Lý Bá Phẩm tạm thời kiêm nhiệm quyền tư lệnh Sư đoàn 23 BB nhưng đại tá Phẩm đã từ chối.

Ngày 18 tháng 3, Cộng quân tung lực lượng chiếm quận lỵ Phước An, tuyến cuối cùng của Sư đoàn 23 BB tại Cao nguyên. Trong khi đó, cách 48 km về hướng Đông, tại Khánh Dương, Lữ đoàn 3 Nhảy Dù, lực lượng tổng trừ bị tăng viện cho Quân đoàn 2, đã phá được các chốt chận của CQ trên Quốc lộ 21 và lập phòng tuyến giữ Khánh Dương.

Ý kiến bạn đọc
16/12/201901:37:16
Khách
Chuẩn tướng Lê Trung Tường chứ không phải chuẩn tướng Trường.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.