Hôm nay,  

Lễ Giỗ Cụ Trần Văn Hương: Tưởng Niệm 1 Nhân Cách

08/04/200000:00:00(Xem: 4642)
SAN JOSE (Nam Hà) - Buổi Lễ Tưởng Niệm và Lễ Giỗ lần thứ 18 của Tổng Thống VNCH Trần Văn Hương đã thành công tốt dẹp với trên 300 quan khach tham dự trong không khí trang nghiêm.

Được biết buổi lễ dược tổ chức tại nhà hàng Phú Lâm vào lúc 12:00 ngày Chủ Nhật, 2/4/2000. Buổi lễ diễn ra với ba phần: Phần nghi lễ tưởng niệm, phần lễ giỗ và phần văn nghệ giúp vui.
Phần nghi lễ được diều khiển bởi 2 MC Trương Nghĩa, Hội Ái Hữu Lực Lượng CSQGVN/San Jose và Nguyễn Thành Út, Gia Đình Mũ Đỏ San Jose và vùng phụ cận. Ở phần nghi lễ, chương trinh chào cờ, phut mặc niệm do GĐMĐ phụ trách dưới sự diều khiển của MĐ Nguyễn Thành Út cùng với sự cộng tác của một số cựu quân nhân QLVNCH ở các binh chủng và các cựu tù nhân chính trị của hai tổ chức Hội Ái Hữu H.O. San Francisco và Hội Cựu TNCT Oakland.

Ngoài sự đóng góp của 4 hội đoàn trong Ban Tổ Chức như: - Hội Ái Hữu Lực Lượng Cảnh sát Quốc gia Việt Nam San Jose, -Hội Thân Hữu Cây Mai, - Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Oakland, - Và Hội Ái Hũu H.O. San Francisco.

Buổi lễ Tưởng Niệm hôm nay được hình thành là do sự yểm trợ tích cực về vật chất lẫn tinh thần của các Hội Ái Hữu Vùng Bắc Cali như:
- Hội Ái Hữu Pétrus Ký - Hội Tù Nhân Chính Trị Sacramento - Hội Ái Hữu Võ Trường Toản - Hội Người Việt Cao Niên Sacramento - Hội Ái Hữu Tương Tế Kiên Giang - Hội Thơ Tài Tử Việt Nam Hải Ngõi - Hội Ái Hữu An Giang - Hội Cao Niên Diên Hồng Vùng Vịnh - Hội Ái Hữu My Tho - Gia Đình Mũ Đỏ Bắc Cali - Hội Ái Hữu Bạc Liêu - Hội Pháo Binh Bắc Cali - Hội Ái Hữu Khánh Hòa - Gia Dình Phan Thanh Giản & Đòn Thị Điểm - Hội Ái Hữu Cà Mau - Hội Thân Hữu Lực Lượng Đặc Biệt Bắc Cali - Thân Hữu Bến Tre - Hội Người Việt Cao Niên Vùng Vịnh Cựu - Đồng Hương Vĩnh Long Kim Sơn - Hiệp Hội Kim Hòan
Và Ban Cố Vấn với GS Đỗ Bá Khê, GS Nguyễn Thanh Liêm, GS Lưu Khôn và LS Võ Duy Thưởng đã nhiệt tình hỗ trợ.

Ngoài ra, MC Trương Nghĩa đã cảm ơn các cơ quan truyền thông và báo chí cả hai miền Nam Bắc Cali và các nơi khác đã giúp Ban Tổ Chức phổ biến lời mời dự lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Hương.

* Cố Tổng Thống Trần Văn Hương thọ 80 tuổi
Cố Tổng Thống Trần Văn Hương mất ngày 27 tháng 1 năm 1982 tại Saigon, nhằm ngày mùng 3 Tết năm Nhâm Tuất, hưởng thọ 80 tuổi. Đáng lẽ buổi lễ phải được tổ chức vào ngày 07- 2 năm 2000, tức ngày mùng 3 Tết năm Canh Thìn. Tuy nhiên, vào khoảng thời gian này có quá nhiều sinh hoạt đón Xuân của các hội đoàn và đồng bào. Hơn nữa, Ban Tổ Chức cũng có ý muốn đợi đến tháng 4 hàng năm để làm lễ tưởng niệm cố TT Trần Văn Hương vì đây là thời điểm mà mọi người Việt Nam đều không thể quên được biến cố đau thương đã xảy ra cho đất nước và dân tộc. Trong biến cố 30 tháng 4 năm 1975, tuy cố TT Trần Văn Hương không thành công trong việc cứu miền Nam thoát khỏi bàn tay hung tàn của Cộng Sản Hà Nội nhưng Cụ đã chứng tỏ cho quốc dân và quốc tế thấy sự can trường và lòng yêu nước của người lãnh đạo khi quốc gia nguy biến. Cụ đã sống và chết vì quốc gia và dân tộc. Điều này mãi mãi là tấm gương sáng muôn đời cho hậu thế noi theo.

* Biểu tượng sự trong sáng của VNCH
Cố TT Trần Văn Hương là biểu tượng trong sáng của Việt Nam Cộng Hòa. Cụ là hình ảnh của hàng vạn Quân Dân Cán Chính VNCH, một đời tận tụy, đem hết thiện chí và sinh mạng để phục vụ đất nước và đồng bào.

Cụ là biểu tượng của sự can trường, bất khuất của người lãnh đạo quốc gia. Trước lưỡng viện Quốc Hội ngày 26 tháng 4 năm 1975, Cụ Hương đã nói: “Nếu ý Trời muốn cho nước Việt Nam này không còn nữa thì thôi, chúng ta sẽ cùng nhau với nước Việt Nam này mà chết chớmkhông thể chấp nhận đầu hàng được”. Cụ đã nói và Cụ đã làm tròn ước nguyện đó cùng với quốc dân đồng bào.

Cố TT Trần Văn Hương còn là biểu tượng của sự liêm chính. trong sạch của người công dân khi đứng ra làm việc nước.. Ngày Cụ lìa, sản nghiệp cá nhân của Cụ còn lại không ngoài mấy bộ đồ cũ rách. Tuy nhiên, sản nghiệp tinh thần CÔNG MINH LIÊM CHÍNH của Cố TT Trần Văn Hương còn lại mãi mãi trong lòng dân tộc Việt Nam.

* Vài nét về con người Trần Văn Hương
Trong phần phát biểu của quan khách, Giáo sư Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Liêm. nguyên Thứ Trưởng Bộ Giáo Dục VNCH đã nói:
“Lễ Tưởng Niệm và Giỗ Cố Tổng Thống Trần Văn Hương được tổ chức hàng năm là bước mở đầu cho những sinh hoạt về sau nhằm mục đích phát huy những giá trị đạo đức cổ truyền của Đông Phương mà TT Hương đã phần lớn thể hiện trong cuộc đời làm chính trị của cụ.

Để thấy rõ giá trị đạo đức đó tôi xin mời quí vị hãy cùng tôi lượt qua đời sống và hoạt động của người chí sĩ đáng thương đáng kính nầy. Cụ Hương sinh năm 1902 tại Vĩnh Long trong một gia đình nông dân nghèo khó. Cha làm ruộng mẹ chỉ đi bán cháo ở ngoài chợ. Nhà nghèo nhưng rất hiếu học. Nhờ học giỏi nên cụ được học bổng để học lên Trung học. Xong Tú tài Pháp cụ được vào học Cao Đẳng Sư Phạm Hà Nội. Tốt nghiệp Cao Đẳng Sư Phạm cụ được bổ nhiệm về dạy tại trường College Le Myre de Vilers, tức trường Trung Học Nguyễn Đình Chiểu sau nầy. Ít lâu sau cụ được bổ nhiệm làm Thanh Tra Học Chánh tỉnh Tây Ninh. Chính ở đây nhà giáo Trần Văn Hương đã vượt qua cương vị của nhà mô phạm để bắt đầu lãnh trọng trách trước quốc dân đồng bào”

Gs Liêm nói tiếp, năm 1945. sau đại Chiến Thế Giới lần thứ II, ông Hương mạnh dạn bỏ nghề dạy học tham gia phong trào toàn quốc kháng chiến chống Pháp trong chức vụ Chủ Tịch Ủy Ban Hành Kháng Tây Ninh. Khi quân Pháp tái chiếm tỉnh nầy cụ đưa bộ đội rút vào Đồng Tháp tiếp tục công cuộc kháng chiến. Nhưng về sau khi biết phong trào nầy đã bị Cộng sản thao túng, cụ Hương giải tán bộ đội trở về thành làm “Cu Ly Viết” như cụ thường nói, hầu sống đạm bạc qua ngày.

Năm 1955, cụ nhận lời mời của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm ra làm Đô Trưởng Saigon. Đây là lần đầu tiên người dân miền Nam được thấy một chính trị gia cưởi xe đạp đi nhậm chức Đô trưởng. Sau đó ít lâu thấy chánh quyền Đệ Nhất Cọng Hòa bắt đầu có những sai lầm nguy hại trong đường lối và chánh sách quốc gia, cụ Hương cùng 17 nhân sĩ khác trong nhóm Tự Do Tiến Bộ (thường được gọi là nhóm Caravelle) làm bản thỉnh nguyện thơ và tổ chức họp báo tại khách san Caravelle, yêu cầu Tổng Thống Ngô Đình Diệm thay đổi đường lối cai trị để cứu nguy dân tộc. Kết quả cụ Hương cùng 17 vị kia được vào ngồi tù một thời gian để riêng cụ Hương có dịp hoàn thành tập thơ “Lao trung Lãnh Vận” tức những vần thơ lạnh lẽo ở trong tù của cụ.
Năm 1968, sau Tết Mậu Thân, giữa tình thế hỗn loạn, hiểm nguy, cụ Hương đảm nhận lời mời của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ra làm Thủ Tướng chính phủ lần thứ hai. Năm 1971 cụ đắc cử Phó Tổng Thống trong liên danh Nguyễn Văn Thiệu - Trần Văn Hương. Ở ghế Phó Tổng Thống, cụ chỉ làm Chủ Tịch một số các Hội đồng quốc gia trong đó có Hội Đồng Văn Hóa Giáo Dục. Tưởng như vậy đã yên thân tuổi già, nhưng không, vào tháng 4/1975, trong cảnh dầu sôi lửa bỏng, vận mạng quốc gia đã đến hồi thập tử nhất sanh, cụ Trần Văn Hương lại một lần nữa mạnh dạn đứng ra nhận lấy trách nhiệm trước quốc dân đồng bào khi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức. Cụ Hương lên làm Tổng Thống chỉ vỏn vẹn 7 ngày, vừa đủ thì giờ để trần trình trước Lưỡng viện Quốc Hội về tình trạng khẩn trương của đất nước và giải pháp chính trị tuyệt vọng của miền Nam. Với sự đồng ý của lưỡng viện Quốc Hội, cụ Trần Văn Hương đã trao quyền lãnh đạo cho Đại Tướng Dương Văn Minh trong một buổi lễ tại Dinh Dộc Lập, chiều ngày 28/4/1975, khoảng 36 tiếng đồng hồ trước khi quân đội Cộng sản tiến vào Saigon. Cụ Hương là vị Tổng Thống dân cử cuối cùng của VNCH.

Trước khi Saigon mất, đại sứ Hoa Kỳ có đến mời cụ ra đi để cho người Mỹ lo lắng cho cụ được sống yên ổn lúc tuổi già cho đến khi trăm tuổi, nhưng cụ đã từ chối lời mời đó. Cụ nhất định ở lại quê hương, chia xẻ sự hiểm nguy và cảnh khốn cùng với toàn thể quân dân cán chính của VNCH.
Năm 1977 chính quyền Cộng sản mang giấy tờ trao trả quyền công dân cho cụ Trần Văn Hương nhưng cụ khẳng khái khước từ. Cụ bảo với chánh quyền Cộng sản rằng cụ là người sau cùng nhận sự trao trả đó khi nào tất cả những quân cán chính của VNCH đã bị Cộng sản giam cầm đều được trả quyền công dân.

Cụ đã sống hết sức thanh bần trong những ngày còn lại của cuộc đời. Tuy rất nghèo nàn thiếu thốn cụ vẫn muốn sống, để được sống lâu hơn Hồ Chí Minh một tuổi thôi. Ý nguyện của cụ đã được thành. Cụ mất hồi 4:00 chiều ngày 27/1/1982, tức ngày mùng 3 Tết năm Nhâm Tuất. Lúc lìa đời cụ đã được 80 tuổi, lớn hơn Hồ Chí Minh lúc chết 1 tuổi.

* Chữ nghĩa Tây Âu, tinh thần Đông phương
Làm giáo sư, làm thanh tra, làm đô trưởng, làm thủ tướng, làm Phó tổng thống và tổng thống, địa vị của cụ Hương thật là cao ở trong xã hội nhưng cụ không tạo dược cho mình hay cho vợ con một sự nghiệp vật chất nhỏ nhen nào. Cụ không sắm nổi một cái xe, một căn nhà hay một mảnh đất cắm dùi. Thế thì có địa vị để làm gì, khổ sở với các chức vụ đó để làm gì" Tại sao không chọn lấy con đường êm thấm nhàn hạ thảnh thơi cho sung sướng cuộc dời" Tôi tự hỏi như vậy và tôi cũng tự trả lời sau đây.

“Cụ Hương là một nhà giáo, một người trí thức tân học nhưng thấm nhuần tư tưởng dạo lý Dông phương, đúng như mẫu người mà Petrus Ký muốn đào tạo hồi cuối thế kỷ XIX và sau này nhóm Nam Phong Tạp Chí đã tiếp nối. Đó là mẫu người biết trang bị cho mình những kiến thức khoa học Tây Phương nhưng đồng thời cũng giữ dược tinh thần đạo dức phương Dông như hai câu đối trước cổng trường Petrus Ký:
“Khổng Mạnh cương thường tu khắc cốt,
Tây Âu khoa học yếu minh tâm.”

Dù theo Tây học nhưng thửa nhỏ cụ Hương vẫn có phong độ của kẻ sĩ chịu nhiều ảnh hưởng tư tưởng Khổng Mạnh. Nhà Nho tiến vi quan, thối vi sư, tùy cơ mà hành động. Khi chưa gặp thời thì sống ẩn nhẫn, đi dạy học truyền bá đạo lý của Thánh Hiền. Khi gặp thời thì ra làm quan, giúp vua trị nước như xưa kia Khổng Tử đã làm.”

Gs Liêm nói tiếp, Nói đến cụ Trần Văn Hương là người ta phải nghĩ ngay đến con người cương trực, khẳng khái của cụ, tinh thần bất khuất của kẻ sĩ đã khiến cụ phải mạnh dạn đứng lên phản kháng khi gặp cảnh bất bình dù hậu quả có thể nguy hại đến an ninh cá nhân. Đó là điều cụ đã làm khi ký tên vào bản thỉnh nguyện của nhóm Tự Do Tiến Bộ. Những kẻ thường hay dùng đồng tiền hay một sức mạnh nào khác để tạo áp lực mưu cầu quyền lợi cho cá nhân hay đoàn thể của mình chắc chắn đã không gặt hái dược kết quả gì trước cái ngay thẳng đến gan lì của “Ông già gân”.

Hai lần được mời làm Đô Trưởng, hai lần được mời làm Thủ Tướng, một lần mời đứng chung liên danh ứng cử Thượng Viện, hai lần được mời đứng chung liên danh ứng cử Tổng Thống, giá trị con người của nhà giáo Trần Văn Hương, tất nhiên dược nhiều con người đương thời biết đến. Tuy cụ không đem lại được thắng lợi vinh quang về cho chế độ VNCH, nhưng cụ đã để lại cho người dân miền Nam một tấm gương yêu nước, thương dân, một tấm gương trong sạch, ngay thẳng và tiết tháo mà người đương thời ít có ai sánh kịp.

Cuối cùng diễn giả nói, hôm nay chúng ta làm lễ tưởng niệm cụ Trần Văn Hương dể nhớ một kẻ sĩ đầy tiết tháo đã nêu tấm gương yêu nước, thương dân, trong sạch, liêm khiết cho người dân Việt. Nhưng nếu chỉ làm lễ tưởng niệm hằng năm để tưởng nhớ người xưa thôi thì có lẽ cả người quá cố cũng như người con sống hôm nay dều thấy vui nhưng chưa vừa lòng lắm. Nếu vong hồn cụ Hương có linh thiêng thì có lẽ cụ sẽ nói với chúng ta rằng các em các cháu không nên nghĩ đến “qua” nhiều quá, các em các cháu nên nghĩ đến đám trẻ nhiều hơn, hãy sống cho tương lai nhiều hơn chớ đừng tôn sùng dĩ vãng, hãy nghĩ đến những kẻ đang sống hơn là nghĩ nhiều đến những người đã ra đi.

* Sau Tết Mậu Thân, “ông Già gân” vận động cho tướng Đỗ Cao Trí về bảo vệ BKTĐ
Cũng trong phần phát biểu, Luật sư Võ Duy Thưởng đã đọc lá thư của cựu Thiếu Tướng Lý Bá Hỷ được gửi từ bên Pháp sang cho ban tổ chức.

Tưởng cũng nên nhắc lại cựu Thiếu Tướng Lý Bá Hỷ có một mối giao tình với Cố TT Trần Văn Hương trong một thời gian dài 30 năm, kể từ năm 1945, khi cụ Hương còn là Thanh tra Tiểu Học tỉnh Tây Ninh cho đến năm 1945. Chính cụ Hương là người khuyên “cậu thanh niên Lý Bá Hỷ” gia nhập trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt năm 1949 vì theo cụ đây là nơi đào tạo cán bộ tương lai cho quân đội quốc gia.

Cựu Thiếu Tướng Lý Bả Hỷ sau nầy giữ chức vụ Chánh Văn Phòng Phủ Thủ Tướng nội các Trần Văn Hương. Đơn vị sau cùng của ông là Tư Lệnh Phó Biệt Khu Thủ Đô.
Cựu Thiếu Tướng Lý Bá Hỷ năm nay đã 79 tuổi ta, trong thơ, ông nhớ tới đâu, biết điều gì thì viết ra tới đó.

Bức thư của cựu Thiếu Tướng Hỷ viết:

“Noisy le Sec ngày 22-3-2000

Anh Luật Sư Thưởng,
Rất hân hạnh nhận được thiệp mời tham dự ngày giỗ trọng đại tưởng nhớ Ông Già do các hội ái hữu tổ chức, tôi rất tiếc không thể nào có mặt được vì lý do sức khỏe và thời gian cấp bách (thiệp đến ngày 21-3). Mặc dù thế tôi xin gửi đến quý anh những điều mà quý anh không may mắn biết hết về quá khứ đặc biệt của Ông Già từ khi trở về Sài Gòn năm 1946 cho đến thời kỳ đảm nhận chức Đô Trưởng hai lần, Thủ Tướng hai lần, Thượng Nghị Sĩ kế tiếp. Phó Tổng Thống, sau cùng là Tổng Thống.

Trong thời gian chưa tham chính Ông Già sống lay lất, thanh bần ở trọ từ xưởng đúc của người bạn đến nhà xe (garage), xó bếp của người học trò này sang người học trò khác. Sau cùng về ở trọ nhà người cháu trong ngỏ hẻm nhỏ. Tất cả là sáu nơi.

Sự di chuyển duy nhất của Ông Già là chiếc xe đạp (do ai tặng tôi không nhớ, có lẽ cũng của một người học trò) không thắng loại “xập ký nình” với cái túi vải kaki xanh treo lủng lẳng vào guidon. Trong túi chỉ có chiếc quạt giấy bất ly thân.

Vấn đề ăn uống Ông Già không làm bận rộn các chủ nhà cho ở trọ, mà tự đạp xe đi thưởng thức những món thích khẩu ở mấy quán cóc lề đường, như là cháo cá chợ cũ, mì cây nhãn. Thỉnh thoảng đến bến tàu kế cận cột cờ Thủ Ngữ, ngồi trên chiếc ghế con bên cạnh cái bàn thấp lè tè ăn bì cuốn, cháo lòng, v.v...
Tiền túi tiêu vặt ấy do những người học trò giúp cho đến khi được thu nhận làm viên chức bán thuốc kiêm thu ngân tại một nhà thuốc Tây ngang cổng xe lửa, thì tự túc.

Quần áo tự giặt lấy. Năm này sang năm khác cũng chỉ duy nhất mặc quần sọt kaki (short) lúc ra khỏi nhà cho đến ngày nhận chức Đô Trưởng tôi mới trông thấy Ông Già trang phục tươm hơn. Ngày nào cũng thế, chỉ tươm với chiếc quần dài, áo bốn túi kaki vàng. Đi làm việc hoặc đi quan sát thành phố thì Ông Già chọn chiếc xe Renault bốn ngựa cũ mèm của Đô Thành thay vì chiếc xe limousine bóng loáng. Nhà ở thì ông chọn cái nhà dành cho một viên chức trung cấp cảnh sát, thay vì một biệt thự trong vòng thành nha Cảnh Sát Đô Thành.

- Trường hợp nào tạo điều kiện cho Ông Già lãnh nhiệm vụ hai lần Đô Trưởng và từ chức - thăng chức"
- Trường hợp nào tạo điều kiện cho Ông Già lãnh trọng trách hai lần Thủ Tướng và từ chức"
- Trường hợp nào tạo điều kiện cho Ông Già ứng cử, đắc cử Thượng Nghị Sĩ"
- Trường hợp nào Ông Già trở thành Phó Tổng Thống"
- Nguyên nhân nào những người thân thuộc gọi là Ông Già Gân"
- Sở thích của Ông Già là thứ chi"
- Cách sống và cách làm việc trong những nhiệm vụ nặng như thế nào"
- Phong cách và phương châm của Ông Già dựa trên căn bản nào"
- Điểm mạnh và điểm yếu"

Tôi may mắn, có lẽ do định mệnh gần gũi Ông Già qua mọi giai đoạn, từ lúc hàn vi đến những ngày nhận trọng trách đầu tiên rồi kế mất chức bị cô lập sống ở Vũng Tàu, rồi thời cơ đưa đến, Ông Già lấy lại tư thế sự nghiệp lớn cho đến ngày cuối cùng của đất nước miền Nam, tôi đến tư thất từ biệt ông để lên đường bị đưa đi “cải tạo.” Tôi thấy ông gầy đi thật nhiều.

Khi còn ở trong trại miền Bắc không cho rằng có ngày trở về miền Nam, tôi viết thư “chui” cho con tôi ở Vũng Tàu, tức là thư thoát khỏi sự kiểm soát của cai tù, hỏi thăm tình trạng sống và sức khỏe của Ông Già ra sao với danh từ ngụy trang là ông Ba. Tôi phải cẩn trọng ngụy trang để đề phòng trường hợp thư lọt ra khỏi trại, có thể bị chận ở một nơi khác, bọn Cộng Sản không khám phá ra được ý của tôi.

Con tôi trả lời “Ông Ba đã mất hai năm trước.” Được tin ấy tôi buồn vô cùng, nhưng rồi cũng nghĩ rằng an phận cho ông.
Thời gian quá cận ngày giỗ, tôi phải cấp bách thức lúc ba giờ sáng đêm 21-3 để có mấy điều kể trên mong thỏa mãn một phần nào sự yêu cầu của luật sư và quý anh và hy vọng thư đến kịp trước ngày 02/4.

Tôi bận lắm, bận cho cuộc sống của tuổi 77 dương lịch 79 âm lịch “Nhâm Tuất” và bận cho sức khỏe.
Nếu có điều kiện thuận tiện, dành ra mỗi ngày vài giờ viết lại đầy đủ một cách trung thực thì phải một thời gian khá lâu. Tôi còn nhớ tất cả mọi chi tiết, nhưng ngày tháng năm thì tôi quên. Cũng như trong quyển sách của tôi, anh Nho và anh Để có nhận được, tôi kể lại đầy đủ nhưng không có ngày tháng.

Tôi có ý định viết về Tướng Đỗ Cao Trí là người mà Ông Già tìm mọi cách vận động bảo đảm để đưa từ Nam Hàn về lãnh chức Tư Lệnh Quân Khu kiêm Quân Đoàn III để bảo vệ Biệt Khu Thủ Đô sau Tết Mậu Thân.
Một số lớn các tướng lãnh Pháp có biết Tướng Trí, nếu tôi có đủ tư liệu thì tôi thực hiện được, chắc chắn sẽ được các cựu quân nhân Pháp ủng hộ.

Xin tạm ngưng bút và xin chúc sức khỏe luật sư và tất cả quý anh có mặt trong ngày tưởng nhớ đến Ông Già.

Lý Bá Hỷ”

* Đơn giản nhưng trang nghiêm
Bước sang phần thứ hai của buổi lễ, là phần Tế Lễ trước bàn thờ của Cố Tổng Thống Trần Văn Hương với một Ban Tế Lễ gồm những nhân vật đại diện ban cố vấn và ban tổ chức:
- Ông Nguyễn Duy Trung, Hội Trưởng Hội cựu Tù Nhân Chính Trị vùng Vịnh (Oakland).
- Ông Đỗ Đức, Hội Trưởng Hội Ái Hữu Lực Lựng CSQGVN San Jose kiêm Hội Trưởng Hội Ái Hữu Khánh Hòa - Nha Trang.
- Ông Nguyễn Phú, Hội Trưởng Hội Ái Hữu H.O.. San Francisco
- Luật Sư Võ Duy Thưởng, đại diện ban tổ chức đọc văn tế trong lúc hành lễ.
- Ông Nguyễn Vạn Lý, đại diện Hội Thân Hữu Cây Mai.
- Ông Trần Trung Sơn, tiếp lễ Đông.
- Ông Đặng Kim Toàn, tiếp lễ Tây.
Cả 7 nhân vật này dều trong quốc phục Việt Nam áo dài khăn đóng và trong lúc hành lễ, tất cả quan khach được mời đứng dậy.

Phần Tế Lễ của BTC, vì thì giờ eo hẹp, BTC mời tượng trưng một số quan khách thuộc Hội Đồng lãnh đạo các Tôn Giáo, quí vị nguyên thành viên cũ của Hội Đồng Nội Các Chính Phủ VNCH, Hội Đồng Tướng Lãnh và quí vị trong ngành Giáo Dục như Linh Mục Vũ Ngọc Đáng, Cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá cẩn, cựu Tổng Trưởng Y Tế, Bác Sĩ Nguyễn Văn Huởn, cựu Tư Lệnh CSQG, Thiếu Tướng Nguyễn Khắc Bình; Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện, Trần Khương Trinh; cựu Thứ Trưởng Giáo Dục Tiến sĩ Đỗ Bá Khê; cựu Thứ Trưởng Giáo dục, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm; cựu Thứ trưởng Kinh tế, Kỹ sư Khương Hữu Điểu; cựu Dân Biểu Quốc Hội, Giáo sư Phạm Văn Trọng; Giáo sư Lưu Khôn, nguyên Giáo sư Đại Học Văn Khoa Saigon; Giáo sư Trần Công Thiện, nguyên giáo sư Đại Học Sư Phạm Saigon; Ông Nguyễn Tái Đàm, Chủ Tịch HĐCH/BĐD/CĐ; Ông Chu Tấn, Chủ Tịch HĐĐB/CĐ; Cụ Trương Đình Sửu, Chủ Tịch Hội Người Việt Cao Niên Vùng Cựu Kim Sơn kiêm Trưởng Ban Điều Hành Quỹ Tương Tế Việt Nam; Ông Võ Đức Thọ, nhân sĩ Vùng Oakland; Ông Vương Từ Mỹ, nhân sĩ trong Hội Đồng Giám Đốc Hội Ái hữu H.O. San Franciscco; Bà Phan tấn Chức, đại diện Phụ Nữ San Francisco; và các niên trưởng, cựu Đại Tá trong các quân binh chủng và CSQG thuộc VNCH như: Cao thiện Chánh, Vũ Duy tạo, Nguyễn Phú Sanh, Nguyễn Trúc Long, Nguyễn Thành Chuẩn, Trương Kim Cang, Trần Thanh Điền... cùng một số đồng hương.

* Giải khuyến học Trần Văn Hương: 1250 Mỹ kim dành cho 7 cơ sở giáo dục và học sinh xuất sắc
Chương trình sau đó bước sang phần trao phần thưởng khuyến học Trần Văn Hương. Theo MC:
“Khi còn sanh thời, cụ Trần Văn Hương là một giáo sư Việt văn tại trường trung học Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ tho, trước khi Cụ gia nhập phong trào kháng chiến chống Pháp và tham gia chánh trường sau nầy. Để tưởng nhớ đến Cụ như là một nhà giáo và để yểm trợ các sinh hoạt giáo dục, văn hóa, Ban Tổ Chức Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống VNCH Trần Văn Hương xin trao tặng các cơ sở giáo dục sau đây, mỗi nơi một chi phiếu 200 Mỹ Kim với danh nghĩa “PHẦN THƯỞNG KHUYẾN HỌC TRẦN VĂN HƯƠNG”. Số tiền nầy sẽ được dùng để phát thưởng cho các học sinh xuất sắc trong mùa hè năm nay.

Các cơ quan, cá nhân được nhận lãnh phần thưởng khuyến học như sau:
1.- Trung tâm Việt Ngữ Văn Lang.
2. Trung Tâm Việt Ngữ Về Nguồn.
3. Hội Phụ Huynh và Giáo Chức Santa Clara.
4. Trung Tâm Việt Ngữ Âu Cơ.

Ngoài ra Ban Tổ Chức cũng trao một số giải thưởng cho các học sinh xuất sắc hiện diện trong buổi lễ hôm nay.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.