Hôm nay,  

Đài Rfa Phỏng Vấn Cựu Đại Tá Phạm Quế Dương Về Đại Hội 9

22/02/200100:00:00(Xem: 5158)
Đại hội 9 của Đảng Cộng sản Việt Nam dự trù sẽ chính thức khai mạc vào khoảng trung tuần tháng Ba sắp tới. Nhân dịp này, biên tập viên Phan Dũng của Ban Việt ngữ Đài Á Châu Tự Do đã điện thoại về Hà Nội phỏng vấn ông Phạm Quế Dương về không khí chuẩn bị cũng như những vấn đề liên quan đến đại hội nói trên.

Ông Phạm Quế Dương là cựu đại tá Quân Đội Nhân Dân Việt Nam và từng giữ chức vụ Tổng Biên Tập Tạp Chí Lịch Sử Quân Sự của Bộ Quốc Phòng Hà Nội.

RFA: Theo tin tức của các hãng thông tấn quốc tế, nếu không có gì trở ngại, Đại hội 9 của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ chính thức tại Hà Nội vào trung tuần tháng Ba năm nay. Ông có ghi nhận đuọc sự kiện nào đặc biệt liên quan đến không khí chuẩn bị Đại hội không ạ"

Phạm Quế Dương: Có hai vấn đề liên quan đến Đại hội 9. Thứ nhất là bản dự thảo báo cáo chính trị. Thứ hai là vấn đề nhân sự. Nhưng mà dự thảo báo cáo chính trị và nội dung của bản văn này thì chỉ có giới báo chí của đảng đề cập đến một cách sôi động thôi. Còn lòng dân thì thực sự người ta không mấy quan tâm đến đại hội của Đảng. Nếu có quan tâm thì dân chúng chỉ bàn với nhau về vấn đề dân sự thôi. Chứ bây giờ còn chủ nghĩa Mác-Lênin, vẫn là đấu tranh giai cấp, vẫn là kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, vẫn là hô khẩu hiệu, trong khi vấn đề hàng đầu là dân chủ thì không thấy đặt ra.

Dân chủ là vấn đề chính, mà biểu hiện của dân chủ là thông tin, nghĩa là phải tự do báo chí, tự do xuất bản. Mà vấn đề này chưa đáp ứng cho người dân. Người dân công nhận là có đổi mới kinh tế khiến đất nước đi lên, nhưng đi lên chưa nhiều so với các nước xung quanh. Trong khi đổi mới chính trị thì anh chẳng đặt ra vấn đề gì cả. Cải cách kinh tế là phải đi với cải cách chính trị , đổi mới kinh tế phải đi với đổi mới chính trị. Đó là quy luật. Đảng không đưa ra vấn đê đổi mới chính trị mà lại đưa ra vấn đề rất mơ hồ là cải cách hành chính. Chính trị và hành chánh là hai khái niệm, mà họ mang hành chánh áp lên chính trị, vì thế cho nên thật lòng thì người dân chẳng mấy quan tâm đế đại hội đảng sắp tới.

RFA: Theo một số nguồn tin được các hãng thông tấn loan tải một cách dè dặt thì rất có thể đương kim Tổng bí thư Đảng là ông Lê Khả Phiêu sẽ bị thay thế bởi Bí thư thành ủy Hà Nội hiện nay là ông Nguyễn Phú Trọng. Ông có tin tức gì về vấn đề này không"

Phạm Quế Dương: Dư luận ngầm bàn về tin này thì tương đối rõ đấy, nhất là sau Hội nghị Trung ương 11 của Đảng. Nhưng đây gần như quy luật rồi. Đại hội Đảng nào cũng thế, nổi cộm lên là vấn đề nhân sự. Mà nhân sự thì gắn liền với quyền lực, và quyền lợi. Do đó người ta tranh chấp nhau về quyền lực là chuyện bình thường. Tỷ như trước đại hội 8, ai cũng nói ông Đỗ Mười, ông Lê Đức Anh và ông Võ Văn Kiệt sẽ nghỉ, nhưng đại hội xong thì cả 3 ông đều ngồi nguyên. Mãi đến năm 97 thì ba ông mới bị thay bởi ông Lê Khả Phiêu, ông Trần Đức Lương và ông Phan Văn Khải. Vì thế hiện nay đang có dư luận ông Phiêu sẽ nghỉ và ông Trọng lên thay. Báo Thanh Niên số ngày 17 tháng Giêng, anh Hữu Thọ đã trả lời báo chí trong nước và quốc tế. Nhưng điều đặc biệt là chỉ có mỗi một tờ Thanh Niên đăng tin này mà thôi.

RFA: Dường như ông Hữu Thọ có đề cập đến việc phải triệu tập Hội nghị trung ương lần thứ 3 để thông qua và nhất trí về bản báo cáo chính trị cho đại hội kỳ 9 này"

Phạm Quế Dương: Bản dự thảo báo cáo chính trị hiện được công bố trên báo chí của Đảng, so với bản công bố ban đầu cho các đại hội cơ sở thì ít nhiều có thay đổi. Tuy nhiên, bản chất của nó vẫn bảo thủ, vẫn rất sơ cứng mà biểu hiện là việc bảo lưu chủ nghĩa Mác-Lênin. Có lúc thì viết là chủ nghĩa Mác-Lênin, có lúc thì viết là tư tưởng Mác-Lênin. Chủ nghĩa và tư tưởng có khác gì nhau lắm đâu. Thí dụ đại hội 2 của Đảng năm 1951 lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ Nam.

Tóm lại, so với bước đi văn minh của loài người, thì bản dự thảo báo cáo chính trị của đại hội 9 lần này vẫn bảo thủ, sơ cứng.

RFA: Xin ông cho biết rõ hơn vê những thay đổi mà ông vừa nói tới.

Phạm Quế Dương: Vấn đề là chủ nghĩa Mác-Lênin, vấn đề kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Vậy XHCN nội dung nó là cái gì. Vì XHCN tự bản chất của nó đã phủ nhận tư hữu. Tiến lên XHCN, đánh tư sản, cải cách ruộng đất, tịch thu tài sản của dân... , bây giờ khái niệm kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, hiếm thấy nước nào trên thế giới đặt ra vấn đề như thế. Chưa nói đến vấn đề đảng là của ai. Bây giờ mà vẫn còn cứ nói là đảng là của giai cấp công nhân trong khi văn minh của loài người đang tiến vào thời kỳ hậu công nghiệp, đi vào kinh tế trí thức.

RFA: Một số nhà phân tích cho rằng, sẽ có tranh giành quyền lực giữa phe thủ cựu trong Đảng mà tiêu biểu là ông Lê Khả Phiêu và phe cấp tiến điển hình là phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông thấy nhận định này có đúng không"

Phạm Quế Dương: Người Việt ở hải ngoại thực ra có nhiều thông tin hơn chúng tôi. Còn ở trong nước thì chúng tôi thấy rõ ràng có vấn đề đấu tranh nội bộ với nhau khá quyết liệt. Mà những sự đấu tranh quyết liệt này thường biểu hiện ở các bài không được đăng công khai trên báo. mà trong các bài truyền tay cho nhau trong Ban Tư tưởng Văn hóa, An ninh thì rõ là một hiện tượng tán phát. Trong các thông tin ấy có nói các phe phái đấu tranh với nhau thật và có vấn đề biểu hiện của bảo thủ, có biểu hiện của tiến bộ. Nhưng mà những nhân vật tiêu biểu của hai phe thì không đơn giản đâu.

Thí dụ phân tích về anh Lê Khả Phiêu, có người cho rằng anh ta là người bảo thủ, nhưng mà cũng có người cho rằng anh ấy tiến bộ vì anh ấy dám trương ngọn cờ chống tham nhũng. Tuy nhiên, người ta cũng bảo anh ấy hô khẩu hiệu, nói chứ không làm. Nhưng cũng có người cho rằng anh ấy dám nói còn hơn không giám nói. Đấy, đánh giá về Lê Khả Phiêu cũng có nhiều dư luận khác nhau.

Còn anh Nguyễn Tấn Dũng thì có gì là nổi bật trong nước mình đâu. Anh ta vẫn có cái gì mờ nhạt. Cái người ta quan tâm là đằng sau hậu trường. Dư luận giữa cái nhóm cố vấn đối với tổng bí thư Lê Khả Phiêu, đấy mới là cuộc tranh luận ngầm với nhau. Dư luận (về nhóm này) cứ tản ra và ngày càng công khai thôi (...cười...).

RFA: Ông có thể cho biết vài khuôn mặt tiêu biểu trong nhóm cố vấn cho ông Lê Khả Phiêu.

Phạm Quế Dương: Cố vấn hiện giờ có 3 ông là ông Lê Đức Anh, ông Đỗ Mười và ông Võ Văn Kiệt. Trước kia người ta đưa tin là nhóm cố vấn này, nhất là ông Lê Đức Anh và ông Đỗ Mười đã đưa Lê Khả Phiêu lên. Nhưng đến bây giờ, sau Hội nghị Trung ương thứ 11 thì dư luận nói rằng giữa nhóm cố vấn và ông Lê Khả Phiêu đầy mâu thuẫn với nhau. Nguyên nhân là vì ông Lê Khả Phiêu muốn bỏ cái nhóm cố vấn này đi. Nhưng vì nước mình không có báo chí tự do nên những điều này là dư luận ngầm chứ không phải là tin công khai. Cho nên tôi nói với anh cũng chỉ là những thông tin của dư luận ngầm mà thôi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.