Hôm nay,  

Phút Mặc Niệm Sau 14 Năm!

25/08/200100:00:00(Xem: 4194)
Xuyên suốt 4 nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều thử thách sinh tử, chiến thắng nhiều kẻ thù nguy hiểm. Nhưng có thể nói, chưa thử thách nào, chưa kẻ thù nào nghiêm trọng và nguy hiểm bằng kẻ thù cộng sản Việt Nam. Trong quá khứ, những kẻ thù bắc phương như giặc Tống, giặc Nguyên, giặc Minh, giặc Thanh... tuy quân đông, thế mạnh, nhưng đều là những kẻ dị chủng, nên cuộc kháng chiến chống quân xâm lăng giành lại quê hương của cha ông cha chúng ta bao giờ cũng có được sức mạnh của thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Tuy nhiên, với kẻ thù cộng sản Việt Nam ngay từ thuở manh nha trong những thập niên đầu của thế kỷ 20, họ đã là những người đồng chủng với chúng ta, cùng máu đỏ da vàng như chúng ta, cùng nói chung một ngôn ngữ, có chung một lịch sử, một phong tục tập quán, thậm chí có khi họ cùng chung một huyết thống, một dòng họ, hoặc cùng cha cùng mẹ với chúng ta... Chính trong mối quan hệ vô cùng thân thiết, gần gũi của những người cùng huyết thống, cùng chủng tộc đó, nhiều khi chúng ta đã không có đủ kiến thức, bản lãnh và sự can đảm cần thiết để nhận ra chân diện của kẻ thù cộng sản Việt Nam.

Thêm vào đó là những éo le của lịch sử thế giới ở thế kỷ 19, 20, khi chủ nghĩa tư bản đang trong thời kỳ tăm tối và chủ nghĩa thực dân đang thời tung hoành; và nhất là lịch sử Việt Nam đang chìm đắm trong vũng lầy thuộc địa của thực dân Pháp, đã khiến nhiều anh hùng, hào kiệt Việt Nam và người Việt yêu nước, dễ dãi chập nhận cùng hội cùng thuyền với những người cộng sản trên con đường kháng chiến chống Pháp giải phóng quê hương.

Phần do những éo le của lịch sử, phần kẻ thù cộng sản quá khôn ngoan xảo quyệt và tàn nhẫn, trong khi người Việt yêu nước lúc nào cũng coi trọng tình nghĩa, thích sống tự do, nên trong thời gian trên dưới nửa thế kỷ trở lại đây, cộng sản Việt Nam đã liên tục chiếm đất, giành dân, khiến những người Việt yêu tự do phải liên tục trên đường lánh nạn cộng sản, hết từ Bắc vô Nam, lại từ Nam vượt biển chạy nạn cùng khắp địa cầu...

Trong số những người Việt chạy nạn cộng sản vào tháng 4 năm 1975, đại đa số đều ấp ủ ước vọng, một ngày nào đó khi cộng sản sụp đổ, họ sẽ trở lại quê nhà. Với nhiều người, thao thức ấp ủ ước vọng đó đã là điều quá nhọc nhằn héo hắt trong cuộc sống sô bồ, cơm áo gạo tiền ở quê người. Nhưng cũng có nhiều người, trong đó có tướng Hoàng Cơ Minh, sẵn sàng bỏ thời gian, mồ hôi và cả máu để biến ước mơ quang phục quê hương chóng thành hiện thực.

Ngay từ những ngày tháng đầu tiên khi mới đến trại tỵ nạn, tướng Hoàng Cơ Minh đã thao thức với ước vọng, thành lập một đội quân kháng chiến, đánh cộng sản, giành lại quê hương Việt Nam. Hiển nhiên, con đường kháng chiến giành lại quê hương từ xưa đến nay, ở bất cứ nơi đâu trên thế giới, bao giờ cũng là con đường đầy chông gai, cạm bẫy, đòi hỏi không những tính mạng của mình, của người thân mà nhiều khi ngay cả uy tín, danh dự của bản thân, của dòng họ, của bằng hữu cũng bị kẻ thù dùmg trăm phương nghìn kế, cùng mưu ma chước qủy để bôi nhọ, để chia rẽ, để hủy diệt.

Bên cạnh kẻ thù cộng sản, cùng với những nghiêng ngửa của lịch sử, của lòng người và thế lợi hại trong bang giao quốc tế, nhiều người, nhiều thế lực, nhiều quốc gia, trước là đồng chí, đồng minh trong cuộc kháng chiến chống cộng, nay trở mặt dửng dưng, thậm chí nghi ngờ, thậm chí tiếp tay với cộng sản, đâm sau lưng những người kháng chiến. Biết vậy, nhưng tướng Hoàng Cơ Minh cùng các chiến hữu của ông vẫn chọn con đường kháng chiến, chống lại cộng sản, bất chấp mọi khó khăn, thử thách.

Lịch sử văn minh của nhân loại mấy ngàn năm trở lại đây đã tạo nên một số mẫu anh hùng, dám xả thân làm những chuyện người khác không dám làm. Kinh Kha dám một một mình một gươm lên đường hành thích Tần Thủy Hoàng, đó là hành động của một người anh hùng. Nhưng hành động anh hùng của Kinh Kha chỉ thuần túy xuất phát từ tấm lòng muốn đền đáp ơn tri kỷ tri bỉ của thái tử nước Yên, người lúc nào cũng đối xử với Kinh Kha như một bậc thượng khách. Trái lại, con đường hy sinh vì đại cuộc của tướng Hoàng Cơ Minh và các chiến hữu của ông thuần túy xuất phát từ đại nghĩa, cho dân cho nước.

Lịch sử nhân loại mấy ngàn năm cũng cho thấy, có nhiều người trước khi làm việc gì bao giờ cũng cân nhắc lợi và hại. Có người thấy việc làm tuy có lợi cho cả thiên hạ, nhưng thiệt hại cho bản thân dù một sợi lông chân, họ cũng không bao giờ làm. Trái lại, cũng có những người, trước khi làm việc gì, điều đâu tiên họ băn khoăn là việc đó đúng hay sai. Nếu đúng, thì dù việc đó có thiệt thòi cho bản thân, cho gia đình, họ vẫn sẵn sàng. Cũng vì tâm tâm niệm niệm muốn làm điều đúng, điều phải cho dân cho nước, nên mấy chục năm trước, Nguyễn Thái Học đã dám đứng lên khởi nghĩa chống Pháp, và khi thất bại, ông đã thản nhiên bước ra pháp trường với câu nói bất hủ, "Không thành công, cũng thành nhân".

Hiển nhiên, khi chọn con đường kháng chiến quang phục quê hương, tướng Hoàng Cơ Minh cùng các chiến hữu của ông, không phải không nhìn thấy những khó khăn, gian khổ. Và dĩ nhiên, ông và các chiến hữu của ông cũng không phải không thấy những điều có thể thành đạt trên đất người một khi chịu khó học hành, chí thú làm ăn và biết tiêu pha tằn tiện. Nhưng mỗi người sinh ra lớn lên trong những hoàn cảnh khác nhau, chắc chắn có những quan niệm khác nhau về những chuyện lợi và hại, những điều phải và trái, những lẽ khinh và trọng...

*

Thứ Năm tuần trước, sau khi Mặt Trận chính thức thông báo tướng Hoàng Cơ Minh tử trận, tình cờ ghé vô một sạp báo, tôi thấy một cụ già tóc bạc da mồi. Trời thì lạnh mà cụ phong phanh một chiếc áo mỏng, tay cầm tờ báo dí sát vào mắt đọc say sưa, đọc quên cả mọi người chung quanh. Khi nghe tôi cất tiếng chào, cụ mới tháo cặp kiếng, rồi nói giọng rưng rưng xúc động: "Như vậy là ông tướng ổng mất thiệt rồi cậu ạ! Ổng mất thiệt rồi... Chả có cái gì có thể làm cho ông ta sống lại được nữa, phải không cậu" Ờ mà sao những người có lòng với dân với nước như vậy lại phải chết cậu nhỉ"" Nghe cụ hỏi, tôi không biết trả lời sao, chỉ biết đưa hai bàn tay xiết chặt bàn tay run run của cụ, để rồi thấy chính mình cũng xúc động nghẹn ngào, không thốt lên lời...

Suốt thời gian hơn chục năm qua, nhiều người Việt băn khoăn không biết tướng Hoàng Cơ Minh còn sống hay đã chết. Chính bản thân tôi cũng thao thức băn khoăn mỗi khi nghĩ đến ông. Hơn chục năm qua, mỗi khi đứng nghiêm trang trong phút mặc niệm tưởng nhớ tới anh linh những người đã xả thân vì dân vì nước, không hiểu sao, tôi đều xúc động nghĩ đến tướng Hoàng Cơ Minh...

Bây giờ, khi viết những dòng chữ này, tôi biết, quả thực tướng Hoàng Cơ Minh đã hy sinh cách đây 14 năm. Tuy chẳng được bên cạnh ông trong những giây phút cuối cùng, nhưng tôi cũng có thể hình dung được phần nào những hình ảnh, âm thanh bi hùng, đầy máu và nước mắt mà ông và các chiến hữu phải đối diện, phải chia xẻ khi giã biệt trần thế...

Tử biệt sinh ly nào cũng là một nỗi đau âm ỉ. Nhất là đối với những chiến hữu, những người thân của ông. Nhưng niềm an ủi lớn lao nhất kể từ khi tướng Hoàng Cơ Minh nằm xuống cho đến nay chính là trong suốt thời gian 14 năm qua, Mặt Trận do ông sáng lập, tuy trải qua muôn vàn khó khăn, vẫn tiếp tục phát triển, tiếp tục đi theo con đường mà tướng Hoàng Cơ Minh đã vạch. Các chiến hữu của ông, những người đã tin ông, đi theo ông từ khi tóc còn xanh, đến nay tóc đã bạc, vẫn tiếp tục con đường kháng chiến chống cộng đầy chông gai và thử thách.

Mười bốn năm qua, rất nhiều người Việt có tấm lòng quan hoài đến vận nước, đến tương lai dân tộc, đến sự sống còn của tướng Hoàng Cơ Minh đã thao thức, băn khoăn, không trọn một giấc ngủ. Mười bốn năm qua, rất nhiều bậc thức giả, nhiều vị thân hào nhân sĩ trên đất Úc thường nghĩ đến tướng Hoàng Cơ Minh như nghĩ đến một người tuy xa mà gần, đáng kính mà đáng yêu, cho dù họ chưa một lần có duyên gặp gỡ. Mười bốn năm qua, người già cũng như người trẻ, người khoa bảng bằng cấp cũng như những người lao động, không có mấy ai là không nghĩ đến tướng Hoàng Cơ Minh trong tấm lòng của một người Việt tỵ nạn dành cho một vị lãnh tụ đã xả thân vì đại nghĩa... Mười bốn năm người Việt khao khát muốn biết rõ tướng Hoàng Cơ Minh còn sống hay đã chết, để nếu chết, xin được một phút mặc niệm trước di ảnh ông, được thắp một nén nhang cầu nguyện cho anh linh của ông...

Niềm khao khát, nỗi băn khoăn, cùng những thao thức, những ước vọng đó, nay sẽ được thanh thỏa. Chiều Chủ Nhật tuần này, 26 tháng 8, và Thứ Bảy, Chủ Nhật của tuần kế tiếp, Lễ truy điệu tướng Hoàng Cơ Minh và các chiến sĩ vị quốc vong thân sẽ được tổ chức tại nhiều thành phố lớn trên thế giới, trong đó có các thủ phủ của các tiểu bang trên nước Úc.

Hy vọng, đông đảo qúy độc giả sẽ bớt chút thì giờ tham dự buổi lễ truy điệu những chiến sĩ vị quốc vong thân, trong tấm lòng đau khổ của những người Việt tỵ nạn bị mất quê hương suốt thời gian hơn phần tư thế kỷ, chân thành dành cho những chiến sĩ đã ngã xuống trên con đường kháng chiến giành lại quê hương.

Hữu Nguyên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.