Hôm nay,  

Hannah Arendt: Sự Dung Tục Của Cái Ác (6)

08/03/200200:00:00(Xem: 3888)
Karl Jaspers, triết gia, giáo sư Đại Học Heidelberg, ông thầy đỡ đầu của Arendt, như trên đã viết, thoạt đầu rất hứng khởi với chủ nghĩa ái quốc áp đặt, đánh đồng "yếu tính" Đức với sự thuần lý và tính nhân loại, và những tình cảm lãng mạn về số mệnh lịch sử của dân tộc Đức của Max Weber, nhưng sau đó ông đã thay đổi quan điểm, và sau 1937, coi mình thuộc giới "di dân nội" - tạm dịch từ "inner emigration" - ngay cả Arendt cũng cho rằng Jaspers đã muốn nhập vào cái còn lại của "humanitas" - tạm dịch "chất người" - ở nơi quê nhà. Nhưng sự căng thẳng, về căn cước Đức-gốc-Do Thái vẫn còn nguyên, mặc dù sự tin cậy, và tình bạn chân thành giữa thầy và trò. Liên lạc thư từ giữa hai người kéo dài 43 năm (cắt quãng 12 năm, thời kỳ Đệ Tam Reich) tới khi Jaspers mất, vào năm 1969. Những lá thư viết trước năm 1933 (khi Arendt bị Gestapo bắt và sau đó trốn thoát khỏi Đức Quốc Xã, cho thấy mối liên hệ giữa hai người không chỉ trên danh nghĩa thầy trò. Vợ Jaspers là người Do Thái. Mặc dù Jaspers luôn coi Arendt là "một người Đức", nhưng bà nhấn mạnh "Tôi sẽ chỉ nói nhân danh những người Do Thái...". Arendt, về phần bà, chẳng hề cố gắng đánh bóng mình, về chuyện đã bị tống xuất ra khỏi Đức, vì là một người Do Thái, và khẳng định, tính Đức (Germanness) ở bà hoàn toàn là một sự kiện liên quan tới tiếng mẹ đẻ, và tình yêu văn học, triết học Đức.

Khi đưa ra lời bình luận về cuốn tiểu sử người nữ Do Thái Rahel, của Arendt, như ở trên đã dẫn (là Do Thái nghĩa là không sống đầy đời mình), Jaspers cho rằng yếu tố Do Thái là quá nhiều, ở cận cảnh (that the Jewish factor is too much in the foreground). Arendt không chối bỏ điều đó, nhưng bà cảm thấy, cách nhìn vấn đề hội nhập của người Do Thái tại Đức của bà vẫn còn có giá trị. Cùng với làn sóng di dân đổ xô tới các nước kỹ nghệ phát triển, như là hậu quả của chế độ thực dân tại xứ sở thuộc địa, và vấn đề hội nhập của di dân tại quê hương thứ nhì... cho thấy, có vẻ như "yếu tố Do Thái" không chỉ áp dụng cho người Do Thái không thôi, và nhận định của Arendt vẫn còn có giá trị đối với bất cứ một di dân, Do Thái hay không Do Thái. Tuy nhiên, Arendt sau này đã thay đổi cái nhìn của bà về chủ nghĩa quốc gia Do Thái (Zionism), và chỉ trích ông thầy Jaspers về sự ngưỡng mộ của ông đối với cách xử sự của Israel khi xẩy ra khủng hoảng kênh đào Suez, là quá ngây thơ về chính trị. Nhưng phải đợi tới khi xuất hiện cuốn sách viết về vụ xử án Eichmann, "Eichmann ở Jerusalem" (1963), và quan niệm "Sự Dung Tục Của Cái Ác", Arendt mới thực sự trở thành nhân vật gây tranh luận số một (the most controversial figure), của nhiều "vụ án", thông qua "vụ án" xử nhân vật Quốc Xã trên.

Vào năm 1960 mật vụ Do Thái bắt được Eichmann, trung tá SS, trong coi việc đưa người Do Thái vào trại tử thần. Năm sau, ông bị xử án tại Jerusalem. Arendt lúc đó làm cho báo Người Nữu Ước, và được cử làm phóng viên tường thật vụ xử. Những bài viết sau đó được sửa lại và in thành sách.

Cách Arendt, khi mô tả một viên chức thi hành bổn phận của mình, theo đúng lệnh cấp trên, thay vì tuân theo cái ác cơ bản [nhân chi sơ tính bản ác], được làm cho khùng thêm bởi chủ nghĩa bài Do Thái, đã thật sự gây chấn động, vì tính uyên nguyên của nó. Cái Ác cũng làm xàm, đôi khi chán ngắt, thật khác xa Cái Ác cơ bản. Thay vì bị Ông Thần Ác nhập vào cơ thể, Eichmann là một trường hợp cụ thể cho thấy, bất cứ một con người bình thường nào, cũng có thể trở thành Đệ Nhất Ác Nhân. Arendt khẳng định, và từ đó, dóng lên hồi chuông báo động, rằng sự nguy hiểm không chỉ qui vào những thành phần đầu não, hoặc những tính chất đặc biệt mang tính chính trị của chế độ Đệ Tam Reich. Trong khi chấp nhận bản án dành co Eichmann, Arendt cũng đưa ra những nhận định của riêng bà về tội tử hình. Theo Arendt, Eichmann đã làm điều ác, không phải bởi vì ông ta có một ước muốn bệnh hoạn (sadic will) làm như vậy, cũng không phải bởi vì ông ta bị tổn thương trầm trọng bởi con vi trùng bài Do Thái, nhưng bởi vì ông ta đã thất bại không hiểu tới tận nguồn cơn cái việc mà ông đang làm đó. Đây là ý niệm cơ bản làm cháy lên ngọn lửa tâm linh ở Arendt, cũng như ở Weil, về những người đeo vòng kim cô mà vẫn nghĩ là mình hoàn toàn tự do, hoàn toàn thông minh, có khi còn hơn nhiều người khác. Arendt sau này đã mở rộng lý thuyết trên, khi quán xuyến những suy tưởng "neo-Kantian" về phán đoán, trong một tác phẩm được in sau khi bà đã mất, Cuộc Sống Của Cái Đầu (The Life of The Mind, 1978). Cùng những cuốn như Cầm Tưởng của Milosz, chúng cho ta hiểu thêm về một cái ác nằm sâu trong mỗi con người, chỉ chờ dịp xuất hiện.

"Vấn đề Cái Ác sẽ là câu hỏi quan trọng số một của cuộc sống tinh thần thời hậu chiến tại Âu Châu." (Hannah Arendt, 1945).

"Qua sông lụy đò,
Hãy cố coi nơi này là nhà"
("We come to terms with and reconcile ourselves to reality, that is, try to be at home in the world. Hannah Arendt)

Jennifer Tran giới thiệu

Tài liệu tham khảo:
-Tiểu sử Hannah Arendt, tác giả: Stephen J. Whitfield, trên Web, qua Britannica.com.
-Hiểu (Understanding) Hannah Arendt, tác giả Robert Wistrich, tạp chí Partisan Review, số Mùa Đông 1998.
-Rahel Varngahen, cuộc đời một người nữ Dó Thái thời kỳ chủ nghĩa lãng mạn, tác giả Hannah Arendt, bản tiếng Pháp, nhà xb Tierce, ấn bản bỏ túi Agora.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.