Hôm nay,  

Ru-lét Nga Sô Hay Trò Đấu Giật Gân, Đứng Tim

02/02/200000:00:00(Xem: 5147)
(Do con trai của Khruschev viết; tiếp theo Phần Một “Người cha quyền lực”)

Phần hai: Russian Roulette là một trò đấu may rủi với khẩu súng sáu. Nhét một viên đạn vào ổ súng sáu viên, lăn tròn ổ này và ập lại; người đưa ra trò đấu, cũng như đối thủ, cả hai không biết viên đạn nằm chỗ nào và đã trực sẵn ngay họng súng chưa; hai tay đấu truyền súng từng lần và dí mũi súng vào đầu mình rồi bóp cò. May rủi, trời kêu ai, người nấy dạ.
Sergei Khruschev mô tả tính quá cục mịch về cha của ông, bản tính nông dân Tuớng lãnh Nga đối với Nikita Khruschev. Ván bài chính trị của Nga tháu cáy, toàn thế giới mắc lỡm, còn Hoa kỳ được hưởng lợi.
Nikita Khruschev là cha tôi. Ông đã tin chết vào sự siêu việt, khả năng kinh tế của chủ nghĩa xã hội vượt hơn chủ nghĩa tư bản, thế nào chủ nghĩa tư bản sẽ chết dần và lúc đó ông sẽ đào lỗ chôn chủ nghĩa này luôn (I’ll bury you, capitalists).
Cha tôi muốn được trông thấy, tuy chỉ thoáng qua, đời sống Sô-viết một ngày nào đó, nó sẽ thực sự đúng là một xã hội Cộng sản,nói cách khác, khi nào người dân Nga-sô không còn sống tệ hơn người dân Hoa kỳ. Dân Hoa kỳ có mộng ước tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản.
Theo như cha tôi cho biết trong một lời đã thốt ra tại Hoa kỳ, “Hoa kỳ các anh lao động khá hơn chúng tôi và sản xuất ra khá nhiều của cải, đó chính là cái mà chúng tôi đang mơ ước, chúng tôi sẽ học hỏi nơi các anh; chúng tôi sẽ chuyên cần học. Một khi chúng tôi học xong, chúng tôi sẽ bắt tay vào lao động khá hơn các anh. Rồi các anh sẽ nhẩy lên sàn toa xe của chiếc xe lửa thuộc chủ nghĩa xã hội đang chạy, và đang rời để đi vào tương lai. Hay là các anh sẽ bị bỏ rơi đàng sau và chúng tôi ngồi trên sàn của toa xe chót, vẫy chào vĩnh biệt các anh.”
Cha tôi chắc mẩm hệ thống chính quyền Liên bang Sô viết đang cho dân chúng Nga một mức sống khá nhất để chiến thắng, một mức sống có tiêu chuẩn độc nhất. Phe làm cho đối thủ bại như chúng tôi không cần ai giúp, không cần tới bom nguyên tử hạch nhân, không cần cả chủ nghĩa theo kinh điển hay tuyên truyền.
Tới ngày cuối cùng của cuộc đời, cha tôi vẫn còn tin chắc rằng chủ nghĩa xã hội Sô-viết sẽ đứng trên đỉnh cao của trí tuệ loài người. Và cha tôi, người đã ra đi bình an trong sự tin tưởng đó. Mục đích mà cha tôi chẳng bao giờ hề thấy, như việc thắng đối phương nhờ vào sự cạnh tranh chế tạo vũ khí. Cha tôi đã u mê trong cuộc chạy đua về tên lửa và ngay cả cuộc chạy đua vào không gian.
Đáng lý khẩu hiệu của cha tôi phải là “Chạy đua sản xuất thực phẩm”. Các bức rào, các bức tường cao ốc và các bảng thông cáo đáng lý nên đắp hàng chữ nổi được đọc như “Hãy bắt cho kịp về sản xuất thịt, sữa và bơ, cố vượt khẩu phần Hoa kỳ tính cho mỗi đầu người dân (")”. Nói trắng ra, chúng tôi không có đủ điều kiện để cạnh tranh trong vũ trụ này. Dân chúng tôi đã đang ngập trong đau khổ vì thiếu ăn.
Họa chăng có thằng điên hay một tên phản bội dân tộc mới có thể bỏ lơ sự an ninh của quốc gia trong lúc có chiến tranh lạnh. Bởi vì chúng tôi thiếu nguồn tài nguyên trầm trọng, cái quan trọng nhất của chúng tôi lúc bấy giờ là củng cố sao cho nền an ninh vững mạnh và đồng thời giảm chi phí binh bị.
Cha tôi tin rằng dấy lên các chiến tranh tại các địa phương trên thế giới không thể nào không có loại vũ khí nguyên tử. Không có lý do nào lại đổ tiền ra để chế tạo loại vũ khí cho chiến tranh qui ước, cha tôi đã cho giảm số lượng chế tạo như xe tank, súng đại bác và như cho cả phi cơ chiến thuật.
Các nhà quân sự chuyên nghiệp đã đòi hỏi các binh chủng như: Bộ binh, Không quân và Hải quân phải được trang bị thiệt sát, sao cho ngang bằng quân lực khổng lồ của Hoa kỳ. Cha tôi đã cố gắng thuyết phục các ông đô đốc và các ông đại tướng được hiểu rằng Hoa kỳ giầu hơn chúng tôi nhiều. Cha tôi đã lý luận, nếu chúng tôi đương đầu với Hoa kỳ theo căn bản của mấy tướng đưa ra; chúng tôi đã dùng tài nguyên như bỏ vào trốn hư vô, đem quốc gia tới sự tiêu tàn, và rồi đây cũng chẳng bằng ai.
Trong một cuộc họp, cha tôi đã phải kêu lớn lên rằng: “Các anh sẽ đưa quốc gia tới chỗ hoang vu trơ trụi.”
Cuối cùng cha tôi phải lấy quyền ra để tự quyết định. Cha tôi đã ra một quyết định cứng rắn để lập ra chủ thuyết phòng thủ không cân xứng (asymmetrical defence doctrine). Cha tôi nghĩ chúng tôi có thể tự ý định đoạt để bảo đảm an ninh quốc gia ở mức tối thiểu và thực cần thiết, và bất cứ khi nào không cần nữa thì triệt để loại bỏ ngay.
Cha tôi cho khởi sự làm việc với Hải quân, trước đây Stalin đã có kế hoạch để lập một hạm đội trên mặt biển có khả năng đương đầu với Hải quân Hoa kỳ. Các vị đô đốc của chúng tôi nói cần phải có 130 tỷ rúp (khoảng US$32 tỷ) cho năm 1955-65 để hoàn thành giai đoạn hai theo chương trình của Stalin. Thi hành giai đoạn này, chỉ còn một nước là phải cắt bớt ngân sách chi vào các nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người dân.
Có lần cha tôi đặt câu hỏi thẳng với vị Tư lệnh Hải quân, Đô đốc Nikolai Kuznetsov: “Nếu hôm nay, không kể tới mười năm nữa, đô đốc có đủ tầu chiến theo như đòi hỏi, liệu đô đốc có thể đánh bại Hoa kỳ trên mặt biển được không"”
Với giọng nhà binh, đô đốc đã trả lời cộc lốc: “Không được.”
Kết quả của cuộc tranh cãi đi tới quyết định ngưng thành lập hạm đội trên biển và giới hạn các công trình làm tầu ngầm, làm tầu ngầm có tên lửa và loại tầu ngầm chống trả tầu ngầm, cùng các lực luợng duyên phòng cho Liên bang Sô-viết.
Cho tới ngày nay, các sĩ quan Hải quân chẳng bao giờ quên chuyện này để tha thứ cho cha tôi.
Sau này, Không quân chiến thuật cũng gặp chung một số phận như Hải quân. Ngành Không quân được cho phát triển ở mức tối thiểu, trong khi đó ngành Tên lửa được phát triển mạnh hơn để thích hợp với tình thế.
Và cũng kể từ ngày đó các vị sĩ quan của Không quân ghét cha tôi, họ ghét cay, ghét đắng.
Thực ra năm 1956, chỉ có một loại tên lửa được chế tạo là R-5M, tên lửa này có mang đầu đạn ngyên tử 70 kilotons. Toàn Liên bang Sô-viết có tất cả 426 đầu đạn nguyên tử. Đem so sánh với Hoa kỳ lúc đó, toàn bộ nguyên tử của Hoa kỳ thì quá ư siêu đẳng, lớn hơn Liên bang Sô viết gấp 11 lần.


Nhưng số đầu đạn nguyên tử của Nga đủ cần thiết để ngăn ngừa những nước Tây phương có thể tấn công vào đất Nga.
Cha tôi đã tận dụng vũ khí nguyên tử để hù thế giới và đối phương. Tỷ dụ như năm 1956, trong lúc viếng thăm Anh quốc, nhân lúc đãi tiệc ăn trưa và ngay cả lúc dùng trà bên cạnh lò sưởi trong tư thất của thủ tướng Anh tại Chequers cha tôi thường hỏi đùa:
“Các ngài có biết bao nhiêu đầu đạn nguyên tử sẽ có thể xóa sạch hòn đảo của các ngài trên mặt trái đất này không"”
Tiếp đó là một sự im lặng nặng nề mà cha tôi đã dành cho họ.
Với nụ cười lớn nở ra trên mặt, cha tôi nhắn tin cho những người có mặt lúc đó; nếu họ đã không biết, cha tôi có thể giúp họ câu trả lời đó. Liền lúc đó cha tôi cho biết ngay con số đạn phải dùng.
Với bộ mặt vui vẻ, cha tôi nói thêm để biết chúng tôi có nhiều đầu đạn nguyên tử, cũng như có đủ số tên lửa để gửi các đầu đạn này đi tới những nơi cần.
Kể từ đó, cha tôi đã dùng đòn này phang vào bất cứ biến cố nào gây sự khủng hoảng gần Liên bang Sô-viết. Bằng cách dọa thế giới trong ý nghĩ Nga là một siêu cuờng có tên lửa mang đầu đạn hạch nhân. Cha tôi hy vọng toàn thế giới tin rằng khối chúng tôi cũng không thua kém gì Hoa kỳ.
Cũng trong những năm ấy, cha tôi đã nói một câu bất hủ, “Chúng tôi sản xuất tên lửa như người ta sản xuất súc-xích hay lạp xưởng (sausage). Khi đó tôi đã hỏi cha tôi tại sao cha tôi lại nói như thế, cha tôi và tôi đã đều biết Liên bang Sô viết có chưa quá nửa tá tên lửa loại liên lục địa. Cha tôi cười và nói:”Chúng ta không có kế hoạch khởi binh, sự dàn trải bao nhiêu tên lửa ra không thành vấn đề. Điều chính yếu để cho Hoa kỳ tưởng rằng chúng ta đủ sức đương đầu với họ. Như thế Hoa kỳ sẽ được cảnh giác khi có ý định tấn công chúng ta.”
Chuyện thi đua bắn tên lửa trên toàn cầu cũng tương tự như thế, có tính cách dọa dẫm như phóng đầu đạn nguyên tử hạch nhân vào một qũy đạo nào đó bao quanh trái đất. Từ dưới đất, người ta cho lệnh đầu đạn nổ tung ra trên quỹ đạo nhắm bao ngay trên đất địch mà không có một hệ thống chống tên lửa nào có khả năng dự đoán trước được.
Cơ sở nơi tôi làm việc nằm trong khu bảo vệ cực kỳ an ninh, có vài phòng mật hay có thể nhiều phòng hơn nữa, toàn chuyên nghiên cứu loại vũ khí siêu đẳng mới.
Đột nhiên chỉ vài tháng, sau khi chúng tôi bắt tay nghiên cứu, cha tôi hoan hỉ mời họp báo, tuyên bố Liên bang Sô-viết sắp có loại tên lửa bao trái đất, một vũ khí chống lại bất cứ hệ thống phòng thủ nào hiện đang có. Tôi cảm thấy bực dọc ông già về lối ba hoa chích chòe như muốn phản lại tất cả quyền lợi của quốc gia cần được bảo vệ.
Trong một buổi tối hai cha con tôi đi bộ chung, tôi đã lên tiếng trách móc:
“Đừng đề cập với con, cha có ý nghĩ chính quyền sẽ cho phép một người nào hiện nay cho phóng đầu đạn nguyên tử vào qũy đạo.”
Cha tôi đã sửng sốt và hối hận, “Trên qũy đạo trong không gian, nếu có cái gì xẩy ra" Chúng ta sẽ nhận hoàn toàn trách nhiệm vì sự vô ý thức này. Tên lửa bao trái đất là một vũ khí tuyên truyền. Hãy để Hoa kỳ vò đầu, bứt trán để suy nghĩ lời cha đã nói.”
Kết quả của sự thực nơi đây: Lời tuyên bố của cha tôi được Tây phương hoan ngênh nhiệt liệt, bởi vì chính nhờ lời tuyên bố của cha tôi, Tây phương đã vận dụng Hoa kỳ cho thêm ngân khoản.
Khi John F. Kennedy bước được vào trong tòa bạch ốc, cuộc chạy đua tên lửa bắt đầu để gây sức mạnh. Song trong suốt cuộc đua này, cuộc đua chưa từng có và chỉ có một mình Hoa kỳ chạy đua theo. Cuộc đua đã làm cho nội bộ Hoa kỳ lủng củng, binh chủng nào của Hoa kỳ cũng muốn giành phần hơn trong ngân sách quốc gia của Hoa kỳ. Sự tranh giành này đã dẫn tới chính phủ Hoa kỳ phải thống nhất quân nhu và quân dụng theo mã số liên bang (Federal Stock Numbers) để dễ cho thầu và dễ việc kiểm soát ngân sách quốc gia.
Dầu sao nó cũng là một cuộc chạy đua thực sự mà Hoa kỳ bao giờ cũng dẫn đầu. Tỷ dụ như số lớn tên lửa UR-100 (có mã Hoa kỳ SS-11) là loại tên lửa có tầm xa ngắn được dàn ra khắp nơi tại Sô-viết được khởi sự từ năm 1967.
Năm năm sau Hoa kỳ mới ra được loại tên lửa Minuteman I tương đương. Cơ quan tình báo CIA biết rất rõ chuyện này, cái huyền thoại về siêu cường Sô-viết rất là có lợi, hình như Sô-viết không lợi nhiều bằng cái lợi cho cha tôi và cái lợi lớn cho khối công nghệ dành riêng cho quân sự của Hoa kỳ.
Ông Eisenhower hiểu rất rõ chuyện này. Ông ta và cha tôi đã gặp nhau tại Camp David hồi tháng chín 1959. Một ngày hai người vừa đi bộ, vừa trò truyện với nhau, ông Eisenhower đã mang đầu đề liên quan tới quân đội để hỏi cha tôi đã đối phó với các tướng tá Nga như thế nào. Cha tôi đã không chuẩn bị để bàn chuyện có tính cách mật như thế với vị tổng thống Hoa kỳ.
Ông Eisenhower mỉm cuời và nói: “Cho phép tôi nói trước. Các nhà cầm đầu quân sự đã có nhiều lần hỏi tôi cả năm về số tiền cho các loại vũ khí mới. Tôi trả lời ngay, ngân sách được chấp thuận và đã cho in ra, nhưng chưa tìm đâu ra tiền. Hiện họ đang dọa tôi như nói Liên bang Sô viết đã cho phát triển “thứ đồ chơi” đó rồi và tôi phải chịu trách nhiệm về việc Hoa kỳ bị thua trong chiến tranh tương lai. Lẽ dĩ nhiên tôi đành phải sì tiền ra.”
Cha tôi đã trả lời sao ông ta cứ đề cập mãi vấn đề đang chịu áp lực của chính khối công nghệ quân sự.
Ông Eisenhower đã đề nghị: “Có thể nào hai chúng ta giữ sự đồng ý bí mật này để kiềm chế phe quân sự của hai bên.”
Cha tôi đáp ứng liền: “Ý kiến hay thực đấy, nhưng chưa tới lúc.”
Thực đúng thế, lúc đó sự quan hệ bí mật này giữa hai vị nguyên thủ Hoa kỳ và Sô viết chưa đến, nhưng Eisenhower và cha tôi đã hiểu nhau trong lúc hai người nói chuyện. Đó cũng là dấu hiệu hai bên tin tưởng nhau như thấy đã xuất hiện.
Một nền móng đã xây dựng sẵn cho những cuộc thương thảo giữa cha tôi và Kennedy, giữa Leonid Brezhnev với một loạt tổng thống Hoa kỳ, giữa Mikhail Gorbachev với Ronald Reagan, thuộc lớp sau này.

(Tài liệu này là tài sản của American Heritage do Kim Lai chuyển ngữ - Phần ba “Những bức thư bí mật gửi cho Kennedy” sẽ tiếp và hết)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.