Hôm nay,  

Dự Luật Nhân Quyền Vn 2003 Và Cách Vận Động Quốc Hội

15/03/200300:00:00(Xem: 4486)
Bài dưới đây ghi lại cuộc phỏng vấn bà Ngô Thị Hiền, chủ tịch UBTDTG/VN (CRFV) quanh những vấn đề dự luật nhân quyền 2003 qua chương trình phát thanh "Văn Hoá Việt" ngày 8 tháng 3, 2003.
Văn Hóa Việt: Dự luật nhân quyền và việc vận động dự luật này là một đề tài nóng bỏng của cộng đồng người Việt hải ngoạị Để giúp quí vị tìm hiểu rõ hơn về công tác này, hội Văn Hóa Việt phỏng vấn bà Ngô Thị Hiền, Chủ tịch Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam (UBTDTG/VN), một tổ chức đã thành công vận động dân biểu Christopher Smith soạn thảo và đệ nạp dự luật nhân quyền cho Việt Nam năm 2001 và 2003.
GS Trần Công Thiện (GS/TCT): Thưa chị Hiền, tháng 9 năm 2002, khi chị thay mặt UBTDTG/VN làm buổi tiệc gây quỹ cho DB Chris Smith, tôi nhớ chị có một bản thông tin báo chí cho biết ông Smith hứa đưa dự luật nhân quyền 2003 vào khoảng cuối tháng giêng, nhưng tại sao đến hôm nay văn phòng ông Smith mới đệ nạp dự luật nhân quyền cho quốc hộị Xin chị cho biết sự chậm trễ này là do mình chọn lựa hay do một trục trặc nào"
Ngô Thị Hiền (NTH): Thưa anh, đúng vậỵ Tại buổi tiệc gây quĩ tái tranh cử dân biểu Christopher Smith ngày 6 tháng 10, 2002, tác giả dự luật nhân quyền cho Việt Nam đã tuyên bố, nếu được đắc cử, một trong những việc đầu tiên ông sẽ làm là cập nhật hóa dự luật nhân quyền 2001 thành dự luật nhân quyền 2003 để tái đệ nạp vào khoảng tháng giêng 2003.
Lời tuyên bố này nói lên quyết tâm của ông Chris Smith muốn cải thiện tình trạng nhân quyền ở Việt Nam. Sau khi trở lại làm việc cho Quốc Hội khóa 108, khi chúng tôi còn ngại ông vì quá bận rộn nên chưa dám thúc hối, thì chính văn phòng ông gọi cho chúng tôị Và từ đó UBTDTG/VN đặc biệt là Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng, Ủy Viên thường trực đặc trách Quốc Hội và Hành Pháp Hoa Kỳ của UBTDTG/VN, đã liên lạc và làm việc thường trực với văn phòng của dân biểu Smith.
Nguyên nhân chính cho việc chậm trễ đệ nạp dự luật nhân quyền cho Việt Nam năm 2003 là việc hoàn thành phần ngôn ngữ cho dự luật. Nhân nói đến việc này, chúng tôi xin phân tích rõ hơn để chúng ta cùng hiểu cách hình thành một đạo luật tại quốc hội Hoa Kỳ. Mỗi đạo luật gồm có 2 phần:
1- Thướng mọi người chỉ chú ý đến các điều khoản của đạo luật. Ví dụ một điều khoản trong dự luật nhân quyền là: chính phủ Hoa Kỳ sẽ tài trợ một ngân khoản cho các tổ chức phát triển nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam.
2- Nhưng ít người chú trọng phần nguyên nhân trong ngôn ngữ của đạo luật; đó là những nguyên nhân chúng ta đưa ra để chứng minh vì sao chúng ta phải đòi hỏi thi hành các điều khoản của đạo luật.
Riêng dự luật nhân quyền cho Việt Nam, phần ngôn ngữ cho dự luật là những vi phạm nhân quyền trầm trọng tại Việt Nam. Và thưa quí vị, chỉ trong 18 tháng, đã có quá nhiều vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Với sự bưng bít của nhà cầm quyền Hànội, việc lấy tin và nhất là phối kiểm những tin này rất khó khăn. Chúng tôi không muốn nhân lãnh trách nhiệm một mình; vì vậy những bản tin mà chúng tôi đưa cho văn phòng dân biểu Smith, chúng tôi đều phải phối kiểm từ nhiều nguồn khác nhau. Sau đó văn phòng Dân Biểu Smith lại yêu cầu Bộ Ngoại Giao và bộ phận nghiên cứu của Quốc Hội phối kiểm. Và cách đây vài hôm, một nhân viên của Bộ Ngoại Giao còn gọi cho chúng tôi để xin thêm một số dữ kiện về LM Nguyễn Văn Lý và ba người cháu của ông.
Dữ kiện sau cùng được Bộ Ngoại Giao phối kiểm hiện nay là việc bắt giữ nhà tranh đấu dân chủ Trần Dũng Tiến mà chúng tôi đã thật vất vả để có một số tài liệu đệ trình cho ho.. Tuy nhiên, chậm trễ trong việc đệ nạp dự luật nhân quyền, nhìn trong khía cạnh lạc quan là khoảng thời gian vừa đủ để chúng ta vận động những dân biểu trong tiểu ban mà dự luật phải thử lửa đầu tiên, đó là: tiểu ban "Về Khủng Bố Quốc Tế, Không Bành Trướng Vũ Khí Hạt Nhân và Nhân Quyền (KBQT, KBTVKHNVNQ)" hiện nay trong tiểu ban này chúng ta đã vận động được 7 trong số 18 dân biểu đồng bảo trợ cho dự luật, mặc dù dự luật chỉ dự định đệ nạp vào tiểu ban ngày 11 tháng 3 sắp tớị
LS/ĐQ: Xin chị cho biết những điểm dị biệt giữa hai dự luật củ và mớị Và xin so sánh cái mạnh và cái yếu của hai dự luật 2001 và 2003"
NTH: Thưa anh, nếu chỉ chú tâm vào các điều khoản thì hai dự luật 2001 và 2003 có nhiều điểm giống nhaụ Dự luật 2003 có một điều khoản không có trong dự luật 2001 sau khi đệ nạp hạ viện. Đó là, dự luật 2003 có thêm điều khoản: Quốc Hội Hoa Kỳ sẽ thành lập một ủy hội gồm các nhân viên quốc hội theo dõi tình hình nhân quyền tại Việt Nam để báo cáo cùng quốc hộị
Điều khoản này hiện đang có trong dự luật 2003. Tuy nhiên việc tồn tại của điều khoản này không được chắc chắn lắm; vì hiện có vài dân biểu tỏ ý phản đối điều khoản nàỵ Không phải là họ chống lại dự luật mà họ ngại rằng một uỷ hội như vậy có thể sẽ phản tác dụng. Thực vậy, Quốc Hội đã thành lập một uỷ hội để theo dõi tình hình ở Trung Cộng nhưng rồi các thành viên của uỷ hội này lại có khuynh hướng bao che cho Trung Cộng. Cứ hình dung, nếu như TNS John Kerry xung phong tham gia Uỷ Hội Về Việt Nam thì sẽ rất kẹt cho chúng ta. Do đó chúng tôi đang làm việc với văn phòng của DB Smith để tìm một kế sách ổn thoả cho vấn đề nàỵ
GS/TCT: Nếu tôi nhớ không lầm, thì dự luật nhân quyền cũ 2001 đã được UBTDTG/VN vận động gần như đơn độc trong giai đoạn đầụ Mãi khi dự luật sắp được đưa ra phiên khoáng đại Hạ Viện, mọi người mới nhận được thông báo và cùng vận động cho đến khi dự luật bị bức tử tại Thượng Viện. Xin chị cho biết tại sao UBTDTG/VN không thông báo rộng rải để mọi người cùng có thể góp một bàn tay cho dự luật quan trọng này"
NTH: Thưa anh, nếu đây là một lời trách thì oan cho UBTDTG/VN lắm đó.
Sau khi vận động và được sự đồng ý của DB Chris Smith, cũng như trong lúc làm việc với ông cho dự luật 2001, chúng tôi cũng có gởi những thông tin cho cộng đồng. Tuy không thường xuyên, vì thấy cộng đồng lúc đó còn có vẻ thờ ợ Mặt khác, sự quen biết và liên hệ của chúng tôi vẫn còn giới hạn ở một số địa phương. Do đó, UBTDTG/VN không có nhiều phương tiện để loan truyền tin tức. Riêng đài Tiếng Nói Việt Nam Hải Ngoại (TNVNHN) của nhóm anh em chúng tôi, lúc đó phát sóng trên 15 thành phố. Chúng tôi đã rất thành công được thính giả của đài TNVNHN cùng hợp tác vận động dự luật nhân quyền 2001.
Thật ra chúng tôi cũng có nghe một vài phản ảnh tương tự tại Nam Cali và Houston. Do đó, chúng tôi quyết định từ đây về sau sẽ cố gắng cập nhật tin tức vận động các dự luật, nhất là dự luật nhân quyền, để mọi người cùng am hiểu và cùng bắt tay làm việc với nhau; từ đó sức mạnh của cộng đồng chắc chắn sẽ vô cùng khởi sắc.
LS/ĐQ: Xin chị cho biết cộng đồng người Việt hải ngoại, đặc biệt là cộng đồng San Jose, có thể làm gì trong lúc này để vận động dự luật nhân quyền"
NTH: Thưa anh, công tác hữu hiệu nhất cho mỗi người trong cộng đồng của chúng ta là vận động đúng lúc dân biểu và thượng nghị sĩ địa phương mình đồng bảo trợ cho dự luật.
Chúng ta ở trong một thể chế dân chủ, chỉ có những cử tri bầu phiếu cho vị dân cử mới có thể ảnh hưởng quyết định của vị dân cử đó. Một người hoặc một nhóm người ở Virginia không ảnh hưởng gì đến quyết định của dân biểu hay nghị sĩ tại California, ngoại trừ trường hợp quen biết riêng rất hãn hữụ Do đó, vì quyền lợi chúng ta nên nhớ tên vị dân biểu của vùng mình. Muốn biết tên vị dân cử, quí vị có thể vào Website: www.congress.org, và điền 5 số Zipcode của chúng ta, web sẽ cho hình và tên của 4 vị : Tổng Thống, 2 Thượng Nghị Sĩ, và vị dân biểu thuộc đơn vị cử tri của quí vi.. Từ website này, quí vị cũng có thể tìm được địa chỉ, số điện thoại, số fax, và email của vị dân biểu và thượng nghị sĩ để gởi thỉnh nguyện thư.

Trong thời gian gần đây, vì cấp bách, UBTDTG/VN khi nhận hợp tác vận động cho các đồng hương hoặc không có thì giờ, hoặc không quen thủ tục vận động, các đồng hương này đã gọi UBTDTG/VN để cho tên, địa chỉ và số điện thoại, nhờ những đồng hương có lòng này mà UBTDTG/VN đã vận động được một số dân biểu đồng ý bảo trợ cho dự luật nhân quyền. Chúng tôi vô cùng mang ơn những đồng hương đã có lòng hợp tác và gọi cho chúng tôi.
Tuy nhiên thủ tục hợp lý hơn vẫn là: quí vị viết cho chúng tôi một lá thư ngắn (bằng tiếng Việt hay tiếng Anh) cho biết quí vị yểm trợ dự luật nhân quyền, đồng ý cho chúng tôi dùng tên của quí vị và gia đình để vận động thay cho quí vị, và ký tên. Thư này xin gởi về:
UBTDTG/VN (CRFV)
PO. Box 342111
Bethesda, MD 20827
Trong thư quí vị nhớ ghi tên tất cả những người trên 18 tuổi, đồng ý cho chúng tôi vận động dự luật nhân quyền, địa chỉ và số điện thoại.
Hiện nay cũng đã đến lúc chúng ta vận động tất cả dân biểụ Riêng các đồng hương sống trong vùng các dân biểu thuộc ủy ban Ngoại Giao Hạ Viện, xin quí vị bắt đầu vận động ráo riết vì ủy ban này là bước kế tiếp sau khi dự luật thông qua tại tiểu ban về "KBQT, KBTVKHN&NQ".
GS/TCT: Người ta thường nói "thất bại là mẹ thành công" nghĩa là sau mỗi lần thất bại thì ta lại học được nhiều bài học quí giá giúp đến thành công. Xin chị cho biết lỗi nặng nhất mà chúng ta vấp phải cho sự thất bại của dự luật nhân quyền 2001 và theo chị chúng ta phải làm gì để hy vọng thất bại trên không lập lại lần nữa"
NTH: Thưa anh, theo chúng tôi, sự thất bại của dự luật nhân quyền gồm 2 phần:
1/- Cái rủi của cộng đồng người Việt hải ngoại:
a)- TNS John Kerry quá thân với nhà cầm quyền Hà Nội
b)- Thể thức lâu đời tại thượng viện Hoa Kỳ: bất cứ một TNS nào cũng có quyền cầm giữ dự luật (trừ một số dự luật bắt buộc phải thông qua như dự luật về ngân sách quốc gia) không đưa ra phiên khoáng đạị Đây là một thể thức bất công và hiện nay nhiều TNS cũng đã bắt đầu nói đến sự thay đổi (nhưng khi nào thay đổi được lại là cả một vấn đề).
c)- Sau cùng là nạn khủng bố 11 tháng 9; mọi chuyện đều trở nên quá nhỏ trước nhu cầu chống khủng bố. Do đó nhiều TNS không có giờ hoặc không muốn để cho cử tri mình trách cứ rằng vị TNS đó quá chú tâm về nhân quyền cho Việt Nam mà sao lãng những việc cần thiết khác. Cựu TNS Bob Smith một người ủng hộ chúng ta hết lòng đã thất bại trong cuộc bầu cử sơ bộ vừa quạ
2/- Những nguyên nhân khác: theo thiển ý chúng tôi là những khuyết điểm góp phần cho sự thất bại của dự luật nhân quyền 2001 gồm có:
a- Sự chủ quan quá đáng của một số người có tiếng nói trong cộng đồng.
Khi UBTDTG/VN và thân hữu vận động dự luật nhân quyền 2001 tại Hạ Viện, chúng tôi gặp rất nhiều cam go; có những lúc chúng tôi phải chạy từ khối đa số (đảng Cộng Hoà) qua khối thiểu số. Phải dương đông kích tây, để chặn đứng những luồng chống đối; nhất là khi Tổng Thống Bush đã soạn bản tuyên bố chống đối mạnh mẽ dự luật nhân quyền 2001. Hãy tưởng tượng một dự luật của DB Cộng Hòa mà bị chính Tổng Thống đảng Cộng Hòa chống đối thì sẽ rất cam go.
"Đoạn đường ai có qua cầu mới hay" những phút nghẹt thở đó, nhờ trời, rồi cũng qua đi. Tổng Thống Bush đã rút lại bản thông tin báo chí quái ác. Dân Chủ và Cộng Hòa không muốn mình lép vế trước "nhân quyền". Từ đó đạo luật đã thông qua với con số kỷ lục mà những người không trực tiếp vận động, nghĩ rằng công tác quá đơn giản và tin rằng việc thông qua tại Thượng Viện sẽ dễ như trở bàn taỵ
b- Không có sự hợp tác chặt chẻ của những nhóm vận động trong cộng đồng.
Dự luật nhân quyền 2001 như một cha chung, thỉnh thoãng con cái ghé săn sóc mà không ai phối kiểm là người trước đã cho cha uống thuốc hay uống sữạ Những phái đoàn từ xa về, thay vì phối kiểm với những phái đoàn địa phương, thường đi vận động tại Washington DC, hoặc những phái đoàn đi trước, nhưng lại tự ý vận động theo ý riêng thay vì có phối hợp. Do đó có nhiều TNS đã được vận động nhiều lần, trái lại nhiều TNS chưa hề được phái đoàn nào đến giải thích chính sách và vận đô.ng.
c- Thiếu người phối kiểm và vận động toàn thời gian
Những lần vận động trong quá khứ, chúng tôi nhận thấy cộng đồng thiếu người phối kiểm công việc. Có nhiều phái đoàn bỏ tiền bạc và thì giờ đi từ các tiểu bang xa, sau khi vận động về tới nhà, với những công việc dồn dập đợi chờ, phái đoàn quên không gọi phối kiểm lạị Việc thiếu sót này làm cho công tác vận động mất đi phân nửa hữu hiệu.
Ngoài ra năm khi mười họa vận động một lần, chúng ta không thấy được hết những điểm yếu, những điểm khó khăn trước mặt kịp thờị Vì vậy muốn được thành công cho các cuộc vận động, cộng đồng Việt Nam cần có một người vận động hành lang chuyên nghiệp toàn thời gian. Người này không làm gì ngoài việc ra vào Quốc Hội vận động hàng ngày cho các dự luật và thúc đẩy Hành Pháp thực hiện các đạo luật đã được thông qua.
UBTDTG/VN đang mở chiến dịch rộng rãi trong cộng đồng để tìm được một tài khoản khoảng $60,000 làm chi phí lương bổng, di chuyển và văn phòng cho một người trẻ có khả năng và có lòng gánh vác công việc vận động hành lang cho cộng đồng Việt Nam toàn thời gian. Các cộng đồng Do Thái, Cu Ba đều có nhiều nhân viên làm vận động hành lang toàn thời gian. Nhờ vậy cộng đồng của họ được rất nhiều ưu đãi và trở thành cộng đồng mạnh hơn cộng đồng chúng ta rất nhiều, dù số dân của họ chỉ ngang ngửa với chúng ta.
Trong Tuần Lễ Nhân Quyền, những người có lòng đã đóng góp gần $70,000 cho các cuộc biểu tình. Điều này cho thấy cộng đồng của chúng ta rất có lòng. Nếu bây giờ chúng ta đóng góp một số tiền tương đương cho một người vận động hành lang toàn thời gian, thì cuộc vận động dự luật nhân quyền sẽ hữu hiệu hơn nhiều.
LS/ĐQ: Theo chị thì thành phần mới của quốc hội Hoa Kỳ với đa số Cộng Hòa ở cả Thượng lẫn Hạ Viện có là một lợi điểm cho chúng ta không"
NTH: Việc đảng Cộng Hòa chiếm đa số tại lưỡng viện có lợi cho chúng ta hơn. Tuy nhiên, cái lợi này cũng không áp đảo và làm thay đổi quyết định mà ông John Kerry đem lại cho dự luật. Vì như đã thưa cùng anh và quí thính giả, dù ông Kerry không còn là trưởng tiểu ban Đông Á và Thái Bình Dương nhưng ông vẫn có quyền ngăn cản dự luật nhân quyền 2003 như trước, nếu ông muốn.
GS/TCT: Gần đây có nguồn tin cho biết dân biểu Ed Royce thuộc Nam Cali là đồng tác giả với dân biểu Chris Smith, New Jersey trong dự luật nhân quyền cho Việt Nam năm 2001 và năm nay 2003 cũng vậỵ Xin chị cho biết sự thực ra sao"
NTH: Tin DB Ed Royce là đồng tác giả của dự luật nhân quyền 2001 và 2003 là do sự ngộ nhận. Cả hai dự luật này chỉ có một tác giả là DB Smith, còn lại là những người đồng bảo trơ.. Đối với Dự Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam, cả năm 2001 lẫn năm nay, DB Smith là tác giả và DB Ed Royce là một trong những người đồng bảo trơ.. Điều ngộ nhận có lẽ xẩy ra vì văn phòng của DB Smith phổ biến là ‘Thư gởi đồng viện’ để kêu gọi các vị dân biểu khác đồng bảo trợ và trên lá thư đó có cả chữ ký của DB Royce bên cạnh chữ ký của DB Smith. Điều này xẩy ra vì lúc ấy mới chỉ có DB Royce là chính thức đồng bảo trợ cho dự luật. Giả như có những vị khác cũng đã đồng bảo trợ thì họ cũng đã ký tên trên lá thư nàỵ
LS/ĐQ: Thay mặt thính giả chương trình Văn Hóa Việt, xin cảm ơn chị Ngô Thị Hiền.
NTH: Dạ, xin cảm ơn quý anh và quý thính giả.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.