Hôm nay,  

Sau Cuộc Chiến Iraq Sắp Tới, Mỹ, Aâu Sẽ Chia Rẽ Sâu Hơn

16/03/200300:00:00(Xem: 3966)
LONDON (KL) - Mặc dầu có các nỗ lực ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương cho giới hạn lại các đổ vỡ, cuộc tranh chấp cay đắng về Iraq hiện đã tách Tây Âu làm hai, một bên là những quốc gia ủng hộ Hoa kỳ, còn một bên thì nhìn thấy cuộc tranh chấp này như là mối đe dọa toàn cầu.
Sự phân chia này cho thấy Tây Âu đã bất lực để tạo ra tiếng nói tin tuởng trong việc đoàn kết về vấn đề chung trên thế giới, sự phân chia này đang de dọa việc đoàn kết của Tây phương thể hiện trong các mối thân thiết xuyên qua Đại Tây Dương cả hàng chục năm nay, theo như các chính trị gia và các chuyên gia về thế giới cho biết.
"Nếu dân chúng Hoa kỳ và dân chúng Tây Âu không có hành động thận trọng trong vài tuần tới và những tháng sắp đến, chúng ta sẽ bị lôi cuốn vào một bước lê lết tuyệt đối khó khăn," theo lời của ông Francois Heilsbourg, một phân tích gia độc lập về công cuộc bảo vệ thế giới tại London.
Các chính quyền Tây Âu cũng đang lo lắng về sự hư hỏng này, sự nứt rạn đang gây cho các thể chế từng làm nền tảng cho sự đoàn kết của khối Tây phương cả chục năm nay để thành hình khối NATO, Đồng minh Âu châu liên kết với Hoa kỳ, Liên Hiệp Quốc và Liên minh riêng của Tây Aâu (NATO: Liên Minh Phòng Thủ Bắc Đại Tây Dương). Các phân tích gia cho biết, cho tới ngày nay không có một ai biết là làm thế nào có thể giải quyết được sự nứt rạn này.
Anh quốc, Tây Ban Nha và Ý Đại Lợi ủng hộ Hoa kỳ về việc tuyên bố thời gian sắp hết để cho Iraq huỷ bỏ các vũ khí sát hại hàng loạt và động binh để có hành động quân sự. Chính quyền Bush đã đưa ra ngày 17 tháng ba là thời hạn chót để cho Saddam phải giải giới, nhưng chính quyền Bush đã cho biết Hoa kỳ có thể lâm chiến mà không cần có sự chấp thuận của LHQ. Và rồi Anh lại điều chỉnh nghị quyết 2 để nới hạn chót này.
"Đây là một giai đoạn hết sức quan trọng … Dân chúng Âu châu rất bất mãn về các thái độ của chính quyền Hoa kỳ như nghiêng hẳn về đơn phương hành động, dùng vũ lực quân sự, xử dụng dụng chiến thuật đánh phủ đầu," theo như lời của phân tích gia Michael Emerson thuộc Trung tâm Nghiên cứu về Dân Âu châu và là một chuyên gia tư vấn tại Brussel của Bỉ quốc.
Cảnh khó chịu này đang phản ảnh đối với đa số dân giả tại Âu châu, hàng triệu người dân đã tụ họp lại để phản đối chính sách của Hoa kỳ đối với Iraq. Cuộc thăm dò dân chúng Âu châu trong tháng ba đã cho thấy, đại da số dân Âu châu nhìn Hoa kỳ như là một hiểm họa cho hòa bình trên thế giới - Theo như cuộc thăm dò với 16.074 người nằm trong khối gồm 15 quốc gia tại Âu châu, số bách phân phản đối tại các quốc gia này là từ 36 phần trăm cho tới 46 phần trăm .Cuộc thăm dò này có giới biên sai biệt khoảng cộng hay trừ 3,1 phần trăm.
Trước quốc tế, giả sử Hoa kỳ đi hẳn theo hướng riêng của mình hơn là có sự nhất trí của Tây phương; sự hợp tác xuyên Đại Tây Dương là chủ yếu của việc ổn định chính trị và kinh tế thế giới, sự hợp tác này có thể bị nguy hại nặng nề, theo như các nhà phân tích tình hình thế giới cho biết.
Vì sự tranh cãi lộn xộn về vai trò liên minh trong cuộc chiến tranh với Iraq, làm cho khối NATO đã bị rách toang, khó có thể chắp vá lại được cho hoàn toàn, theo như các nhà phân tích cho biết. Để có một sự tin tưởng thực sự, các thành phần như hội viên và thành phần chống đối trong liên minh bảo vệ đã cho rằng, liên minh sẽ hành động như khi bị hăm dọa, các thành phần này cho biết hiện nay còn có một số điều nghi ngờ.
Đa số những thành phần này này đang lo sợ Liên Hiệp Quốc có vẻ yếu thế đối với Hoa kỳ, Anh quốc và các đồng minh khác khi đã có quyết định hành động và coi việc chấp thuận của LHQ như không cần thiết.
Mâu thuẫn về việc làm thế nào để giải giới Iraq đã xé Tây Âu vào tận giữa, để lộ ra những chia rẽ sâu sắc sơ khởi về nền tảng mậu dịch, về quyền lực toàn cầu bằng những cơ bắp sặc mầu chính trị và kinh tế.
"Đã đến lúc chúng ta cần phải có một cuộc xung đột về những gì theo chiến lược mà chúng ta cần phải có tại Âu châu," theo lời của Ulrike Guerot, một phân tích gia trong Hội đồng Bang giao của Đức tại Berlin.
Pháp chưa từng chấp nhận đã đánh mất quyền lực toàn cầu của mình. Từ lâu rồi Pháp muốn một Âu châu đoàn kết để có thể trưng ra một mặt trận ngang hàng và một lực đối trọng đối với những gì Pháp thấy như Hoa kỳ đang xử dụng một quyền lực quá lố.
Anh quốc và các quốc gia khác chống lại những gì mà họ thấy như một mũi dùi đẩy vì liên minh Tây Aâu.
Nhìn xa, các phân tích gia cho thấy các mối quan hệ giữa Washington với những quốc gia Tây Âu đang thách thức về Iraq sẽ bị căng thẳng nặng, sự căng thẳng này có thể kéo dài trong nhiều năm tới. Bàn về sự trả đũa hàng loạt của Hoa kỳ đang thò ra, nhưng vấn đề mậu dịch và các lãnh vực khác cũng đã căng thẳng rồi, có thể chịu ảnh hưởng nặng.

"Vấn đề này đã tràn vào khu vực kinh tế, còn Hoa kỳ đã có thái độ tiêu cực đối với những gì mà Hoa kỳ thấy Âu châu còn hủ lậu và làm chuyện ngược đời, " theo như lời giáo sư Pedro Videla của trường đại học University of Navara tại Tây Ban Nha.
Theo các nhà phân tích, Hoa kỳ và Âu châu phải nương tựa vào nhau và có những đường lối mới trong các quan hệ để giải quyết. Nhưng các nhà phân tích cho biết thêm, vấn đề cần có nhiều năm và khởi sự từ văn phòng của một số người lãnh đạo nhận định ra được trong cuộc tranh chấp đương thời.
Nói tới vấn đề quyền phủ quyết, cảnh giới viên của LHQ cho biết, Hoa kỳ sẽ gặp rắc rối khi cho bác bỏ quyền bỏ phiếu "Không thuận".
Hoa kỳ đã và đang sắp xếp về mặt ngoại giao để ngăn ngừa quyền phủ quyết về nghi quyết lập sẵn của Hội đồng Bảo an LHQ để cho quyền mở chiến tranh tại Iraq, nhưng chính Hoa kỳ là người thường hay xử dụng quyền phủ quyết để gây tranh cãi.
Hoa kỳ là một trong năm thành viên thường trực trong hội đồng có 15 thành viên có quyền hủy bỏ một nghị quyết bằng một lá thăm. Hoa kỳ đã dùng quyền phủ quyết của mình 75 lần kể từ khi LHQ đuợc thành lập năm 1945, theo như sự phân tích của Global Policy Forum chuyên về chính sách toàn cầu.
Global Policy Forum là một hội đồng có cơ sở nằm tại New York (Chính ngay LHQ cũng không đếm quyền phủ quyết được dùng bao nhiêu lần, theo như tờ báo Citizen tại Canada đã cho biết).
Tổng số lần dùng quyền phủ quyết của Hoa kỳ còn nhiều hơn Anh quốc, Pháp quốc và Trung quốc, ba thành viên thường trực khác được cộng chung lại.
Thành viên thứ năm là Liên bang Sô-viết, thành viên này đã dần đầu trong việc dùng quyền phủ quyết tới 119 lần. Nhưng kể từ ngày Sô-viết bị sụp đổ, quyền phủ quyết này đã chỉ được Nga dùng hai lần để cho cộng chung với tổng số lần đã nêu.
Trong chục năm qua, Hoa kỳ đã dùng quyền phủ quyết bỏ thăm bẩy lần, có sáu lần bỏ thăm để bảo vệ Israel theo sự chỉ trích rằng Israel đã có những hành động tạo ra sự xung đột tại Trung Đông. Các thành viên thường trực khác cũng đã dùng quyền phủ quyết tất cả ba lần cho cùng một giai đoạn này.
"Các quyền phủ quyết là một trở ngại," theo lời ông James Paul, giám đốc điều hành của hội đồng Global Policy Forum.
"Các quyền phủ quyết này làm đóng băng việc quyết định trong hệ thống quốc tế. Có rất nhiều chuyện cho nằm ngoài hội đồng LHQ, bởi vì các thành viên trong năm thành viên túc trực, được gọi là P-5 (gồm có Pháp, Mỹ, Anh , Nga và Tầu), có thể dập tắt cuộc bàn cãi theo các đề xuất nhất trí bằng cách duy nhất là dùng quyền phủ quyết của mình."
Tuy nhiên, theo ông Paul, Pháp và Nga hiện đang hăm dùng quyền lực của họ để chặn đứng nỗ lực vội vã mở chiến tranh để trừng phạt Iraq là việc đáng ca ngợi; bởi vì hai quốc gia này đang phản ảnh cái cảm xúc theo tình trạng quốc tế. Hầu như hiếm có khi nào việc bỏ thăm quyền phủ quyết tăng lên, vì thế các quốc gia đi vào chuyện bấp bênh, phải động viên ý kiến thế giới, theo như ông Paul cho biết.
Điều khoản qui định về sự nhất trí đang làm cho một số thành viên trong hội đồng có quyền ngang hơn nữa với những thành viên khác ngay từ lúc đầu và có một số quốc gia đã bị thất bại vì một số quốc gia quyết phấn đấu tới cùng.
Đa số các sử gia cho biến dự luật về quyền phủ quyết là cần thiết để cam kết Hoa kỳ và các cường quốc lớn khác gia nhập LHQ không làm hại tới các quyền lợi của những quốc gia này.
Trong những năm xưa kia của LHQ, Liên bang Sô-viết đã lấy quyền hạn của mình để hạ ván nghị quyết bằng một thoi đấm. Việc dùng quyền phủ quyết này thường xẩy ra theo các đề xuất có những thù nghị sẵn trong thời kỳ chiến tranh lạnh, nó cũng đã xẩy ra trong việc Nhật bản, Ái Nhĩ Lan và Phần Lan xin gia nhập Hội đồng Bảo an của LHQ.
Sô-viết đã phủ quyết 79 nghị quyết trong cả chục năm đầu đầu tiên của LHQ, bộ trưởng ngoại giao Andrei Gromyko từ năm 1957 tới năm 1985 nổi tiếng là "Sừ Nyet" (Nyet theo tiếng Nga có nghĩa là "Không") để phản đối và không cần biết các đề nghị nếp hay tẻ. Trong thời kỳ đó cũng có lần chủ tịch Nikita Kruschev của Sô-viết, có cái đầu sói sexy, đã tỏ thái độ phản đối bằng cách cởi chiếc giầy ra và để trên bàn trong lúc họp hội đồng.
Hoa kỳ đã không gồng tay để đưa ra quyền phủ quyết cho tới năm 1970, khi Hoa kỳ cho hủy bỏ một nghị quyết về việc lên án Anh quốc thất bại trong việc lật đổ chính quyền Rhodesia coi rẻ dân da trắng. Kế đến năm 1972, Hoa kỳ dùng quyền phủ quyết lần đầu tiên trong việc giải quyết các vấn đề tại Trung Đông.
"Sau cuộc chiếntranh lạnh chấm dứt, quyền phủ quyết không còn được xử dụng cho những lý do xung đột địa dư và quyền lợi chiến lược," theo lời ông Simon Chesterman, hội viên cao cấp tại viện hàn lâm International Peace Academy chuyền về hòa bình quốc tế tại New York.
"Ngày nay các chuyện thường không được đưa ra để bỏ thăm, trừ trường hợp có sự đồng ý của năm thành viên thường trực tại LHQ cho bỏ thăm để tìm hiểu quan điểm chính trị căn cứ vào chính quyền phủ quyết.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.