Hôm nay,  

K.đ. Trực Thăng/sđ 1 Dù Hk: Trận Tchépone Hạ Lào 71

25/12/199900:00:00(Xem: 6659)
Vương Hồng Anh tổng hợp

Như đã trình bày, trong cuộc hành quân Lam Sơn 719 tại Hạ Lào, Không đoàn trực thăng thuộc Sư đoàn 101 Nhảy Dù Hoa Kỳ (căn cứ đặt tại phía Nam Huế) là một trong những đơn vị của Không lực của Hoa Kỳ đã yểm trợ cho các đơn vị bộ chiến của QL.VNCH. Theo kế hoạch hành quân, các phi đoàn trực thăng thuộc Không đoàn có trách nhiệm yểm trợ trong suốt chiến dịch qua các phi vụ đổ quân, tải thương, vận chuyển tiếp tế, và bốc quân rời khỏi trận địa tùy theo tình hình chiến trường.
Trong giai đoạn sôi động của chiến dịch từ giữa tháng 2/1971 đến cuối tháng 3/1971, lực lượng trực thăng của Sư đoàn 1 Nhảy Dù Hoa Kỳ đã điều động khoảng 600 chiếc nhập trận. Một trong những chiến tích công của Không đoàn Trực thăng/Sư đoàn 101 Dù Hoa Kỳ là đã yểm trợ hữu hiệu cho Sư đoàn 1 Bộ binh thực hiện cuộc tấn kích bằng trực thăng vận vào Tchepone vào ngày 6 tháng 3 và các đợt bốc quân trong giai đoạn triệt thoái.
Như đã trình bày, cuộc hành quân Lam Sơn 719 chia làm 4 giai đoạn, trong giai đoạn đầu từ 30/1 đến 7/2/1971, cùng với Sư đoàn 834 Không lực Hoa Kỳ, Không đoàn trực thăng/Sư đoàn 101 Nhảy Dù đã không vận các đơn vị bộ chiến VNCH đến khu vực chuẩn bị xuất phát cuộc hành quân. Giai đoạn 2 là giai đoạn chính của cuộc hành quân với cuộc tổng xuất quân của các đơn vị VNCH tiến về phía Tây vào ngày 8/2/1971. Từ 8/2 đến 27/2, các phi đoàn thuộc Không đoàn Trực thăng/Sư đoàn 101 Nhảy Dù Hoa Kỳ đã được phân nhiệm để yểm trợ cho từng cánh quân VNCH. Trận chiến đã diễn ra quyết liệt từ ngày 19 đến ngày 27, khi CQ đã tung lực lượng tiến hành hàng loạt các cuộc tấn công vào nhiều vị trị của một số đơn vị VNCH.
Từ 28/2/1971 đến 23/3/1972, tình hình chiến trường đã trở nên bất lợi cho lực lượng VNCH, cũng trong giai đoạn này, Không đoàn Trực thăng/Sư đoàn 101 Nhảy Dù Hoa Kỳ đã dồn mọi nỗ lực để tiếp ứng các đơn vị VNCH trong những trường hợp nguy kịch. Một sĩ quan cao cấp QL.VNCH (không nêu tên) tham dự cuộc hành quân Lam Sơn 719, đã ghi lại một số diễn biến về giai đoạn này trong một bài viết đăng trên tạp chí KBC với nội dung như sau:
Đến ngày 28-2 thì chiến dịch đã trì trệ. Mọi khả năng có thể bắt đầu lại chiến dịch tiến sâu vào Lào bây giờ đang tập trung hết vào để bảo vệ các hệ thống căn cứ dọc Quốc lộ 19 và sườn phía trái. Chỉ có một cuộc đột kích bằng trực thăng vận vào Tchépone là có thể cứu vãn được cuộc hành quân này. Bộ Tư lệnh cuộc hành quân Lam Sơn 719 đã quyết định như vậy và báo về cho bộ chỉ huy Yểm trợ Quân sự Hoa Kỳ. Sau một chút do dự, các vị chỉ huy Hoa Kỳ đã bắt đầu dồn hết mọi nỗ lực, khả năng có thể có. Đây có thể là một trong những trận tấn kích không-lục lớn nhất trong lịch sử chiến trường.
Ngày 3 tháng 3, Sư đoàn 1 Bộ binh được trực thăng vận từ các căn cứ của họ tại sườn phía Nam của Lữ đoàn 1 Thiết kỵ đến một núi cao nhìn xuống Tchepone. Những lần đổ bộ này đều là những trận tấn công dữ dội, CQ cố chống trả quyết liệt. Lực lượng phòng không của CQ đã bắn như mưa, 11 trực thăng được ghi nhận là mất tích, 44 chiếc khác bị phá hủy.
Quân đoàn 1 bây giờ đang tung lực lượng còn lại, Sư đoàn 1 Bộ binh được lệnh điều động thêm trung đoàn thứ ba đang làm trừ bị tại phía Tây Quảng Trị. Được tăng cường như vậy, Sư đoàn 1 Bộ binh phải chiếm Tchépone bằng mọi giá.
Ngày 6 tháng 3/1971, hai tiểu đoàn của trung đoàn 2 thuộc Sư đoàn 1 Bộ binh được các phi đoàn trực thăng không vận đổ bộ xuống Tchepone. Bốn ngày sau, quân CSBV đã tăng cường lực lượng tấn công vào cánh quân của trung đoàn 2 Bộ binh. Ngày 10 tháng 3/1971, cuộc triệt thoái bằng trực thăng được thực hiện. Các phi công Hoa Kỳ đã bay vào vùng xạ kích của các đơn vị khòng không đan nhau như lưới nhện để bảo vệ cuộc di tản. Với ý nghĩ rằng bất cứ chuyến bay nào cũng có thể là chuyến bay cuối cùng, các phi công Hoa Kỳ đã thúc giục mọi binh sĩ của trung đoàn 2 Bộ binh cố gắng dồn vào trực thăng bằng mọi cách họ có thể làm được. Các trực thăng quay về được nội địa Việt Nam với các binh sĩ Việt Nam, do số lượng người vượt quá mức trọng tải, nhiều trực thăng đã bay khệnh khạng, nhưng cuối cùng các phi công đã đưa được anh em binh sĩ VNCH về đến các bãi đáp trước màn hỏa lực dày dặc của CQ.
Cuộc rút quân tiếp tục và áp lực của quân CSBV tăng dần. Một tiểu đoàn của Sư đoàn 1 Bộ binh bọc hậu đang chờ hai bên sông Tchepone đã bị CQ tấn công dữ dội, một số phi đội trực thăng võ trang được điều động cứu nguy đơn vị này nhưng hỏa lực phòng không dày dặc của địch đã cản trợ sự tiếp cứu này.
Ngày 19 tháng 3/1971, Lữ đoàn 1 Thiết kỵ-binh đoàn trước đây đã rút về các vị trí bảo vệ tại các mục tiêu A Lưới, đã bắt đầu đánh trả dọc theo Quốc lộ 9 hướng về phía biên giới Việt Nam. Cuộc phản công bị CQ phục kích với một lực lượng cản hậu. Sau đó, trước áp lực quá nặng của địch, các chiến xa còn hoạt động được đều bị bỏ lại, sĩ quan chỉ huy đã liên lạc gọi trực thăng Hoa Kỳ oanh tạc phá hủy để tránh bị CQ tịch thu.


Một mình lực lượng Nhảy Dù không thể giữ an toàn cho bên cánh sườn. Ngày 20 tháng 3, trực thăng chiến đấu cùng với phi cơ chiến thuật và B 52 thực hiện hàng ngàn phi vụ oanh tạc cho cuộc rút quân. Tại những cạnh sườn, các đơn vị VNCH còn lại được di tản hết bằng trực thăng, trong cuộc rút quân bằng trực thăng vận này, phòng không của quân CSBV đã gây thiệt hại nặng cho trực thăng, địch bắn rơi 28 chiếc trong tổng số 44 chiếc được giao nhiệm vụ di tản.
Những sự kết hợp giữa các vũ khí nhẹ dành cho bộ binh của CSBV với súng chống chiến xa RPG-7, mìn và các chốt chận trên đường, cộng thêm pháo binh và súng phòng không, CQ đã gây thiệt hại nặng cho một số đơn vị VNCH trên đường triệt thoái. Các binh sĩ một số tiểu đoàn Nhảy Dù và TQLC phải rời vị trí chủ chốt và được bốc về bằng trực thăng.
Trở lại với cánh quân của Lữ đoàn 1 Thiết kỵ, mặc dù có rất nhiều trực thăng võ trang tiếp cứu, nhưng đa số các chiến binh của lữ đoàn này phải tự chiến đấu và rút ra khỏi địa phận Lào, ngày hôm sau, đoàn chiến xa của lữ đoàn đã bị CQ chận đánh ở phía Tây căn cứ hỏa lực Bravo, cách biên giới Việt-Lào vài cây số. Không quân Hoa Kỳ đã được điều động tiếp ứng yểm trợ mạnh mẽ, cuối cùng Lữ đoàn 1 Kỵ binh đã về đến nội địa VNCH ngày 23-3-1971.
Trong lúc Lữ đoàn 1 Kỵ binh đang rút về, thì các phi đội trực thăng Hoa Kỳ đã bốc hết các đơn vị VNCH còn lại hai bên sườn Quốc lộ. Ngày 23-3-1971, các binh sĩ cuối cùng của Thủy quân Lục chiến đã được trực thăng vận ra khỏi khu vực, chỉ trừ hai tiểu đoàn tấn công vào các kho hậu cần, dự trữ tiếp liệu của CQ tại căn cứ 611 trong địa phận Lào vào ngày 31-3.
Ghi nhận chung, trong suốt hai tháng của cuộc hành quân, Không đoàn Trực thăng Sư đoàn 101 Nhảy Dù Hoa Kỳ đã hoạt động tối đa để yểm trợ các đơn vị bộ chiến VNCH, nhất là trong rải quân tấn công xảy ra tại 45 km trong địa phận Lào và cuộc triệt thoái từ ngày 10 tháng 3 đến cuối tháng 3. Lực lượng phòng không của CSBV tuy hùng hậu và mãnh liệt nhưng chưa được huấn luyện thuần thục. CQ trông cậy nhiều nhất vào các dàn súng máy 12 ly 7, ngoài ra đối phương còn sử dụng thêm súng phòng không 37 ly và 57 ly, có nhiều dàn súng được thiết trí với máy radar. Loại súng phòng không hai nòng 23mm đã được CQ sử dụng tại vài nơi trong trận chiến này.
* Câu chuyện về 2 phi công trực thăng Hoa Kỳ:
Nhận xét về hoạt động yểm trợ của các đơn vị trực thăng Hoa Kỳ trong cuộc hành quân Lam Sơn 719, đại tướng Westmoreland đã ghi nhận rằng các phi công rất can trường. Trong hồi ký, vị danh tướng này đã tuyên dương công trạng của hai phi công Hoa Kỳ qua câu chuyện được ông ghi lại như sau:
Người sống sót duy nhất sau vụ phi cơ rớt trong một chuyến tải thương cho căn cứ hỏa lực VNCH là phi công Dennis Fuji giúp các binh sĩ trú phòng Việt Nam chiến đấu chống trả quân địch bằng cách hướng dẫn trực thăng võ trang bắn phá và phi cơ oanh tạc trút bom xuống quanh căn cứ suốt ba ngày liền, cuối cùng cứu được căn cứ này khỏi bị địch tràn ngập. Fuji là một trong những phi công của phi đội tiếp tế tải thương cho đồn biên phòng khác nhưng hỏa lực phòng không địch quá dày dặc. Thoạt đầu phi công không chịu thấu nhưng cuối cùng anh đã xuống được. Khi phi cơ cất cánh lên lại thì bị trúng đạn và bốc cháy nhưng viên phi công đã khéo léo lết đến một căn cứ khác và đáp xuống. Về sau phi hành đoàn được cứu về nhưng Fuji đã tình nguyện ở lại. Trong hai ngày đêm anh liên tiếp phụ giúp việc gọi hỏa lực yểm trợ để giải tỏa áp lực địch bao vây quanh căn cứ này. Sau hai lần bị thương anh mới chịu trở về để chữa trị.
Binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa còn biết thêm một tên gọi trên vô tuyến nữa là Music 16 tức đại úy Keith A. Brandt, người đã có công cứu 88 binh sĩ VNCH cầm cự trong một hố bom để đối đầu với lực lượng địch chỉ cách họ trong tầm ném lựu đạn. Sau khi đã đổ đạn dược xuống được nơi chiến đấu, đại úy Brandt còn hướng dẫn một phi đội đến để giải cứu. Khi gần đến vị trí thì hỏa lực địch bắn quá rát khiến anh phải cất cánh lên cao: Đạn bắn hỏng hệ thống thủy lực và máy bị phát hỏa, anh gọi máy về báo như vậy, nhưng vẫn cố gắng bay vòng lại lần nữa để hướng dẫn phi đội đến vị trí khi trực thăng anh đã thấy một vệt khói dày dặc phun ra. Chỉ điểm vị trí xong, anh bay vòng ra và nói: Tôi sẽ bay ra sông. Lần cuối cùng nghe anh nói là: Máy tôi hỏng rồi, hộp số bị hư. Vĩnh biệt, cho tôi gửi lời nhắn với gia đình. Tôi chết đây. Gần đến sông thì phi cơ phát nổ và rớt xuống lùm cây bên bờ. Đại úy Brandt được truy thăng, tấm gương hy sinh của đại úy thật cao cả.
Trong lúc đó, bất chấp làn mưa đạn của địch, phi cơ giải cứu vẫn tiến hành công tác. Họ trở về với những trực thăng khệnh khạng vì quá tải. Vì trực thăng không đủ chỗ ngồi, binh sĩ VNCH có người phải bu càng. Đối với những ai thấy rõ từ đầu đến cuối mới cảm phục lòng can đảm của các chiến sĩ VNCH và sự gan dạ của các phi công trực thăng.
Kỳ sau: Pháo binh Quân đoàn 1 tại mặt trận Hạ Lào.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.