Hôm nay,  

Giá Của Một Chiến Thắng

16/06/199900:00:00(Xem: 5918)
Thời thế đã đổi thay. Cho tới sau khi thế chiếu thứ hai kết thúc, người ta thấy rằng kẻ chiến thắng chẳng có lợi lộc gì nhiều. Không có vấn đề bồi thường chiến tranh - tuy vẫn còn - mà kẻ chiến thắng còn phải bỏ tiền ra để tái thiết xứ sở mà họ đã dồn hết lực lượng để phá nát. Đó là trường hợp của Hoa kỳ đã bỏ tiền ra để tái thiết Âu châu trong đó có nước Đức là kẻ thù cũ, trong công trình mà thế giới đều biết dưới tên là kế hoạch Marshall.
Hoa kỳ và khối NATO vừa chiến thắng một cuộc chiến tranh chẳng mấy lớn lao như Đệ nhứt thế chiến hay Đệ nhị thế chiến, nhưng chắc chắn mà họ phải trả cho chiến thắng đó khá cao: theo các giới có thẩm quyền thì cái giá đó là từ 40 tới 120 tỷ mỹ kim.
Hơn 11 tuần lễ oanh tạc Nam Tư và Kosovo đã gây cho xứ nầy những sự thiệt hại vô cùng lớn lao: hơn phân nửa nhà cửa bị phá sập, phần còn lại không còn nóc. Các tiệm buôn đều bị phá hủy, nước uống không có, hệ thống cung cấp điện như không còn tồn tại và trên hết những cái đó, còn gần 900.000 nguời di tản cần phải được hồi hương và định cư trong những điều kiện tương đối khả quan. Tất cả những công việc đó ai phải bỏ tiền ra để đài thọ"
Cũng nên biết thêm rằng trong 11 tuần lễ oanh tạc đó phi cơ Hoa kỳ và NATO đã phá hủy 50 cây cầu, 12 hệ thống đường sắt, 6 đoạn đường quan trọng nhứt, 5 phi trường dân sự, 20 bịnh viện, 30 dưỡng đường, và 190 trung tâm văn hóa và giáo dục.
Nam Tư còn nói rằng 500.000 công nhân của họ đã mất việc vì các nhà máy đã bị phá hủy và chắc chắn rằng họ cũng cần được viện trợ để xây cất lại. Hơn nữa, vì lý do nhân đạo khối NATO và Hoa kỳ không thể bỏ mặc cho dân chúng Nam Tư (Serbia) chịu những thiếu thốn khổ cực nên thế nào trước sau gì phải lo sữa chũa cầu cống, đường xá tái lập các hệ thống cung cấp đèn nước cho Nam Tư, đặc biệt là tái lập việc giao thông trên sông Danube liên quan tới các quốc gia Bulgaria, Romanis và Montenegro, kể cả khi hù dọa là sẽ không chi đồng nào nếu Milosevic còn tại vị, điều mà hôm Thứ Ba giáo hội Chính Thống Giáo Serbia đã thu xếp bằng cách kêu gọi Milosevic hãy từ chức.

Các quốc gia trong khối NATO muốn chia đôi “chiến thắng” nầy với Hoa kỳ: 50-50 cho mỗi bên, nhưng dường như chính phủ Clinton chỉ muốn nhận có 10%, bởi lẽ người ta cho rằng Hoa kỳ đã chịu một phần lớn của gánh nặng chiến tranh: 80% phi cơ tham dự các cuộc oanh tạc và bom đạn đều là của Hoa kỳ.
Nhưng các giới quan sát và bình luận chính trị Hoa kỳ cho rằng rốt cuộc dân chúng Mỹ sẽ phải trả cái giá cho sự chiến thắng đó. Ngoài những tài khoản cấp bách nhứt mà khối NATO và Hoa kỳ phải trả cho việc hồi hương người Kosovo gốc Albania bị xua đuổi và sự chiếm đóng để duy trì hòa bình ở Kosovo, ngời ta đã nói tới việc tiến hành một kế hoạch Marshall cho vùng Ba nhĩ cán. Kế hoạch Marshall nầy đòi hỏi một số tiền từ 6 tới 10 tỷ mỹ kim mỗi năm trong vòng 10 năm, tức trêm dưới 100 tỷ. Cái kết quả có thể trông thấy được là trong vòng 10 năm tới đây dân chúng Mỹ phải è lưng ra để trả cho cái giá của sự chiến thắng của 11 tuần lễ oanh tạc của không quân Mỹ ở Kosovo và Nam Tư.
Nhưng điều đó chắc chắn không mỉa mai bằng việc tòa án La Haye đang cho mở cuộc điều tra về các tội ác chiến tranh của khối NATO.
Viên Chưởng lý Louise Arbour đã gặp các luật sư Anh, Canada, Hy lạp và Canada đại diện các nhóm chủ trương hòa bình, Phong trào thăng tiến hình luật quốc tế và Hiệp hội Mỹ quốc của các luật gia.
Họ đã trình cho bà Chưởng Lý Louise Arbour các bằng cớ tố cáo TT Clinton, Thủ tướng Tony Blair và tổng thư ký khối NATO Javier Solana về tội đã vi phạm “hình luật quốc tế về việc gây chết chóc cho thường dân, làm cho họ bị thương và phá hoại”.
Phải chăng đó mới là cái giá đắt nhất cho chiến thắng ở Kosovo"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.