Hôm nay,  

Phỏng Vấn Gabriel García Márquez (7)

21/02/200200:00:00(Xem: 3984)
Chủ nghĩa thực dân để lại một vết đen không thể nào xóa nổi trên văn hóa thuộc địa, và những con người ở đây không thể nào tin, họ có thể sản xuất ra nổi một thứ văn chương cho ra hồn.

-Theo ông, những nhà văn Mỹ Châu La Tinh cần sống ở Âu Châu một thời gian, và đây là một điều quan trọng đối với họ"
Có lẽ nên đi giang hồ một thời gian, để có một cái nhìn từ phía bên ngoài. Tuyển tập truyện ngắn mà tôi dự định viết là về những người Mỹ Châu La Tinh qua Âu Châu. Tôi đã nghĩ về nó trong vòng hai mươi năm. [Bài phỏng vấn này được thực hiện năm 1981, sau đó, tác giả có cho xuất bản một tập truyện ngắn, nhan đề là "Mười Hai Truyện Ngắn Về Những Con Người Lang Thang"]. Nếu bạn có thể rúr ra được một kết luận sau cùng về những truyện ngắn này, thì có thể sẽ là: Những người Mỹ Châu La Tinh thật khó mà sống ở Âu Châu, nhất là người Mexico, và tốt nhất, đừng cố nấn ná ở lại. Tất cả những người Mexico mà tôi đã từng gặp, chỉ sau một tuần là cuốn gói.
-Ông nghĩ sao về hậu quả của cuộc Cách Mạng Cuba đối với văn chương Mỹ Châu La Tinh"
Cho tới bây giờ, chưa thấy gì. Nhiều nhà văn, tự coi mình là những nhà văn dấn thân theo nghĩa chính trị, thường cảm thấy bị bắt buộc phải viết, không phải những câu chuyện mà họ muốn, nhưng mà là những câu chuyện mà họ nghĩ chúng phải như vậy. Điều này đẻ ra một thứ văn chương tính toán, và nó chẳng mắc mớ gì tới kinh nghiệm hay trực giác. Lý do chính của điều này, là Mỹ Châu La Tinh luôn chống lại ảnh hưởng văn hóa từ Cuba. Chuyện này xẩy ra ở ngay tại Cuba, và một kiểu mẫu văn chương hay nghệ thuật mới có vẻ như muốn ló dạng. Nhưng cần tới thời gian. Ảnh hưởng văn hóa quan trọng của Cuba đối với Mỹ Châu La Tinh, là nó được sử dụng như cây cầu chuyên chở loại văn chương đã từng hiện hữu tại vùng này trong nhiều năm. Theo một nghĩa nào đó, sự bùng nổ một nền văn chương Mỹ Châu La Tinh ở Hoa Kỳ, là do cuộc Cách Mạng Cuba gây nên. Tuổi thọ của bất cứ một nhà văn Mỹ Châu La Tinh thuộc thế hệ này, là hai mươi năm viết đều đều, nhưng những nhà xuất bản Âu Châu hay Hoa Kỳ đều tỏ ra ít quan tâm tới họ. Khi cuộc Cách Mạng Cuba bùng ra, thế là bất thình lình có một sự quan tâm lớn lao tới Cuba và Mỹ Châu La Tinh. Cuộc Cách Mạng biến thành những bài viết, những bản văn để mà tiêu thụ. Mỹ Châu La Tinh trở thành một món thời trang. Thế là người ta khám phá ra rằng những cuốn tiểu thuyết ở cái vùng này cũng được đấy chứ, nghĩa là chúng khá tốt để mà được dịch, và được để ý tới, trên toàn thế giới. Thê thảm thay, đó là: cái chủ nghĩa thực dân thuộc địa đã để lại một vết đen không thể nào xóa nổi trên văn hóa tại vùng này, và những con người Mỹ Châu La Tinh chính hiệu không thể nào tin được rằng, bản thân họ, lại có thể đẻ ra một thứ văn chương cho ra hồn, cho đến khi những người ở bên ngoài bảo cho họ biết, họ đã làm được điều này đấy!


-Có người nào trong số những ít được biết tới, mà ông ngưỡng mộ"
Tôi sợ rằng chẳng có ai. Ảnh hưởng của cuộc bùng nổ một nền văn chương Mỹ Châu La Tinh ở Hoa Kỳ ghê gớm tới độ, những nhà xuất bản luôn đưa con mắt cú vọ của họ ra để mà săn tìm những con mồi vừa xuất hiện, đừng bỏ lỡ một Cortaza mới nào hết. Thê thảm hơn, những nhà văn mới mẻ của chúng ta lại thường quan tâm tới danh vọng, hơn là chính tác phẩm của họ. Một giáo sư Pháp ở Đại Học Toulouse chuyên về văn chương Mỹ Châu La Tinh đã nhận được rất nhiều thư của những nhà văn trẻ, họ phàn nàn, ông sao cứ viết mãi về cái tên García Márquez, trong khi ông ta đâu cần tới nữa, ông ta lừng danh rồi, trong khi chúng tôi mới cần tới Ngài! Họ quên một điều, ở vào tuổi họ, tôi chẳng hề được những nhà phê bình để mắt tới. Điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây, là: những nhà văn trẻ này đã hoang phí thời giờ của họ, khi viết thư năn nỉ những nhà phê bình, đúng ra, họ nên dành thời giờ cho tác phẩm của chính họ. Điều thật là quan trọng, đó là viết chứ đâu phải, mong được người ta viết về mình! Điều thật là hiển hách, đối với riêng tôi thôi, đó là ở vào quãng nửa đời người của mình, nghĩa là bốn mươi tuổi, tôi vẫn chưa sờ được vào đồng xu thứ nhất đẻ ra từ những cuốn sách của mình, mặc dù lúc đó tôi đã có bốn cuốn được xuất bản!
-Ông có nghĩ danh vọng, thành công sớm, là một "vận rủi", đối với một nhà văn mới vào nghề"
Ở vào tuổi nào nó cũng là "vận rủi". Tôi vẫn thường tụ nhủ thầm, giá mà mình được biết tới, khi đã chết rồi, ít ra là ở những xứ tư bản, nơi mà những tác phẩm biến thành những món hàng.
(còn tiếp một kỳ)
Jennifer Tran

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.