Hôm nay,  

Kỷ Niệm 1 Thế Kỷ Phạm Quỳnh Với Bản Dịch Thơ Đỗ Phủ Chi Điền Hồng Duy Từ

01/05/199900:00:00(Xem: 12273)
Ông Phạm Quỳnh bút hiệu Thượng Chi hoặc Hồng Nhân hoặc Hoa Đường, quê làng Lương Ngọc Phủ Bình Giang, tỉnh Hải Dương, sáng lập viên kiêm chủ nhiệm và chủ bút Nam Phong Tạp Chí (1917-1934), là một học giả tài ba, tinh thông Pháp văn, Hán văn và Việt văn. Ông là người đặt viên đá đầu tiên để xây dựng một nền văn học mới, đã tranh đấu cho câu văn quốc ngữ (Việt văn) đã tìm phương hướng để xây dựng một nền văn hóa tiến bộ trên căn bản tinh hoa của dân tộc và cũng đã giúp cho văn nghệ mới phát triển.
Nếu cuộc “Cách mạng tháng 8” không thảm sát Phạm Quỳnh thì chắc chắn kho tàng Văn học Việt Nam còn thêm nhiều tác phẩm quý giá của nhà học giả này. Ngày nay chúng ta có được một nền văn chương phong phú, văn tự, cú pháp giản dị và sâu sắc, dễ xử dụng, theo chúng tôi thiển nghĩ, rất nên tri ân người đã dầy công xây dựng.
Bài tiểu luận dưới đây của chúng tôi được viết nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Phạm Quỳnh (1982-1992) là để tưởng niệm nhà đại học giả Việt Nam đã có công lớn với nền văn học nước nhà hồi đầu thế kỷ 20.

Trong những thập niên đầu thế kỷ, một nhân vật đã nổi bật trên diễn đàn báo chí cũng như trong lĩnh vực văn hóa. Đó là học giả Phạm Quỳnh, bút hiệu Thượng Chi, chủ bút Nam Phong tạp chí. Ngòi bút của ông đã ghi một tiếng vang lớn từ Hà nội đến Sài gòn và trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Lời hùng biện của Ông gây ngạc nhiên ở Kinh thành Paris, trên diễn đàn Hàn Lâm Viện nước Pháp. Những bài biên tập, khảo cứu, trước thuật, dịch thuật của ông mọi người đều biết. Chỉ có việc phiên dịch thơ Đường của ông là không mấy ai biết đến. Thì làm sao biết được" Ngay chính lệnh ái của ông là nữ sĩ Liên Trang, trong luận án tiến sĩ 1972 “Introduction au Nam Phong” tìm hiểu Tạp chí Nam Phong, cũng chỉ nói một cách mơ hồ: Phạm Quỳnh hình như có khởi sự phiên dịch thơ Đỗ Phủ. Rất tiếc là bản thảo ấy có thể đã biến mất (Phạm Quỳnh aurait commence’ aussi une traduction de Đỗ Phủ, il est regrettable que le manuscrit de ce travail ait disparu.)
Thật ra là bản thảo dịch thơ Đỗ Phủ, chưa tìm thấy trong biệt thự Hoa Đường của ông đã bị thất lạc. Không ai biết được làm sao bản thảo nầy trôi dạt từ ngôi biệt thự bên bờ sông An Cựu, thành phố Huế, vào đến miền Đồng Nai Gia Định hay là đến đất Phương Thành để đến tận tay thi sĩ Đông Hồ. Nhà thơ này nguyên là bỉnh bút của tạp chí Nam Phong, một người đã có một niềm ái mộ lớn lao đối với Ông chủ bút Nam Phong. Rồi, mấy năm trước đây, bà sương phụ Đông Hồ là nữ sĩ Mộng Tuyết, nhân dịp sang Pháp đem tặng nữ sĩ Liên Trang, tập di cảo đã đóng lại với bìa da đỏ, gáy chữ vàng đẹp đẽ. Đúng là “quý vật tầm quý nhân” và “châu về hợp phố”.
Sau khi xuất bản bộ Đường Thi Tuyển Dịch tôi mới nhận được phóng ảnh tập di cảo, do nữ sĩ Liên Trang từ Paris gởi sang. Thật đáng tiếc! Nếu tôi nhận được kịp thời thì quyển Đường Tuyển Dịch III, Đỗ Phủ của tôi có thêm nhiều văn liệu quý giá.
Đọc tập tuyển dịch thơ Đỗ Phủ của Thượng Chi tôi phải tự hỏi: Tại sao tiên sinh đã chọn thơ của Đỗ Phủ để dịch trước tiên" Tại sao không chọn thơ Lý Bạch, đệ nhất thi hào của Thịnh Đường, hay là chọn những bài Đường Thi danh tiếng nhất mà dịch trước, như các dịch giả khác đã làm từ trước đến nay"
Phải chăng Thượng Chi đã biểu đồng tình với Đỗ Thiếu Lăng trên nhiều quan điểm về văn học nghệ thuật cũng như chủ thuyết về thi ca, nên mới chọn thơ họ Đỗ để khởi đầu công trình phiên dịch Đường Thi.
Phải chăng ông muốn mượn thơ Đỗ Thiếu Lăng để gởi gắm tâm sự của một nhà văn học gác sự nghiệp văn chương ra tham chính. Phải chăng những năm dài sinh hoạt trong “hí trường” ngôn luận và chính trị đã đem lại nhiều ưu tư và ray rứt, nay thoát ra ngoài vòng cương tỏa, ông cần phải giải tỏa tâm tư"
Đỗ Phủ là một nhà Nho. Tư tưởng căn bản của Khổng giáo là tư tưởng phục vụ chế độ quân chủ để giữ an ninh cho quốc gia, thái bình cho dân tộc.
Cảnh chiến tranh của thời Xuân Thu làm cho nhân dân Trung Hoa đói rách lầm than là nguyên nhân chính phát sinh triết lý Khổng Mạnh, hay là chủ thuyết nhằm “lý tưởng quốc thái dân an” nhằm cải thiện đời sống quốc gia, mưu cầu no ấm và hạnh phúc cho nhân dân. Do đó phải xây dựng một nền triết lý đạo đức để giáo dục con người yêu chuộng hòa bình, công lý, sống trong tình người, bốn bể anh em. Thấm nhuần tư tưởng ấy, Đỗ Phủ, mặc dầu chỉ giữ một chức gián quan nhỏ trong một thời gian ngắn mà vẫn luôn luôn nghĩ đến việc nước nhà, thương dân đói rách, căm hờn ngoại bang xâm lấn biên cương, phiến loạn chiếm hãm quận thành. Những tư tưởng ý tình này luôn luôn hiện ra trong thi ca Đỗ Phủ. Có thể nói ông đã đề cao ý thức vị nhân sinh. Ông đã thực thi chủ thuyết làm văn chương phải cho hợp với thời đại, làm thi ca phải cho hợp với sự việc. Nói cách khác, văn chương phải phản ánh thời đại, bộc lộ hiện thực. Đỗ Phủ là nhà thơ tiền phong của môn phái nghệ thuật vị nhân sinh.
Các nhà văn học Trung Hoa nói rằng: “Đỗ Phủ là thánh phẩm có “ý nhập thế”, hay tả sự thật, chịu ảnh hưởng nho giáo, bài nào cũng ngụ ý thương đời, hiểu thấu nhân tình thế thái, nói lên cái hoài bão lớn lao cứu thương sinh. Không như Lý Bạch là tiên phẩm có “Ý xuất thế”, lãng mạn, phóng khoáng, chịu ảnh hưởng Lão giáo, lời thơ rất tài tình, toàn là những bài tuyệt xướng của Thịnh Đường. Nhưng phần nhiều là những bài mơ mộng, hão huyền xa thực tế thiếu ý thức vị nhân sinh.
Thượng Chi chọn thơ Đỗ Phủ để phiên dịch, tôi tin là cùng một chủ trương tả cảnh sinh sống của nhân dân (thực tả nhân sinh) hay là phản ánh cái chính trị thời đại (phùng thích thời chính). Mấy trăm số Nam Phong từ 1917 đến 1934, bộ Nam Phong Tùng Thư (1928-1931) 5 quyển Thượng Chi Vân Tập (1943 & tb 1962) đã chứng minh quá hùng hồn lập trường của Thượng Chi.
Phê bình gia Vũ Ngọc Phan trong sách Phê bình văn học Nhà văn hiện đại (1942) viết: “Ở nhà văn này (Phạm Quỳnh) người ta nhận thấy một khuynh hướng rõ ràng về học thuyết hay về những thứ mà phần tư tưởng là phần cốt yếu. Ít khi người ta thấy dưới ngòi bút của Ông những bài phù phiếm có giọng tài hoa, bay bướm và chỉ có một tính cách thuần túy văn chương. Ông là người chủ trương cái thuyết: đọc sách Tây là để thâu thái lấy tư tưởng, lấy tinh thần văn hóa Âu tây, để bồi bổ cho nền quốc văn còn khiếm khuyết, để chọn lấy cái hay của người mà dung hòa với cái hay của mình, ngõ hầu gìn giữ cho cái học của mình không mất bản sắc mà có cơ tiến hóa được”.
Ngay trong thời gian còn tùng sự tại trường Viễn Đông Bác cổ (1908-1917) Ông đã cộng tác với Đông Dương Tạp chí của ông Nguyễn Văn Vĩnh (1913). Nhưng khác lập trường với Ông Vĩnh “Trong khi Nguyễn Văn Vĩnh đi tìm những cái nhẹ nhàng hoa mỹ trong văn chương Pháp để diễn tả quốc văn một cách phóng túng, thì Phạm Quỳnh đã có khuynh hướng biên dịch những bài về tư tưởng, về lý thuyết Âu Tây. Ngay trong mấy số đầu Đông dương tạp chí ông đã dịch những đoạn văn của Renan, Bossuet, Pascal... là những nhà văn lớn về tư tưởng và lý thuyết. Ngay từ bấy giờ (1913) giọng văn ông đã chín chắn khác thường, đọc, tưởng chừng như một người đã đứng tuổi.” (VNP)
Qua đoạn văn ngắn trên đây Vũ Ngọc Phan xác nhận sự nghiệp văn chương của Phạm Thượng Chí đều nhằm phục vụ dân tộc, nâng cao dân trí cũng là một chính sách chủ yếu trong những chính sách của các đảng cách mạng quốc gia. Trong sách Pháp Việt Đề Huề của cụ Phan Bội Châu (1918) cũng có nói đến, “không những phải nâng cao trình độ quốc dân” mà còn phải tìm những tinh thần tự tin cho mỗi người (Phan Bội Châu, Tự Phán, NCNX 1987).
Với chủ trương nâng cao dân trí, ông Phạm Quỳnh đã đem hết tài năng và tâm trí tạo nên một nền văn hóa quốc gia mới, thích ứng cho hoàn cảnh của tổ quốc, một nước nhược tiểu có một nền văn hiến mấy nghìn năm và một dân tộc thông minh can đảm, cần mẫn và cầu tiến, nhưng chẳng may bị thực dân Pháp kiềm chế trên mấy chục năm. Hơn nửa thế kỷ trôi qua nhân dân đã tranh đấu quyết liệt bằng nhiều phương cách. Lập chiến khu võ trang quết chiến thật sự như Đề Thám, Phan Đình Phùng, không chiến thắng được giặc Pháp, vì tinh thần cảm tử, chí anh hùng thì có thừa, nhưng vũ khí, chiến cụ quá sút kém không kháng cự tấn công nổi giặc. Rồi các phong trào cần vương của đông đảo sĩ phu yêu nước, các biến cố vua Hàm Nghi, vua Duy Tân xuất cung tham gia kháng chiến v.v ... đều bị thất bại. Vua bị đày đi viễn xứ, sĩ phu tuẫn tiết hay lên đoạn đầu đài trong thương tiếc và oán hận của quốc dân.
Trước những thảm trạng ấy quần chúng quá thất vọng, đâm ra chán nản,tiêu cực. Giới trí thức tân tiến và thực tiễn phải tìm một đường lối khác để tranh đấu bất bạo động, tranh đấu ôn hòa trong hoàn cảnh và luật pháp cho phép. Họ chủ trương “khai trí tiến đức” cho giới trung lưu trí thức, nâng cao dân trí cho quần chúng nhân dân bằng mọi phương tiện truyền thông báo chí sách vở, phát động phong trào truyền bá quốc ngữ đến tận thôn quê hẻo lánh. Nhóm trí thức hàng đầu đều muốn đem năng trí và tư duy tạo dựng một nền văn hóa mới cho quốc gia.
Trước bối cảnh lịch sử ấy ông Phạm Quỳnh đã sáng lập một cơ quan ngôn luận để thay thế Đông Dương tạp chí, hầu thực hiện hoài bão của mình, Nam Phong tạp chí ra đời từ đó (1917) với ông Phạm Quỳnh sáng lập viên, chủ nhiệm kiêm chủ bút.
Thái độ chính trị của Ông trong việc cầm đầu một cơ quan ngôn luận lớn của thời bấy giờ thật là khó khăn và tế nhị. Làm sao cho chính quyền thực dân Pháp không phật ý và không nghi ngờ để họ tiếp tục cho mình hoạt động lâu dài. Phần khác, làm sao cho nhóm người cộng tác không trách mình lợi dụng, xây dựng địa vị trên lưng họ, và nhất là làm sao cho đồng bào khỏi hiểu lầm, nguyền rủa mình là bán nước cầu vinh mà vẫn làm được việc hữu ích, thúc đẩy được việc gây ý thức quốc gia dân tộc trong quần chúng độc giả, nhất là giới thanh niên và nhất là xây đắp cho nền móng quốc văn được vững chắc để tạo dựng một nền văn học quốc gia, một yếu tố căn bản không thể thiếu để đi lần đến một nền chính trị độc lập.
Là một tài năng xuất chúng cho nên mới ngoài 20 tuổi đã nắm vững một cơ quan văn hóa hàng đầu. Những bậc tiền bối như các ông Nguyễn Bá Học, 60 tuổi, các ông Nguyễn Hữu Tiến, 43 tuổi, cùng những bậc đàn anh như Phạm Duy Tốn, 34 tuổi, Trần Trọng Kim và Tản Đà 30 tuổi v.v... vui lòng cộng tác.
Nhờ quy tụ được nhóm văn nhân hàng đầu của thời bấy giờ (1917-1934) và biệt tài trước tác của chính mình mà tạp chí Nam Phong đã chiếm địa vị “nguyên thủ” trên diễn đàn Ngôn Luận và Văn học. Và cùng những cơ quan khác như Hữu Thanh, An Nam tạp chí v.v... phát động rầm rộ một phong trào biên khảo, sáng tác, dịch thuật v.v...khiến cho văn đàn rộn rịp hẳn lên thời Đông dương tạp chí. Trong một thời gian ngắn năm năm đã thấy bừng nở nhiều bộ môn văn học và nhiều cây viết xuất sắc trong nhiều lớp người cựu học và tân học, nhà văn, nhà giáo, công chức và ngay cả trong giới quan trường tên tuổi như Hoàng Cao Khải, Thân Trọng Huề v.v...
Mấy nghìn trang sách rất giá trị rải rác trên vài trăm số tạp chí Nam Phong đã được tuyển chọn in thành bộ Nam Phong Tùng Thư (1928-1931). Riêng phần ông chủ bút, năm 1943 đã xuất bản năm quyển Thượng Chi Văn Tập tái bản năm 1962 ở Sài gòn bởi bộ Quốc Gia Giáo Dục Cộng Hòa Việt Nam. Ngoài ra còn nhiều tác phẩm Pháp văn viết về nhiều vấn đề khác nhau. Khoảng trên mươi quyển.
Phê bình văn nghiệp của Thượng Chi, Vũ Ngọc Phan, một cây bút khá nghiêm khắc viết: “Cái công Ông Phạm Quỳnh “khai thác” lúc đầu cho nền quốc văn có ngày nay, thật là một công không nhỏ... Văn ông ai cũng phải nhận là hùng, là dồi dào, thường thường lại có giọng thiết tha kêu gọi... Đến cái công của Phạm Quỳnh đối với quốc văn thì ai cũng phải nhận là một công lớn. Ông đã xây đắp cho nền móng quốc văn được vững vàng bằng những bài bình luận và khảo cứu rất công phu, mà từ Bắc chí Nam người thức giả đều phải lưu tâm đến... Có người lấy Nam Phong làm sách học mà cũng thâu thái được tạm đủ tư tưởng học thuật Đông Tây... Một người chỉ biết đọc quốc ngữ mà có khiếu thông minh có thể dùng tạp chí Nam Phong để mở mang học thức của mình. Nam Phong tạp chí được rực rỡ như thế cũng vì được người chủ trương là một nhà văn, học vấn đã uyên bác, lại có biệt tài, có lịch duyệt... Ông bàn luận một cách vững vàng và sáng suốt về bất cứ một vấn đề gì, từ thơ văn đến triết lý, đạo giáo, chính trị, xã hội, không một vấn đề nào là ông không tham khảo tường tận trước khi đem bàn trên mặt giấy... Ai đã đọc toàn bộ Nam Phong cũng phải nhận là rất đầy đủ, có thể giúp cho người học giả một phần to tát trong việc soạn một bộ Bách Khoa Toàn Thư bằng Quốc văn.”
Lê Văn Siêu, trong tác phẩm Văn Học Sử thời Kháng Pháp 1858-1945 viết: “Ông là một nhà yêu nước, làm việc vì mình và cho mình thì ít, nhưng làm việc cho văn hóa thì nhiều hơn ai hết, ở hồi đầu thế kỷ”.
Để kết luận chương V về học giả Phạm Quỳnh, Phạm Thế Ngũ, tác giả Việt Nam Văn Học Sử Giản Ước Tân Biên, 1965 viết: “Về đường tư tưởng Phạm Quỳnh là tiêu biểu cho một giai đoạn bán cựu bán tân ở nước ta trước 1932. Với một căn bản tham báo Á Âu, ông đã đưa giải pháp dung hòa và bảo tồn làm thỏa mãn được nhiều khuynh hướng trong xã hội bấy giờ. Cái chủ nghĩa quốc gia của ông về đường chính trị chưa đi đến kết quả nào, nhưng về văn hóa không phải không nuôi được một tinh thần dân tộc làm nơi trú ấn cho nhiều tâm trí băn khoăn thời ấy, và có thể để lại hậu quả tốt về sau nữa. Thời gian đã chứng minh điều này. Trong những năm tháng mới của đệ nhị thế chiến (1939-1945), một tinh thần quốc gia dân tộc đã vùng dậy ngày càng lớn mạnh. Nhưng tiếc thay phong trào thiếu một tổ chức quần chúng kiên cường, lãnh đạo bởi những cán bộ tài ba anh dũng nên để lỡ mất vận hội. Nhưng cái tinh thần dân tộc anh hùng ấy đã kết tinh trong tâm hồn người quốc gia. Hơn nửa thế kỷ nay nó luôn luôn tồn tại, lúc ầm ỹ, lúc sôi động, nhất là trong gần hai thập niên sau này, đã lên cao điểm từ ngày bức tường Bá Linh sụp đổ, dân chủ hóa cả Đông Âu và Liên xô. Đúng như người viết sử thường nhận xét: Người làm văn hóa ít khi thấy được kết quả của công mình “dũa não mài hơi” của mình, mà luôn luôn làm cho hậu thế.
- Về đường văn học, ông đã làm nhiều để xây dựng một nền văn học mới.


Ông đã tranh đấu cho câu văn quốc ngữ. Nguyễn Văn Vinh đã tranh đấu cho chữ quốc ngữ chống chữ Hán. Nam Phong ra đời, Phạm Quỳnh viết lách và hô hào viết lách, tạo cho câu văn quốc ngữ (Việt văn) một thực chất, một sinh lực. Tạo dựng một nền văn chương Việt ngữ sống động và phong phú, thừa sức diễn đạt những ý tưởng thâm thúy cao siêu, không kém gì văn chương của những nước văn minh tiền tiến.
- Ông đã khởi công xây dựng một nền văn học mới. Một nền học có tính cách tự lập quốc gia. Ông đã lấy nhiều và phương pháp ở Tây phương, nhưng không quên cái gốc cổ điển Á Đông và tìm kiếm những giá trị của Hán học, đồng thời tạo ra một ngôn ngữ mới để làm phương tiện diễn đạt.
- Ông cũng đã giúp cho văn nghệ mới tiến bộ. Ông đã dẫn đồng đội hướng vào quá khứ, làm một công cuộc quốc ngữ hóa” cái vốn liếng tiền nhân, giới thiệu những áng văn hán và Nôm lịch triều , bình giải những danh tác cổ văn. Công việc biên khảo nào vừa cung cấp tài liệu cho quốc học, vừa cung ứng cho văn nghệ mới cái tinh hoa cổ học Hán Nôm của nước nhà từ ngày lập quốc. Đồng thời ông cũng hướng sang Tây Phương để mở cho văn nghệ những đường lối mới bằng dịch thuật, bằng bình luận. Có nhà nghiên cứu văn học đã nói rằng: ông là đạo sư văn nghệ cho cả giai đoạn. Một đạo sư đã đặt những sáng suốt và thích nghi. (Viết theo Việt Nam Văn Học sử Giản Ước Tân Biên của Phạm Thế Ngũ, 1965).
Năm 1922, Phạm Thượng Chi tháp tùng Khải Định sang Pháp dự đấu xảo thuộc địa Marseille. Sau khi vua Khải Định nhận được Thư Thất Điều của chí sĩ Phan Chu Trinh rồi về nước. Riêng nhà văn vừa tròn 30 tuổi Phạm Quỳnh, không bỏ lỡ cơ hội “ngàn năm một thuở”, thay vì về nước ông lên Paris diễn thuyết và bắt liên lạc với các nhân sĩ trong giới chính Pháp. Trong một bài diễn văn Ông đã nói: “Nếu văn minh là cái vốn và là một truyền thống, thì chúng tôi tha thiết giữ nguyên cái vốn cần cù và cố gắng mà tổ tiên đã để lại. Chúng tôi không muốn với bất cứ giá nào tẩy sạch quá khứ, cái quá khứ ngàn năm đã tạo ra chúng tôi ngày nay. Chúng tôi muốn giữ lấy cái cá tính lịch sử của chúng tôi”.
Và trước ban Luận lý chính trị của Hàn Lâm Viện Pháp, ông còn nói: “Dân Việt Nam chúng tôi không thể ví như một tờ giấy trắng được đâu. Chúng tôi là một cuốn sách đầy những chữ viết bằng một thứ mực không phai, đã mấy mươi thế kỷ nay. Quyển sách cổ ấy có thể đóng theo kiểu mới cho hợp với thời trang, nhưng không thể đem một thứ chữ ngoài in lên những dòng chữ cũ được. Vấn đề là phải giáo dục người Việt Nam thế nào cho vừa truyền được cái học thuật cao thượng đời nay, vừa không đến nỗi làm cho chúng tôi mất giống đi, mất cái quốc tính của chúng tôi làm thành một dân tộc vô hồn, không còn có tinh thần đặc sắc gì nữa, như mấy cái thuộc địa cổ của người Pháp kia”.
Chúng ta thử tưởng tượng, thời bấy giờ 1922, chủ nghĩa thực dân đang ở vào thời kỳ cực thịnh. Pháp vừa thắng Đức, khí thế hùng mạnh đang lên, muốn xóa bỏ các quốc gia nhược tiểu trong đế quốc mình, biến chúng nó thành những mảnh đất không văn hiến, không quá khứ lịch sử, chỉ còn là những lãnh thổ của Pháp quốc hải ngoại, mà một thanh niên Việt Nam vừa tròn 30 tuổi, không xuất thân từ các Đại Học danh tiếng của Pháp quốc, chỉ với vốn liếng Pháp văn tự học, đơn thương độc mã đăng đàn diễn thuyết bằng Pháp ngữ trước Ban Luận lý Chính trị của Hàn Lâm Viện Pháp, để tranh đấu cho tổ quốc được giữ trọn tính cách một quốc gia có văn hiến, có lịch sử, có quốc hồn, quốc túy. Những bài diễn văn ấy là những áng văn tuyệt tác trên cả hai phương diện văn chương và chính trị. Nó đã đi thẳng vào văn học sử. Người Pháp và người Việt đều công nhận diễn giả là một người kỳ vỹ, một thiên tài hiếm có (Quelques conférences à Paris, 1923). Tiếng nói ngay trên diễn đàn Pháp Quốc này không khác nào những tràng súng tự động sau này bắn vào tòa Đại sứ Pháp, mà ảnh hưởng không phải nhất thời, nó trường cửu vượt qua nhiều thế hệ, vang dội mãi đến ngày nay.
Để tìm hiểu cái gần gũi giữa Đỗ Phủ và Thượng Chi thiết tưởng chúng ta cần biết qua chủ thuyết chính trị của Thượng Chi và các xu hướng chính trị trong giai đoạn xây dựng 1917-1925. Theo văn học sử thời kháng Pháp (1858-1945) của Lê Văn Siêu 1974, thì bấy giờ có 3 xu hướng:
a/ Xu hướng Cộng Hòa dân chủ: đại diện là Phan Chu Trinh, người nhiều uy tín tinh thần nhất. Nhưng chính quyền Thực dân Pháp ngại Cụ là người quá khích, nên đã tìm mọi cách bóp ngay từ trong trứng nước.
b/ Xu hướng trực trị: đại diện là Nguyễn Văn Vĩnh, chủ trương dẹp bỏ Nam triều và quan tướng, có sự hỗ trợ của Tây thực dân và một số trí thức Âu hóa. Chủ trương này có vẻ quá khích, phi quốc gia, lại không hợp với chính sách thuộc địa mềm dẻo của Pháp quốc, nên cũng không phát triển được.
c/ Xu hướng quân chủ lập hiến: đại diện là Phạm Quỳnh, có giới quan lại Nam Triều và số trí thức ôn hòa tán thành, lại thỏa hiệp được với chính sách thuộc địa ôn hòa, cùng trên danh nghĩa đòi trở lại Hiệp ước bảo hộ 1884, cũng thỏa mãn phần nào lòng tự ái quốc gia của đông đảo trí thức đòi có nước mà thờ.
Như mọi người đều biết, Phạm Thượng Chi luôn luôn có một niềm tin sâu xa rằng nếu không có một nền văn hóa quốc gia thì không thể nào có được một sự độc lập về tư duy và tinh thần. Và do đó không thể nào có được một nền độc lập chính trị. Để diễn đạt được cái mục đích ấy, để thu hồi các quyền tự trị chính trị cần thiết cho sự xây dựng một nền văn hóa quốc gia, nghĩa là để cho chính quyền thuộc địa trở về chấp hành đứng đắn và thành thật Hiệp ước bảo hộ 1884, Phạm Thượng Chi nghĩ rằng ông phải đi vào con đường chính trị.
Đến đây, tôi xin mở dấu ngoặc. Phải chăng chủ trương ấy đã đưa ông đến việc tham chính để lợi dụng cơ chế hành pháp, mặc dù chưa có chủ quyền quốc gia thật sự, nhưng ít ra cũng là một phương tiện tối thiểu để thực hiện dần dần cái chủ thuyết Quân chủ Lập hiến trên căn bản Hiệp ước bảo hộ 1884. Rồi, về lâu về dài tiến lên tự trị, độc lập. Thực hiện một cuộc cách mạng nhưng, chậm chạp, nhưng khỏi phung phí quá nhiều xương máu và rách mất núi sông, bần cùng hóa dân tộc. Biết đâu cái chủ trương tranh đấu bất bạo động ấy sẽ không giúp cho nước nhà được giải phóng trong phong trào giải thể chế độ thực dân của nhân loại vào những năm sau thế chiến thứ II, 1945, như hầu hết các nước bị đô hộ trên thế giới mà lịch sử hiện đại đã chứng minh.
Trước ngày các nước Đông âu đẩy cộng sản ra khỏi chính quyền, Liên xô thành trì của chủ nghĩa Marxism-Leniniste sụp đổ, đảng cộng sản bị giải thể, lập luận trên đây sẽ bị người ta cho là mơ hồ ngụy biện. Nhưng ngày nay thực trạng của các nước nhược tiểu, của các nước bị cộng sản một thời ngự trị, đã chứng minh điều đó. “Bất chiến tự nhiên thành” nhưng châm ngôn rất phổ biến trong những năm gần đây, thể theo lời tiên đoán của cựu tổng thống Nixon trong tác phẩm Victory Without War. Xin trở lại vấn đề tham chính. Nhân dịp tân quân Bảo Đại vừa du học ở Pháp về đích thân nắm chính quyền . Pháp lợi dụng lập trường quân chủ lập hiến của ông chủ bút Nam Phong, ý hiệp để Vua mới chỉ triệu ông vào Huế giữ chức Thượng thư kiêm Đổng lý Ngự tiền Văn phòng (10-1932).
Ngày 9-3-1945, ông Phạm Quỳnh, Thượng thư Bộ lại, với quyền hành thủ tướng, nhân danh chính phủ của Hoàng đế Bảo Đại ký bản tuyên ngôn độc lập của quốc gia Việt Nam. Rồi từ giã chính quyền về hưu trí. Bấy giờ ông mới 53 tuổi.
Ngũ tuần là tuổi mà trí năng,tinh thần chín chắn sung mãn tột độ. Đối với một học giả thông thái, tài ba xuất chúng thì tuổi này là tuổi của sáng tác,biên soạn. Nhưng Phạm tiên sinh không trở lại với sự nghiệp ngôn luận báo chí đã bỏ dở từ ngày tham chính, lại bước vào một lĩnh vực mới, thuần túy văn chương, mà một nhà văn học tranh đấu tích cực như ông ít khi nghĩ đến. Tôi thiển nghĩ cục diện nước nhà lúc bấy giờ không phải là lúc thuận tiện để bàn luận những vấn đề về lâu về dài trong công trình nâng cao dân trí hay là khai trí tiến đức. Những ngày tháng sau Đảo chánh Nhật 9-3-1945 là những ngày ngày rộn rịp xuống đường hô khẩu hiệu, tranh đấu võ trang. Nhà học giả dù muốn dù không cũng phải rút về “tháp ngà văn thơ” để tu dưỡng tinh thần. Có lẽ vì thế mà ông đã lấy công việc phiên dịch Đường Thi, viết tập tùy bút “Kiến văn cảm tưởng” giết thì giờ một cách có ý nghĩa trong những ngày “hưu hạ bất đắc dĩ”. Khi thanh bình trở lại sẽ vung bút biên soạn, sáng tác, tiếp tục cái sự nghiệp của nhà ngôn luận, văn học chính trị khai sanh từ năm 1917, lúc vừa mới 25 tuổi, sáng lập viên và chủ nhiệm kiêm chủ bút tạp chí Nam Phong, một tạp chí vô cùng tiền khoáng hậu.
Tập di cảo tuy mới là một bản thảo dịch nghĩa nhưng cũng đã cho ta thấy phong cách dịch thơ của Thượng Chí. Nó vẫn cùng một phong cách viết tản văn của nhà học giả. Ông chủ trương : phần tư tưởng là phần cốt yếu, lời văn phải rõ ràng trong sáng để diễn tả hình ảnh hay ý tình một cách trung thực, không muốn dùng những từ tảo mỹ lệ hay giọng tài hoa bay bướm có tính cách thuần túy văn chương. Khi phiên dịch thơ Ông cũng theo cái văn phong ấy, cho nên khi đọc bài dịch Bát Trận Đồ dưới đây chúng ta cũng thấy chất phát, bình dị như lời nói thông thường.
BÁT TRẬN ĐỒ
Công cải tam phần quốc, Danh thành bát trận đồ. Giang lưu thạch bất chuyển, Di hận thất thôn Ngô.
Thượng Chi dịch: Công trùm ba phần nước Danh nên tám trận đồ Sông chảy đá chẳng chuyển Tiếc vì lầm nuốt Ngô. và chú thích rất đầy đủ.
“Công cao mà danh thành, đồ bát trận thật đáng truyền thiên cổ. Sông chảy mà đá chẳng mòn, đó là đại số vậy (").Duy Vũ Hầu làm ra trận đồ,đó la dùng để phòng Ngô. Không phải dùng để nuốt Ngô. Tự
Tiên Chúa đánh Ngô,thế là thất sách vậy. Đó là cái di hậu của Khổng Minh.
Một bài khác, lời chú thích cũng thật rõ ràng:
VŨ HẦU MIẾU
Di miếu đan thanh lạc
Không sơn thảo mộc trường
Do văn từ Hậu chủ
Bất phục ngọa Nam Dương
Miếu cũ vàng son lạt
Núi sâu cây cỏ dài
Còn nghe từ Hậu chúa
Chẳng về nghĩ Nam dương
Chú thích: Chư Cát Vũ Hầu dâng biểu xuất sư từ Hậu chúa để đánh Ngụy. Bản chí nguyện là sau khi thành công rồi về nghỉ ở Nam Dương để dưỡng tuổi già. Không ngờ trời không phù hộ cho nhà Hán, sao rơi điềm gở, không thành công, chết tại quân trung. Bài này là tưởng lòng trung của Vũ Hầu mà làm ra. Miếu đã phai lạt cả vàng son, cây cỏ mọc um tùm, thế là cổ lắm vậy. Đáng lẽ danh thanh cũng mai một đi rồi. Nhưng việc xuất sư, ngày nay thiên hạ còn nhớ. Vũ Hầu không vì Hậu Chúa ám nhược mà bỏ về nằm ở Nam dương, thật là người trung vậy.
Đọc hai bài thơ trên chúng ta thấy lời thơ dịch thật là bình dị, rất sát nghĩa không khác gì ông dịch truyện. Phê bình văn dịch truyện của ông, Vũ Ngọc Phan đã viết: “Ông dịch nhiều đoạn văn vừa có duyên vừa sát nghĩa, đáng làm khuôn mẫu cho những nhà dịch truyện”. Ở một đoạn khác Ông Phan lại viết:”... đọc những đoạn văn trước thuật của ông người ta phải nhận là đủ giọng: nhẹ nhàng vào chỗ nhẹ nhàng, có duyên vào chỗ cần phải có duyên, chua chát vào chỗ cần phải chua chát (Nhà văn hiện đại, QI, trang 104 & 110).
Tập di cảo có 51 bài, gồm nhiều bài ngũ ngôn, thất ngôn, tứ tuyệt, bát cú, hay trường thiên. Thượng Chi chuyển sang thơ Việt đúng y số chữ và số câu. Đấy cũng là một điều khó. Vì câu thơ Trung Quốc có khi không cần phải có đủ chủ từ, túc từ như câu thơ Việt nam. Họ thường sắp thành nhiều từ sát nhau (juxtaposer les mots) thành ra ý nghĩa quá hàm súc, khó có thể dịch đúng số chữ mà đủ nghĩa. Do đó mà đôi khi phải dịch với nhiều câu hơn. Bài trường hận ca của Bạch Cư dị có 120 câu, Tản Đà dịch ra 132 câu, Tô Giang Tử dịch 128 câu. Bài thanh bình Diệt của Lý Bạch có 12 câu, Chi Điền dịch ra 14 câu và nhiều trường hợp khác nữa. Thường thường thì những bài thất ngôn khó dịch đúng số chữ hơn những bài ngũ ngôn. Dưới đây là một bài dịch thất ngôn. Thượng Chi tiên sinh đã dịch đúng số chữ và thêm chú thích rất rõ ràng.
TUYỆT CÚ
Lưỡng cá hoàng ly minh thúy liễu
Nhất hàng bạch lộ thướng thanh thiên
Song hàm Tây lĩnh thiên thu tuyết
Môn bạc Đông Ngô vạn lý thuyền
Hai cái hoàng oanh kêu khóm liễu
Một hàng cò trắng luyện trời xanh
Ngoài song Tây Linh nghìn năm tuyết
Trước cửa Đông Ngô muôn dặm thuyền
Phạm Thượng Chi
(Đỗ Tử Mỹ làm khi ở Thục với Nghiêm Vũ)
Chú thích: Oanh đậu cò bay, hai cái cành trệ với khoáng thật là khác nhau. Nay miền Tây Lĩnh lắm việc, mà đất Đông Ngô thảnh thơi, đáng đi lắm. Vốn cái chí Ông vẫn muốn rời đất Thục, nhưng trị an đất Thục lại có cái chức của Nghiêm Vũ. Thục Yên thì tất thân yên, tác giả cũng có cái tham vọng như vậy. Trên thể “hứng” dưới thể “phú”,trên dưới một mạch.
Bài này Thượng Chi vẫn dùng một lối dịch nhẹ nhàng, bình di, sát nghĩa. Một điểm đáng lưu ý là dịch giả lấy lại đầy đủ hai địa danh là Tây Lĩnh và Đông Ngô, ở những bản dịch, khác người dịch thường dịch mấy chữ: Núi tuyết, thuyền Ngô (Trần Trọng Kim), tuyết núi, thuyền Ngô (Trần Trọng Sang) v.v... Tản đà và Chi Điền cũng chỉ dịch không có Tây Lĩnh, Đông Ngô.
Dịch thơ lịch sử mà lấy lại đầy đủ địa danh, nhân danh trong một bài thơ hay là một điều, nhiều khi, khó thực hiện.
Viết quyển Nguyễn Du, thơ Chữ Hán, tôi muốn tìm hiểu một chút ít tâm tư của nhà Nho Nguyễn Du, có phải vì nghĩa cô trung với nhà Lê mà không mấy hào hứng khi làm Á khanh của nhà Nguyễn"
Viết bài Phạm Thượng Chi với thơ Đỗ Phủ tôi cũng muốn tìm hiểu một phần nào tâm tư nhà văn học Phạm Quỳnh ra làm chính trị có băn khoăn giữa hai tư cách nhà Văn Học với chính trị gia không"
Ở phần đầu bài có đặt câu hỏi: Phải chăng Thượng Chi muốn mượn thơ Đỗ Phủ để gởi gắm tâm tình" Đoản văn trích ở tập di cảo Bút ký Hoa đường: Kiến Văn Cảm Tưởng”, bài “Văn Học với Chính trị” sẽ cho chúng ta “đáp số.” Hoa đường là bút hiệu thứ hai của Thượng Chi, thường dùng trong những năm về sau... bình tĩnh mà suy xét, nhà văn học thuần túy không nên tham dự chính trị: hoa lan phải mọc trong u cốc, không thể đem trưng bày nơi đầu đường góc chợ được.
Vả lại hai phạm vi văn học và chính trị tuy có thể đắp đổi cho nhau, nhưng thật là cách biệt nhau hẳn. Có thể đắp đổi cho nhau là nhà chính trị mà có văn học thời được sắc sảo thêm ra, như trên đã nói và nhà văn học mà làm chính trị thời cũng có lẽ sẽ được giàu thêm sự kinh nghiệm ra, tăng thêm tài liệu cho sự nghiệp văn chương của mình. Nhưng vấn đề là hai phạm vi cách biệt nhau, vì khuynh hướng về hai mục đích khác nhau.
Âu Dương Tu là một văn hào đời Tống, giữ chức “Tham tri chính sự” ở triều, sau bất tương hợp với Thủ tướng Vương An Thạch mà vêì hưu. Tống sử chép rằng hồi làm quan các học giả trong nước trọng tiếng va

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.