Hôm nay,  

Tìm Hiểu Trống Đồng Ngọc Lũ - Văn Hĩa Đơng Sơn

15/02/199900:00:00(Xem: 13480)
Tìm hiểu trống đồng Ngọc Lũ - Văn Hóa Đông Sơn

Trống đồng Ngọc Lũ là loại trống đồng đặc biệt quý xếp hàng đầu
trong 4 loại trống đồng thuộc nền Văn hóa Đông Sơn (nơi tìm ra
chiếc trống đồng đầu tiên thuộc tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam), cách
đây gần 4000 năm và được dùng làm biểu tượng bản sắc văn hóa
truyền thống Việt Nam.

Ngọc Lũ I có hình dáng cân đối, hài hòa. Chiều cao của trống 63
cm. Mặt trống đường kính 79 cm, có hình ngôi sao ở giữa, có 16
vành tròn đồng tâm được khắc họa hàng trăm hoa văn đặc sắc. Nhưng
hoa văn này là những "thông điệp" chứa đựng lượng thông tin rất
phong phú và sâu sắc miêu tả sinh động cuộc sống của người Việt ở
thời đại đồ đồng chuyển sang đồ sắt sớm.

Ngôi sao 14 cách ở trung tâm mặt trống là hình tượng mặt trời tỏa
sáng, 36 con chim Lạc (trong đó có 18 con mỏ dài đang bay) là
hình tượng của cội nguồn dân tộc Việt Nam - là dòng giống Lạc
Hồng. Nhưng hoa văn "Nhà sàn hình con thuyền", "Nhà cầu mưa",
"Người đánh trống", "Đánh chiêng", "Đôi nam nữ giã gạo bằng chày


tay", và những con vật nuôi trong nhà, những con người hóa trang
trong ngày hội... tất cả đều gắn bó với một nhân sinh quan về vũ
trụ, về thế giới loài người, hay phản ánh một phong tục tập quán
của người Việt thời xa xưa.

Điều kỳ lạ là ở thời đại khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ
hiện nay mà người ta vẫn chưa thể chế tác ra một chiếc trống đồng
như nguyên mẫu về mọi phương diện: hình dáng, hoa văn, màu sắc,
độ bền, âm lượng...! Điều đó cho thấy kỹ thuật chế tạo trống đồng
Ngọc Lũ của người Việt cách đây 4000 năm đã đạt tới trình
độ khá cao.
Hiện nay, trống đồng Ngọc Lũ là bảo vật duy nhất được
chọn để trưng bày chính thức tại trụ sở Liên Hiệp Quốc, còn có
thể có những trống đồng khác "lưu vong" ở hải ngoại do bí tích
của đợt "tràn ra thế giới" của người Việt phương Nam, may ra số
phận của nó rơi vào tay những nhà sưu tầm có tâm hồn gìn giữ bảo
vật của tổ tiên.
Nếu trống đồng nay đã trở thành một linh vật "chọn mặt gởi
vàng", âu cũng là ý định của tổ tiên chăng"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.