Hôm nay,  

Cuộc Tranh Luận Yù Thức Hệ Trong Giới Trẻ Việt Nam Đã Bắt Đầu: Oân Hòa Đòi Tự Do Dân Chủ, Hay Đấu Tranh Đổi Chế Độ?

19/02/200300:00:00(Xem: 4869)
Dưới tác động của sự bùng nổ thông tin trên Internet và trào lưu hội nhập với thế giới, tuổi trẻ Việt Nam ngày nay đã bắt đầu tranh luận về đấu tranh dân chủ cho đất nước. Đồng thời, họ cũng đặt ra vấn đề làm sao để thay đổi cái thể chế chính trị độc tài CS nhằm đạt đến cái đích dân chủ, tự do và tiến bộ cho dân tộc. Bài viết dưới đây là những gì ghi nhận được từ những cuộc thảo luận trực tuyến giữa các sinh viên du học với nhau cũng như giữa họ với tuổi trẻ trong nước.
Nhìn lại những lần thảo luận trên các diễn đàn trực tuyến, có thể khát quát rằng: các du học sinh và một số bạn trẻ trong nước thực sự có quan tâm đến tình hình chính trị của Việt Nam, nhưng lại có quan điểm khác nhau về đấu tranh dân chủ. Đa số họ trông chờ vào sự chuyển giao dân chủ "bất bạo động" từ các lãnh tụ cộng sản cho thế hệ trẻ trong Đảng. Họ hi vọng rằng, những viên chức đảng viên trẻ tuổi có tài và có đầu óc duy tân sẽ là những trụ cột của đất nước sau này, vì thế họ phấn đấu để trở thành một phần của lực lượng tân tiến này. Cũng có một số người tin rằng, những lãnh tụ cộng sản đương đại rất thức thời và sẽ hành động theo lương tâm và trách nhiệm với đất nước để chuyển giao quyền lực cho thế hệ sau có tài năng thực sự! Lý do tại sao họ tin như vậy" - một phần là vì họ nhìn vào lý lịch của các quan chức cấp cao, trong đó một số người đã từng là du học sinh như Nông Đức Mạnh, Trần Đức Lương.... Hơn nữa, họ còn cho rằng, những chuyến đi công cán ở nước ngoài sẽ làm thay đổi những suy nghĩ và quan niệm lỗi thời của các vị đảng viên kỳ cựu này. Tuy nhiên, suy nghĩ này thường là của tuổi trẻ miền Bắc, vì dù sao họ cũng không muốn thay đổi hoàn toàn cái chế độ mà chính họ hay người thân của họ được hưởng lợi, dù biết rõ nó sẽ không còn "thọ" được bao lâu nữa. Thay vì xóa bỏ nó, họ hi vọng nắm giữ và duy trì chế độ thông qua việc thực hiện những tiến bộ và văn minh học hỏi từ phương Tây, cái mà họ gọi là "đổi mới" hay "cải cách kinh tế-xã hội". Trong khi đó, tuổi trẻ miền Nam lại quan tâm nhiều hơn đến việc làm thế nào để Việt Nam phát triển đi lên và tiến bộ về mọi mặt. Do đó, việc thay đổi cả một chế độ đối với họ cũng là điều nên làm.
Với những người mong muốn đóng góp sức mình cho đất nước nhưng có tư tưởng thoả hiệp với chính quyền, họ đâu hiểu được rằng, một khi họ đã đi vào hệ thống Đảng trị kiểu mafia của CSVN, họ sẽ bị nhồi nhét những tư tưởng yêu nước kiểu cộng sản (chống đế quốc) cũng như chủ nghĩa sùng bái cá nhân, rồi trở thành những "con cờ" của Đảng. Một khi đã là con cờ trong tay các lãnh tụ cộng sản thì họ cũng sẽ dễ dàng bị hi sinh không thương tiếc khi chính sách "hồng hóa" họ bị vô hiệu lực. Hãy nhìn những tấm gương như cố Trung Tướng QĐND Trần Độ hay những nhà cộng sản ly khai khác thì sẽ hiểu cách CSVN đối xử với những người dưới trướng của mình như thế nào!

Phải công nhận rằng, một số lớn trong những người có tư tưởng tiến bộ như thế thường không thích cộng sản, nhưng lại không muốn có sự thay đổi chế độ theo kiểu mà CSVN đã làm sau năm 1975. Có lẽ kinh nghiệm về sự thủ tiêu một chế độ để lại trong họ những cảm tưởng không tốt về viễn cảnh tiêu diệt đồng loại hay huynh đệ tương tàn. Với suy nghĩ này, họ không phải là không đúng khi không chấp nhận đấu tranh bạo lực hay để triệt tiêu chế độ hiện tại. Họ đâu biết rằng, những gì sẽ xảy ra ở Việt Nam sẽ không như họ tưởng, vì đấu tranh dân chủ không phải là chiến tranh lật đổ chính quyền, và cũng không phải đấu tranh để triệt tiêu một phe phái chính trị, mà là đấu tranh để thay đổi đất nước thông qua dân chủ và xây dựng một nhà nước pháp quyền thực sự. Nếu nhân dân trong nước hiểu được điều này, họ sẽ thấy được chính nghĩa của cuộc chiến dân chủ, một cuộc tranh đấu tất yếu để làm thay đổi cái cấu trúc thượng tầng của xã hội, chứ không phải xóa đi tất cả, trong đó có cấu trúc trung và hạ tầng mà họ là thành viên. Nói một cách khác, chế độ dân chủ ra đời chỉ xóa độc quyền về chính trị, thực thi dân chủ thực sự, chứ không phải khai tử ngay lập tức một chế độ như lịch sử dân tộc đã ghi. Hiểu được điều này cũng sẽ giúp họ thay đổi quan điểm về lòng yêu nước và trách nhiệm đối với dân tộc. Đấu tranh dân chủ thực sự không gây ra mất mát đau thương cho nhân dân hay sự xáo trộn xã hội kiểu phủ nhận và lập mới. Ngược lại, dân chủ sẽ thay đổi cái xã hội hiện tại theo khuynh hướng tự do, bình đẳng, pháp quyền và thịnh vượng. Tất cả những sự thay đổi ấy đều là vì dân và do dân tạo ra.
Trước thực tế về ý thức của tuổi trẻ quốc nội này, những người yêu nước và đấu tranh cho dân chủ suy ra được điều gì " Riêng về mặt ý thức hệ, có thể nói CSVN phần nào thành công với chính sách tuyên truyền một chiều và kiểm soát thông tin trong suốt mấy chục năm qua. Hậu quả là, ngay cả những người trí thức tiên tiến như du học sinh và sinh viên trong nước đều không vượt qua cái "khung" tư tưởng mà ĐCS đã vô hình chụp lên đầu họ. Đa số những trí thức này thiếu kiến thức và thông tin về sự sụp đổ của CNCS ở khối Liên Xô và Đông Âu, cũng như về sự bất khả thi của CNXH "không tưởng" đang áp dụng ở Việt Nam. Cũng có thể nói rằng, đi đôi với sự thành công về tuyên truyền của CSVN là sự thất bại về truyền thông của người Việt ở hải ngoại và các chiến sĩ dân chủ trong nước. Có rất nhiều nguyên nhân đằng sau thất bại này, trong đó phải nói đến chính sách cai trị bàn tay sắt của ĐCS độc tài.
Dù gì đi nữa, cuộc chiến ý thức hệ trong giới trẻ Việt Nam cũng đã bắt đầu. Kết quả của cuộc chiến này sẽ có vai trò quyết định đối với thành công của cuộc cách mạng dân chủ trong tương lai. Tuổi trẻ, lực lượng chiếm hai phần ba dân số Việt Nam, sẽ là lực lượng chính cho cách mạng dân chủ, và cũng sẽ là những chiến sĩ tuyên truyền hữu hiệu trên mặt trận ý thức hệ. Một khi người dân trong nước hiểu rằng, chỉ có thay đổi chế độ độc tài đảng trị hiện tại mới đem lại tự do và dân chủ thực sự cho dân tộc, khi đó cuộc cách mạng dân chủ mới thực sự bắt đầu và thắng lợi.
Du Học Sinh

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.