Hôm nay,  

Lhq Báo Nguy Cuộc Chiến Iraq: Hết Tiền Lo Cho Tị Nạn

16/03/200300:00:00(Xem: 3874)
KUWAIT CITY - - Theo tin của Peter Goodspeed, ký giả cho một tờ báo tại Canada, khi cuộc chiến tranh với Iraq gần kề, người ta đang xem lại chung kết kế hoạch chiến tranh toàn bộ cho đâu vào đó.
Ngày 10/3, trong một phòng khiêu vũ tiện nghi với máy điều hòa không khí của một khách sạn năm sao, các quan chức của Kuwait cùng với các vị cố vấn Hoa kỳ về ngoại giao và quân sự đã công bố khai trương một Trung tâm Hoạt động Nhân đạo mới tại Kuwait nhằm dự tính để điều phối công tác cứu trợ tại Iraq.
Mặc dầu có một cuộc họp báo quan trọng, có sự hiện diện của các đại sứ Anh quốc và Hoa kỳ với sự tham dự đông đủ các quan chức của Bộ ngoại giao Hoa kỳ, các vị cố vấn quân sự và các nhân viên cứu trợ quốc tế, đã hé lộ ra những gì đã cho chuẩn bị để ngăn ngừa tai biến trong vấn đề nhân đạo.
Thiếu tướng hồi hưu Ali- al-Momen của Kuwait, nguyên là tham mưu trưởng của quân đội Kuwait, đứng ra làm chủ tịch cho Trung tâm Hoạt động Nhân đạo mới được thành lập. Ông cựu tướng này đã khước từ để cho xem xét lại các kế hoạch tỵ nạn cho cơ quan của ông. Ông ta cũng không cho biết là có bao nhiêu dân tỵ nạn sẽ được cứu trợ, ngay cả ngân khoản đã được qui định bao nhiêu trong việc cứu trợ nhân đạo. Những gì ông ta đã nói ra, ông chỉ nhấn mạnhø vào điểm Kuwait không có ý định để cho phép các người dân Iraq chạy sang tỵ nạn tại Kuwait.
"Chúng tôi muốn rằng thông điệp này tới tay dân chúng Iraq, tốt hơn hết là họ nằm ngay tại chỗ, việc cứu trợ sẽ đến tay của họ," theo như thiếu tướng al-Men hồi hưu đã tuyên bố.
Trung tâm mới này do chính tướng al-Men điều hành, ông đã được chỉ định làm trưởng cơ quan điều phối để làm việc với quân đội Hoa kỳ, các tổ chức cứu trợ của LHQ, chính quyền Kuwait, cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa kỳ và với những đoàn cứu trợ quốc tế khác.
Nhưng những lời hứa cứu trợ mơ hồ trong ngày 10/3 đã nói lên một cách bi đát về tiếng vọng lên của những cơ quan cứu trợ quốc tế tại đây, kế hoạch được làm tỉ mỉ gần một năm đã biến thành việc chuẩn bị cho cuộc chiến tranh với Iraq, hầu như chẳng còn có cái gì nữa cho những việc xẩy ra sau này.
"Nếu chiến tranh đã được dự tính thực sự, trongø thời gian qua, chính quyền Hoa kỳ ngưng nói tới những việc chung để nói tới việc cung cấp các nguồn lực sẽ cần thiết đưa vào công cuộc nhân đạo vì các hậu quả của chiến tranh," theo lời ông Larry Thompson lo về vấn đề tỵ nạn quốc tế.
Hậu quả của cuộc chiến tranh này còn giải quyết phức tạp hơn là việc chỉ đưa ra các gói thực phẩm để trao tay, theo như lời cảnh báo của ông Thompson.
Cả hàng triệu dân Iraq, có tới 60% dân số Iraq đang phụ thuộc vào chương trình LHQ cho đổi xăng dầu để lấy thực phẩm, họ có thể mất đi thực phẩm và nước uống hay có quyết định đào tẩu ra khỏi quốc gia này.
Có tới hai triệu dân có thể bị di dời vì chiến tranh và có thể tới 1,5 triệu người bỏ Iraq để chạy trốn sang các quốc gia lân bang, gây ra cảnh bắn lầm lẫn ngay trên chiến trường và làm hỗn loạn tất cả các vùng dọc theo biên giới Iraq thuộc về quốc tế. Đồng thời cuộc chiến tranh có thể cho phát sinh ra một làn sóng không còn biết tới luật pháp, mà để chém giết và báo thù khiến cho việc cứu trợ trở nên khó khăn hơn, sự cứu trợ không tới được tay những người cần phải giúp đỡ.
Gần một phần ba trẻ em tại miền Nam và miền Trung của Iraq thường bị thiếu dinh dưỡng và năm triệu dân Iraq thiếu nước sạch theo như LHQ cho biết.
Cứ tám đưá con nít tại Iraq thì có một đưa bị chết khi chưa đầy năm tuổi, theo như Quỹ Nhi Đồng của LHQ cho biết.
Một cuộc nghiên cứu mới đây của LHQ dự tính, chiến tranh kéo dài trong hai hay ba tháng, hậu quả là chương trình thực phẩm do LHQ điều động bị sụp, tạo ra việc đóng cửa các nhà máy nước và các nhà máy xử lý nước thải từ các cống rãnh tại Iraq, khiến cho nửa triệu dân Iraq không có nước đểà uống .
"Cái tiềm thế quan trọng của cuộc khủng hoảng này thực sự phải cho tạm dừng lại," theo lời của ông David McLachlan-Karr của văn phòng LHQ về Điều phối Nhân đạo vụ.
Song các cơ quan cứu trợ cho biết họ đang gặp phải sự thiếu ngân khoản cả đống cho phần lớn các trường hợp, hiện nay chỉ có một phần ba ngân khoản mà các cơ quan này đang cần phải có cho việc chuẩn bị cơ bản.
Các cơ quan LHQ đã gửi một số tiếp liệu gồm có thực phẩm đủ cho 250 ngàn người trong 10 tuần lễ và các thùng thuốc cho 900 ngàn phụ nữ và trẻ em tới các quốc gia bao quanh Iraq.
Uỷ hội chữ thập đỏ quốc tế cho biết đã sẵn sàng để lo cho 150 ngàn dân Iraq bị rời cư nội địa trong vòng một tháng và có khả năng dự phòng để trợ giúp 500 ngàn dân trong vòng ba tháng.
Christiane Berthiaume là nữ phát ngôn của chương trình lương thực thế giới, bà cho biết cơ quan này đã vào kho tiếp liệu tại các quốc gia lân bang để nuôi 900 ngàn dân Iraq trong 10 tuần lễ.
"Nhưng nếu chiến tranh bùng ra, chúng tôi cần phải được trợ giúp 10 triệu Mỹ kim," theo như nữ phát ngôn cho biết thêm.
Cao Uỷ Tỵ nạn LHQ (UNHCR) đã nhận 15 triệu Mỹ kim ngoài ngân khoản tài trợ và đã xử dụng 16 triệu Mỹ kim dự trữ để lập các kho hàng tại Kuwait, tại Jordan, tại Iran và tại Turkey đủ cho khoảng 100 ngàn dân tỵ nạn. Nhưng Cao Ủy cho biết còn cần phải có thêm 55 triệu Mỹ kim nữa để giúp dân tỵ nạn bỏ chạy để lánh nạn chiến tranh.

"Chúng tôi phải chuẩn bị cho cái màn tệ haị nhất. Chúng tôi không có thể nào chờ đợi để tới khi những bức hình đau khổ của dân Iraq đuợc xuất hiện trên các màn hình TV của công chúng. Theo như thế đã quá trễ," theo lời tuyên bố của bà Peter Kessler, nữ phát ngôn của Cao Uỷ Tỵ nạn Quốc tế tại Geneva.
Các quốc gia lân bang của Iraq chính họ cũng đang ôm để lãnh những dân tỵ nạn tới tràn ngập.
Iran đang lo các căn trại chứa khoảng 200 ngàn người tỵ nạn, trong khi Syria đã cho nới rộng các cơ sở trong một trại được lập truớc đây giành cho những người tỵ nạn chạy thoát thân tràn ngập trong chớp mắt.
Jordan đã bắt đầu cho lập một hệ thống nước ngay biên giới của nước này với Iraq.
Các quan chức Kuwait cho biết họ có kế hoạch để lập ra một trại tỵ nạn phía vùng Iraq nằm ngay trong vùng phi quân sự sát biên giới có sự kiểm soát của LHQ.
Turkey chưa từng chuẩn bị nhận đợt sóng tỵ nạn của cuộc chiến tranh Vịnh, quốc gia này có chương trình gửi lính tới vùng phía Bắc của Iraq để chặn dân tỵ nạn tràn ngập tương tự và ngăn chặn sắc dân Kurdish của Iraq đang tạo ra một lãnh thổ riêng giữa Iraq để lập ra một quốc gia riêng rẽ.
Mặc dầu quân đội Hoa kỳ giữ vai trò chính về nhân đạo tại Iraq, quân đội này vẫn còn lúng túng và mơ hồ về các chi tiết.
Chương trình cứu trợ chỉ gói gọn trong một chương trình hậu chiến về Iraq do Washington đưa ra, các chi tiết của chương trình được hậu phân giải, có lẽ để các nhà ngoại giao không nhìn thấy lý do nào để khuấy động gây ra việc tranh cãi.
Kế tiếp Ngũ Giác Đài đã tuyên bố là các tâù biển và các máy bay đã được giành riêng để chở đồ tiếp tế cho cứu trợ, trong khi các giới chức quân sự của Hoa kỳ vẫn còn đang lóp ngóp để tìm ra những con số không ai biết được như cứu trợ cần phải có bao nhiêu mới đủ.
Những tin được tung ra cho công chúng biết là cái mà các nhà lập kế hoạch quân sự của Hoa kỳ đã trù tính để dự trữ các tiếp liệu cứu trợ cho một triệu người dân Iraq, và ngoài ra còn dự trữ khoảng ba triệu khẩu phần ăn đã gần quá hạn cho trường hợp đột xuất cùng với một ngân khoản du di không có định rõ cho các đồ tiếp tế để cứu trợ.
Bộ Quốc Phòng Hoa kỳ cũng đào luyện một toán 60 người dân sự lấy tên toán là DART, tên này không có nghĩa là cái lao để phóng mà là chữ tắt của các từ ngữ Anh 'Disaster Assistance Response Team' (Toán trợ giúp phản ứng cấp kỳ khi Thiên Tai). Toán này sẽ ra vào tự do trong những vùng đã có các gót giầy của quân đội Hoa kỳ để tiếp xúc thẳng việc cần có nhân đạo, toán này sẽ hành động như là liên lạc viên giữa quân đội với các cơ quan cứu trợ.
Trung tâm Hoạt vụ Cứu trợ ïtạo ra mới đây sẽ phục vụ như là một trung tâm hoạt vụ hỗn hợp về công tác cứu trợ đối chiếu theo Trung tâm Chỉ đạo của Hoa kỳ có bản doanh tại Qatar sẽ giám thị về Đạo hạnh của Chiến tranh.
Trong buổi thuyết trình ngắn gần đây tại Washington, Eliott Abrams, một viên chức tối cao của Hội đồng Bảo an Hoa ky thường lo vấn đề Trung Đông, đã tuyên bố Ngũ Giác Đài đảm trách Chương trình Nhân đạo Đồ Bản (Humanitarian Mapping Program) để nhận định các hạ tầng cơ sở chủ yếu và các khu văn hóa tại Iraq để bảo vệ tới mức có thể được.
Giá thử có cuộc khủng hoảng bùng lên ngay đầu cuộc chiến tranh, liên minh lâm thời do quân đội Hoa kỳ cầm đầu sẽ cung cấp ngay sự trợ cấp đột xuất tiên khởi, bởi vì các cơ quan cứu trợ sẽ không có mặt tại vùng có chiến tranh. Nhưng các kế hoạch gia của Hoa kỳ cho biết, họ mong có những nhân viên cứu trợ dân sự tiến vào Iraq nhanh để tới những vùng đã giữ được an ninh.
Các cơ quan cứu trợ cho biết riêng là Hoa kỳ đã khởi công chậm trễ trong việc sắp đặt các vị trí tiếp tế, lại còn chậm trong việc cho biết các chi tiết trong các kế hoạch của Hoa kỳ. Các cơ quan cứu trợ này đưa ý kiến về việc chuẩn bị cứu trợ đã bị cản mũi kỳ đà vì thiếu ngân khoản tài trợ và có một cái thất bại để đuợc cấp giấy phép cho lập các địa điểm tiếp tế ngay trong nội địa của Iraq.
Vì có các trừng phạt đ61i với Iraq, các đoàn trợ cứu đều có bản doanh tại Hoa kỳ không có thể vào Iraq mà không được Washington cho mạn phép. Tiếp theo là chính quyền Hoa kỳ đã giới hạn đoàn cứu trợ chỉ cho cứu trợ tại Iraq với một ngân khoản khoảng 26 triệu Mỹ kim. Hấu hết các số tiền này đều đã dồn hết cho các cơ quan thuộc LHQ.
Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa kỳ đang trông mong để cấp thêm 56 triệu Mỹ kim cho việc cứu trợ và lập chương trình tái thiết Iraq. Nhưng cho tới nay, không biết nơi nào làm ra được kết toán ra từng chi tiết đối với chính quyền Hoa kỳ và làm thế nào để tiêu được số tiền này.
Việc gây quỹ tài trợ quốc tế cho chương trình cứu trợ quan trọng tại Iraq cũng đã bi kìm hãm.
Sự đối kháng quốc tế về việc Hoa kỳ hoạch định cuộc chiến - và mối quan tâm hiện ra để hậu thuẫn chiến tranh đã ngăn cản phần đông quốc gia cho đưa ra các ngân khoản cứu trợ.
LHQ đã đòi các quốc gia thành viên hồi tháng giêng góp 123 triệu Mỹ kim để chuẩn bị việc cứu trợ, nhưng tới nay chỉ nhận đuợc có 37 triệu Mỹ kim.
Theo lời kêu gọi cứu trợ của LHQ:
Ngân khoản cần gấp là 44 triệu Mỹ kim.
Tổng số ngân khoản phải có là 123 triệu Mỹ kim
Ngân khoản đã nhận và đã chi ra là 25 triệu Mỹ kim
(trong số nhận được có 15 triệu Mỹ kim của Hoa kỳ)
LHQ đã nhận chưa được một nửa ngân khoản cần phải có cho tháng đầu. Các cơ quan cứu trợ lại khuớc từ nhận các ngân khoản của các chính quyền nằm trong kế hoạch cho đánh Iraq như các ngân khoản góp tặng của Hoa kỳ, Anh quốc và Úc Đại Lợi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.