Hôm nay,  

Nỗi Lo Công Nhân Việt

26/11/200600:00:00(Xem: 5255)

Nỗi Lo Công Nhân Việt

Chúng ta vừa nhìn thấy Tổng Thống Bush sang dự Hội Nghị APEC với đầy nỗi lo trong đầu, sau khi Quốc Hội Lưỡng Viện Mỹ mất đa số sang Đảng Dân Chủ, trong khi Cuộc Chiến Iraq vẫn thập phần hung hiểm, và trộn lẫn cả thái độ lúng túng khi biết cả thế giới có thể ngộ nhận rằng Tổng Thống một nước hùng mạnh nhất thế giới đang vuốt ve chế độ độc tài tòan trị Hà Nội.

Chúng ta sẽ hiểu nỗi lúng túng của TT Bush nếu nhớ rằng khi vận động tái tranh cử 2004, TT Bush đã tới giữa phố Little Havana, tại Miami, tiểu bang Florida tuyên bố sẽ thay đổi chế độ của Fidel Castro trứơc khi hết nhiệm kỳ thứ nhì ở Bạch Oc. Tự do dân chủ. Đúng vậy. TT Bush đã hứa với dân Mỹ gốc Cuba cụ thể như thế. Nhưng bây giờ cũng quá nửa nhiệm kỳ hai này rồi, mà chuyện Cuba chưa xong. Bản chất trực tính, TT Bush chắc chắn là lương tâm bất an.

Về phần cử tri Mỹ gốc Việt, TT Bush không dám mạnh miệng hứa như với dân Mỹ gốc Cuba. Chưa từng dám hứa như thế, chỉ vì cần nhượng bộ CSVN cho phù hợp một ván cờ chiến lược ở Thái Bình Dương. Nhưng ở bất kỳ nơi nào khác trên địa cầu này, TT Bush vẫn luôn luôn hô hào tự do dân chủ. Ngay cả sau khi nhìn nhận rằng Mỹ đưa quân vào Iraq tìm hòai  mà không thấy vũ khí sát hại tập thể, TT Bush lại nhấn mạnh nhu cầu dân chủ hóa Trung Đông vì cần hòa bình thế giới. Hay là khi chỉ trích nhân quyền tệ hại ở Miến Điện, Bắc Hàn, Iran…

Khi tới Hà Nội, chỉ khi đứng ngoài sân nhà thờ Cửa Bắc, TT Bush mới nói nhẹ nhàng một câu tới quyền tự do thờ phượng, mà mới trứơc đó mấy ngày Bộ Ngoại Giao Mỹ đã gỡ tên VN ra bảng các nước quan ngại CPC và khen ngợi VN tiến bộ về cách đối xử tôn giáo. Nhưng Bush cũng không nói thẳng rằng CSVN cần phải cho dân hưởng quyền tự do tôn giáo. Chuyện tôn giáo đã thế, thì làm sao nói mạnh miệng gì về tự do với dân chủ" Thế nên, lòng TT Bush bất an.

Nhưng cũng có nhiều người Mỹ tại Hà Nội cũng mang tâm trạng bất an. Trứơc tiên là chuyện Hạ Viện Mỹ bác dự luật quy chế bình thường mậu dịch PNTR. Phòng Thương Mại Hoa Kỳ (AmCham) tại VN bực bội. Đây không liên hệ gì chuyện Fidel Castro, Kim Jung-Il hay Nông Đức Mạnh gì hết. Đây là chuyện đô la. Thế đấy, Đảng Dân Chủ nắm Hạ Viện Mỹ, và PNTR bị kẹt. Tuy là dự kiến tháng 12 hay đầu năm tới sẽ có, nhưng đây là một trở ngại cho thấy chính sách Mỹ không êm xuôi như TT Bush mong muốn.

Thực ra, đây cũng là bài học lớn cho Quốc Hội CSVN nhìn vào: tại sao Quốc Hội CSVN cứ nhắm mắt bỏ phiếu thuận cho mọi điều Đảng CSVN đưa ra" Quốc Hội Mỹ làm khó cho TT Bush biết là bao nhiêu kìa.

Nhưng không chỉ ảnh hưởng tới VN, các chính sách do Đảng Dân Chủ đưa ra tại thủ đô Mỹ cũng đang làm xáo động cả vùng Châu Mỹ Latin. Đơn giản, Đảng Dân Chủ muốn giảm bớt ngọai thương trong một cách để gìn giữ việc làm cho công nhân một số ngành tại Hoa Kỳ. Thí dụ, như báo Washington Post hôm 23-11-2006 kể về xưởng may CI Jeans tại Colombia, nơi 3,900 công nhân may quần jeans để đưa vào thị trừơng Mỹ: hồi tháng 9, một thương ước giữa Mỹ-Colombia trở ngại, thế là xưởng may phải sa thải 320 thợ. Bây giờ thì chính phủ Bush chịu ký tuần này rồi, nhưng Quốc Hội Mỹ dứơi quyền Đảng Dân Chủ lập tức chỉ trích và đòi sửa lại bản thương ước.

Thực tế, toàn cầu hóa là một xu thế bất khả đảo ngược. Trong khi nó giúp giảm giá hàng hóa tại Mỹ, thì đồng thời cũng đã làm hơn 3 triệu công nhân trong ngành sản xuất Hoa Kỳ mất việc kể từ năm 2000, và nhiều lĩnh vực khác bị giảm lương. Rất nhiều việc làm của thợ thuyền Mỹ đã chuyển ra nứơc ngòai.

Dân biểu Sherrod Brown (Dân Chủ-Ohio), người vừa thắng ghế Thượng Nghị Sĩ phần lớn nhờ lời hứa bảo vệ việc làm cho công nhân, nói, "Thông điệp cuộc bầu cử này đối với tôi là tất cả các bản thương ước này cần phải được thương thuyết trở lại. Khi một xưởng có 300 thợ phải đóng cửa trong một thị trấn 20,000 dân, thì nó làm tổn thương các gia đình và phá hoại cộng đồng."

Thấy rõ, ảnh hưởng sẽ dây chuyền lan tới Việt Nam.

Không chỉ thế, các vị dân cử Dân Chủ Hoa Kỳ còn đòi áp dụng luật lao động cho tử tế tại các nứơc có giao thương với Mỹ. Hai phóng viên Sibylla Brodzinsky và Peter S. Goodman của báo Washington Post ghi nhận là tuần này, 16 Dân Biểu Dân Chủ, trong đó có DB Charles B. Rangel của New York, chủ tịch Uy Ban Chuẩn Chi Hạ Viện (Ways and Means Committee), gửi thư cho Đại Diện Thương Mại Mỹ đòi việc bảo vệ lao động thực hiện được phải ghi rõ vào các thương ứơc với Peru và Colombia.

Bạn có thấy tương tự gì nơi đây với Việt Nam" Tương tự thì nhiều, nhưng có một điều khá khác biệt. Lương thợ may tại Colombia cao hơn lương thợ may tại VN rất nhiều. Thí dụ như cô thợ may Janeth Palacio Ramirez, 35 tuổi, đang nuôi cô con gái 15 tuổi và ba mẹ già bằng công việc bấm các đầu nút kéo zipper vào 7,000 quần jeans mỗi ngày, kiếm khỏang 200 Mỹ Kim một tháng. Lương này như thế là cao ít nhất gấp 3 hay 4 lần lương thợ may tại VN.

Nhưng các đại công ty Mỹ đã từng đi toàn cầu nghiên cứu các nơi gia công rồi, và đã có nhiều công ty chọn VN làm nơi mở xưởng gia công. Thậm chí, nhiều công ty còn tinh vi hơn, không muốn mang tiếng dùng thủ đọan ép bức thợ thuyền, nên đã phải dùng thủ đọan nuôi đầu gấu cho được việc: cho tư bản Đài Loan, Nam Hàn mở xưởng tại VN để dùng thợ VN, vốn vừa siêng năng, khéo tay, kỷ luật… trong khi mượn tay công an đàn áp tất cả những thợ thuyền VN nào dám đình công, biểu tình.

Nếu Quốc Hội Mỹ buộc TT Bush đòi VN phải áp dụng luật lao động qúôc tế, bảo vệ quyền lợi công nhân Việt, thì chuyện gì xảy ra" Khi thợ Việt tăng quyền lợi, thì chủ Mỹ giảm lợi nhuận, và trung gian là các tư bản gia công Đài Loan, Nam Hàn sẽ ép thợ làm tăng năng suất thêm. Thế là không mấy ai thấy hình ảnh ông chủ Mỹ, mà mang tiếng ác cứ đổ sang chủ thầu Đài Loan, Nam Hàn và công an CSVN… Thấy rõ: chủ Mỹ, hay chủ thầu Đài Loan, Nam Hàn, hay công an Việt đều chẳng thương gì thợ Việt.

Bây giờ vẫn chưa êm. Bản tin trên báo Lao Động số 323 Ngày 23/11/2006, nhan đề "Tổng LĐLĐVN và Phòng TMCN VN gặp mặt các DN FDI: Giải pháp duy nhất là chấp hành pháp luật" có vài điểm đáng quan tâm. Xin ghi chú các chữ tắt: Tổng LĐLĐVN là Tổng Liên Đòan Lao Động VN, còn Phòng TMCN VN là Phòng Thương Mại Công Nghiệp VN, và DN FDI là Doanh Nghiệp Có Đầu Tư Trực Tiếp Từ Nứơc Ngòai.

Ngay đọan văn đầu tiên bản tin đã viết: " Ngày 22.11, tại Bình Dương, Tổng LĐLĐVN và Phòng TMCN VN (VCCI) đã phối hợp tổ chức gặp mặt đại diện các DN có vốn nước ngoài (FDI) ở 3 tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía nam (TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai) để tìm giải pháp cho mối quan hệ lao động hài hoà." Cũng cần ghi chú nữa, bản tin không nói rõ giải pháp nào, nhưng thấy rõ "lao động hài hòa" có nghĩa là ngăn cấm đình công.

Còn câu hỏi, tại sao lại 3 nơi này: TP Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai" Có vẻ như Phòng Thương Mại Hoa Kỳ lại thò tay vào để mượn tay chính quyền CSVN ép bức công nhân lần nữa.

Bạn có thể nhớ rằng, vào tháng 9-2005, chính phủ Hà Nội kêu gọi các hãng ngoại tăng lương tối thiểu 40%... nhưng nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn hoãn tăng lương ra sau Tết, mà các ngày Tết này khởi sự từ ngày 28-1-2006. Bất mãn, hàng chục ngàn công nhân lần lượt đình công. Từ cuối năm 2005 cho tới đầu tháng 1-2006, các hãng ngoại ở các vùng công nghiệp quanh Sài Gòn bị tê liệt vì các đợt đình công.

Thế là, AmCham -- tức là Phòng Thương Mại Hoa Kỳ -- gửi lá thư ngày 11-1-2006, cho 3 người, nắm quyền 3 nơi trong bản tin kia: Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân tại Thành Phố Sài Gòn, Chủ Tịch UBND Tỉnh Bình Dương, Chủ Tịch UBND Tỉnh Đồng Nai. (link: http://www.amchamvietnam.com/679) và đồng kính gửi rất nhiều cơ quan khác, kể cả Bộ Công An, trích:

"Chúng tôi viết thư để xin quý vị khẩn cấp chú ý giaỉ quyết 1 vấn để cốt tủy... và một cách quan trọng, như trong quá khứ, tính kỷ luật của lực lượng lao động, vốn hiếm khi có hành động nào bất hợp pháp. Tuy nhiên, các hành vi lao động mới đây ngay giữa Khu Kinh Tế Tập Trung Miền Nam đã mau chóng làm tan vỡ hình ảnh này.... nhiều cuộc đình công bất hợp pháp liên hệ tới bạo động, phá hủy cơ xưởng, và làm thương tích tại hàng chục hãng xưởng có đầu tư qúôc tế  tại Khu Kinh Tế Tập Trung Miền Nam... Chúng tôi tin rằng một nguyên do hỗn loạn này là do cách đột ngột mà chính phủ đưa ra đề nghị tăng lương tối thiểu. Không có công ty nào trong các hội viên của chúng tôi được tham khảo trứơc khi loan báo đó được in trên báo chí VN rằng công nhân được tăng 40% lương tối thiểu..."

Lá thư của Phòng Thương Mại Hoa Kỳ đưa vào các buổi họp công an. Thế rồi, một bản tin DPA trên Bangkok Post cho biết hơn 100 công nhân chỉ huy đình công bị công an bắt nguội và biến mất tăm...

Tại sao Phòng Thương Mại Hoa Kỳ lại nói giùm cho các ông chủ hãng Đài Loan, Nam Hàn"

Không phải là các ông chủ hãng Đài Loan, Nam Hàn trứơc giờ vẫn tàn bạo hành hung thợ Việt hay sao" Trong khi đó, các ông chủ Mỹ văn minh hơn nhiều, cả thế giới đều biết… Hay có phải chính các ông chủ hãng Đài Loan, Nam Hàn chỉ làm gia công cho các hãng Mỹ, và khi tăng lương thợ Việt, và khi thợ Việt đình công… thì các công ty Mỹ cũng sẽ giảm mất lợi nhuận" Đúng là có chuyện như thế.

Thí dụ, chỉ nói riêng về công ty trang phục thể thao Nike, nổi tiếng với các loại giày độc đáo. Vào trang nhà của Nike -

http://www.nike.com/nikebiz/nikebiz.jhtml"page=25&cat=activefactories- bạn sẽ thấy con số cập nhật vào tháng 4-2005 rằng Nike có 34 công ty gia công làm các sản phẩm Nike và các hãng này thuê khỏang 84,000 công nhân (…34 active contract factories producing finished Nike gear in Vietnam; these factories employ approximately 84,000 workers.).

Nếu bạn muốn đọc danh sách các hãng xưởng gia công đó cùng với địa chỉ đầy đủ đang lưu ở trang http://www.nike.com/nikebiz/gc/mp/pdf/disclosure_list_2005-06.pdf;bsessionid=K10WO3VOISF4WCQFTAPCF4YKAWMCGIZB, xin dò xuống vần V để thấy tên nứơc Vietnam nằm trứơc tên các xưởng gia công.

Đếm số, sẽ thấy đúng là 34 xưởng. Trong đó có các xưởng nghe rất là phim bộ như Pou Chen, Chang Shin, Hansae, Tae Kwang, Samyang, vân vân… Đó chỉ mới là hãng Nike thôi, mà đã tới 84,000 công nhân Việt làm gia công qua trung gian các ông chủ Đài Loan, Nam Hàn, mà chưa kể thêm vài chục công ty Mỹ khác.

Tại sao các hãng Mỹ phải mượn tay hãng Nam Hàn, Đài Loan thuê thợ Việt" Chỉ vì hãng Mỹ sợ phải theo luật Mỹ, rồi lại sợ ép thợ quá sức, thì dân Mỹ gốc Việt lại tới biểu tình trứơc các trụ sở bản doanh ở Hoa Kỳ.

Bạn nghĩ là gia công như thế là may lắm sao" Để trích một đọan trong hồ sơ "Nike Labor Practices in Vietnam" (Nike Hành Xử Lao Động tại VN) phổ biến bởi ủy ban dân quyền Vietnam Labor Watch  ngày 20-3-1997, ghi rằng:

"… Có 15 nữ công nhân VN kể với CBS News và các báo Việt Nam khác rằng họ bị đánh vào đầu bởi các quản đốc vì may chậm tại xưởng Sam Yang của Nike; 2 người sau đó được chở vào bệnh viện. Tại xưởng Tae Kwan Vina của Nike, các thợ nữ bị quản đốc ép quỳ gối trong khi đưa tay cao quá đầu trong 25 phút. Một quản đốc còn băng miệng của nhiều công nhân vì lỗi nói chuyện trong khi làm việc. Trong súôt năm 1996, chúng tôi khám phá nhiều vụ trừng phạt như thế tại các xưởng Nike đăng trên báo Việt Nam, thí dụ như buộc thợ đứng ngoài nắng, viết giấy sám hối như trẻ con trường đạo, lau chùi cầu tiêu và quét dọn sàn nhà xưởng…"

(http://www.saigon.com/~nike/reports/report1.html)

Tuy nhiên, dù công bình mà nói, năm 2006 là đỡ ép bức thợ rồi, nhưng mới đầu năm nay còn đình công hàng chục ngàn thợ đấy. Do thế, công nhân VN trước giờ đã nghìn trùng nỗi lo, lại thấy thêm viễn ảnh các nỗi lo mới. Nếu các vị dân cử qúôc hội Mỹ xiết ngoại thương, thì thợ Việt sẽ mất thêm việc. Nếu quốc hội Mỹ đòi bảo vệ quyền lao động của thợ VN thì các công ty Mỹ sẽ giảm lợi nhuận, vì các ông chủ trung gian Nam Hàn, Đài Loan giảm lợi tức. Cách đơn giản nhất, có vẻ như là các hãng Mỹ sẽ mượn tay công an CSVN kềm kẹp chặt hơn, để không có người thợ nào khiếu kiện gì hết. Để Quốc Hội Mỹ sẽ không còn nghe gì về tiếng nói thợ Việt đòi quyền lợi. Cũng y hệt như thợ Bắc Hàn, thợ Cuba không bao giờ lên tiếng đòi quyền lợi gì hết.

Nếu bản tin báo Lao Động nói "tìm giải pháp cho mối quan hệ lao động hài hoà" là mang ý nghĩa mượn tay công an Việt để kềm kẹp thợ Việt như thế, thì ai dám bảo "chỉ nên bầu phiếu cho người Việt, vì chỉ có người Việt thương người Việt." Thật vậy không" Thử nói thế với công nhân Việt xem sao… Vì cả chủ Mỹ, cả quản đốc Nam Hàn và Đaì Loan, cả công an Việt đều không ai thương thợ Việt cả. Vấn đề là cần có công đoàn độc lập để thực sự đại diện cho quyền lợi công nhân. Nhưng công an vẫn còn bao vây Nguyễn Khắc Toàn, người vừa mới thành lập một công đoàn độc lập...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.