Hôm nay,  

Đĩa Dvd Tạo Chấn Động

06/11/200600:00:00(Xem: 4212)

Thời sự nước Úc: Đĩa DVD Tạo Chấn Động Lương Tâm Nước Úc
Trong suốt tuần qua, giới truyền thông cùng những người hằng quan tâm đến giới trẻ đã bàng hoàng sửng sốt tự vấn về sự tha hóa của xã hội hiện nay kể từ sau khi chương trình Today Tonight cho chạy đoạn phim phóng sự về một cuộn DVD được giới học sinh trung học ở miền Tây Melbourne truyền tay nhau, thậm chí sao chép rồi bán lại cho nhau với giá $5.00 một cuốn tại nhiều trường học trong đó có trường Werribee Secondary College, một trường trung học công lập mà học sinh phải qua một cuộc thi tuyển (selective entry) mới được theo học.
Đây là một cuộn DVD do một số thiếu niên trong vùng, trong đó có ít nhất một học sinh của trường Werribee Secondary College, tự biên, tự diễn, tự sản xuất. Phim quay lại những hành vi phạm pháp của các thiếu niên này, bao gồm việc họ chế tạo bom chlorine, búng đạn lửa (flare) vào thân thể một người đàn ông vô gia cư, đạp vỡ tường một căn nhà, chọi trứng vào tài xế taxi.v.v. Và đáng lên án hơn nữa là cảnh họ dụ dỗ một thiếu nữ đồng trang lứa mà trí óc hơi chậm phát triển đến bờ sông, tấn công cô, dẫn dụ, ép buộc cô phải khẩu dâm một số người trong lúc những người khác đứng xem, rồi sau đó buộc cô cởi áo, phơi ngực trần để họ thi nhau đái lên người cô rồi đốt tóc cô và cười vui thoải mái.
Các thiếu niên này đã không hề che mặt của họ khi thu hình những hành động phạm pháp ấy. Họ còn ghi rõ tên tục (nickname) của mình trên bìa cuộn DVD. Điều này chứng tỏ rằng họ không xem những hành vi phi đạo đức, thiếu nhân bản, và phạm pháp ấy là chuyện sai quấy mà là những hành động khả dĩ mang đến cho họ một loại danh vọng, biến họ thành một týp người hùng, một thứ “celebrities” của thời đại mới này, thời đại mà ai ai cũng có thể tìm được “15 phút hào quang le lói” cả.
Sau khi sự phẫn nộ của công chúng được bày tỏ qua giới truyền thông, đặc biệt là giới truyền thanh và báo chí, trong nhiều ngày liên tiếp, đặc biệt là về việc họ hành hạ và cưỡng dâm thiếu nữ trí óc chậm phát triển này, thì phụ huynh của một số thiếu niên có can hệ trong vụ việc này đã tự động mang con em mình đến trình diện với cảnh sát mặc dù các cậu có nguy cơ bị truy tố ra tòa với tội cưỡng dâm (sexual assault) và bạo hành. Công lý có lẽ sẽ được thực thi trong vụ việc này trong tương lai.
Thế nhưng, có phải chỉ có 10 đến 12 thiếu niên này mới là những kẻ có tội, mới là những người đáng bị lên án, bị trách cứ và bị trừng phạt hay không"
Nên nhớ rằng vụ việc này xảy ra từ tháng 6/06. Cuốn DVD này được thực hiện không lâu sau đó và không ít học sinh trong vùng đã xem qua cuộn DVD này. Không ít người đã tiếp tay trong việc phổ biến nó đến bạn bè, bằng hữu, một số khác đã thủ lợi qua việc sao chép rồi bán lại cho người khác. Thậm chí, theo tường trình của nhật báo The Age trong tuần qua, một vài đoạn trong cuộn DVD đã được gởi lên trang web Youtube dưới tựa đề “Cunt The Movie - Pimp My Wife” và được 2500 người vào xem mà không ai cho rằng đấy là chuyện phi nhân, vô luân, phạm pháp cả! Cho đến khi chương trình Today Tonight điều tra về sự việc vào tối thứ Hai 23/10 vừa qua thì làn sóng công phẫn mới trổi dậy. (Và sau đó thì Youtube buộc lòng phải xóa bỏ đoạn phim ấy khỏi trang web của họ).
Điều này khiến người ta phải tự hỏi rằng vì sao một sự kiện bệnh hoạn đáng ghê tởm như việc này lại không được báo động với giới hữu trách, không bị lên án trong suốt thời gian gần bốn tháng vừa qua" Có phải vì tiêu chuẩn luân lý đạo đức trong xã hội ngày càng bị bào mòn, đục ruỗng đi chăng" Có phải những tiến triển vượt bực của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là sự phát triển của mạng internet đã khiến lằn ranh thực-ảo bị xóa nhòa khiến lương tâm của người ta bị lu mờ lầm lẫn chăng" Có phải mạng internet đã giúp cho người ta, đặc biệt là giới thiếu niên, dễ dàng xem một đoạn phim thật về cảnh con người bị tra tấn, bị làm nhục, bị hành hạ, bị đả thương mà, họ - những người mục kích - không hề mảy may xúc động hoặc không hề cảm thấy mình có bổn phận phải ra tay ngăn chận, can thiệp hay báo động cho giới hữu trách, cho phụ huynh hay chăng"


Chuyện lên án những thiếu niên có dự phần trong vụ việc hành hạ và cưỡng dâm thiếu nữ bị bệnh khờ như những “tên bệnh hoạn”, “thiếu luân lý”, “man rợ”.v.v. là một chuyện quá dễ dàng. Chuyện lên án cha mẹ của những thiếu niên này như những kẻ thiếu trách nhiệm, không chu toàn bổn phận làm cha mẹ cũng quá dễ dàng. Theo chương trình Today Tonight thì một số phụ huynh của các thiếu niên liên hệ còn cho rằng “ddấy chỉ là chuyện đùa vui tí đỉnh thôi” - “just a bit of fun". Chuyện quy trách nhiệm cho sự phát triển quá nhanh chóng của khoa học kỹ thuật khiến người ta phải bó tay quy hàng trước những sự việc tương tự như thế này cũng quá dễ dàng. Và đấy là những cách để chúng ta cũng rất là dễ dàng quy trách nhiệm sang cho kẻ khác và tự ru ngủ chính lương tâm của chúng ta! Bởi vì, theo thiển ý, mỗi người chúng ta trong xã hội đều có một phần nào trách nhiệm về vụ việc này, đều có bổn phận để ngăn ngừa những sự việc tương tự không xảy ra nữa.
Những hình ảnh được thu lại trong cuốn DVD, đặc biệt về sự hành hạ thiếu nữ trí óc chậm phát triển là một thí dụ của sự xem thường nhân bản và nhân tính của con người. Hành động của nhóm thiếu niên này là một thí dụ điển hình của việc một nhóm người bày tỏ quyền lực tối thượng của họ lên một con người khác, yếu kém và cô thế hơn họ.
Hơn nữa, nó là hành động điển hình của ảnh hưởng ngay từ giới truyền thông, từ xã hội thuần vật chất, từ giới tư bản vốn thường xuyên dùng các hình ảnh mang đầy tính kích dâm, gợi dục để quảng cáo và bán hàng, để câu khách, để thỏa mãn thị hiếu của công chúng, bất chấp những tổn thương thiệt hại mà nó có thể gây nên cho nền móng căn bản của luân lý, đạo đức và nhân bản. Việc quay DVD để phổ biến rộng rãi hành vi phạm pháp vô nhân cũng là hành động điển hình của một xã hội mà con người được khuyến khích, một cách ngấm ngầm, rằng bất cứ một hành động nào, cho dù hạ cấp, vô lý đến cỡ nào, để được “15 phút le lói hào quang” đều đáng được khen ngợi cả.
Chỉ cần bật tivi là chúng ta thấy nhan nhản những chương trình “truyền hình hiện thực” mà thứ “chân lý sống” này được quảng bá, được rêu rao, chẳng hạn như “Big Brother”, “The Biggest Loser”, “Australian Idol” hay “Survivor”.v.v. Điều đáng nói là những chương trình như thế này lại được công chúng - có nghĩa là chính chúng ta - ưa chuộng hết mực để được liên tục thực hiện, hết năm này sang năm khác, và ngày càng đẻ ra nhiều những chương trình tương tự.
Chỉ cần mở bất kỳ một tờ tạp chí phổ thông nào - bất kể là nhắm vào độc giả phụ nữ hay nam nhân - hay chỉ cần nhìn vào những quảng cáo khuyến mãi của các tạp chí này, người ta có thể thấy nhan nhản việc thân thể của phụ nữ (và trong một giới hạn nhỏ nhoi nào đó, nam nhân) được sử dụng như những món đồ vật để quảng cáo. Thậm chí ngay cả khi bước ra đường phố, người ta cũng không thoát được những biển quảng cáo khổng lồ mà phụ nữ bị vật-hóa, bị phi-nhân-hóa thành một thứ công cụ khuyến mãi (điển hình là cái biển quảng cáo khổng lồ trên một tòa buyn-đinh ở góc Swanston và Bourke tại Melbourne). Và công chúng - trong đó có chúng ta - liên tục tiêu thụ những mặt hàng này.
Hơn thế nữa, nhan nhản trên internet, trên truyền hình, trong tạp chí, tuần san phổ thông - chứ không nói đến những trang web hoặc tập san chuyên đề dành riêng cho người lớn - người ta có thể thấy được hình ảnh, đọc được “tin tức” về các “minh tinh” như cô nàng Paris Hilton, hay Pamela Anderson, hoặc vô số những “ngôi sao” khác từ những chương trình “truyền hình hiện thực” thường xuyên có nhiều hành động mà thông thường sẽ bị xem là bất bình thường, nhưng nhờ chúng mà những người này lại được nổi tiếng, được kéo dài “15 phút hào quang le lói” của họ. Và công chúng - trong đó có chúng ta - liên tục muốn tìm biết nhiều, nhiều nữa về những loại “tin tức giải trí” như thế.
Ông cha ta thường nói rằng “nhà dột từ nóc dột xuống” và quả thật ở Úc này nhà đã dột nát từ trên nóc trong hơn một thập niên qua, với những chiêu bài “chia để trị”, liên tục tìm đủ mọi biện pháp để bào mòn dần dần những giá trị cao đẹp truyền thống về công bằng xã hội, về tự do dân chủ, ngấm ngầm qua nhiều chính sách khác nhau, khiến dân chúng xem rẻ những người cô thế thấp kém trong xã hội, chẳng hạn như người tầm tÿ, người di dân mới đến Úc, người thất nghiệp, kẻ tật nguyền, mẹ đơn chiếc.v.v. Vậy thử hỏi, khi những thiếu niên này lớn lên trong hoàn cảnh văn hóa xã hội chính trị như thế có những hành vi như họ đã làm thì trách nhiệm tổng thể thuộc về ai nếu không thuộc về chính chúng ta"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.