Hôm nay,  

Thân Giáo Của Một Thiền Sư

30/10/200600:00:00(Xem: 30785)

Thân Giáo Của Một Thiền Sư

Kính Bạch Chư Tôn Đức

Kính thưa toàn thể Quý vị,

Một Thiền sư VN, đời thứ 44 dòng Lâm Tế ra đi đã để lại những vần thơ như sau:

“Tiễn biệt trần gian như  ảo mộng

Thế nhân ta gọi thế nhân ơi

Cho tôi thấy bóng mờ hương khói

Đi đến bờ kia của cuộc đời”

Trong một bài thơ khác có tên “Mộng Ảo”, Ngài viết:

“Người đi vào cõi mênh mông

Bình minh mở cửa dòng sông mây vào

Tháng ngày lãng đãng chiêm bao

Trăm năm sau nữa ai nào nhớ quên”

Ngài đã ví mình như HẠT CÁTvới những câu:

“Ta là hạt cát cỏn con

Muôn năm thế kỷ sắt son một lòng

Biển đời vượt hết long đong

Trần gian ai đọc đôi dòng tâm tư”

Và ở vai trò Thiền sư, Ngài vui chơi trong cõi mộng như:

“Thiền sư đi trên đường

Áo rộng đầy tình thương

Thời gian không níu lại

Cười vang suốt đêm trường”

Sau khi đọc những dòng tâm tư hoa gấm và tha thiết đó, chúng tôi có cảm hứng làm một bài thơ để tưởng niệm Ngài có tên là “HOA KHÔNG TÀN” như sau:

Tiễn đưa Thi sĩ  HUYỀN KHÔNG

Nhà thơ MÂY TRẮNG THONG DONG vào đời

LỮ HÀNH CÔ ĐỘC vẫn cười

Ngàn năm để lại thơ tươi còn hoài

Kiếp này chẳng kể ngắn dài

Ra đi lưu bút nhiều bài TÂM CA

Hôm nay người đã đi xa

Tặng Đời thơ đẹp như hoa không tàn”

-Kính thưa Chu Tôn Đức cùng các Đạo hữu,

Ở cái tuổi ngoài Thất thập cổ lai hy, trong đời chúng tôi đã gặp rất nhiều biến cố đặc biệt. Nhưng, có lẽ những lần xúc cảm và rung động nhất vẫn là khi mất một người thân.

Khi một người thân ra đi, tôi thường có hai cái thấy: một là thấy sự xúc động của tâm mình, hai là nhìn thấy nghiệp báo của người ra đi. Cả hai sự quán chiếu này đều giúp cho tôi hiểu về nhân duyên của cuộc sống hơn và trưởng thành hơn trên con đường đi theo bước chân Phật. Sự ra đi của Đại Lão HT Thiền sư Mãn Giác đã khiến cho tôi xúc động nhiều, xúc động đến lặng người. Ngay lúc được tin, cảm xúc đầu tiên là thấy một cái lực vô hình chĩu nặng trong tim, rồi sau đó trở thành bâng khuâng và mất mát. Trước kia tôi coi NGÀI như một Bậc Đạo Sư. Tôn kính giống như các vị Thầy khác. Nhưng, từ ngày tiếp xúc nhiều lần với Ngài, nhất là từ khi chúng tôi dự định thành lập Hội Phật Học và chương trình phát thanh Đuốc Tuệ mới thấy rõ tâm lượng rộng lớn và niềm thiết tha với Đạo Pháp của Ngài. Ngài chính là người nâng đỡ và khuyến khích tinh thần cùng ủng hộ vật chất cho chúng tơi bước đầu cùng với sư bà Diệu Từ mà chúng tôi không bao giờ quên ơn. Chúng tôi có thể nói sự ra đời của Hội Phật Học Đuốc Tuệ là nhờ nơi công đức lớn lao của Ngài. Từ đó, tuy chúng tôi không thường xuyên lên đảnh lễ và thăm viếng Ngài, nhưng giữa chúng tôi và Ngài có một niềm giao cảm vô hình qua một Đạo tình khắng khít.

Trong công việc hộ đạo của chúng tôi, cũng nhờ ở uy đức của Ngài mà HPHĐT đã mời được các thầy, cô giảng pháp, mở ra một phong trào học Phật tại miền Nam Cali này từ hai năm nay. Điển hình là mở đầu với thầy Tâm Thiện. Thầy đã đến với HPHĐT và Phật tử nam Cali qua sự giúp đỡ của Ngài.

Tôi còn nhớ vào năm 2004, chúng tôi hai lần lên chùa VN – Los Angeles mời thầy Tâm Thiện nhưng thầy đều lánh mặt. Đến lần thứ ba thì chúng tôi xin vào gặp thẳng Hoà Thượng để trình bầy ý nguyện, Hoà thượng đã vui vẻ tán đồng và bảo chúng tôi chờ để Ngài cho người đi mời thầy Tâm Thiện lên tiếp kiến. Lần đó tìm thầy cũng không ra nên chúng tôi đành lại về không.

Vì biết chúng tôi có lòng thực tâm hộ Đạo nên Hòa Thượng thương khi thấy vẻ thất vọng hiện lên nét mặt vì không gặp được thầy Tâm Thiện, Ngài nói:“Thôi Mật Nghiêm cứ về đi, hai ngày n"a vào lúc 9 giờ 30 tối chủ nhật, Tâm thiện sẽ lên gặp thầy có việc. Thầy cho số điện thoại của phòng thầy, đúng giờ đó cứ gọi lên, thầy sẽ không bắt phone mà để cho Tâm Thiện bắt, lúc đó thì thỉnh liền.” Tôi đã làm đúng như sự sắp đặt đầy tình thương của Ngài và kết quả là được thầy Tâm Thiện nhận lời. Nhờ đó Đuốc Tuệ mới có được giảng sư Tâm Thiện với những bộ CD giảng pháp như ngày nay.

Trên đây chúng tôi nĩi v" vài nét tâm tình đầy ưu ái của Ngài đối với riêng Đuốc Tuệ, lẽ ra thì phần phát biểu ny có thể chấm dứt bằng 4 câu thơ chúng tôi làm để tưởng niệm Ngài có đầu đề là “QUA CẦU” như sau:

ÔN có bao giờ chết được đâu

Chỉ vừa cởi áo bước qua cầu

Vượt dòng sinh tử sang bờ Giác

Để lại cho đời kỷ niệm sâu”.

Chúng tôi chưa muốn ngừng lời mà muốn nói thêm chút nữa về lòng Từ Bi của Ngài đối với mọi người và thái độ của Ngài đứng trước vấn đề bệnh hoạn và sinh tử. Nh"ng điều tôi sắp kể ra đây là chính do ngài viết trong bài “Có Một Mùa Xuân” đăng trong Đặc san Phật Giáo Việt Nam số 134 vào tháng giêng năm 2006 mừng Xuân Bính Tuất.

V" việc tổ chức lễ sinh nhật cho Ngài, Ngài nói:

“Thật tình là tôi chưa từng tự ý tổ chức cho mình một lễ Sinh Nhật nào vì trong dòng máu Việt, tôi cũng thích niệm tử hơn là niệm sinh. Thế nhưng sau lần mổ tim, nhất là dịp tròn 70 tuổi, những người thương lo và gần gũi tôi nhất muốn cho tôi thm niềm vui sống nên đã mượn ngày sinh làm cái cớ cho những sum vầy thân ái. Từ đó, tôi được dịp chia vui với mọi người và tự nhắc nhở mình phải có được những năm sống thêm đẹp đẽ, hữu ích cho mình, lợi lac cho tha nhân.”

Đọc xong những dòng tâm sự vừa trích dẫn, tôi thấy cảm động đến nghẹn ngào khi biết được rằng Ngài chấp nhận cho tổ chức sinh nhật vì tinh thần lục hòa và để tự nhắc mình những năm sống thêm đẹp đẽ, hữu ích cho mình và lợi lạc cho tha nhân, riêng Ngài, Ngài vẫn thích niệm tử hơn là niệm sinh. Thật là một sự thân giáo tuyệt vời của một bậc Thiền  sư .

Bây giờ nói đến thái độ của Ngài đứng trước bệnh hoạn và niềm đau thể xác, Ngài đã tiết lộ thế này:

“Đã có lúc tôi nghĩ năm Ất Dậu (2005) đối với tôi là một năm tốt đẹp nhưng không phải như thế. Từ cuối năm Thân 2004 thân thể trở bệnh, vào ra bệnh viện liên miên. Những người thân thiết với tôi, đôi khi vì quá lo lắng, đã tắt ngúm mọi hy vọng trong lòng và lặng lẽ đợi giây phút tôi được về với Phật. Bệnh tật của thân là một thách thức tinh thần, một xách động tâm lý khiến cho nhiều người sợ hãi, bối rối… đưa đến nhiều bất an cho tâm. Tôi thực sự dửng dưng trước mọi thách đố của thân bệnh, luôn luôn có thái độ chấp nhận. Tôi có cảm giác rằng một số người chung quanh tôi đã đau nhiều hơn nỗi đau tôi đang có. Bất cứ một trạng thái tâm lý yếu đuối nào cũng làm cho bệnh tật thắng thế và do đó, sự hành hạ thân xác và tâm hồn sẽ mãnh liệt hơn. Bởi vì tôi không coi bệnh tật là trở ngại chính cho mọi dự tính hoạt động trong đời thường cho nên tôi đang hưởng một niềm vui của một người đang làm việc. Cũng chính những niềm vui đó giúp tôi làm lành với bệnh và thắng vượt bệnh. Tôi muốn tôi vẫn còn là một thứ năng lượng hỗ trợ cho các vị tăng trẻ trên bước đường sanh hoạt để giữ Đạo, giữ lòng người gần đạo trên chốn đất mới nhiều thách đố nên lúc nào tôi cũng sẵn sàng để có mặt bên cạnh họ.”

Những lời tâm sự trên của Ngài thật là tha thiết đầy tình thương với tâm lượng bao dung lúc nào cũng nghĩ đến những người kế tục con đường để giữ Đạo và hành đạo. Đọc đến đây tự nhiên trong tôi thấy nước mắt lưng tròng. Tôi tưởng nhớ đến Ngài đến lúc mà Ngài nắm tay tôi và hai mắt Ngài đổ lệ. Thì ra Ngài thương tôi, thương cho một kẻ hậu sinh đang dò dẫm trên đường Đạo và lang thang trong sáu nẻo luân hồi.

Ngài đã kết luận bằng đôi lời tâm sự như sau:

“Năm nay, với tuổi 77, tôi vẫn thấy tôi chưa thực sự già lão, nghĩa là chưa cần tới sự nghỉ ngơi. Một ngày không làm… dù là chỉ làm công việc thanh lọc thân tâm …thì có sống cũng cầm bằng như đang ôm một xác chết. Mỗi người, ai cũng sẽ bước t"i dây phút cuối của thọ mệnh mình, giữ niềm tin nơi thọ mệnh ấy và khi phải bỏ thân thì bỏ thân trong sự sẳn sàng với tâm an vui.”

Ngài đã ra đi đúng như lời nói, nhẹ nhàng và lặng lẽ.

Để tưởng niệm Ngài, Đuốc Tuệ xin kính tặng Giác Linh Ngài một bài thơ với đầu đề NHỚ MỘT NGƯỜI ĐI như sau:

Kẻ lữ hành cô độc

Vừa quay dép ra đi

Một đời là thi sĩ

HUYỀN KHÔNG chẳng nói gì

 

Trọn kiếp làm tu sĩ

Thị hiện cõi Ta Bà

Mắt sanh nhìn cuộc thế

Hỏi đường mây trắng qua

 

Ta Bà là Cực Lạc

Hóa bướm vờn hoa chơi

Viết thơ bằng tích trượng

Mặt trời hóa nụ cười

 

Người dù đi hay ở

Chẳng có gì tương can

Vụ trụ này vẩn nở

Chẳng không gian, thời gian

 

Nhập Pháp thân còn đó

Chẳng nhận dạng hình hài

Đâu còn không với  có

Cũng chẳng chấp Liên Đài

 

Người bước qua cõi mộng

Mộng và thật không hai

Thoát thế gian gió lộng

Hú một tiếng cười dài

Trời Cali hôm nay bỗng nhiên nổi gió. Gió ở ngoài trời và cả trong lòng người, để cùng tiễn đưa Thiền Sư Mãn Giác. Chúng tôi xin thả dòng tâm của mình theo gió bay đi qua bài thơ “Gió” vừa viết xong để thay lời kết:

“Cali trời lộng gió

Khiến cho hoa rụng đầy

Thiền sư nương vào đó

Bay về cuối chân mây

Gió đời  là gió nghiệp

Gió thiền tỉnh mê say

Thiền sư đâu thấy có

Nên vỗ một bàn tay

Ô hô ! Trời đẹp nhỉ

Vẫn là nước non này …”

Thiền sư Mãn Giác đã ra đi, nhưng hình bóng Ngài còn mãi trong tâm tư những người ở lại…

California ngày 19 tháng 10 - 2006

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.