Hôm nay,  

Góc Nhạc Cổ Điển

28/10/200600:00:00(Xem: 8491)

Chúng tôi mong nhận được mọi ý kiến đóng góp và bài vở của bạn đọc về mọi vấn đề liên quan đến nhạc cổ điển như ca kịch opéra, ballet, kỹ thuật (recording), album mới, concert bạn mới đi nghe...Thư từ bài vở xin gởi về

classical@vietbao.com.

Giống như bản Giao hưởng số 5, Beethoven số 9 mở ra rất trầm trọng, rồi dẫn đến hồi kết thúc sáng ngời vinh quang.

Beethoven Giao Hưởng số 9

- Quốc Văn

Bài thơ của Schiller "An die Freude" chắc sẽ không được biết đến nhiều nếu như đã không là một phần trong bản Giao Hưởng số 9 của Beethoven. Xin đừng vội trách người viết đã cho là không có bản giao hưởng của Beethoven thì bài thơ của Schiller sẽ giảm giá trị đi. Như thế thì người viết đã hàm hồ lắm, cỡ như cho rằng không có bài Ngậm Ngùi của Phạm Duy thì thơ Huy Cận không còn hay nữa. Dù sao cái ý tuởng "tứ hải giai huynh" của Schiller đuợc khuếch tán rộng rãi  một cách hùng hồn qua giọng của bản Giao Hưởng số 9 này, đó là sự kiện.

Thực sự bài thơ này của Schiller cũng được viết thành nhạc nhiều lần trước đó (thơ phổ nhạc), đến khi người nhạc sĩ trẻ Beethoven nhúng tay vào, Schiller cũng chẳng mảy may thấy quan trọng hay hãnh diện gì ráo. Schiller nghe người ta đồn như thế, đồn rằng Beethoven đang phổ nhạc bài thơ của ông. Và Beethoven, người nhạc sỹ chỉ mưu cầu một sự gì toàn thiện toàn bích, cái hạng nhạc sỹ vĩ đại như thế, Schiller cũng…dửng dưng. Thật sự thì tới hơn 30 năm sau, Beethoven mới ngã ngũ được phải làm như thế nào với bài thơ này.

Những giòng kế tiếp, kẻ viết bài này có phần sẽ thiên vị với ông Beethoven. Sự thực, người viết rất chán cái thứ "tứ hải giai huynh". Lão hủ còn nhớ cách đây không lâu, Micheal Jackson cũng có một bản như thế "We are the World", giai điệu rất hay, mọi thứ đều hay, ý tưởng bao dung cảm động về một thế giới đại đồng, mọi người là bằng hữu là anh em. Và chính cái tư tưởng đại đồng này, kẻ viết thấy nó tầm phào, ngu ngơ, và thậm ấu trĩ.

Thế thì Schiller và Beethoven thì sao" Hay hơn chỗ nào"

Xin thưa, trước tiên, bài thơ bằng tiếng Đức, kẻ viết và những người đồng hương đa số không biết Đức ngữ, hơn nữa thường thì rất khó nghe ra họ đang hát cái gì, coi như có phần mình chỉ chú tâm vào làn nhạc. Kế đến, bản Giao Hưởng số 9 nó dài lắm, nên cái phần kia chờ mãi mới đến, nên có phần chờ đợi nữa là khác. Thứ nữa, khi đến cái đoạn đó, người xem không bị lợm giọng vì cái thứ nửa đen nửa trắng, "quê hương ruồng bỏ giống nòi khinh", cái thứ có thể làm hủy hoại những thành quả có được chỉ vì bản thân đã khinh bỏ chính mình.

Trở lại với Giao Hưởng số 9, Beethoven sau khi hoàn tất số 7 và 8, ông ngưng viết loại này một thời gian. Đến khi chợt được mời qua thăm Luân Đôn, nhớ lại gương sáng của bậc thầy Haydn - đã kiếm được rất khá trong cùng một trường hợp, ông vội quay lại để ý đến viết symphony. Hỡi ôi, lịch sử không tái diễn, ông trở về lục địa tay không, ngoài những phác thảo cho bản giao hưởng sắp tới.

Đó là những năm 1817. Nhiều năm trôi qua, đến mùa hè năm 1822, ông quay lại với bản phác thảo giao hưởng đó. Nhưng thời gian dài trôi qua, ông chỉ quanh quẩn day dứt với sự lưỡng lự: một giao hưởng hoàn toàn với nhạc khí hay một tác phẩm có phần đóng góp cũa hợp ca. Vấn đề là, sau 3 chương lê thê, ban hợp xướng sẽ bắt đầu như thế nào - xin đừng quên là trước Beethoven, chưa từng ai dám nghĩ đến như thế. Lẩn thẩn thế nào một ngày kia ông nghĩ, thôi cứ nói thẳng thế này "sau đây chúng tôi cất lời ca về người Schiller bất tử". Thật là nhảm nhí.

Như dự đoán, sau đó Beethoven thấy không ổn, ông viết lại bằng chính ngôn từ của Beethoven "Hỡi bằng hữu, hãy cùng xướng lên, lòng tràn đầy vui sướng." Hài lòng với sự mở đầu như thế, ông được thể cắt bỏ bớt phân nửa lời thơ cuả Schiller và thoải mái sắp xếp lời theo nhu cầu đòi hỏi của làn nhạc.

Cũng nên nói tới cái bẽ bàng của lịch sử trong buổi ra mắt đầu tiên của tác phẩm. Mặc dù thính giác của ông ở tình trạng tồi tệ, đã hoàn toàn chối bỏ ông, Beethoven vẫn cương quyết đòi giữ phần điều khiển dàn nhạc từ đầu đến cuối. Nên người ta đành chiều ý ông với sự sắp xếp là Beethoven vẫn đứng đó quơ đũa, nhưng tất cả nhạc công đều theo sự điều khiển của nhạc trưởng Michael Umlauf. Khi những nốt nhạc cuối cùng đã qua đi, khán giả của hí viện Kartnertor cùng đứng lên vỗ tay khen ngợi, người nhạc sỹ đáng thương vẫn còn giở trang nhạc và vẫn tiếp tục đánh nhịp theo ý nhạc chạy trong đầu ông cho đến khi một nhạc công kéo áo ông và chỉ về hướng khán giả đang vỗ tay tán thưởng buổi trình diễn.

Giống như bản Giao hưởng số 5, Beethoven số 9 mở ra rất trầm trọng, rồi dẫn đến hồi kết thúc sáng ngời vinh quang. Bắt đầu từ rê thứ và đóng lại ở rê trưởng. Nhưng ở số 5 là sự chiến thắng của một cá nhân, một anh hùng. Bản số 9 với tinh thần đại đồng của Schiller, xướng lên bởi ca đoàn, là một chiến thắng của toàn nhân loại. Lời thơ nói rõ lên ý này, và cấu trúc âm nhạc lại càng nhấn mạnh ý tưởng đó. Beethoven đã hoạch định 3 chương đầu ở rê thứ và âm giai liên hệ fa và si giáng. Đến chương cuối ông chuyển qua fa giáng rồi si, chủ ý là dẫn đến rê trưởng. Nói thì lý thuyết quá, nhưng khi nghe thì mới thấy năng lực dẫn đến ào ào. Thật sự không mấy khi chúng ta thấy chỉ từ thứ qua trưởng mà có thể tỏa ra năng lực và cảm giác vũ bão như thế.

Giao hưởng số 9 mở ra từ từ, hướng đến cái bao la, bát ngát. Và cái cách Beethoven dàn bầy ra cho ta cảm giác sự vĩ đại hoành tráng đang ở thể tĩnh, đang chờ đợi, nói theo âm nhạc đang ở thể thứ. Chương kế scherzo cũng thế, nhưng tiết điệu nhanh hơn. Có lúc bừng sáng lên ở thể trưởng khoảng giữa đoạn 2, nhưng rồi cũng trở lại thứ. Đoạn ba rất du dương, làm người nghe bồi hồi nhớ nhung xa vắng. Đoạn này chủ yếu ở Bb, thỉnh thoảng có ý nhạc rê trưởng hiện ra, nhưng tan biến ngay về chủ âm Bb.

Bây giờ nói đến chương cuối, nói đến nỗ lực kiếm tìm và sáng tạo của ông để chuyển hoá vũ trụ từ cung thứ âm u sang cung trưởng. Lời nhạc do chính ông viết ra như đã nói ở trên bắt đầu bằng cello và double bass. Để đáp lời những ý nhạc từ những chương trước e-cô lại một cách lấp lửng. Bây giờ dàn nhạc bước vào rất khoan hòa với cung thứ. Tới đây mọi cảm giác như đã chuẩn bị cho 'lời thiêng" lên tiếng: cuối cùng giọng baritone mở màn "Hỡi bằng hữu, hãy cùng xướng lên, lòng tràn đầy vui sướng." Ca đoàn đáp lời baritone, rồi cùng dắt tay nhau hân hoan tin tưởng trong cung trưởng một mách qua luôn ba đoạn thơ của Schiller. Nhưng rồi bóng tối đe dọa lại hiện ra với cái lấp ló ở cung thứ. Sự phập phồng được xóa tan không lâu sau đó khi giọng tenor xuất hiện với tự tin của giai điệu chính. Sự đối kháng quần thảo tiếp tục theo với đà khai triển của ý nhạc.

Ở gần cuối lại có lúc như  lạc vào cung xa lạ ngập ngừng, nhưng rồi bất thần Beethoven tái khẳng định lại với quyết tâm vững vàng ở cung trưởng cho toàn ban hợp xướng, trả lời hùng hồng cho vấn đề được nêu ra từ chương khởi đầu. Thật là một cuộc đấu tranh sáng/tối, trưởng thứ bất tận và ngoạn mục.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.