Hôm nay,  

Viết Bài BL Bị CA Cấm Nhập Cảnh

16/10/200600:00:00(Xem: 8890)

Nhà Báo, Viết Bài Bình Luận Bị Công An Cấm Nhập Cảnh

Công an CSVN chào mừng hội nghị APEC bằng cách xiết chặt chính sách ngăn sông cấm chợ một thời xã hội chủ nghĩa. Lần này, một nhà bình luận hải ngoại đã bị cấm vào nước thăm anh và chị đang già, suy yếu...

Sau đây là lá thư của nhà bình luận Trần Bình Nam gửi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và các viên chức Việt-Mỹ về tình hình này.

Ngày 12 tháng 10 năm 2006

Thư ngỏ

Kính gởi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

01 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình – Hà Nội, Việt Nam

V/v:  Chính phủ Việt Nam không cấp chiếu khán nhập cảnh cho tôi.

Kính thưa ông thủ tướng,

Tôi tên là Trần Văn Sơn, hiện ở tại San Diego, bang California, Hoa Kỳ, mang hộ chiếu Hoa Kỳ số 210986978. Ngày 2 tháng 8 năm 2006 tôi gởi đơn đến tòa đại sứ của Việt Nam để xin chiếu khán nhập cảnh Việt Nam. Tôi định vào dịp Tết sắp tới về thăm đất nước và anh chị tôi. Anh tôi ở Nha Trang năm nay 80 tuổi, chị tôi 77 tuổi ở Huế. Cả hai sức khỏe yếu kém chắc không còn sống bao lâu nữa.

Ngày 11 tháng 8 năm 2006 tòa đại sứ phúc thư cho tôi biết Cục Quản Lý Xuất Nhập Cảnh thuộc bộ Công An Việt Nam chưa phê chuẩn nên tòa đại sứ không cấp chiếu khán được. Tòa đại sứ chỉ dẫn tôi cho thân nhân ở Việt Nam biết liên lạc với Cục Quản Lý Xuất Nhập Cảnh để được hướng dẫn cách thức xin chiếu khán. Nếu được chấp thuận thì gởi giấy chấp thuận đến tòa, tòa sẽ cấp chiếu khán sau. Mặc dù ngạc nhiên về thủ tục, vì theo thông lệ quốc tế việc cấp chiếu khán nhập cảnh thuộc quyền Bộ Ngoại Giao chứ không thuộc bộ Công an, tôi cũng liên lạc với anh tôi để nhờ anh tôi xin giấy tờ.

Anh tôi đã đích thân đến Cục Quản Lý Xuất Nhập Cảnh ở thành phố Sàigòn nộp đơn bảo lãnh xin nhập cảnh cho tôi. Ngày 18/9/2006 bằng Văn thư số 1189/P2 Cục Quản Lý Xuất Nhập Cảnh trả lời anh tôi rằng căn cứ vào Điều 8 (điểm đ, khoản 1) Pháp Lệnh Nhập Cảnh ngày 28/4/2000 Cục Quản Lý Xuất Nhập Cảnh chưa thể thuận cấp chiếu khán cho tôi. Điều 8, đ, 1 của Pháp Lệnh Xuất Nhập Cảnh ghi: “vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia, lý do đặc biệt khác theo quyết định của bộ trưởng Bộ Công an”. Có nghĩa chính quyền Việt Nam không cho phép tôi nhập cảnh Việt Nam để thăm thân nhân và đất nước vì cho rằng sự hiện diện của tôi tại Việt Nam có hại cho an ninh quốc gia.

Thưa ông thủ tướng.

Tôi đã không làm gì có hại cho an ninh quốc gia. Tôi nghĩ rằng chính phủ Việt Nam không bằng lòng vì những nhận định của tôi về đất nước Việt Nam qua những bài bình luận hay những lần tôi trả lời phỏng vấn của các đài BBC, VOA. Tôi viết bình luận chính trị từ năm 1991 dưới bút hiệu Trần Bình Nam và các quan điểm của tôi đều công khai trên mạng ở địa chỉ www.tranbinhnam.com.

Trước đây tôi đã về Việt Nam hai lần, lần thứ nhất vào năm 1999 và lần thứ nhì vào năm 2001, và tôi nghĩ rằng chính quyền Việt Nam vì muốn phát triển đất nước đã bắt đầu có chính sách cởi mở và sẵn sàng nghe những ý kiến khác biệt.

Vào tháng Tư năm 1975 đang là dân biểu của quốc hội chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tôi có điều kiện bỏ nước ra đi khi quân đội miền Bắc đánh chiềm miền Nam, nhưng tôi quyết định cùng gia đình ở lại. Trong thâm tâm tôi nghĩ đảng Cộng sản Việt Nam sẽ áp dụng chính sách đoàn kết quốc gia, huy động sức mạnh của toàn dân để xây dựng đất nước sau một thời gian dài chiến tranh huynh đệ tương tàn. Tôi sẵn sàng đem sức mình đóng góp trong việc xây dựng đất nước.

Tôi ghi nhận rằng chính sách của đảng Cộng sản Việt Nam sau khi chiếm miền Nam thống nhất đất nước nhẹ nhàng và nhân đạo hơn chính sách của các đảng Cộng sản Liên Xô, đảng Cộng sản Trung quốc, đảng Cộng sản Cam bốt, nhưng không phải là một chính sách hòa giải căng thẳng dân tộc mà vẫn là một chính sách trừng phạt và phân biệt đối xử, nên tôi đã bỏ nước ra đi vào năm 1979. Vợ con tôi, sau đó, phần vượt biên, phần đi theo diện bảo lãnh đã đoàn tụ với tôi tại Hoa Kỳ. Qua thời gian mọi người trong gia đình tôi đã trở thành công dân Hoa Kỳ. Và gia đình tôi làm tròn nhiệm vụ công dân: làm việc, đóng thuế, và gìn giữ pháp luật của Hoa Kỳ, với tinh thần biết ơn đất nước to lớn và bao dung này. Tôi không ước mong gì hơn Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ hợp tác với nhau và cùng với các quốc gia khác xây dựng hòa bình và thịnh vượng trên thế giới. 

Đối với Việt Nam, tôi, cũng như đa số người Việt Nam khác bỏ nước ra đi, tham gia các hoạt động chính trị trong ý hướng tái thiết lập một chế độ dân chủ tại Việt Nam.  Thời gian gần đây, một phần hệ thống Cộng sản trên thế giới thống trị bởi Liên xô sụp đổ, một phần tuổi đã xấp xỉ thất tuần tôi chấm dứt mọi hoạt động chính trị để chuyên viết bình luận.

Ước muốn cuối đời của tôi là sống những ngày cuối cùng tại Việt Nam và chết chôn tại Việt Nam. Năm nay tôi định trở về Việt Nam để chuẩn bị nơi ăn chốn ở và chính phủ Việt Nam đã không cho phép tôi trở về.

Tôi biết rằng chính phủ Việt Nam không cho tôi về vì các quan điểm của tôi.

Trong chuyến thăm Việt Nam năm 2001 tôi đã lên tận biên giới Trung quốc để thăm Ải Nam Quan và mới biết rằng đảng Cộng sản Việt Nam đã để lọt vào tay Trung quốc, và tôi đã nói điều đó cho thế giới biết. Tôi không làm gì khác hơn là kêu gọi những người có tránh nhiệm theo gương người xưa bảo vệ bờ cõi mà mới nhất là những người chiến sĩ đã bỏ mình trong cuộc chiến biên giới tháng 2 năm 1979.

Tôi đã kêu gọi đảng Cộng sản Việt Nam bãi bỏ điều 4 của bản Hiến pháp 1992 (quy định độc quyền của đảng Cộng sản), thiết lập một chế độ dân chủ đa nguyên để huy động sức mạnh toàn dân kiến quốc. Đảng Cộng sản Việt Nam đã công nhận tham nhũng là một quốc nạn. Nhưng dù muốn bài trừ quý vị cũng không thể bài trừ tham nhũng vì quý vị tự bó tay bởi điều 4 HP. Điều 4 giao mọi quyền hành trong tay đảng Cộng sản Việt Nam: đảng nắm quyền hành pháp, nắm quốc hội và điều khiển tòa án. Qua đó đảng tước đoạt hai vũ khí quan trọng nhất để ngăn ngừa tham nhũng là tự do báo chí và tư pháp độc lập.

Để chuẩn bị Đại hội 10 của đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 2006, quý vị đã yêu cầu mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam trong và ngoài nước đóng góp ý kiến, và nhiều người đã đóng góp. Phần tôi, tôi đã đề nghị đảng Cộng sản Việt Nam hãy nhân đại hội 10 lấy quyết định tu chính Hiến pháp, bỏ điều 4 HP, cho phép một số đảng chính trị đối lập đứng đắn cùng ra tranh cử với đảng Cộng sản Việt Nam. Nếu đảng Cộng sản Việt Nam thắng đảng sẽ có sứ mệnh của nhân dân để lãnh đạo và cùng với các đảng phái chính trị khác gồm cả toàn dân cùng nhau xây dựng đất nước phú cường. Nhưng quý vị đều vất mọi ý kiến vào sọt rác và tiến hành đại hội như đảng Cộng sản Việt Nam đã tính toán từ đầu là dùng đại hội để trừ khữ những đảng viên có thiện chí và đưa vào bộ máy lãnh đạo những nhân vật chủ trương duy trì sự độc tôn chính trị của đảng. Nhân dân Việt Nam lại thêm một lần bị phỉnh gạt. Và tôi đã viết và nói lên điều đó.

Đảng Cộng sản Việt Nam không muốn nghe những gì không êm tai, ra tay đàn áp mọi tiếng nói đối lập trong nước và bây giờ đóng cửa rút cầu không cho những ai ở hải ngoại từng lên tiếng đòi tự do dân chủ về thăm quê hương. Với một người cao niên 73 tuổi như tôi, cuối đời chỉ muốn về sống với quê hương của thời thơ ấu và chết được chôn bên cạnh mẹ cha mà quý vị còn sợ hãi như vậy thì làm sao quý vị có thể tin ở người trẻ tuổi.Với một chính sách hẹp hòi như vậy làm sao quý vị có thể hòa giải với nhân dân để cùng xây dựng đất nước"

Tôi trân trọng kêu gọi ông thủ tướng ra lệnh cho Cục Quản Lý Xuất Nhập Cảnh rút lại quyết định thiếu tinh thần dân chủ của Cục. Cám ơn ông thủ tướng.

Kính thư

Trần Văn Sơn

Bút hiệu Trần Bình Nam

[email protected]

www.tranbinhnam.com

Bản sao:

Tòa đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ (đại sứ Nguyễn Tâm Chiến)

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ - Phòng Chính Trị (ông R. Nicolas Burns)

Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam (đại sứ Michael Marine)

Nhị vị Thượng nghị sĩ California (TNS Dianne Feinstein & Barbara Boxer)

Dân biểu quốc hội 52nd district (DB Duncan Hunter).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
WASHINGTON - Vào ngày 21/11, tỉ phú Michael Bloomberg, nguyên thị trưởng New York, đã nộp hồ sơ tại ủy hội tuyển cử liên bang (FEC) để tranh cử TT năm 2020.
WASHINGTON - Vào ngày 21/11, chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi tuyên bố “Có bằng chứng rõ ràng Trump dùng ngôi vị TT để làm lợi cá nhân, phá hoại an ninh quốc gia, là phản lại tuyên thệ, tuy chưa có quyết định sau cùng để luận tội trong lúc tiến trình điều tra đang tiếp diễn”.
WASHINGTON - Nhân chứng điều trần công khai tại Hạ Viện ngày 21-11- bà Fiona Hill - nói rõ “1 số trong quý vị tin rằng người Nga không tấn công cuộc bầu cử năm 2016 tại Hoa Kỳ, nhưng tin Ukraine làm”.
Cuộc điều trần công khai của đại sứ Sondland hôm 20/11 đã cho thấy ngoại trưởng Mike Pompeo có thể có liên quan với “vụ đổi chác” trong vụ tai tiếng gây áp lực với chính quyền Ukraine.
ATLANTA - Vào tối 20/11, cử tri đã nhận diện 4 ứng viên TT mạnh nhất của đảng DC, sau buổi tranh luận thứ 5.
WASHINGTON - Vào ngày 21/11, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ phủ nhận tin từ Seoul, theo đó Hoa Kỳ đang tính toán cắt giảm 4,000 quân số đồn trú tại Nam Hàn, nếu Nam Hàn không tăng tài trợ chi phí an ninh chung theo yêu cầu của TT Trump.
Điều kiện đi lại vào Lễ Tạ Ơn năm nay có thể sẽ không thuận lợi vì một cơn bão sẽ ấp tới miền trung nước Mỹ vào tuần tới, tức là tuần lễ có Lễ Tạ Ơn.
Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng là Chủ Tịch Hội Nhà Báo Việt Nam Độc Lập đã bị bắt và khởi tố về tội “tuyên truyền chống nhà nước,”
Việt Cộng đã không cho Linh Mục Nguyễn Đình Thục sang Nhật để dự lễ Đức Giáo Hoàng Francis, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 21 tháng 11 năm 2019.
WASHINGTON (ngày 18 tháng Mười Một, 2019) – Cuộc Khảo Sát bước ngoặc được PRRI và AAPI Data công bố hôm nay cho thấy gần một phần tư (23%) người Mỹ Gốc Á và Đảo Thái Bình Dương (AAPI) California đi làm và chật vật với nghèo khó.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.