Hôm nay,  

Khi Đứng Ngoài Luồng

05/09/200600:00:00(Xem: 1599)

Trong các xã hội tự do dân chủ, nơi tất cả mọi khuynh hướng đều có quyền lên tiếng, có quyền lập cơ quan ngôn luận làm phương tiện truyền thông riêng, có quyền in sách báo, và là nơi mọi tiếng nói đều có chỗ để cất tiếng… người ta không có các nhóm chữ kiểu như "bên lề" hay là "ngoài luồng"… Bởi vì tất cả tiếng nói nơi xã hội đa nguyên, dù dị biệt thế nào đi nữa, cũng đều có thể tự nhận vai trò chính thống theo cách riêng. Và nếu báo này hay báo kia không chịu đăng bài nào đó, thì cũng có báo khác sẵn sàng đăng tải. Và như thế, "bên lề" hay "ngoài luồng" chỉ có nghĩa nơi các xã hội độc đảng tòan trị, nơi người dân không có quyền nói khác với người đại diện cho nhà nứơc.

Nhưng đó là chuyện đời, tại sao chuyện đạo lại có thể có cách phân biệt "bên lề" với "ngòai luồng" được" Các giáo hội do nhà nứơc công nhận, do chính phủ cấp giấy phép, có thực là đại diện được cho tư tưởng chính thống trong đạo hay không, và ai có thẩm quyền đại diện cho thẩm quyền cao nhất trong giáo hội để phê phán như thế" Có phải là Ban Tôn Giáo Trung Ương, cơ quan đại diện cho đảng cộng sản mà các giáo hội phải tham khảo và xin phép đối với nhiều sinh họat" Và các cán bộ Ban Tôn Giáo Trung Ương lấy tư cách gì, và họ đã thuộc bao nhiêu kinh, đã dịch bao nhiêu kinh, đã ngồi thiền bao nhiêu năm, và đã hiểu đạo tới mức nào" Thậm chí, có phải tất cả cán bộ Ban Tôn Giáo Trung Ương đều là tín đồ hay không, có pháp danh hay tên đạo hay không, hay vẫn chỉ là kẻ vô thần"

Những nan đề đó tới một thời gian sẽ bộc lộ hết các bất tòan của các giáo hội chính thức, và điều này đã hiển lộ ra cả tại Việt Nam và Trung Quốc, nơi các sinh họat tôn giáo luôn luôn bị kềm chế, theo dõi, nghi ngại… Nơi đó, có rất nhiều tín đồ thuần thành đã bị các cơ chế đẩy hẳn ra bên lề, đẩy họ thành ra cái gọi là ngoài luồng…. Thậm chí, có rất nhiều người không liên hệ gì tới các phong trào dân chủ cũng bị cho ra rìa như thừơng.

Mà "trong luồng" thì đã chắc gì là tốt đẹp như các báo chính thức trứơc giờ vẫn tô hồng. Thí dụ, nơi đây chúng ta trích ra một đọan trong bài "Ban Trị Sự Tỉnh Hội PG Tỉnh Đồng Tháp" về tình hình quý thầy ở Việt Nam, theo nhận định của Minh Mẫn, một cựu tăng sĩ và bây giờ đang sống có thể gọi là "ngoài luồng các giáo hội" bởi vì ngôn ngữ thẳng thắn của ông, thường làm buồn lòng nhiều người:

"…Tóm lại, bất cứ cấp nào trong PG hiện nay, nhân sự được nhà nước tiến cử, đề bạt, gửi gấm, bao che, phần lớn đánh mất phẩm chất cao thượng của một tu sĩ, vì tính ỷ lại phe nhóm, ô dù và thiếu tinh thần phụng sự, vô trách nhiệm. Hình như mỗi tỉnh , thành đều có một nhân vật nổi cộm như một hung thần…

….

Ngày nào xã hội còn những cán bộ lạm quyền, biến chất, cấu kết và bao che cho những cán bộ tu sĩ giả danh, ngày ấy đất nước vẫn còn trì trệ vì  sự bất mãn của nhân dân lẫn tu sĩ  mãi âm ỉ. GH cần thải hồi những con bệnh trầm kha đó để bộ mặt PG trông khỏe mạnh trong sáng hơn cùng với đất nước  trên đường cải tiến…"

Nhận xét của nhà phê bình Minh Mẫn có thể sẽ không chính xác đối với tất cả mọi cấp trong giáo hội PG do nhà nứơc công nhận, bởi vì ông không có điều kiện để làm cuộc khảo sát tòan cấp, tòan diện để dẫn tới kết luận bao khắp. Nhưng rõ ràng là ông muốn đóng góp, muốn xây dựng, muốn làm cho các nhân sự giáo hội tốt hơn.

Điều nên ghi nhận rằng rất nhiều bài viết tương tự như thế đều không được báo trong nứơc đăng (tất nhiên) và lạ lùng là, rất nhiều (có thể là hầu hết, đôi khi là tất cả) báo hải ngọai cũng tránh đăng các bài viết nói thẳng nói thực như thế (vì sợ quý thầy buồn"). Thậm chí tới quý Thầy bên Giáo Hội PGVNTN của Hòa Thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ cũng tránh khai thác các vấn đề "cán bộ tu sĩ giả danh", phải chăng vì cho căn nguyên vấn đề là ở chế độ tòan trị độc đảng"

Và số phận các bài này thường là chỉ phổ biến trên Internet, giữa những người cùng quan tâm, coi như để đọc riêng. Rất hiếm khi,  có giáo hội nào, dù trong hay ngoài luồng, chấp nhận đăng những ngôn ngữ phê bình nặng lời như thế. Hay thí dụ như trường hợp bài viết của TS Thích Quán Thông (Hoa Kỳ) tựa đề "Vai Trò Cư Sĩ Trứơc Tiền Đồ Phật Giáo Việt Nam" phổ biến trong Hội Thảo Khoa Học Phật Giáo Trong Thời Đại Mới, do Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức, mới hai tháng trứơc, đăng lại trên Thư Viện Hoa Sen (http://www.thuvienhoasen.org/hoithaophatgiao-demuc.htm) cũng là một bài rất nặng lời, mổ xẻ ngay các nan đề đau đớn, cả về tình hình trong và ngoài nứơc.

Chấp nhận nghe nói thẳng nói thực đã là một bước tiến rất là lớn. Và chấp nhận đăng vào chương trình hội thảo cũng là rất là cởi mở rồi. Vì cho dù là nhận xét của người phê bình có thể là phiến diện, có thể còn kém chính xác, thậm chí có thể không đúng trong vài trừơng hợp, nhưng đó thấy rõ là lượng thúôc quá liều với rất nhiều người bị phê bình… Nhưng chính những người nói thẳng nói thực hầu như luôn luôn vẫn là người hết lòng với đạo, mong muốn có những sửa đổi tốt đẹp…

Trường hợp Phật Giáo Trung Quốc cũng tương tự, chung một kiểu "bản sắc xã hội chủ nghĩa quá độ sang kinh tế thị trừơng"… Cũng có những người bị gạt qua bên lề, chỉ vì nhà nứơc muốn như thế, vì các nhu cầu chính trị giai đọan, bất kể rằng họ có thể là người chân tu thực học.

Trường hợp nổi bật trong tuần này là chuyện nhà nứơc CSTQ chỉ thị cho giới truyền thông tòan qúôc là tên của cô công chúa Tây Tạng phải đưa vào sổ đen. Công chúa Yabshi Pan Rinzinwangmo là người con duy nhất của Ban Thiền Lạt Ma đời thứ 10, nhân vật tôn giáo cao cấp nhất chỉ sau Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Tây Tạng. Và khi Đức Đạt Lai Lạt Ma đào thóat sang An Độ sau cuộc nổi dậy thất bại năm 1959 thì ngài Ban Thiền là cấp cao nhất, nhưng thực sự đã bị đưa về Bắc Kinh qủan thúc từ lâu, và bị giam súôt trong thời Cách Mạng Văn Hóa 1966-76.

Khi ngài Ban Thiền chết năm 1989, thì cả CSTQ và chính phủ lưu vong của Đức Đạt Lai Lạt Ma cùng lên cơn sốt đi tìm hậu thân của ngài Ban Thiền. Năm 1995, Đức Đạt Lai Lạt Ma chọn 1 cậu bé 6 tuổi và nói đó là kiếp tái sinh của ngài Ban Thiền, và lập tức cậu bé này bị công an bắt giam luôn tới giờ, và có thể sẽ là vĩnh viễn tới khi chết, nếu chế độ CSTQ không sụp đổ.

Vấn đề bây giờ của Bộ Văn Hóa Thông Tin Trung Quốc, theo bản tin Reuters hôm 1-9-2006, là lo sợ cô công chúa Tây Tạng sẽ làm lu mờ hào quang của Đức Ban Thiền Lạt Ma đời thứ 11 đang được Bắc Kinh chọn riêng để cai trị Tây Tạng.

Lý do tại sao cô công chúa bây giờ bỗng nhiên bị vào sổ đen truyền thông" Phóng viên Benjamin Kang Lim viết rằng Bộ Thông Tin đưa cô vào sổ đen từ tháng 7-2006 với lý do rằng "các nhân vật tôn giáo không hài lòng" với các bản tin  về cô trên truyền thông Trung Quốc, dẫn theo 2 nguồn tin giấu tên.

Một nguồn tin tiết lộ, "Nhiều trang web đã đăng lại bài viết trên tờ tuần báo Southern People Weekly về cô, và rồi bị ép buộc phải xóa bài đó đi."

Chỉ thị của lãnh đạo cho các báo, tạp chí, trang web và diễn đàn là phải xin phép trứơc khi đăng bất kỳ bản tin nào về công chúa Rinzinwangmo trong tương lai.

Các nhà phân tích nói, Bộ Thông Tin lo sợ dân chúng ưa chuộng cô quá độ, trong khi Đức Ban Thiền đời thứ 11 thì không có vẻ gì sẽ được ưa chuộng như thế. Đó cũng là phân tích của nhà Tây Tạng học Robert Barnett. Nhưng Bộ Thông Tin từ chối bình luận.

Công chúa Rinzinwangmo tất nhiên là kinh ngạc. Cô đang là sinh viên ngành tài chánh ở đại học Tsinghua University. Cô nói, "Cha tôi là một lãnh tụ tôn giáo yêu nứơc. Tôi đã từ bỏ hết mọi chuyện ở hải ngoại và về lại, cho thấy tôi cũng là người yêu nứơc." Cô muốn nói, Đức Ban Thiền Lạt Ma quá cố cũng là một thành phần của Trung Quốc, còn cô thì năm ngoái mới từ Mỹ về Hoa Lục sau khi học xong một văn bằng đại học ở Mỹ về khoa học chính trị.

Cô nói, "Tôi không cạnh tranh gì với ngài Ban Thiền Lạt Ma thứ 11. Ngài là lãnh tụ tôn giáo. Tôi thì không thế. Tôi không làm gì sai cả. Không có lý do nào để Bộ Thông Tin đưa tôn vào sổ đen. Tôi không tin như thế."

Tất nhiên là cô không tin. Tự nhiên bị đẩy ra ngoài luồng như thế. Mà cô có nói gì về dân chủ đâu, có đòi gì về độc lập Tây Tạng đâu. Mẹ cô là người Hoa chính tông mà - để nhắc lại vài dòng sử nơi đây, sau khi  ra tù năm 1977, Đức Ban Thiền thứ 10 bị quản thúc tại gia ở Bắc Kinh tới năm 1982, và năm 1983 ngài cưới 1 phụ nữ Trung Hoa, sinh ra cô Rinzinwangmo., và gây nên cuộc tranh cãi gay gắt trong nội bộ dòng tu Gelug vì trái luật độc thân.

Dù cô có nói gì thì nói… Bây giờ sự thật là, công chúa đã thành "ngoài luồng" rồi. Các nguồn tin nói với Reuters rằng, tạp chí Lifeweek, vốn có số phát hành 200,000 ấn bản, đã có lệnh thu hồi số phát hành mới nhất vì trong đó có bài phỏng vấn công chúa.

Còn đài truyền hình Phoenix TV, vốn được giới trung lưu Trung Quốc ưa chuộng, được lệnh là hõan phát chương trình phỏng vấn cô công chúa này.

Hõan tới bao giờ" Không ai biết. Chỉ biết khi nào cô hết còn là "ngoài luồng" thôi. Hay là đành phải chờ tới khi có một chế độ dân chủ tự do thực sự. Nơi bất kỳ tiếng nói nào trung thực cũng được tôn trọng, đăng tải, và lắng nghe…

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.