Hôm nay,  

1. Những Ngày Trịnh Công Sơn

11/08/200600:00:00(Xem: 2978)

Tôi biết Trịnh Công Sơn khi anh chưa nổi tiếng, và qua Nguyễn Đình Toàn, tại một bàn cà phê ở quán Cái Chùa, đường Tự Do, Sài Gòn. Nói chưa nổi tiếng, là đối với đa số công chúng thưởng ngoạn. Cùng với đà cuộc chiến leo thang, người dân miền nam ngày càng thấm nhạc của anh.

Anh ngồi chung bàn với Toàn và tôi, nhưng cứ chốc chốc lại có một anh bạn trẻ nào đó, từ một bàn nào đó, tạt qua bàn, chỉ để nói chuyện hoặc hỏi thăm anh, và thường là về Huế, và cứ mỗi lần như vậy, anh đổi giọng nói. Khi nói với hai đứa chúng tôi, anh dùng giọng bắc.

Toàn lúc đó phụ trách chương trình nhạc chủ đề trên đài phát thanh Sài Gòn, và hai người hình như có hẹn gặp nhau tại quán, ấy là tôi suy đoán ra như vậy. Thời gian này, tôi chưa để ý đến nhạc Trịnh Công Sơn. Nói rõ hơn, nó chưa thấm vào tôi.

Phải tới khi đứa em trai mất, tới lượt tôi vào Trung Tâm Ba Quang Trung, trong những đêm cận Tết, nằm trên chiếc giường sắt lạnh lẽo, một anh chàng nào đó, chắc là quá nhớ bồ, cứ thế huýt sáo bài Tình Nhớ gần như suốt đêm, thế là tiếng nhạc bám riết lấy tôi, rứt không ra… Lúc này, tiếng nhạc của anh, đối với riêng tôi, qua lần gặp gỡ trên, như trút hết những âm tiết địa phương, và trở thành tiếng nói chung của cả miền nam, tức là của cả thế giới, vào thời điểm đó, khi cùng nói: hãy yêu nhau thay vì giết nhau. Bởi vì chưa bao giờ, và chẳng bao giờ miền nam chấp nhận cuộc chiến đó. Chính vì vậy, họ lãnh đạm với chính quyền, ưu ái với miền bắc, vì họ đều tin một điều, miền bắc sẽ kết thúc cuộc chiến, và người Mỹ sẽ ra đi. Như cả nhân loại tiến bộ, họ chỉ có thể tiên đoán đến đó. Nhạc Trịnh Công Sơn nói lên tiếng nói đó. Tính phản chiến của nhạc của anh, chính là tính phản chiến của cả một miền đất. Và cũng như cả nhân loại tiến bộ, chỉ tới sau vòng tay lớn rã ra, Trịnh Công Sơn mới hiểu. Một bạn văn của người viết, còn ở lại Sài Gòn, nhân lần gặp gỡ tại xứ người, đã kể chuyện, sau "giải phóng", có thời gian Trịnh Công Sơn bị Cộng Sản địa phương làm khó dễ, anh phải vô Sài Gòn, và có than thở với anh bạn văn kể trên. Anh nói, thì cứ dzô đây, gì thì gì, chắc cũng dễ thở hơn.

Sài Gòn cưu mang Trịnh Công Sơn không phải chỉ lần đó. Theo như tôi được biết, những ngày cuộc chiến dữ dội, trong khi chúng tôi cứ thế theo nhau lên Trung Tâm Ba, Trịnh Công Sơn may mắn đã được đại tá không quân Lưu Kim Cương che chở. Trong số những quân cảnh tại thành phố, có người chỉ mong cơ hội "chộp" được Trịnh Công Sơn!

Đại tá Lưu Kim Cương tử trận trong biến cố Mậu Thân, khi bảo vệ vòng đai phi trường Tân Sơn Nhất.

Riêng tôi, tôi mong được như anh: được chết tại Sài Gòn.

Xin vĩnh biệt.

[Bài viết liền sau khi TCS mất].

2. Lá khô vì đợi chờ,

Cũng như đời mình quá âm u

Trên tờ Văn, số tháng Hai & Ba, 2006 có bài của Ngự Thuyết, "Thử đọc lại ba bài thơ cũ", trong có bài Người Điên của Bùi Giáng.

Nhân đó, ông bàn [thường thì Gấu sử dụng từ "phán"] về Bùi Giáng. Về cái tật mê lá và mê nói lá [i] của nhà thơ này.

Theo Ngự Thuyết, khác với Hàn Mặc Tử và Bích Khuê, Bùi Giáng không hề bị xác thịt ám ảnh, theo nghĩa dầy vò. Hoàng Hậu đẹp thong dong, Ni Cô đẹp không lời... Nhưng, Bùi Giáng thích nói đến cái giống của đàn bà.

Ông than khóc Marilyn Monroe:

Giữa hư vô nếu ta còn

Nhớ ta em gửi cái hồn cho ta

Úp môi ôm mặt khóc òa

Cồn lê lên miệng là ba bốn lần

[Ngự Thuyết tô đậm].

Ông thích dùng chữ lá cồn [lại nói lái]. Một tập thơ của ông có tên là Lá Hoa Cồn.

Bài Em Là:

....

Quên luôn cả lá cồn

Quên nước nguồn nước suối

Vì nhớ em luôn luôn

 Lá, lá đa [sự đời như cái lá đa..]... Nhưng, tuyệt nhất, theo Gấu, là những dòng ca dao sau đây, khi lá không còn là lá, mà trở thành một cái gì thật trong, thật sạch, thật gần gũi. Và thật thèm.

Anh đi, em ở lại nhà

Cái dưa thời khú

Cái cà thời thâm.

Nghe lời nhạc TCS, có lẽ cũng nên liên tưởng tới những câu ca dao trên thì mới thật đã.

Cái dưa thời khú, mà đi với lá khô vì đợi chờ, thật là tuyệt cú mèo!

Cũng như đời mình quá âm u làm nhớ tới Henry Miller:

Nơi chốn âm u đó, cái cửa mở ra mọi siêu hình học và tôn giáo đó, còn là nơi Thượng Đế thường xuyên chơi trò núp lùm!

Nhắc tới Henry Miller, Gấu chợt nhận ra một điều, ông này là "sư phụ" của một nhà văn nhà thơ Việt Nam, Phạm Công Thiện. Ông hay nhắc tới sư phụ, nhưng chưa hề nhắc tới những đoạn tuyệt vời nhất của sư phụ, tức những đoạn viết về lá.

Và đây là một thiếu sót rất lớn. Gấu nhớ là có lần, nhà văn Mẽo, John Updike, trong một bài viết, đã thẳng tay phạng một phê bình gia, về cái chuyện, làm một cái tổng kê, vậy mà bỏ qua một xen thật là tuyệt vời của Miller!

Xen đó mà bỏ qua thì thật là quá uổng, quá thiệt thòi, cho người đọc!

Đó là xen Henry Miller hồi nhớ, khi còn nhỏ, học dương cầm, mê cô giáo dậy dương cầm, không biết làm sao tỏ tình. Bữa đó, biết trước, cô giáo sẽ phải cầm tay chú, bắt đập đàn, bèn kín đáo, mở mấy cái nút quần, cho thằng nhỏ phóng ra ngoài, dương oai diệu võ, và đúng lúc cô giáo đưa tay xuống, tính cầm tay thằng học trò, thì thằng con nít bèn đưa ngay thằng nhỏ cho cô giáo.

Cô giáo giật nẩy mình, tát cho thằng học trò một cái.

Nhưng ngay buổi chiều hôm sau, thằng bé đi theo cô giáo về nhà, và đè được cô giáo ra trên thảm cỏ trước nhà cô.

Cô giáo cũng chỉ chờ có thế!

*

Có vẻ như cái gọi tinh tuý nhất của văn học Miền Nam, trước 1975, không ở trong thơ, văn, mà trong lời nhạc.

Gấu đã có lần lèm bèm về mấy câu trong bài Rừng Lá Thấp, của Trần Thiện Thanh.

Trong khói súng xây thành.

Mắt quầng thâm mất ngủ.

Sao không hát cho những bà mẹ già từng đêm nhớ con xa

Sao không hát cho những người vừa nằm xuống chiều qua.

Chẳng thua gì Kinh Cầu của Akhmatova!

Có một điều thật là lạ, trong bài Em Pleiku má đỏ môi hồng, được Phạm Duy phổ nhạc.

Gấu có đọc bài PD viết, khi phổ bài thơ. Rồi đọc bạn bè của Vũ Hữu Định, viết về nhà thơ, về bài thơ, về Pleiku.

Nhưng chẳng ai nhắc đến, chi tiết thần sầu, tuyệt cú mèo, ở trong bài này.

Xin thưa, đó là hai chữ "xa lắc".

Mai xa lắc, trên đồn biên giới,

Còn một chút gì,

Để nhớ để thương.

Gấu nghi rằng, khi hạ hai chữ "xa lắc" Vũ Hữu Định chắc là bị ám ảnh bởi hai chữ "quằn quại" của Huy Cận.

Đồn xa quằn quại lá cờ,

Phất phơ nghe tựa ngàn xưa thổi về

[Nhớ theo trí nhớ]

Ngày qua tháng lại, ta còn ngẩn ngơ,

[Bùi Giáng dịch Apollinaire:

Les jours s'en vont

Je demeure]

 là do "mai xa lắc", mà ra.

Đây cũng là cái tâm sự bùi ngùi của Đặng Tiến, ngày nào, khi đọc Hoài Khanh:

Mỗi con người đều bị thời gian cuốn đi. Sở dĩ Hoài Khanh thường nói đến thời gian, vì chàng có một ý thức lưu đày trong thời gian : mỗi ngày mỗi tháng trôi qua, mòn mỏi một ít cô đơn, mà Hoài Khanh thì vẫn còn trơ vơ với số phận.

Sau lưng là một khoảng hư vô, trước mặt là con đường vô định:

Nước xuôi lạnh một giòng sầu

Biết về đâu hỡi mấy màu thời gian

Đặng Tiến: Đọc THÂN PHẬN của HOÀI KHANH

(http://tanvien.net)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.