Hôm nay,  

Kinh Tế Tăng Nhưng Không Mạnh

21/06/200600:00:00(Xem: 1916)

Hai chế độ CS lớn nhứt ở Á Châu còn sót lại, Trung Cộng và Việt Cộng sau khi đổi mới kinh tế, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế rất cao, luôn trên dưới 7 hay 8%. Giao thương với Tây Phương nhiều. Hàng hóa TC tràn ngập thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường Mỹ với sức tiêu thụ và mãi lực rất mạnh. Việt Nam Cộng sản đang ráo riết vận động với Mỹ để gia nhập vào Tổ chức Mậu dịch Thế giới. Nhưng vấn đề đặt ra là dù tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao như vậy, thực sự kinh tế của TC và VC có mạnh hay không"

Rất nhiều cơ sở để đặt một câu hỏi có vẻ nghịch lý như vậy.

Trước tiên, không nên lầm lẫn hàng hóa "Làm tại Trung Quốc/Việt Nam" (Made in China/Việt Nam) với hàng hóa "Làm Bởi Trung Quốc/Việt Nam" (Made by China/  Việt Nam). Thực vậy, hầu hết hàng hóa của TC và VC xuất cảng ra thị trường thế giới thực sự "Làm tại Trung Quốc/Việt Nam" ( made in China/ Việt Nam ) nhưng không phải "Làm Bởi Trung Quốc/ Việt Nam" (made by China/  Việt Nam). Chuyên viên kinh tế Báo Le Monde phân tích và và Đài Quốc tế Pháp trưng dẫn con so để bình luận. Gần 40% hàng xuất cảng của TC xuất phát từ những công ty mà 100% nguồn vốn là của ngoại quốc. Chẳng những vốn mà máy móc, qui trình sản xuất đều do các công ty ngoại quốc đem vào. Tương tư, như  đã biết hai mặt hàng xuất cảng chiến lược, mũi nhọn của Việt NamCS là hàng dệt may và giày da, chẳng những "mẫu mả",  nguyên liệu chánh "vải sợi", khuy nút, dây kéo, và da giả, đế cao su, keo, tất tất đều phải mua ở ngoại quốc hay công ty chánh ngoại quốc đưa vào. TC và VC chỉ "gia công thành phẩm" mà thôi. Các công ty ngoại quốc chỉ lợi dụng nhân công rẻ, nhà cầm quyền dễ bảo về kinh tế của hai nước để đến hai nước CS này đầu tư kiếm lời. Còn nếu liên doanh, TQ và Việt Nam chỉ có miếng đất làm "mặt bằng" là chánh. Công ty ngoại quốc  không nghĩ và không có nghĩa vụ gì để nghĩ đến việc pháp triển kinh tế cho TC và VC. "Lúa thóc đến đâu, bồ câu đến đó", khi nào mức lời thấp họ sẽ chào TQ và Việt Nam bằng chân sang nơi khác. Có nhiều công ty ngoại quốc không chịu chuyển nhượng lại  qui trình sản xuất hay trang thiết bị đã xài lại khi hết hạn họp đồng gia công sản xuất. Đứng trên phương diện kinh tế, trình độ sản xuất của TC và VC chỉ mới đến giai đoạn lắp ráp, hoàn toàn chưa đến ngưỡng cửa chế biến. Và hàng hóa toàn thứ rẻ tiền thứ cấp. Làm ra nhiều nhưng giá trị chẳng bao nhiêu, so với một miếng chip nhỏ xíu của Microsoft và chiếc máy bay Boeing của Mỹ. 

Thứ đến, các yếu tố sản xuất khác của hai nước này, trình độ còn thấp so với các quốc gia đã kỹ nghễ hóa. Trong chiều hướng đó mà các chuyên viên kinh tế thế giới mới nói 192 năm sau Việt Nam mới bằng Singapore bây giờ. Nguyên do một, hạ tầng cơ sở kinh tế còn thiếu nhiều. Thêm vào đó năng lượng, đặc biệt điện năng và dầu khí còn qua thiếu giữa lúc cả thế giới đều khan; áp lực tai hại hơn cho các nước mới kỹ nghệ hóa. Đườngsá, cầu cống, bến cảng sông biển chưa mở mang. Công nhân chưa có chuyên môn cao, về kỹ năng cũng như về kinh nghiệm. Nên năng suất còn thấp, làm nhiều giờ hơn mà sản phẩm, lượng và phẩm, không bằng của công nhân ở các nước kỹ nghệ hóa. Do đó chủ đầu tư ngoại quốc không thể trả lương cao, người công nhân không thể tái đầu tư sức lao động đã mất. Hai, không hay rất ít đầu tư vào công cuộc việc nghiên cứu phát minh để tạo ra sản phẩm mới. Mà chạy theo thành tích con số để khoa trương. Ba, còn loay quay trong lãnh vực sơ cấp của kinh tế. Rút dầu thô, than đá lên, đem gạo, cà phê hột  ra xuất cảng, mà không chế biến ra nhiều mặt hàng cao cấp hơn. Bốn, dịch vụ là lãnh vực kinh tế quan trọng của các nước phát triển. Thống kê cho biết du khách đến TC và VC chỉ một lần vì hiếu kỳ, muốn biết các nước CS ra sao sau bao nhiêu thập niên bế môn tỏa cảng rồi thôi, ít khi trở lại nữa. Vì thắng cảnh không trùng tu, hay trùng tu không đúng cách, thiếu  đường giao thông thuận tiện để đến. Nhiều bất trắc, nhiều điều không vui xảy ra khi du lịch Trung Quốc và Việt Nam. Giựt giọc, ăn xin, công an làm khó dễ, ít tiện nghi.

Trước sự thật hai nước Trung Quốc và Việt Nam với chế độ CS thống trị,  kinh tế tăng trưởng tỷ lệ cao mà không mạnh, báo CS Pháp L' Humanité biện minh theo "bài bản" giáo điều. L'Humanité CS hô hoán lên một số đại công ty ngoại quốc đã lời nhiều nhờ nhơn công rẻ mà con bóc lột thêm sức lao đông của công nhân nữa. Báo này trưng dẫn nhiều công ty ngoại quốc, trong đó quen thuộc nhứt là Công ty Michelin của Pháp, chẳng những không lỗ mà đã đã quá lời rồi ở Trung Quốc và Việt Nam, mà vẫn đẩy mạnh chánh sách giảm công nhân, sa thải  công nhân, để giữ cho giá cổ phần cao.

Nhưng sự thật trần trụi đâu có phải vậy. Các công ty đến TQ và Việt Nam làm ăn không làm việc từ thiện mà cũng không làm chánh trị giùm cho chế độ nào. Họ là những người làm ăn, bỏ vốn, bỏ công ra để kiếm lời. Lợi nhuận là động lực chánh. Họ không thiết tha gì và cũng không có nghĩa vụ tinh thần hay vất chất nào đối với đến vấn đề phát triển hay không phát triển kinh tế của nước mà họ đến đầu tư. Cái mà các công ty ngoại quốc này cần và muốn nơi nhà cầm quyền là sự dễ bảo về kinh tế. Đặc biệt dễ bảo trong việc kềm giá tiền công thấp và dễ bảo trong việc đem lại ổ định lao động, không để xảy ra  đình công, lãng công, biểu tình lao động. CS độc tài là nhà cầm quyền lý tưởng cung ứng cho các nhà đầu tư ngoại quốc hai cái cần này.

Vì vậy tỷ lệ tăng trưởng kinh tế 7 hay 8 phần trăm - nghe nói mà ham - nhưng kinh tế TC và VC không có mạnh. Mạnh làm sao được khi TC và VC không có nội lực, thiếu những yếu tố sản xuất thiết yếu, vốn đầu tư, phương tiện sản xuất, con người lao động, hạ tầng cơ sở kinh tế và sáng kiến  và sự cạnh tranh công bằng. Made in China/ Việt Nam khác nghĩa với Made by China/Viet Nam.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.