Hôm nay,  

Hoa Kỳ Nghênh Chiến

25/05/200600:00:00(Xem: 1838)

Iraq ra sao chưa rõ, nhưng Hoa Kỳ đã ngó về Hoa Lục…

Khi được bổ nhiệm làm Tổng trưởng Quốc phòng vào năm 2001, ông Donald Rumsfeld có hai nhiệm vụ chính. Bên trong là chuyển hoá bộ máy quốc phòng cho hình thái chiến tranh mới của thế kỷ 21. Bên ngoài là chuẩn bị đối đầu với Trung Quốc, nếu chẳng may như Thiên triều muốn chơi bạo để giành thế độc bá….

Vụ khủng bố 9-11 đảo lộn những tính toán ấy và mở ra hai chiến trường Afghanistan và Iraq trong một cuộc chiến dai dẳng với các xu hướng Hồi giáo cực đoan muốn làm bá chủ thế giới Hồi giáo và tuyên chiến với thế giới "ngoại đạo", đứng đầu là Tây phương, là Hoa Kỳ. Ngoài al-Qaeda người ta còn thấy có Iran và cánh tay khủng bố là lực lượng Hezbollah.

Trận tuyến chống "Thánh chiến Hồi giáo" cực đoan đã kéo dài đến năm thứ năm trong khi bộ Quốc phòng Mỹ vẫn phải tự cải tổ thành những đơn vị nhẹ hơn, trang bị tân kỳ hơn và có thể cấp tốc tham chiến ở mọi nơi nhờ những tiền trạm được thiết lập làm đầu cầu huấn luyện và tiếp vận thay thế những căn cứ quy mô của thời Chiến tranh lạnh. Trong suốt thời kỳ vừa đánh vừa đổi ấy, Tổng trưởng Donald Rumsfeld đã rớt từ đỉnh cao của danh vọng xuống vị trí một nhân vật bị đả kích thường xuyên, bị hăm dọa bãi chức…

Thế còn một mục tiêu nguyên thủy là canh chừng Hoa lục"

Vài tháng sau khi chính quyền Bush nhậm chức năm 2001 đã nổ ra vụ máy bay trinh sát của Mỹ bị Trung Quốc ép phải hạ cánh xuống đảo Hải Nam. Cuộc thử lửa ấy kết thúc trong êm thắm nhưng là một nhắc nhở khó quên cho bộ Quốc phòng Mỹ.

Hôm Thứ Ba 23 vừa qua, bộ Quốc phòng lại nhắc nhở dư luận về mối lo châu Á đó, trước sự thờ ơ của truyền thông và các nhà quan sát Mỹ. Người Mỹ tinh khôn thường khó một lúc tập trung vào hai mục tiêu khác biệt, nhưng bộ Quốc phòng Mỹ thì không. Phúc trình năm nay của bộ về tình hình Trung Quốc là một lời cảnh báo rất đáng chú ý.

Nó không nói ra là Trung Quốc đang làm gì nhưng cho thấy một điều còn quan trọng hơn thế: bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nghĩ gì về Trung Quốc.

Về mặt chính thức, Hoa Kỳ muốn Trung Quốc chuyển hoá một cách ôn hoà và hoà bình thành quốc gia có trách nhiệm, một trong những chủ sòng của bàn cờ quốc tế. Ngôn ngữ ngoại giao do Thứ trưởng Ngoại giao Robert Zoellick nói ra là "a responsible international stakeholder". Nhưng, cùng với việc đón nhận Trung Quốc vào WTO và mở ra đối thoại ôn hoà để góp phần vào sự chuyển hoá ấy, Hoa Kỳ vẫn phải phòng ngừa kịch bản xấu: nếu Bắc Kinh lại muốn chơi bạo thì sao"

Phúc trình tuần này của bộ Quốc phòng Mỹ nói đến kịch bản bi quan ấy. Và còn báo trước là vì lý do bất trắc này, Hoa Kỳ đang tái phối trí lực lượng quân sự để đối phó.

Người phụ trách điều khiển ban nghiên cứu là Phụ tá Tổng trưởng Quốc phòng Peter W. Rodman, nhưng kết quả nghiên cứu tất nhiên phải được Tổng trưởng Rumsfled xem trước rồi mới cho công bố (có thể xem và rất nên xem trên webiste của bộ Quốc phòng Mỹ).

Phúc trình ấy nói gì về cách bộ Quốc phòng lượng định về Trung Quốc"

Trung Quốc có thể đe dọa khả năng kiểm soát quyền tự do lưu thông ngoài Nam hải của Hoa Kỳ và có thể dám ra đòn tấn công trước. Xin nhắc lại: kiểm soát lưu thông ngoài biển Nam hải là khống chế luôn hải phận của Việt Nam. Đây không phải là một kịch bản hư cấu của các nhà viết truyện trinh thám gián điệp giả tưởng loại Tom Clancy, đây là một nghiên cứu của Quốc phòng Hoa Kỳ.

Theo giới nghiên cứu của Ngũ giác đài (chữ "Lầu năm góc" là chữ rởm mùi mặc cảm, cũng kỳ cục nếu như gọi "Tử cấm thành" Bắc Kinh là "thành tím kín" hay "Thiên an môn" là "cửa hòa trời"!) Trung Quốc hiện vẫn chú ý đến Đài Loan.

Bắc Kinh đã thiết trí 800 hỏa tiễn tấm ngắn vào đảo quốc này nhưng cũng biết rằng lực cản lớn nhất là Đệ thất hạm đội Mỹ ngoài Thái bình dương. Hải đội Hoa Kỳ có thể ngăn ngừa đột biến tại vùng biển Đông Bắc - và làm được - bằng cách phong tỏa Hoa lục. Vào thời Mao Trạch Đông, việc phong toả ấy chẳng làm Thiên triều đỏ giật mình vì họ còn hoá dại với "Bước nhảy vọt vĩ đại" và nền kinh tế tự cung tự cấp. Thời nay, xuất nhập cảng là buồng phổi của Trung Quốc, một vụ phong toả sẽ khiến kinh tế khủng hoảng.

Vì vậy, Bắc Kinh phải tìm cách phá vỡ vòng vây đó.

Giải pháp trang bị một hải đội có khả năng đối đầu với Hạm đội Hoa Kỳ là chuyện tốn kém, cực kỳ tốn kém, và mất rất nhiều thời gian. Vì vậy, Bắc Kinh chọn giải pháp tiện lợi hơn ở trong tầm tay. Đó là thiết lập hệ thống hỏa tiễn có tầm xa, với khả năng tấn công chiến hạm và tầu ngầm Hoa Kỳ trên vùng Tây Thái bình dương, tới tận đảo Guam, một tiền trạm Hoa Kỳ nằm giữa biển Thái bình.

Ngoài việc mua lại kỹ thuật và thiết bị của Liên bang Nga, Trung Quốc đang ráo riết chế tạo lấy những võ khí tấn công vượt xa hơn mục tiêu Đài Loan.

Nói cách khác, bộ Quốc phòng Hoa Kỳ kết luận là Bắc Kinh có thể ra đòn trước và tấn công hải đội Hoa Kỳ tại Thái bình dương. Thế độc bá của Hoa Kỳ trên biển Thái bình vì vậy đang bị đe dọa và luồng giao lưu hàng hải ngoài khơi Trung Nam Hải sẽ bị cản trở.

Kết luận ấy không là chuyện đùa. Từ sau Thế chiến II, nhất là sau khi đã bị Phát xít Nhật tấn công vào Trân châu cảng năm 1941, Hoa Kỳ đã xây dựng hải đội hùng mạnh nhất địa cầu. Sức mạnh trên biển khiến Hoa Kỳ khoá được đà bành trướng của Liên xô, khiến đế quốc này tự sụp đổ trên sự bất lực của chủ nghĩa cộng sản. Không uốc gia nào có thể tấn công vào lãnh thổ Mỹ bằng võ khí mà chỉ có thể tung đòn khủng bố đánh lén thôi.

Bây giờ, một cường quốc đang muốn phá hệ thống phòng thủ ấy với hoả tiễn tầm xa và trang bị đầu đạn nguyên tử thì kiến trúc quân sự của siêu cường Hoa Kỳ bị đe dọa. Thế quân bình đã có từ 60 năm nay giờ nay đang bị đảo lộn.

Phúc trình của bộ Quốc phòng Mỹ còn nêu ra một nhận định rất đáng chú ý khác: mối đe dọa căn bản và lâu dài nhất cho quyền lợi và an ninh của Hoa Kỳ không là những đòn khủng bố lẻ tẻ tấn công vào lãnh thổ Mỹ. Đó là sự xuất hiện đầy đe dọa của Trung Quốc ở ngoài biển Thái bình. Xin đọc lại: Hoa Kỳ lăn xả vào trận chiến chống khủng bố mà lãng quên một rủi ro còn lớn hơn nữa. Quân khủng bố có thể giết người, phá nhà, nhưng một đế quốc hung hăng như Trung Quốc có thể đe doạ quyền lợi toàn cầu và lâu dài của Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ sẽ phải cụ thể làm gì để ngăn ngừa mối nguy ấy" Phúc trình của Ngũ giác đài không nói ra chi tiết, nhưng chúng ta có thể suy đoán là bộ Quốc phòng Mỹ đang chuyển trọng tâm ứng phó từ chiến trường chống khủng bố Hồi giáo về Đông Á.

Bộ Quốc phòng Mỹ lượng định tình hình có chính xác hay không thì ta khỏi bàn, dù Bắc Kinh tất nhiên phản đối om xòm. Khỏi cần bàn vì mình không thể biết hết và vì có bàn thì cũng thừa. Chuyện cần bàn và cái hướng cần tìm hiểu và phân tách là bộ Quốc phòng Mỹ đang bố trị lại ưu tiên.

Khủng bố, Iraq, Iran, Afghanistan, v.v… hết là ưu tiên sinh tử. Phải chăng giới quân sự Mỹ nhìn ra thực tế tại Iran hay Iraq khác với những gì truyền thông đang nói tới hàng ngày"

Chưa biết thắng bại ra sao với khối Hồi giáo cực đoan, chỉ biết rằng ưu tiên mới của bộ Quốc phòng Hoa Kỳ là chặn đường bành trướng ra biển của Thiên triều.

Một chi tiết có thể cho thấy điều ấy là loại chiến đấu cơ tối tân nhất của Hoa Kỳ, F-22 Raptor, vừa được ra lò năm ngoái đã được gửi tới Nam Hàn - không phải Trung Đông hay Nam Á mà là Đông Bắc Á. Và sản xuất thêm chừng nào thì F-22 bay qua tăng cường các căn cứ quân sự Nhật Bản chừng đó.

Đồng thời, Nhật Bản không hề nhượng bộ Trung Quốc về chuyện đền thờ Yasukuni mà còn khẳng định quyền hành xử về ngoại giao và cả quân sự để bảo vệ quyền lợi của mình. Trong một trận thử lửa tại Thái bình dương, Nhật Bản đứng trên tuyến đầu và có khi lãnh đạn trước!

Tổng thống Bush bị điểm huyệt và đang thắng tại tiền tuyến có khi bị bại ở hậu phương, nhưng giới lãnh đạo quân sự của ông đã nhìn qua tương lai của nhiều năm tới - hoặc nhìn về ưu tiên mà ông Rumsfeld và chính quyền Bush đề ra từ 2001.

Và Hoa Kỳ chuẩn bị nghênh đón một mối nguy thực ra rất gần biên giới và hải phận Việt Nam…

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.