Hôm nay,  

Việt Nam: Cán Bộ Tham Nhũng – Đảng Đứng Nhìn

19/05/200600:00:00(Xem: 1317)

Ông Nguyễn Ngọc Trân, Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội: “Để tham nhũng hoành hành, Chính phủ phải xin lỗi dân.”<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Quốc nạn Tham nhũng và các chứng tật: Cán bộ, đảng viên lạm dụng quyền hành để chèn ép dân, thu  vén của công, Nói nhiều làm ít,  Đùn đẩy trách nhiệm, Đánh trống bỏ dùi, Bênh che – bao bọc  nhau để “làm láo báo cáo hay” là  những đám mây mù đang  bao phủ kỳ họp thứ 9 của Quốc hội  CSVN Khoá XI, bắt đầu  ở Hà Nội  từ ngày 16-5 (06).

 

Kỳ họp này còn bị ngộp hơi vì đe dọa đòi lại tiền viện trợ của Ngân hàng Thế giới và Nhật bản, nếu các cuộc điều tra của họ tìm thấy hàng Triệu Mỹ kim đã bị các Viên chức Bộ Giáo thông-Vận tải  tham nhũng trong vụ PMU 18 (Ban quản lý dự án 18).

 

Văn phòng Quốc hội cho biết: “ Đa số cử tri quan tâm đóng góp ý kiến, đề nghị tại kỳ họp Quốc hội, Chính phủ báo cáo về vụ tiêu cực tại PMU 18, trách nhiệm của Bộ Giao thông Vận tải, đồng thời báo cáo cụ thể về tình hình quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA  (Official Development Assistance) thời gian qua. Vai trò trách nhiệm của Quốc hội ở đâu khi để xảy ra những vụ việc này. Vì vậy, đề nghị Quốc hội phải đổi mới hơn nữa công tác giám sát, tăng cường số lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách và đặc biệt đề nghị Quốc hội tăng cường giám sát thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, ban hành các chế tài xử phạt nghiêm minh, thực hiện triệt để từ trên xuống dưới, từ trong Đảng ra ngoài Đảng.

 

Đối với những người đứng ra đấu tranh chống tiêu cực, một số ý kiến cử tri đề nghị Quốc hội có chính sách cụ thể và công khai về việc bảo vệ cho người đấu tranh, tố cáo tham nhũng để nhân dân mạnh dạn tố cáo những tổ chức và cá nhân tham nhũng tránh trường hợp như vụ tiêu cực tại PMU18 người tố cáo tham nhũng bị trả thù và phải chuyển công tác...”

 

Tuy nhiên trong Báo cáo của Chính phủ về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010,  Nguyễn Tấn Dũng, người có nhiều phần chắc chắn sẽ thay Phan Văn Khải làm Thủ tướng đã  không nói gì đến vụ Tham nhũng PMU 18 đang làm cả nước bất bình.

 

Dũng chỉ nói rất hời hợt: “Quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa bị đẩy lùi… Phải kiên trì thực hiện tốt vừa xây, vừa chống trong phòng, chống tham nhũng. Khẩn trương xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ về phòng ngừa, phát hiện và xử lý những người có hành vi tham nhũng.”

 

Để phòng, chống tham nhũng có hiệu qủa, Dũng hứa Chính phủ sẽ: “Tiếp tục hoàn thiện thể chế để thực hiện đầy đủ nguyên tắc Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng pháp luật. Khẩn trương rà soát để giảm đến mức thấp nhất quan hệ "xin - cho". Thực hiện công khai, minh bạch trong mua sắm công và quản lý đầu tư xây dựng cơ bản; trong quản lý tài chính và ngân sách nhà nước, huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân; quản lý doanh nghiệp nhà nước; quản lý và sử dụng đất, tài sản công; công tác cán bộ….Có quy định về kiểm tra, giám sát thu nhập của cán bộ, công chức.”

 

“Xử lý nghiêm minh, kịp thời, công khai cán bộ, công chức tham nhũng, không phân biệt địa vị xã hội, còn đương chức hay đã nghỉ việc. Thiết lập cơ chế khuyến khích và bảo vệ những người đấu tranh chống tham nhũng; đồng thời xử lý nghiêm những người bao che tham nhũng, ngăn cản việc chống tham nhũng, hoặc lợi dụng việc tố cáo tham nhũng để vu khống, ám hại người khác. Đẩy mạnh phối hợp và hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng.”

 

Cụ thể trước mắt, Dũng nói  Chính phủ sẽ: “Điều tra, xử lý nghiêm minh, kịp thời, công khai các vụ tham nhũng đã được phát hiện; ban hành quy định và xử lý thích đáng, đúng pháp luật người đứng đầu cơ quan, đơn vị nơi xảy ra tham nhũng, gây hậu quả nghiêm trọng.”

 

“Khẩn trương triển khai thực hiện đồng bộ Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Bổ sung, hoàn thiện Luật Khiếu nại và tố cáo. Ban hành các quy định cụ thể về thu, chi ngân sách. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở đơn vị cơ sở, bảo đảm công khai, minh bạch các hoạt động kinh tế, tài chính trong các cơ quan hành chính, đơn vị cung ứng dịch vụ công và doanh nghiệp nhà nước.”

 

“Sớm hình thành và triển khai hoạt động có hiệu quả của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng ở Trung ương. Các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị phải xây dựng chương trình hành động phòng, chống tham nhũng; nói ít, làm nhiều và làm kiên quyết, triệt để. Tập trung chỉ đạo kiểm tra, thanh tra việc quản lý đất đai; đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý tài chính trong doanh nghiệp nhà nước; thu, chi ngân sách nhà nước; quản lý tài sản công; công tác quy hoạch; công tác tuyển dụng, đề bạt, bố trí cán bộ.”

 

Đó là những lời hứa người dân trong nước đã được nghe  cấp lãnh đạo đảng và nhà nước nói  nhiều lần rồi, nhưng tình hình quan liêu, tham nhũng trong đội ngũ cán bộ, đảng viên có thay đổi gì đâu, nó càng ngày càng tệ hại hơn.

 

Điển hình như việc kê khai tài sản của cấp Lãnh đạo đã  có từ  khi Lê Khả Phiêu còn giữ chức Bí thư đảng  khóa VIII mà  nào có công khai cho dân biết. Từ chuyện khai báo đến kết luận của cấp Lãnh đạo cơ sở, nếu có, đối với người khai đã được  các cơ quan chủ quản cán bộ giấu kín trong các ngăn tủ của  cơ quan, không ai được ngó đến!

 

Chính Lê Khả Phiêu đã nói từ khi Nông Đức Mạnh lên chức Tổng Bí thư khoá IX rằng việc kiểm kê tài sản rất khó vì chủ nhân thật sự của các tài sản đã “sang tên” cho anh em, bà con dòng họ nên không kiểm soát được!

 

Ngay đến Quy định 19 Điều  của Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII (số 55-QĐ/TW do  Phạm Thế Duyệt ký ngày 12 tháng 5 năm 1999) cấm cán bộ, đảng viên không được làm cũng vô hiệu lực ngay từ khi  Duyệt vừa ký xong.

 

Trong số điều cấm, có quy định  việc  cán bộ, đảng viên  sẽ bị nghiêm khắc trừng phạt nếu : 

 

1- “Quan liêu, thiếu trách nhiệm để cơ quan, địa phương, đơn vị của mình xảy ra tình trạng mất đoàn kết, tham ô, tham nhũng, lãng phí và các hiện tượng tiêu cực khác.”

 

2- “Lợi dụng chức quyền trong việc giao, nhận dự án; giấy phép xuất, nhập khẩu; cấp hạn ngạch (quota), cấp đất, cấp nhà, cấp các loại vốn,... sai quy định của Nhà nước.”

 

3- “Chủ trì tham mưu, đề xuất, tham gia ban hành các quyết định, quy định của địa phương trái với chính sách, quy định của Đảng và Nhà nước.”

 

4- “Nhận hoặc yêu cầu cấp dưới, các tổ chức kinh tế - xã hội và cá nhân đóng góp kinh phí ngoài quy định của Nhà nước để dùng cho việc giao dịch, biếu xén, hối lộ, chi tiêu cho cá nhân và tập thể.”

 

5- “Đưa, nhận hoa hồng thông qua hoạt động môi giới và giao thầu, nhận thầu các công trình kinh tế, xã hội trái quy định của Nhà nước.”

 

6- “Can thiệp, tác động sai quy định đến cá nhân, tổ chức để người khác được đề bạt sai tiêu chuẩn; lợi dụng chức quyền để tuyển dụng, sắp xếp, bố trí cán bộ vì mục đích cá nhân; ép buộc hoặc mua chuộc cá nhân hoặc tổ chức để bao che, giảm tội cho người khác.”

 

7- “Dùng công quỹ mua sắm trang thiết bị nội thất, phương tiện đi lại, thông tin liên lạc vượt quá định mức và sử dụng vào việc riêng.”

 

8-“Dùng công quỹ để tiếp khách, tặng quà vượt quá quy định cho phép; xây dựng các công trình hoặc chi cho các hoạt động vui chơi, giải trí cho cá nhân và một số ít người.”

 

9- “Tham gia đánh bạc, "số đề", cá cược, say rượu, bia, ăn uống bê tha làm mất tư cách; tổ chức tham gia các dịch vụ không lành mạnh (bia ôm, karaôkê ôm, mát sa ở nhà hàng...)”

 

Những điều cấm kể trên, cho đến nay, đối với cán bộ đảng viên vẫn như nước đổ đầu vịt.  Vụ tham nhũng tại Bộ Giao thông-Vận tải (PMU 18) và  lãng phí hàng chục ngàn Tỷ đồng trong các Chương trình Xây dựng Cơ bản là những  tỷ dụ điển hình.

 

NÔNG ĐỨC MẠNH-QUỐC HỘI

 

Thế nhưng, trong Diễn văn không có tiền lệ trong buổi khai mạc của Quốc hội hôm 16-5 (06), Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư cũng chỉ biết hứa Trung ương đảng  X sẽ: “Đẩy mạnh đồng bộ cuộc đấu tranh phòng và chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi và bài trừ các tệ nạn này.”

 

Mạnh nói: “Đây là cuộc đấu tranh nhằm chống lại một trong những nguy cơ lớn làm cản trở con đường phát triển của đất nước, gây nguy hại cho chế độ; một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách nhằm làm lành mạnh tổ chức, bộ máy của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể và toàn xã hội, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.”

 

 “Cuộc đấu tranh này không chỉ đòi hỏi mọi tổ chức, mọi cán bộ, đảng viên phải có ý chí mạnh mẽ, quyết liệt mà còn phải được tiến hành một cách đồng bộ, kiên trì, liên tục, thực hiện ở mọi lĩnh vực, mọi cấp, mọi ngành, mọi nơi. Chúng ta không chấp nhận thái độ nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít, hoặc chỉ yêu cầu, đòi hỏi nơi khác phải làm còn mình thì không tự giác gương mẫu thực hiện. Đảng đã có nhiều nghị quyết. Nhà nước đã ban hành Luật phòng và chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước phải được thi hành nghiêm chỉnh.”

 

Nghe qua thì có vẻ cương quyết đấy, nhưng qúa khứ đã chứng minh có rất nhiều việc đảng nói mà không làm. Hoặc có làm thì cũng toàn là chuyện “giải quyết nội bộ, dĩ hòa vi qúy” với nhau để giữ tình đoàn kết trong đảng nên chuyện đâu vẫn còn nguyên đó. Kẻ tham nhũng không bị sứt móng tay mà người can đảm tố cáo lại bị trù dập hoặc đổi đi xa với hạnh kiểm xấu!

 

Vì vậy mà đại biểu Lê Văn Cuông (Thanh Hóa) mới nói trước Quốc hội ngày 17-5 (06) : “  Tệ nạn mua quan, bán chức đang diễn ra ngày càng trầm trọng ở nước ta hiện nay.” (VNExpress, Tin nhanh Việt <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Nam).

 

  “Về vấn đề giáo dục đào tạo”, Tin nhanh VN viết tiếp, “đại biểu Lê Văn Cuông có ý kiến, hiện nay ở ta mở các lớp tràn lan gây lãng phí, tốn kém và tiêu cực, gây bất bình trong xã hội. Cụ thể, cán bộ các cơ quan, đơn vị đua nhau đi học tại chức, đại học, trên đại học để có bằng cấp được đề bạt và hưởng lương cao, nên không tập trung cho công việc hàng ngày, không giải quyết kịp thời các công việc cho nhân dân, gây ách tắc bất bình trong nhân dân vì phải đi lại nhiều lần: "Hôm nào cán bộ cũng bảo đi học, không giải quyết được". Về chất lượng đào tạo thì rất thấp, chủ yếu là quan hệ tiền nong và bằng cấp. Do đó, có thêm bằng nhưng chất lượng công tác trách nhiệm phục vụ nhân dân của cán bộ không tăng lên được là bao, ngược lại tạo điều kiện cho các trường thu tiền. Do việc cử cán bộ đi học không công bằng dẫn đến kiện cáo, mất đoàn kết nội bộ, gây tốn kém cho cơ quan, đơn vị và cá nhân người đi học.”

 

Đề cập đến tình trạng qủan lý lỏng lẻo các khoản tiền viện trợ của nước ngoài, Tin Nhanh ViệtNam viết: “Về vấn đề quản lý vốn vay của nước ngoài, các đại biểu Lê Văn Cuông và Tào Hữu phùng cho rằng: Qua vụ tiêu cực động trời ở PMU18, chúng ta mới giật mình về cung cách quản lý vốn ODA (Official Development Assistance)  còn nhiều lỏng lẻo, bất hợp lý, dẫn đến tình trạng thất thoát lớn. Nguyên nhân là do cơ chế quản lý thiếu minh bạch. Cách đây 7 năm, qua kết quả hoạt động giám sát, Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội đã có kiến nghị về việc sử dụng nguồn vốn ODA vào trong các kỳ họp của Quốc hội Khoá XI. Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề cập đến các khoản vốn vay của nước ngoài nhưng chưa được xem xét, giải quyết thoả đáng. Trách nhiệm này không chỉ thuộc về Bộ Giao thông vận tải mà còn là trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, của Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, của Thường trực Chính phủ, của các cơ quan có liên quan của Quốc hội và của cả Quốc hội. Các đại biểu đề nghị Chính phủ cần có báo cáo giải trình đầy đủ, cụ thể trước Quốc hội về tình hình hiệu quả sử dụng và khả năng trả nợ nguồn vốn vay của nước ngoài nói chung và vốn ODA nói riêng. Đồng thời cần phải công khai minh bạch nguồn vốn này cũng như chúng ta đã công khai ngân sách quốc gia. Bởi vì một khi không có sự công khai minh bạch thì mọi cái có thể sẽ diễn ra ngầm. Nguy hại của hoạt động ngầm có thể ảnh hưởng dây chuyền đến nền kinh tế, và nguy hại hơn là các hoạt động ngầm có thể làm mục ruỗng không ít cán bộ, đảng viên trong bộ máy Nhà nước...”

 

 “Ông Nguyễn Ngọc Trân, Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại, cho rằng bản báo cáo dài 19 trang của Bộ trưởng Võ Hồng Phúc về quản lý, sử dụng ODA quá rối rắm, khó hiểu.”

 

Ông nói thẳng: “Để tham nhũng hoành hành, Chính phủ phải xin lỗi dân.”

 

Trong khi báo Điện tử VNNET viết: “Mía đường, đánh bắt xa bờ đầu tư dàn trải, lãng phí... nêu ra Quốc hội rồi bỏ đó, chẳng xử lý được ai cả! Mà Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao''. Ông Nguyễn Mạnh Đức (ĐB Yên Bái) đã nói thẳng như vậy tại buổi thảo luận về kinh tế- xã hội của Quốc hội sáng 17/5.

 

 “Theo ĐB Nguyễn Mạnh Đức, tâm tư của cử tri ''lo lắng trước tham nhũng, tiêu cực nhưng ta chẳng xử lý được gì. Cơ quan quyền lực tối cao phải có giải pháp giải quyết tận gốc thì chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục... mới phát triển được''.

 

“Ông đòi hỏi trách nhiệm chính trị và văn hoá từ chức: ''Hàn Quốc, Thủ tướng đánh golf vào ngày nghỉ trong lúc công nhân đình công phải xin từ chức. Nhiều bộ, ngành của ta tội tày đình nhưng bộ trưởng vẫn ung ung ngồi đó!''

 

''Làm sao thành tích phải là tập thể và trách nhiệm cá nhân! Nếu tội tập thể, thành tích vơ vào cho cá nhân thì đất nước này còn trì trệ!''

 

“Dùng 2 chữ ''động trời'' để nói về vụ PMU 18, cùng với hàng loạt vụ việc tiêu cực ở các bộ, ngành, ĐB Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) mong muốn Chính phủ nhận khuyết điểm trước Quốc hội, xin lỗi nhân dân để tỏ thái độ quyết liệt chống tham nhũng.”

 

“Riêng ĐB Phạm Quang Dự (Bà Rịa - Vũng Tàu) chỉ nói một câu rất ngắn gọn ''chúng ta nên nói ít đi và làm nhiều hơn''.

 

5 KHUYẾT TẬT KINH NIÊN

 

Trong kỳ Đại hội  đảng X mới kết thúc hôm 25-4 (06) vừa qua,Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương Vũ Quốc Hùng còn vạch ra 5 khuyết tật bất trị của cán bộ hiện nay.

 

Báo Tin nhanh Việt Nam (VNEXPRESS) ngày 20-4 (06)  trích lời ông Hùng nói:

 

“Thứ nhất, suy thoái về đạo đức, lối sống trong cán bộ, Đảng viên có xu hướng tăng cả về số lượng và phạm vi. Khi bước vào thời kỳ đổi mới, mới chỉ là một lời cảnh báo tại Đại hội VI: “Trong xã hội ta đang diễn ra cuộc đấu tranh giữa hai lối sống: lối sống có lý tưởng, lành mạnh, trung thực, sống bằng lao động của mình, có ý thức tôn trọng và bảo vệ của công, chăm lo lợi ích của tập thể, của nhà nước, với lối sống thực dụng, dối trá, ích kỷ, ăn bám, chạy theo đồng tiền".

 

 “Đến nay, tình trạng đó đã, đang diễn ra ngay trong Đảng. Từ chỗ chỉ có ở “một bộ phận” thì nay đã diễn ra ở “một bộ phận không nhỏ”. Trong đó có cả cán bộ Đảng viên có chức, có quyền.” Suy thoái về đạo đức, lối sống làm nảy sinh lãng phí, tham nhũng, nhũng nhiều dân, trước kia diễn ra ở một số cán bộ, Đảng viên hoạt động trong lĩnh vực kinh tế, thì nay xảy ra tất cả các ngành, các lĩnh vực: y tế, giáo dục, văn hóa, thực hiện chính sách xã hội, tổ chức cán bộ, công tác tham mưu, hoạch địch chính sách cụ thể… Mức độ này ngày càng tăng, nếu trước kia chủ yếu là “ăn cắp vặt”, “bớt xén” mang tính chất cá nhân đơn lẻ thì nay chặt chẽ, móc nối chằng chịt trên dưới, trong ngoài để trục lợi như: thông đồng, chia chác giữa các bên trong đầu tư xây dựng cơ bản, giải phóng mặt bằng, mua sắm vật tư, đấu thầu và chỉ định thầu, phân phối dự án, hoàn thuế giá trị gia tăng, trong cấp phát vốn, nhận hối lộ, trong điều tra truy tố xét xử; “ra giá” trong việc cung cấp thông tin bí mật…

 

Thứ hai, bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân có chiều hướng gia tăng. Việc này không chỉ có ở Đảng viên trẻ mà còn biểu hiện cả trong một bộ phận cán bộ, Đảng viên nói chung, nhất là những cán bộ nắm quyền, tiền, và tài sản công.

 

Thứ ba, nói nhiều làm ít; nói nhưng không làm. Tình trạng này còn xảy ra ở không ít cán bộ, Đảng viên …đúng như báo cáo chính trị trình đại hội đã nêu: “Tình trạng nói nhiều, làm ít, làm không đến nơi đến chốn hoặc không làm còn diễn ra ở nhiều nơi”.

 

Thứ tư, quan liêu, xa dân, thích nghe thành tích, ngại nghe sự thật. Trong Đảng ta hiện nay còn không ít cấp ủy, người lãnh đạo… còn xa dân, không sát cơ sở, không hiểu thực tiễn, ít lắng nghe ý kiến cấp dưới, không nắm được hoạt động, lối sống của cán bộ dưới quyền, nên có trường hợp đề ra chủ trương chính sách không phù hợp với thực tế, người dân không đồng tình.

 

Thứ năm, tham nhũng, nhũng nhiễu dân gây hậu quả nặng nề trên nhiều mặt, làm thất thoát tài sản, tiền vốn của nhà nước, của nhân dân và sự hư hỏng của một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên.

 

Ông Hùng kết luận: “Tóm lại, có thể nói tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, về phẩm chất đạo đức, lối sống dẫn đến tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, Đảng viên diễn ra nghiêm trọng làm cho nhân dân bất bình, lo lắng, giảm lòng tin đối với Đảng, nhà nước, là nhân tố kìm hãm bước tiến của công cuộc đổi mới và vẫn là nguy cơ, hiểm họa lớn đe dọa sự tồn vong của Đảng, chế độ ta.”

 

Với những chứng cớ của các Đại biểu Quốc hội và của ông Nguyễn Quốc Hùng nêu lên, người dân có cần phải nói thêm  điều gì  với Nông Đức Mạnh và Nguyễn Tấn Dũng  hay cứ để cho nước  chảy  qua cầu để xem con Tạo xoay vần đến đâu" -/-

  

(05-06)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.