Hôm nay,  

Nhân Cuộc Triển Lãm Tại Quận Cam Giới Thiệu Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân Và Việt Nam Cộng Hòa

29/04/200600:00:00(Xem: 2152)

Sau 30 năm dài, bước vào năm thứ 31 của ngày đau thương 30 tháng 4, cuộc triển lãm ba ngày của Viện Bảo Tàng được thực hiện tại trụ sở báo Người Việt, thành phố Westminster, Nam California.<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Trong điều kiện khó khăn, triển lãm ngắn hạn, không thể hình thành được một Viện Bảo Tàng thực sự với các hình ảnh sống động. Lối vào, lối ra, âm thanh, ánh sáng, bố cục dẫn giải và gây ấn tượng không thể bằng một bảo tàng viện thực sự.

 

Đây chỉ thuần túy là triển lãm các di vật sẽ được trưng bày trong một viện bảo tàng. Do đó, xin quý vị dự khán với lòng bao dung và sẵn sàng cho óc tưởng tượng đưa bảo vật vào một hoàn cảnh có bố cục đúng mức thực sự.

 

Nhiều khán giả sẽ nhận thấy có Nhảy dù sao không thấy Biệt cách. Có Thiết giáp sao không thấy Pháo binh. Có đảo Galang sao không thấy đảo Batan. Xin hiểu cho rằng, có thể không có sẵn, chưa có sẵn hoặc là có mà chưa sửa soạn xong để trưng bày. Có vị lại nói là cái này sai, cái kia chưa đúng. Có thể là sự thật mà cũng có thể mình chưa biết tới sự thật. Xin được thảo luận.

 

Trong hồ sơ huy chương đã có ai thấy được Bắc phạt Bội tinh chưa" Hình thù chiếc huy chương dành cho chiến sĩ biển vượt biên công tác hậu địch ở bờ biển Bắc Việt ra sao.

 

Đối với chúng tôi, bảo tàng là một bài học lớn và là bài học vỡ lòng. Tại Việt <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Namvì chiến tranh, vì dân nghèo, nước yếu chưa có nhiều bảo tàng để làm bài học lịch sử.

 

Qua xứ người, ngành bảo tàng ngày càng phong phú. Các em nhỏ tiểu học trải qua 10 năm đầu đời học sinh có thể đã đi coi các bảo tàng viện nhiều hơn bất cứ một người Việt Namtrung bình dù đã trưởng thành.

 

Một hôm, em bé Việt Nam10 tuổi đi vòng quanh các viện bảo tàng nhỏ ở khu KelleyHistoryParktại San Jose. Em đi qua Bảo Tàng Viện Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Trung Hoa, rồi em hỏi cô giáo cũng là người Việt: “Bảo Tàng Viện Việt Nam đâu" Em đã thấy con rồng Tàu. Em muốn xem con rồng Việt Namở Viện Bảo Tàng Việt Nam.” Cô giáo không trả lời được.

 

Và dự án Bảo Tàng Viện của chúng tôi sẽ là câu trả lời cho em. Đồng thời là câu trả lời cho tất cả mọi người Việt Nam.

 

Chiều dài của viện bảo tàng là suốt thời kỳ từ 1950 cho đến nay. Bảo tàng này không phải là nơi ghi dấu của lịch sử, của ngành khảo cổ Việt Nam. Đây chỉ thu lại trong hoàn cảnh 50 năm qua, từ khi ý niệm quốc gia hình thành, qua Geneve di cư, qua hai nền Cộng Hòa. Bỏ lại phía sau hiệp định đình chiến Paris, chúng đi xây dựng một cộng đồng tự do trên xứ người.

 

Cuộc chiến Nam Bắc cho đến 1975 bỏ nước ra đi, lịch sử thuyền nhân, lịch sử di dân đến Mỹ. Hai mươi năm thuyền nhân 1975 ố 1995. Ba mươi năm lập nghiệp tại Hoa Kỳ. Chúng ta là ai, tại sao đến đây, vào lúc nào và chúng ta đã làm gì trong suốt 30 năm qua.

 

Xin hãy đóng góp tư duy, trí tuệ, tiền bạc, di vật, tác phẩm cho một viện bảo tàng đầu tiên. Rồi chúng ta sẽ sao ra làm nhiều bản để xây dựng bảo tàng ở mọi nơi. Sau San Jose là Orange County, Houston, DC, Seattle, Úc Châu, Pháp quốc, Canada. Hãy đem lại hình ảnh một con rồng Việt Namcho em bé gái 10 tuổi đã đi coi cả trăm viện bảo tàng mà chưa tìm thấy một nơi tên có gọi Việt Nam.

 

Trong chiều hướng đầy tình cảm đó, chúng tôi xin giới thiệu đến quý vị các bản ghi chú về một số các tác phẩm của viện bảo tàng đã có như sau:

 

* QUÂN TRANG GHI DẤU LỊCH SỬ QUÂN ĐỘI QUỐC GIA

 

Chương trình Việt Namhóa chiến tranh thực sự đã bắt đầu lần thứ nhất từ thập niên 1950. Binh sĩ và sĩ quan Việt Namcó mặt trong các tiểu đoàn nhảy dù Pháp. Các tiểu đoàn Việt Namđược thành lập (Bataillion Vietnamien), các liên đoàn lưu động phối hợp hành quân ở miền Bắc (Group Mobile). Một phần trách nhiệm chiến tranh được bàn giao từ Quân Đội Liên Hiệp Pháp qua Quân Đội Quốc Gia Việt Namtừ 1950 cho đến 1954.

 

Di vật này là quân phục của một người lính kèn vô danh của tiểu đoàn Việt Namgồm áo nhà binh với nón chào mào và nón vải rừng. Thêm cây kèn nguyên thủy của chiến trường Bắc Việt vào đầu thập niên 50. Trên cổ áo còn huy hiệu đầu tiên 3 gạch đỏ trên nền vàng của màu cờ quốc gia trong giai đoạn mở đầu.

 

Các di vật này là sự kết hợp giữa nhiều nguồn gốc khác nhau từ Tây Đức, Pháp và Oklahoma Hoa Kỳ. Tất cả xuất sứ đều có tiểu sử xác định thời gian và không gian của di vật.

 

* QUÂN PHỤC NỮ QUÂN NHÂN

 

Áo này là di vật nguyên thủy của sinh viên sĩ quan nữ quân nhân. Khuy áo hình con Phượng. Một thân hữu từ Hồng Kông còn giữ được tặng cho Viện Bảo Tàng. Váy may lại theo mẫu hình. Người mẫu thực hiện theo hình của Thiếu úy Nữ quân nhân Nông Thị Thanh Nga hiện còn ở Việt Nam.

 

* QUÂN PHỤC NHẢY DÙ

 

NamQuân Nhân Nhảy Dù:

 

- Bộ quân phục này nguyên thủy từ Việt Namtrước 1975 của Trung tá Pháo binh Dù Bùi Đức Lạc.

 

- Tượng do điêu khắc gia Nguyễn Hùng thực hiện. Người mẫu theo hình chụp một chiến binh Việt Nam Cộng Hòa.

 

Nữ Quân Nhân Nhảy Dù:

 

- Bộ quân phục mới này nguyên thủy từ Việt Namtrước 1975. Đại tá Nguyễn Đình Bảo (Người ở lại Charlie) đã biếu bộ quần áo mới này cho Trung tá Bùi Đức Lạc. Bộ này được sửa lại để mặc cho nữ quân nhân.

 

- Tượng do điêu khắc gia Nguyễn Hùng thực hiện. Người mẫu là một nữ nhân viên của IRCC.

 

* CÁC QUÂN PHỤC KHÁC

 

Chúng tôi đã sưu tầm được quân phục nguyên thủy của các chiến hữu sau đây:

 

- Hải quân Đại tá Nguyễn Văn Lịch, Giám đốc Hải quân Công xưởng. Bộ quân phục mặc trên chuyến hải hành cuối cùng, còn cả cấp bậc.

 

- Đại tá Quân vận Nguyễn Tử Khanh: Quần áo trận, áo ngắn tay còn đủ cấp bậc và bảng tên.

 

- Đại tá Hà Mai Việt: Quân phục Thiết giáp.

 

- Thiếu tá Lê Văn Thặng: Quân phục Không quân. Bộ đồ bay trong phi vụ cuối cùng

 

Tất cả các chiến hữu tặng quân phục nguyên thủy, chúng tôi đều có làm tượng theo mẫu người trong hình để trưng bày.

 

*          *          *

 

Sau đây là các họa phẩm sơn dầu đặc biệt của Viện Bảo Tàng về các đề tài chiến tranh Việt Nam. Tất cả đều vẽ theo kích thước lớn từ hình chụp.

 

* HÀNH QUÂN BÌNH ĐỊNH Ở MIỀN BẮC

 

Ngày 10 tháng 10-1951:

 

Hình ảnh lính nhảy dù Pháp và Việt Namđi qua cầu tại Chợ Bện, phía Nam Hà Nội.

 

Từ 1950, người Việt quốc gia bắt đầu có mặt trong các đơn vị Việt Namvà có khi trong các đơn vị nhảy dù của Pháp tại chiến trường Bắc Việt chống lại cộng sản.

 

Đây là bức hình đặc thù của cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất.

 

TRẬN ĐỒNG XOÀI

 

Ngày 11 tháng 6-1965: Hình chụp một gia đình dân chúng tại Bình Giả kinh hoàng sau trận đánh đẫm máu giữa Việt Cộng và Việt Nam Cộng Hòa. Sau khi Biệt Động Quân giải tỏa quận lỵ và xóm đạo Bình Giả đã tìm hàng trăm xác chết dân chúng và binh sĩ hai bên còn nằm trên trận địa. Nét kinh hoàng còn ghi dấu vết trên tấm hình phản ảnh cuộc chiến bi thảm tại Việt Nam.

 

CHÂN DUNG BIỆT ĐỘNG QUÂN

 

Trên chiến trường đẫm máu, sau trận đánh toàn bằng lựu đạn Biệt Động Quân đã giải tỏa mặt trận NamĐà Nẵng.

 

Hình một Trung Sĩ Biệt Động Quân sau trận đánh trên đường phố với nhà cửa đổ nát phía sau.

 

Tranh sơn dầu của IRCC-Museum theo hình chụp tại Quế Sơn.

 

VỢ LÍNH

 

Trên chiến trường Sông Bé ngày 19-4-1966: Thiếu phụ và hai con trong vùng chiến tranh bị lính Mỹ tạm giữ phải đưa quần áo của chồng để chứng minh là vợ lính Việt Nam Cộng Hòa.

 

Tranh sơn dầu của IRCC phỏng theo hình của AP.

 

PHỤ NỮ VIỆT THỜI CHINH CHIẾN

 

Tháng 6-1967: Bến Súc, miền Đông

 

Một phụ nữ Việt Namchạy giặc gánh hai con nhỏ với tất cả tài sản trên vai. Tấm móp làm giường, những chiếc nồi. Đứa con trai vác giỏ cua đi trước. Hai mẹ con đều đi chân đất hướng về phía chân trời vô định. Đó là hình ảnh người phụ nữ, người vợ, người mẹ Việt Namtrong chiến tranh.

 

SÚNG TRƯỜNG TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM

 

1950 - 1960: Súng MAS 36 của Pháp và súng Trường của Nga.

 

Lên đạn bằng tay, bắn phát một.

 

Hai bên xử dụng trong chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất.

 

1960 - 1975: Súng M-16 của Mỹ và súng AK 47 của Trung Cộng.

 

Hai phe Quốc Cộng xử dụng trong chiến tranh Đông Dương lần thứ hai.

 

BỨC TƯỢNG TRUNG ÚY

 

Trung Úy là cấp bậc tiêu biểu của đơn vị Bộ Binh trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Trung Úy là cấp bậc lãnh đạo căn bản của trung đội và đại đội. Cấp bậc trong sáng, dũng cảm, luôn luôn đi đầu và hy sinh nhiều nhất trong chiến trường. Trung úy Đồn trưởng Địa Phương Quân. Trung úy Trung đội trưởng Dù, Biệt Động Quân và Thủy Quân Lục Chiến. Trung úy Đại đội trưởng Bộ Binh. Trung úy Quận trưởng, và hàng ngàn Thiếu Úy đã hy sinh tại chiến trường để trở thành Cố Trung Úy.

 

BỘ HUY CHƯƠNG VIỆT NAMCỘNG HÒA

 

Đây là toàn bộ hình ảnh huy chương của Quân Dân Chánh miền Nam Việt Nam.

 

Trong gần 30 năm qua, chúng tôi đã tìm cách sưu tầm và đã đạt được 90%.

 

Bộ huy chương này gồm cả quân sự, hành chánh, và huy chương của các quốc gia đồng minh.

 

Ngoài ra còn có 30 huy chương của Hoa Kỳ, đặc biệt dành cho các chiến sĩ và chiến công tại Việt Nam.

 

Tổng cộng số huy chương của Việt Nam Cộng Hòa là 115 mẫu. Trị giá chung của bộ sưu tầm này là $95,000 Mỹ kim.

 

Chính các huy chương Việt Nam Cộng Hòa đã nói lên nhiều khía cạnh phản ảnh một chính thể, một quân lực của một quốc gia độc lập.

 

NHỮNG HUY CHƯƠNG HIẾM QUÝ CỦA QUỐC GIA VIỆT NAM

 

(Do một nhà hảo tâm vô danh tặng cho Bảo Tàng Viện)

 

-Long Bội Tinh: Đệ Nhị Đẳng 1950 ố Hà Nội

 

-Kim Khánh Bội Tinh: Đệ Nhất Đẳng 1954 - Huế

 

-Bảo Quốc Huân Chương: Đệ Ngũ Đẳng 1956 - Sài Gòn

 

HÀNH TRÌNH TÌM TỰ DO

 

(Hình sơn dầu)

 

- Hải trình thuyền nhân Việt Namvượt biển tìm tự do.

 

- Lộ trình tỵ nạn tìm tự do đường bộ qua Cam Bốt đến Thái Lan.

 

- Các trại tỵ nạn tại Đông Nam Á.

 

- Thực hiện bằng tranh sơn dầu phối hợp nghệ thuật và tài liệu thống kê của Liên Hiệp Quốc.

 

MỘT NGÀY TRONG TRẠI TÙ LAO CẢI

 

(Bức tường ngục tù)

 

Di vật của cựu tù cải tạo và các bức tượng về sinh hoạt thường nhật gồm hình ảnh người tù ngồi thiền, lao động, ăn uống, hút thuốc lào, cắt tóc, vác cây. Mô tả một ngày bình thường như mọi ngày, kéo dài từ 3 năm đến 13 năm và có trường hợp kéo dài đến 21 năm.

 

CHUNG SỰ VỤ TRONG TÙ CẢI TẠO

 

Các tượng nhỏ này do chính một điêu khắc gia tù cải tạo thực hiện từ Việt Namgửi qua.

 

Đây là hình ảnh các tù cải tạo khiêng người bệnh và chở đi chôn các bạn tù.

 

Các bức tượng nhỏ này phản ảnh cuộc sống đau thương của người tù chống lại đói rét, bệnh tật và nhiều người đã chết trong các trại tù trong thời kỳ 1975 ố 1995.

 

MÔ HÌNH NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HÒA, VIỆT NAM

 

Đây là mô hình khu trung tâm của Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Gồm có Nghĩa Dũng Đài, Đền Liệt Sĩ, Tượng Thương Tiếc. Nghĩa trang này dành cho 30,000 mộ phần. Đến 30-4-1975 đã chôn 16,000 tử sĩ. Hiện nay vào năm 2005 còn lại 8,000 ngôi mộ. 8,000 mộ khác đã được thân nhân bốc đi. Tượng Thương Tiếc đã bị phá hủy nhưng Nghĩa Dũng Đài và Đền Liệt Sĩ vẫn còn. Hàng năm cơ quan IRCC vẫn yểm trợ thương phế binh dọn dẹp các phần mộ.

 

 “...Tất cả đều đã ra đi. Các tướng lãnh, sĩ quan, tù cải tạo, ODP, con lai... chỉ còn lại các cô nhi, quả phụ, thương phế binh và tử sĩ VNCH.”

 

TỐT NGHIỆP

 

Lễ tốt nghiệp của sinh viên Việt Namtại UC Berkeley 1987.

 

Học sinh Việt Nam hoàn tất trung học đã có 56% tốt nghiệp đại học, góp phần lớn lao vào thành quả giáo dục của di dân Á Châu tại Hoa Kỳ.

 

Tranh sơn dầu của IRCC - 2004, phỏng theo hình chụp 1987.

 

Trên đây là một số di sản được trưng bày trong buổi triển lãm tại Phòng Sinh Hoạt Nhật Báo Người Việt Orange County, từ 1 giờ trưa thứ Sáu 28 tháng 4-2006 đến 6 giờ chiều Chủ Nhật 30 tháng 4-2006.

 

Xin mời quý vị đến xem - Vào cửa tự do.

 

Xin liên lạc với chúng tôi tại địa chỉ IRCC, Inc. 420 Park Ave., San Jose, CA 95110.

 

Tel.: (408) 971-7878. Fax: (408) 971-7882. Email:  amy@irccsj.com

 

Web-site: www.vietskyline.com or www.irccsj.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.