Hôm nay,  

31 Năm Quốc Hận (1975 -2006): Thương Nhớ Những Anh Hùng Liệt Nữ Bình Thuận Đã Hy Sinh Vì Quốc Gia - Dân Tộc ( Phần I )

21/04/200600:00:00(Xem: 38557)

 (Kính tặng Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa và Đốc Sự Phạm Ngọc Cửu, Cùng tất cả Quân-Dân Bình Thuận. Riêng Đoàn Trưởng XDNT Phan Chính.)<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Ba mươi mốt năm về trước, thành phố Phan Thiết sau mấy cơn mưa đầu mùa, đẫm đầy nước mắt, máu lệ và đạn pháo kích của quân Bắc Việt, thêm sự tàn phá ghê gớm của đám đặc công, quân phạm, trà trộn trong đoàn di tản từ Miền Trung về, làm cho tháng 4-1975 mùa hè hoa phượng, không còn thơm nồng trong những trang lưu bút. Khắp nơi, những trận đánh long trời lở đất đã diễn ra hằng ngày, càng lúc càng ập sát Phan Thiết cũng như Sài Gòn. Trong cơn mưa rào nước mắt tháng tư, mọi người ai củng cố dầm mưa, để níu lấy một chiếc giây diều tuổi nhỏ, đang mong manh sắp đứt, giữa cơn bão tố loạn cuồng.

 

Năm đó mưa đến sớm bất ngờ theo với tiếng súng nổ. Phía xa trên đỉnh Trường Sơn, lưa đạn cùng với giông chớp  làm rung động đất trời. Những người lính trận Bình Thuận, đêm ngày phờ úa với chiếc ba lô và đạn súng, chạy theo cơn lốc giữa đời nhưng không biết  rồi đời sẽ đi về đâu, vào những ngày tháng tư lửa loạn.

 

Suốt thời tuổi thơ sống ở Phan Thiết, đã quen với màu hoa phượng vỹ ven đường Nguyễn Hoàng dẫn vào lớp học và tiếng ve rên tỉ tê trong mấy gốc vông già trong Lầu Nước, một niềm chờ đợi, một cõi đam mê, một hồn cô đơn trống lạnh. Nhưng sao tháng tư năm đó, màu hoa phương kể cả tiếng ve ran, như  đã đổi thay một cách lạ lùng. Bởi vì màu phương không còn là má em hồng thắm mỗi khi e thẹn, còn tiếng ve lại nỉ non rên khóc, khiến cho người lính trận  thêm đứt ruột, buồn rầu.

 

Những ngày tháng tư, Phan Thiết càng lúc thêm cô quạnh, vì một số lớn người thành phố có phương tiện, đã nối tiếp di tản về <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Namlánh tai ương chiến nạn. Đây là một sự thật não nùng của Ba trăm năm Bình Thuận, một nơi chốn luôn khóc tiển nhưng người đi, bọn nhà giàu sau khi vơ vét đầy bao bố tiền vàng chạy về Sài Gòn lập nghiệp ẩn tích làm sang. Lũ khoa bảng thành đạt, những kẻ sống nghề cầm ca xướng hát, khi nổi tiếng với đời, cho dù có chôn nhao cắt rún ở dây, cũng vẫn cố chối, vì sợ mang tiếng với thiên hạ, bởi mùi nước mắm, cá mực và rơm rạ nơi thôn ổ, quê mùa. Nên những ai còn lại,chắc là người nghèo, nhưng cũng ở lỳ trong nhà vì thời thế không biết đâu mà mò.

 

Khắp nơi, ngoài gió mưa, bom đạn, gần như chỉ còn có những người lính trận, lúc nào cũng  nhạt nhòa vì lệ và giọt mưa cô đơn, lăn veo trên hai khóe mắt. Cứ đánh nhau và tiếp tục  thay phiên chôn xác đồng đội, đồng bào bạn bè, giữa những cơn mưa sau chiến trận. Thảm nhất là lúc mà cỏ xanh vữa phủ đẹp trên nấm mộ của người lính, thì tháng 5-1975 mất nước, vài ngày sau đó, người chết tử thi chưa rã, đã bị dầy mồ để trả thù. Tháng tư, những căn hầm tránh đạn của lính, ngày mưa đêm gió, nước ngập tới võng, khiến cho lính lẫn quan, cứ  mở to đôi mắt để mà nghe tiếng nước, từ trời ùa vào hầm sắp ngập tới bụng mình.

 

Thân phận của người lính miền Namlà như vậy. Ngoài kia bom đạn của cả hai phía, ác liệt từng giây. Phải cám ơn những giọt mưa đã làm nhạt nhòa nước mắt của người lính, bao chục năm đã sống âm thầm, chịu đựng hy sinh, giữa một xã hội vong ân bạc nghĩa như chưa từng biết đến nỗi đau thương  và chết chóc bao giờ.

 

Ra đời  trong một đêm mưa đại bác, thời gian Pháp và Việt Minh đánh đấm loạn ngầu, ngay trong những đường phố Phan Thiết. Năm 1945 Việt Cộng cướp chính quyền, ba má bỏ thành phố, gánh anh em tôi, giữa cơn mưa chạy loạn. Từ đó cho tới nay, mưa và khói lưa cứ theo tôi hành hạ một đời. Ở đây nơi quê người, vậy mà cũng đã mấy chục mùa mưa đợi chờ thương nhớ.

 

Năm nay tháng tư tuổi già, nhưng mà hồn sao vẫn cứ  ngơ ngác, như muốn chực ôm choàng lấy mùa hè, hoa phượng. Ngồi trong nhà đếm giọt mưa tí tách, lại cứ tưởng tiếng mưa năm nào, gõ nhịp trên tàu chuối sau hè. Mưa Phan Thiết giống mưa Hạ Uy Di, bất chợt từng cơn đổ mưa như trút nước và ngưng. Nhưng mưa nào cũng buồn, nhất là những ngày tháng tư gợi nhớ, năm nao ngày mưa hò hẹn tình đầu. Năm nay cũng vẫn năm nào, một mình cứ chạy ngược thời gian, trở về tuổi thơ, vẫn còn núp lén đâu đó. Cuối cùng rồi cũng nắm được áo em, đồng đội trong giọt nước mắt  cuối đời, khi chuyến tàu ngườc  đường dỹ vãng, vừa ghé ga Phan Thiết, đúng vào những ngày tháng tư  mất nước, của ba mươi mốt  năm về trước, mà khóc và cô đơn trong nổi đổi đời..

 

Thật thắm thiết biết bao, khi đọc lại những lời tâm sự đầy nước mắt của Đốc sự Phạm Ngọc Cửu, một viên chức hành chánh, đã phục vụ tại Bình Thuận nhiều năm, từ Phó Quận trưởng Hải Long, Trưởng Ty Kinh Tế, Chánh Văn Phòng cho tới chức vụ cuối cùng là Phó Tỉnh Trưởng. Ông viết 'Chỉ có những kẻ tự cho rằng mình hoàn hảo, chỉ có những kẻ không làm một cái gì cả, để thấy khả năng mình ở đâu" Nhưng lúc nào cũng chờ cơ hội để mà phê bình chỉ trích.' Chính những kẻ này mới ganh tị, phỉ báng và bôi xấu quê hương mình.

 

Ngày nay, trang sử Bình Thuận vẫn còn đó, hồn thiêng sông núi Phan Thành cũng đâu có tan biến, nên lúc nào anh linh của các cán bộ, chiến sĩ, đồng bào bị VC thảm sát oan khiên hay gục ngã khi đối mặt với giâc thù. Máu của họ đã tưới hồng thêm ruộng đồng, sông nuí của quê hương. Tất cả đã trở thành những thiên hùng ca bất tử của quân dân Bình Thuận, cho dù xác thân của họ ngày nay đã tan biến theo cát bụi, vì mồ mã đã bị VC liên tiếp san bằng hay ra lệnh di dời, để lấy đất bán cho Việt kiều, xây khách sạn, sân golf và các tụ điểm du lịch.

 

"tháng tư đen, máu xương càng thêm đẫm

 

giặc tràn về, mở tù ngục, pháp trường

 

gây kinh hoàng, gieo tang tóc, thê lương

 

khiến trời đất cũng bôn đào lánh nạn

 

lính ở lại, lãnh đòn thù, quốc hận

 

cùng dân đen, chết rục rã, xương khô

 

xưa lót đường, để ai dựng cơ đò

 

nay thân xác, bón rừng xanh thêm lá.."

 

1- NHỮNG VỊ TỈNH  KIÊM TIỂU KHU TRƯỞNG BÌNH THUẬN, SAU NGÀY 1-11-1963:

 

Giờ  G, ngày N của liên quân khối cọng sản  đệ tam quốc tế, tại Sài Gòn là 24 giờ ngày 29-4-1975. Đây là kế hoạch  của Lê Duẩn, đặt ra cho tất cả các lộ quân Bắc Việt, các đội biệt động nằm vùng, đơn vị đặc công và cán bộ đảng, cán bộ chính trị..ngoi lên để đánh chiếm Sài Gón. Tại Phan Thiết, trái lại đã không có giờ G hay ngày N, vì  từ năm 1955 tới 1975, VC và Việt gian Bình Thuận, lúc nào cũng có kế hoạch giờ G, ngày N, để chiếm cho được  vùng đất, mà nhân gian thường gọi đó là 'biển bạc, rừng vàng'.

 

Tưởng cũng nên gợi nhớ, lại khoảng thời gian tại chức của các vị tỉnh kiêm tiểu khu trưởng Bình Thuận, từ Trung Tá Nguyễn Quốc Hoàng, Đại Tá Nguyễn Quang Hoành, Đại Tá Đàm Văn Quý..Tất cả đều được cảm tình của địa phương, có tiếng tăm, đánh giặc giỏi. Nhưng đó  vẫn không phải là điều kiện, đủ để mang lại bình an hạnh phúc cho đồng bào trong tỉnh, ngược lại tình hình an ninh mọi nơi càng lúc càng xấu đi và nông thôn, cũng vẫn là cõi thiên đàng dung thân của VC.

 

Nhưng ghê gớm nhất vẫn là những năm xáo trộn tại Phan Thiết, từ 1965-1967, khi Trung Tá Đinh Văn Đệ, tiếp nối chiếc ghế tỉnh kiêm tiểu khu trưởng Bình Thuận. Đương sự xuất thân khóa 1 sĩ quan trừ bị Nam Định, từng làm chánh văn phòng cho Đại tướng Lê Văn Tỵ, Tổng Tham mưu trưởng QLVNCH, tiếp theo Tỉnh-Thị trưởng Tuyên Đức và cuối cùng đắc cử Dân biểu Quốc Hội VNCH.

 

Sau khi VC chiếm trọn miền Nam vào ngày 1-5-1975, Đinh Văn Đệ hiện nguyên hình là một điệp viên  cọng sản Bắc Việt, với xắc cốt, K54, dép râu, nón cối như bất cứ VC nào lúc đó, trên chiếc xe đạp khắp đường phố Sài Gòn. Đệ có nhiệm vụ trà trộn vào đoàn người di cư năm 1954, nằm vùng trong các cơ quan đầu não của VNCH, để thu nhặt tin tức quốc phòng chuyển về Bắc. Y cũng là người đã vẽ lên những bức tranh mây chó, về cái gọi là 'Lực lương tranh thủ hòa bình, tôn giáo, tự do' tại Phan Thiết. Nhưng độc ác nhất, vẫn là chuyện tiết lộ bí mật quân sự tại tiểu khu, để cho VC địa phương, có cơ hội bày binh bố trận sẵn, sát hại không biết bao nhiêu mạng người, chẳng những DPQ, NQ, CB/XDNT mà cả Thiết kỵ, SD23BB và Lực lượng Hoa Kỳ đang tăng phái.

 

Với chừng đó Tỉnh trưởng, trước và sau ngày binh biến 1-11-1963, Bình Thuận đã có đủ khoảng thời gian bỏ trống, để VC nằm vùng mai phục, bành trướng lực lượng chống đối chính quyền khắp nơi. Đệ  vào Sài Gòn nhậm chức lớn hơn tại Quốc Hội, Trung tá Nguyễn Khắc Tuân, từ Tổng cục Quân Huấn về làm Tỉnh trưởng.

 

Thời gian ông tại chức, hai lần VC tấn công vào tận Tòa Hành Chánh tỉnh, trong những ngày đầu Tết Mậu Thân 1968. Tỉnh không mất nhưng vì VC chốt khắp nơi trong thành phố Phan Thiết không chịu bỏ, cuối cùng phi pháo đã làm nát tan hư hại nhà cửa của đồng bào, nên Trung tá Tuân phải ra đi, để xoa dịu bớt phần nào phẫn uất của người dân lúc đó.

 

Những ngày cuối cùng của tháng tư đen, Đại tá Tuân làm Chánh văn phòng cho Trung tướng Vĩnh Lộc, lúc đó là Q. Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH. Nhưng sáng 30-4-1975 Vĩnh Lộc di tản sớm ra nước ngoài. Riêng Đại Tá Tuân ở lại cùng với Tỉnh trưởng Lê Bá Châm và nhiều sĩ quan Bình Thuận như Trung tá Vương Đăng Phong, Thiếu Tá Trịnh Vĩnh Bình, Đại Uý Huỳnh Ngọc Ghênh...vào tù cọng sản và ngã gục trong nhà giam tận miền biên giới Hoa-Việt.

 

Sau cuộc chiến Tết Mậu Thân, tuy giặc thất bại hoàn toàn về quân sự nhưng hạ tầng cơ sở vẫn chưa bị triệt hạ, lãnh thổ an toàn của tỉnh, càng lúc càng bị thu hẹp. Trên Quốc lộ 1, nhiều nơi tại Cây Số 25, Cây Táo, Vĩnh Hảo..bị đắp mô, đào xới và cán bộ kinh tài VC ngang nhiên chận xe đò thu thuế, bắt binh sĩ, công chức VNCH  đi phép. Đêm đến nhiều xã ấp bõ ngõ tiếp tục, cán bộ chính quyền, tìm về tỉnh huyện lánh nạn. Toàn tỉnh như có hai chính quyền VC và Quốc Gia, hiện diện của đêm và ngày. Hoàn cảnh thê thảm như vậy đó, khiến cho đồng bào tại nông thôn, không còn con đường nào khác để lựa chọn, là phải luồn lách để thoát cảnh một cổ hai tròng.

 

Ngay trong thị xã Phan Thiết, ngoài lãnh đạn pháo kích hằng ngày,khi màn đêm đến đã thấy đặc công VC xuất hiện, đặt mìn phá hoại Ty Bưu Điện, Lầu Nước, các trụ sở Ấp Đức Long, Đức Nghĩa, Phú Trinh...cũng như ám sát, bắt cóc các viên chức chính quyền, tại các khu vực không xa Tòa Tỉnh và Tiểu khu. Trong lúc đó, khắp tỉnh đầy lính tráng, xe tăng, đại pháo..

 

Tại Bắc Bình Thuận vẫn cònTrung đoàn 44/Sư đoàn23 Bộ binh, trú đóng hành quân. Còn Phan Thiết và các quận Nam Bình Thuận, lại được các Đơn vị Hoa Kỳ, đóng tại Phi trường với đầy đủ xe tăng, đại pháo cùng các loại máy bay đủ loại yểm trợ. Điều này cho thấy cấp chỉ huy dù có hiền lành, trong sạch như Đại Tá Đàng Thiện Ngôn, hay tài giỏi khôn ngoan của các vị Hoành, Hoàng, Quý, Tuân, Tỉnh trưởng Bình Thuận, thì những đức tính này vẫn không phải là điều kiện đủ và có,  để đem lại an ninh hạnh phúc cho người dân trong một tỉnh lớn đầy phức tạp, phe phái, bè nhóm và bọn gian ác mất tính người, làm giàu học đủ nhờ Quốc Gia nhưng trong tim thì coi Hồ Tặc như tổ tiên của bọn chúng.

 

Như vậy, từ  sau ngày binh biến 1-11-1963 tới cuối  năm 1969, coi như Bình Thuận đã qua 6 đời tỉnh trưởng, trừ Đinh Văn Đệ là giặc, những vị còn lại đã không một ai, làm cho thân thể miền biển mặn, lành được các vết thương do cán binh và cán bộ cộng sản nằm vùng thực hiện.

 

Tại Quân đoàn II, Trung tướng Lữ Lan thay tướng Vĩnh Lộc, cũng là giai đọan Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, do muốn thích nghi với tình hình và kế hoạch phối hợp chỉ huy hữu hiệu, từ trung ướng tới các quân khu, nên đã dành cho các Tư Lệnh vùng, được toàn quyền, lựa  chọn, cấp chỉ huy tỉnh/tiểu khu trưởng. Do đó, Đại tá Ngô Tấn Nghĩa, Trưởng phòng 2/QĐII, được chỉ định về Bình Thuận, giữ chức Tỉnh kiêm Tiểu khu Trưởng, thay thế Đại Tá Đàng Thiện Ngôn, trở về Bộ Tổng Tham Mưu.

 

Theo nhận xét chung của hầu hết quân,công, cán, cảnh thuộc quyền, thì Đại Tá Nghĩa so với các vị tỉnh trưởng tiền nhiệm, không hơn ai từ chiều cao, bộ dạng,vốn là những hình thức bên ngoài của bậc quan quyền cần có, cộng với chiếc gậy chỉ huy và ánh mắt sắt lẽm, đủ làm chết điếng thuộc cấp, người dân.Tóm lại, Đại tá Nghĩa tới Bình Thuận để làm tỉnh trưởng, là thi hành mệnh lệnh của quân đội, chứ không phải lựa chọn theo ý riêng của mình, cũng không phải do lòng ưu ái của thượng cấp. Bởi miền đất này, lúc đó đã bị chính người mình phá cho nát bét, nên đã biến thành, một trong những chiến trường thảm tuyệt, tàn độc, chẳng nhưng đầy giặc ngoài, mà còn có giặc bạn ở sát nách, nên đâu có phải là chỗ để tới thụ hưởng bổng lộc, thu tiền hối lộ, bán quan buôn chức, tác oai làm dữ..như một vài người hiện nay, vẫn còn thuí miệng, không biết gì, chỉ nghe ngóng, đồn đãi, nhìn ông đi qua bà đi lại, rồi viết bậy, hay đi khoe với thiên hạ, ngày trước mình đã bỏ ra bạc triệu để chạy chức, mua quan, trong khi thực chất, là chỉ lạy cấp trên, bưng bợ, xin xỏ, để toại nguyện.

 

Cuối năm 1969, trên chuyến máy bay quân sự từ Pleiku về Phan Thiết, người sĩ quan đầy kinh nghiệm chiến trường năm nao, nhưng rất tình cảm, nên không thể che dấu nỗi ngậm ngùi, khi phải rời bỏ một nơi chốn thân thương, có phố núi cao mù sương bụi đường đất đỏ, lúc nào cũng muốn đứt ruột với những cơn mưa rừng tỉ tê rã rích, khiến cho mười đầu ngón tay cũng phải vàng vọt vì nhựa thuốc lá,môi cay xè men đắng, trong lúc muộn phiền. Rồi những ngày quá khứ, lúc còn là Đại Uý Quận trưởng Hóc Môn, miền đất huyền thoại mênh danh là Mười Tám Thôn Vườn Trầu, muôn thu vẫn là cửa ngõ đi vào Gia Định, Sài Gòn, Chợ Lớn.

 

Phố biển đây rồi, với những địa danh  Tà Dôn, Tà Cú, Sông Lủy, Cà Ty, Bầu Óc, Bầu Me, Lê Hồng Phong, Đăng Gia, Tam Giác. Chốn nào cũng thấy máu lệ, mộ chí, trải đầy khắp ruộng đồng, hương lộ, tỉnh lộ và những mái đầu bạc, đầu xanh vô tội. Tất cả oan khiên trầm thống này không phải chỉ mình người cán bộ hay lính Quốc Gia gánh chịu, mà trong đó phần lớn là của đồng bào vô tội, người già yếu, đàn bà, con nít.

 

Sự trớ trêu nghịch lý nhất, là chiến công này không phải vì phụng sự cho Dân-Nước VN, mà VC tạo ra, chỉ với mục đích  dâng lên  làm quà vui cho đảng, Hồ Chủ Tịch kính yêu, cho các ngày lễ lạc của tổ tiên cọng sản như Mac-Lê,Mao, kể cả để ăn mừng, cái gọi là ngày nhà giáo Nguyễn Tất Thành, dạy học tại trường Dục Thanh ở Phan Thiết, câu chuyện ba làng được nổ từ sau khi giặc về làm trùm xứ biển.

 

Bình Thuận là như vậy đó, tỉnh cuối miền Trung, giáp ranh với Bình Tuy và Ninh Thuận, tại cây số 25 và mủi Cà Ná, cực bắc quận Tuy Phong, trên Quốc lộ số 1. Đoạn đường huyết mạch ngang qua tỉnh, chỉ có 140 cây số, với 40 cây cầu lớn nhỏ, nhiều nơi len lõi chạy giữa hai bìa rừng, coi như địa bàn lý tưởng, để cho VC phục kích, chận bắt xe đò xuôi ngược thu thuế và nhận tiếp tế, từ bọn nằm vùng trong thành gởi ra.

 

Trong khi đó, toàn tỉnh lại có bảy quân, một châu thành Phan Thiết, 53 xã và 175 ấp. Tất cả đều cần phải bảo vệ và lấy đâu cho đủ lực lượng để thi hành, trong lúc quân đội Mỹ kể cả các đơn vị chính qui tăng phái, bắt đầu rút khỏi tỉnh. Ngoài ra, mục tiêu nào mới là ưu tiên một,cần phải thi hành trước nhất. Trong khi tất cả các mục tiêu đều giống nhau, cần phải làm một lược, để lấy lại niềm tin của đồng bào, coi như đang tan tác theo miệng lưởi tắc kè của bọn 'ăn cơm ta, thờ ma Hồ, đang đầy rẫy nhởn nhơ múa miệng, múa bút loạn ngầu. Xưa nay đối với những vị tướng cầm quân giỏi, ngoài trách nhiệm an ninh lãnh thổ, còn phải biết nghĩ tới phúc lợi và đời sống của đồng bào. Chính vì thấu đáo nguyên tắc trên, nên Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa đã thành công, ít nhất là trên phương diện mang lại cơm no áo ấm và sự thoải mái cuộc sống của người dân trong tỉnh, từ 1970 - 19/4/1975.  

 

Cũng từ đó, nhờ tài thao lược, sự can đảm  dấn thân nhưng trên hết là công lao góp phần xương máu của tất cả dân, quân, cán, chính Bình Thuận..cũng như những đơn vị tăng phái, mà quan trong nhất là không quân. Đó là những chiến sĩ can trường, thuộc Không Đoàn Ó Đen, của Trung Tá Khôi, đóng tại phi trường Bửu Sơn-Phan Rang. Trong số này có người hùng Lý Tống, lái những con chim sắt  phản lực A 37, hàng ngày nhởn nhơ  trên khắp các vòm trời Bình Thuận, từ  chiến trường bất chợt cho tới các khu vực được oanh kích tự do, tại các mật khu Lê Hồng Phong, NamSơn..rừng núi không có người ở.

 

Do sự phối hợp nhịp nhàng chiến thuật, giữa tiểu khu và không đoàn, nên tất cả các cuộc hành quân  vào mật khu hay sào huyệt của giặc, luôn  là sự phối hợp giữa bộ bình dưới đất và oanh kích trên đầu, khiến VC hoang mang, rồi nghi kỵ phe mình có gián điệp. Ngoài ra, không thể không nhớ tới  sự yểm trợ tích cực của Hải quân Hoa Kỳ, với các pháo hạm hoạt động ngoài hải phận quốc tế, dọc theo lãnh hải VN, trong đó có Bình Thuận.

 

Trong thời gian hai phía thi hành cái gọi là Hiệp Định Ba Lê 1973 BỊP, do Nixon-Kissinger dàn dựng để tái đắc cử Tổng Thống và bán đứng VNCH. Bình Thuận được thông báo, là Hải Quân Hoa Kỳ có lệnh yểm trợ cho Tiểu Khu, trong thời gian này. Để hoàn thành nhiệm vụ, tránh pháo nhầm khu vực dân cư và quân ta, Hạm Đội Mỹ cần thả máy điện tử  (sensors), tại các khu vực có hay khả nghi là vùng giặc  đóng, để tiện theo dõi và phản ứng  khi cần.

 

Từ năm 1969-1975, ai cũng biết Đại Tá Nghĩa là cấp chỉ huy năng động, thường tới các tiền đồn, ấp xã, phân chi khu, hay Đơn vị Nghĩa Quân hoặc  Xây Dựng Nông Thôn, vùng hẻo lánh, để ngủ đêm. Cho nên ta cũng không lạ khi biết chính  Đại Tá Nghĩa, rủ  ông cố vấn  Mỹ của Tiểu Khu là Phillip Cook, cùng với mình và con trai là Ngô Tấn Lể và một phi công, thực hiện phi vụ đầy nguy hiểm này. Đây cũng là một cách, trả lời cao thượng cho người Mỹ biết, không phải  QLVNCH, ai cũng không chịu chiến đấu hoặc hèn nhát. Đó chỉ là thiểu số, vì nếu cứ nghĩ theo người Mỹ nói, chắc  VNCH đã bị  Hà Nội đô hộ từ lâu đời, chứ không phải tới tháng 4-1975.

 

Bình Thuận đất rộng người thưa nhưng lại là một địa phương rất phức tạp về sắc tộc và tín ngưỡng. Người Kinh tuy chiếm đa số nhưng phần lớn sinh sống tại thị xã Phan Thiết và các quận phía Nam.

 

Tại bốn quận miền bắc gồm Hòa Đa, Hải Ninh, Phan Lý Chàm và Tuy Phong..gần như là giang sơn của người Tàu-Nùng và người Chàm. Trong những việc làm đầy ý nghĩa nhất của Chính quyền VNCH lưu lại  sau ngày 30-4-1975, ngoài  phố xá đẹp đẽ, dân trí được giáo dục mở mang và ngôi trường Trung Học công lập Phan Bội Châu uy nghi nề nếp, còn có hai công trình văn hóa do Đại Tá Nghĩa thực hiện, đó là Tượng Đức  Thánh Trần Hưng Đạo, đứng trước Tòa Hành Chánh Tỉnh, kế dòng sông Cà Ty. Tượng đài đêm ngày nhắc nhở dân chúng cũng như quân nhân các cấp, phải trung thành với dân nước, hy sinh cho chính nghĩa quốc gia dân tộc, để không bị cười chê là hạng tiểu nhân, phản bội, thấy lợi đã chạy theo Việt Cộng, hại nước, phản dân, ngàn năm mang tiếng là Việt Gian hèn hạ.

 

Ngôi tượng thứ hai là Tượng Phật Bà Quan Âm, ngự trên đỉnh cao nhất của đồi Bà Nài, kế lầu ông Hoàng, nơi xảy ra mối tình diễm tuyệt của Hàn mạc Tử và Mộng Cầm, một thời hoa mộng. Tượng Phật Bà đứng quay mặt hướng về Biển Đông trùng hằng sóng vỗ, với đôi mắt nhân từ và bàn tay mở rộng, như hằng sẵn sàng cứu trợ nhân sinh, trong những phút phong ba bão táp. Tượng này đã bị du kích VC đập bỏ, ngay khi chúng chiếm được Phan Thiết ngày 19-4-1975.

 

Đó là sự thật của lịch sử tại đất Phan Thành  Cho nên ngày nay  vẫn còn ít người,  lúc nào cũng tưởng mình  hiểu rõ lịch sử, trong khi chính họ chẳng bao giờ là người trong cuộc, nên cứ tiếp tục viết lách theo những hư cấu suy tưởng mơ hồ và huyễn hoặc. Nói đúng hơn, như Alexis Tocqueville nói: ' Lịch sử đâu có khác chi  một cuộc triển lãm, tranh vẽ thì ít, trái lại bản sao và phóng tác thì nhiều. Đó là nơi bất tường của quá khứ. Người ta hay mượn những con số, ngày tháng chính xác, để  trộn vào đó những tưởng tượng, rồi kết luận là lịch sử'. Nói cách khác, ngay cả những người có vai trò lớn trong lịch sử,  phần lớn ,cũng đều không nói sự thật.. Điển hình là Hồ Chí Minh, Nixon, Kissinger, Bill Clinton..Đọc sử là đọc  những sự kiện có rồi, được chép lại, sau khi bị lọc lựa qua lăng kính của thời họ sống. Cho nên khi nói tới một giai đoạn lịch sử, có liên quan tới nhân vật còn sống, rất khó giữ bình tỉnh, để mà nhận định trong lúc bên tai rạt rào những bia miệng bia đời.

 

Dù gì chăng nửa, trong một xã hội đầy nhiễu nhương loạn lạc. Đội trên, đạp dưới, trí thức mượn đầu heo nấu cháo để vinh thân phì gia. Những cấp chỉ huy cũ tại Bình Thuận như  Lưu Bá Châm, Nguyễn Quốc Hoàng, Đàm văn Quý, Nguyễn Khắc Tuân, Đàng Thiện Ngôn, Nguyễn Văn Tiên, Phạm Ngọc Cửu, Phan Bái, Nguyễn Quốc Trường, Cát Ngọc Giao..và nhất là Đại Tá  Ngô Tấn Nghĩa, xét cho cùng khi xếp hạng, cũng vẫn  tốt hơn hằng trăm ngàn lần, những sâu bọ khác  đội lớp người, làm quan, làm tướng, chính khứa, khoa bảng, sư-cha..mà chỉ hại dân, hại nước, khiến cho VN ngày nay, vào thế kỷ 21, mà vẫn còn ngoi ngóp trong vũng bùn  ô uế, dưới gót sắt tù gông nô lệ của rợ Hồ.

 

2-BÌNH THUẬN, CHIẾN TRƯỜNG THẢM TUYỆT CỦA NGƯỜI LÍNH VNCH

 

Tết Mậu Thân 1968, VC hai lần tấn công thành phố Phan Thiết và có khi , chỉ còn cách vài chục bước, là tới sát Bộ Chỉ Huy Tỉnh/Tiểu Khu. Cũng năm này, lãnh thổ thực sự còn lại, do chính quyền Quốc Gia kiểm soát, chưa quá 45%. Thế mà tới năm 1970, ban đêm mọi người có thể di chuyển khắp các quận. Sau khi Hiệp định Ba Lê được Mỹ dàn dựng, bắt ép VNCH ký, Bình Thuận là một trong mấy địa điểm, được Bắc Việt chọn đặt Tổ  Đình Chiến Bốn Bên.

 

Thời gian đó, khi nét mực ký của Lê Đức Tho, Kissiger và Nguyễn Thị Bình trên tờ văn bản quốc tế chưa khô, mùi thơm của rượu vang và khói thuốc xì gà Cu Ba như còn nồng nặc trong gian phòng khách lộng lẫy của khách sạn. Cũng lúc đó, VC đồng loạt mở 21 cuộc tấn công vào các xã ấp của tỉnh Bình Thuận, để  dành dân lấn đất.

 

Hai mươi mốt điểm bị tấn công cùng một đêm khi giờ hưu chiến vừa bắt đầu hiệu lực, đồng lúc với lệnh của Quân Đoàn 'Lãnh thỗ nào lo lãnh thố đó và phải bằng mọi gía,đẩy giặc ra khỏi thôn ấp'. Thế là cả tỉnh,ngoài quân đội, cảnh sát, cán bộ,còn có công chức, giáo viên, cũng được võ trang đầy mình súng đạn và đồng phục màu đen. Chỉ huy là tiên liệu và liên hợp, nên từ năm 1970 về sau, các đơn vị chiến đấu tại TK. Bình Thuận, từ người lính NQ +DPQ tới Cán Bộ XDNT..trở nên dũng mãnh, can trường hơn bao giờ hết. Bởi họ  không cònbị 'Đem con bỏ chợ' như trước, phải chiến đấu đơn độc. Bây giờ thì khác, khắp nơi đã có 'Ông già,’ tức Đại Tá Nghĩa, gần như ngày đêm đều có mặt tại các xã, ngủ đêm với binh sĩ ở tiền đồn, ấp, bót xa xôi và nguy hiểm. Một cấp chỉ huy đầu tỉnh, suốt thời gian nhậm chức, coi như chẳng năm nào có ba ngày Tết như mọi người, để đón các phái đoàn, vui thú gia đình. Bởi vì tất cả chỉ có lính mà thôi.

 

Tóm lại qua 19 đời tỉnh trưởng của lịch sử Bình Thuận, duy nhất chỉ có Ngô Tấn Nghĩa, qua chủ trương bằng việc làm của mình, để mà thuyết phục thuộc cấp. Nên nơi nào khó khăn, ông đều hiện diện. Dùng trực trăng của mình để tải đạn súng cối, tiếp tế cho các tiền đồn đang bị tấn công. Là Chỉ huy trực tiếp, đứng cạnh các BCH đơn vị đang đụng trận, trong tầm đạn của địch. Là người lính Quân Y, Tâm Lý Chiến..khiêng cáng và vổ về thương binh, được tải từ chiến trường về.

 

Trong tinh thần chiến đấu như vậy, thử hỏi làm sao Bình Thuận, chẳng giải tỏa được 21 điểm bị giặc tấn công, mà thực chất qua lời khai của các tù binh 'Thủ trưởng bảo chúng em, có lệnh ngừng bắn rồi, vào ấp có đồng bào đón tiếp và sẽ ở đó luôn'.

 

Nhưng quan trọng hơn hết, đó là đúng 7 giờ sáng ngày 27-1-1973, mọi sự yểm trợ của Hoa Kỳ với VNCH coi như chấm dứt. Cũng may lúc đó, người lính và cán bộ Bình Thuận đã trưởng thành trong khói lửa chiến tranh, nhờ vậy mà trong ngày ngưng bắn, VC dù đã chuẩn bị thật chu đáo, để thực hiện cho được ý đồ, mà chúng đã đòi hỏi, trong khi còn ngồi trong bàn họp tại Hội Nghị Ba Lê. Đó là Tổ hợp kiểm soát đình chiến, phải được thiết lập ngay tại Phan Thiết, trong thời gian sớm nhất, để chúng có thể hợp thức hóa ngay, vùng đất mà VC tin là sẽ chiếm được.

 

Có thể nói chưa bao giờ  chiến lợi phẩm thu được nhiều đến thế, qua các trận chiến thật đẳm máu ngày 27-1-1973, gay go, đầy dũng cảm của người lính DPQ+NQ và CB/XDNT Bình Thuận. Tuy Phong, một quận xa nhất tỉnh và cũng có nhiều VC nằm vùng, tập kết nhiều nhất. Nhưng đến 4 giờ chiều cùng ngày, ta đã nhổ xong chốt của địch, có lúc hai bên phải xáp lá cà. Những lá cờ của Mặt Trận Giải Phóng MN mới toanh còn thơm mùi vải, nằm ngổn ngang giữa xác chết, bên cạnh nón cối, dép nhựa thay cho dép râu Bình Trị Thiên, súng ngắn K54 còn óng ánh màu mở bò vàng và xắc cốt mới. Tất cả đều chuẩn bị cho sự tiếp thu. Tiếc thay năm đó mộng vỡ hoàn toàn. Để gỡ gạc và trả thù, VC lại pháo kích điên cuồng vào các khu dân sự đông đúc như chợ búa, trường học. Rồi ngay hôm sau lại ngược ngạo tố cáo VNCH vi phạm lệnh ngưng bắn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.