Hôm nay,  

Hồ Chí Minh Và Vị Đại Anh Hùng Ai Quốc ( Phần I )

24/04/200600:00:00(Xem: 2127)

Không một ai thắc mắc khi nghe nhắc Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… là những đại anh hùng cứu quốc hoặc Trần Bình Trọng, Lê Lai hay Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thái Học… là những anh hùng dân tộc và Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh… là những nhà cách mạng yêu nước. <"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Cũng không một ai thắc mắc khi các danh xưng trên không được dành cho nhiều nhân vật lịch sử lừng danh như Trần Thủ Độ, Hồ Quý Ly, Mạc Đăng Dung, Trịnh Kiểm, Trịnh Tùng, Nguyễn Nhạc, Nguyễn  Ánh …

 

Vấn đề không phản ảnh thái độ gán ghép chủ quan mà thể hiện sự đáp ứng trọn vẹn các tiêu chuẩn trong hàm nghĩa của ngôn từ. Hành vi và quyền lực của Trần Thủ Độ chưa dễ có người sánh nổi hoặc vượt qua, nhưng Trần Thủ Độ vẫn mãi mãi chỉ là Trần Thủ Độ. Trần Thủ Độ là nhân vật trung tâm gây dựng một triều đại lẫy lừng nhưng lịch sử đã ghi nhận xu hướng mưu đồ cho một dòng họ và thủ đoạn tranh đoạt quyền hành bá đạo. Trần Thủ Độ đã thành công, đã chứng tỏ tầm vóc phi thường nhưng không phải anh hùng, cũng không phải người yêu nước.

 

Lịch sử không nghiệt ngã, thiên kiến nhưng công bằng.

 

Bởi danh hiệu anh hùng, yêu nước luôn bác bỏ việc đặt quyền lợi cá nhân hoặc phe phái cao hơn cuộc sống toàn dân và bác bỏ mọi hành vi đi ngược nhân tính. Ở các trường hợp trên, mọi tiêu chuẩn trong hàm nghĩa của ngôn từ đều được thực tế đáp ứng nên danh chính khiến ngôn thuận, và vì thế, không còn thắc mắc.

 

Trong trường hợp Hồ Chí Minh, việc phù hợp với danh hiệu nào không đơn giản. Tuy đều dựa vào nền tảng thực tế, mọi danh hiệu luôn có vẻ thiếu chính danh và tiếp tục khơi gợi những thắc mắc.

 

Người xưng tụng Hồ Chí Minh là anh hùng, yêu nước cũng như người kết tội Hồ Chí Minh là phản dân, hại nước đều có thể nêu chứng cớ và đều gặp chống đối.

 

Người xưng tụng dựa trước hết vào mục tiêu đoàn kết dân tộc chống xâm lăng, giải phóng đất nước của các tổ chức đấu tranh mà Hồ Chí Minh tham dự qua nhiều thời kỳ.

 

Kế tiếp, là lòng yêu nước và bản tính nhân hậu bẩm sinh được tô bồi từ thuở thơ ấu bởi cả hoàn cảnh gia đình lẫn xã hội đã sớm đặt Hồ Chí Minh vào sự chọn lựa ý hướng tự nguyện hy sinh, sống trọn đời gian khổ vì dân, vì nước.

 

Cuối cùng là thái độ sùng kính mà toàn dân dành cho Hồ Chí Minh thể hiện qua sự triệt để hưởng ứng mọi hành động của Hồ Chí Minh, qua danh hiệu Cha già dân tộc và qua tiếng gọi Bác thân thiết…

 

Những người khác phủ nhận mọi viện dẫn trên cho rằng tất cả chỉ là trò trình diễn lường gạt nhắm lôi cuốn quần chúng để khai thác cho tham vọng cá nhân và mục tiêu truyền bá ảnh hưởng Liên Xô tại vùng Đông Á là nhiệm vụ mà Hồ Chí Minh được Đệ Tam Quốc Tế giao phó.

 

Bởi, từ thập niên 1920, Hồ Chí Minh đã thực sự trở thành tín đồ Cộng Sản, (1) đã dứt khoát chọn con đường cách mạng vô sản thế giới và chưa bao giờ tỏ một dấu hiệu nào cho thấy chỉ dựa vào Liên Xô như một phương tiện khai thác cho cuộc đấu tranh giải phóng đất nước.

 

Cho nên, Hồ Chí Minh từng bị dân chúng gọi là Cáo Hồ, là Quỷ Vương, Mặt Trận Việt Minh từng bị coi là tiêu biểu của dối trá qua tiếng Vẹm (2) phổ biến từ 1945…

 

Sự khác biệt như ngày với đêm, như nước với lửa bắt nguồn từ thực tế phức tạp của một giai đoạn lịch sử mà mỗi sự việc, mỗi biến cố, mỗi hành vi của các nhân vật đều có thể hiểu theo nhiều cách, tùy thế đứng, tùy trình độ và tùy cả cảm quan cá nhân. Nói một cách khác, thực tế đã trải nhiều uốn nắn cho phù hợp với những phát biểu mang nặng tính chủ quan thay vì được giới thiệu chính xác để tự phát biểu.

 

Sau ngót 7 năm xuôi ngược mưu sinh, cuối năm 1917, Hồ Chí Minh định cư tại Pháp và bắt đầu tham gia đấu tranh qua tổ chức Những Người Việt Nam Yêu Nước của Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường. Nhưng toàn bộ hoạt động của Hồ Chí Minh cho tới cuối năm 1920 hoàn toàn không đáng kể, ngoại trừ sự gia nhập Đảng Xã Hội Pháp theo thúc đẩy của Phan Văn Trường là người lúc đó có nhiều tương quan với tổ chức này.

 

Cuối tháng 12-1920, Hồ Chí Minh ngả theo nhóm đảng viên Xã Hội ly khai để một năm sau, cuối tháng 12-1921, có mặt trong số những người thành lập Đảng Cộng Sản Pháp rồi được cử sang Nga vào năm 1923.

 

Từ đây, Hồ Chí Minh mới thực sự bước vào đấu tranh với một quá trình hoạt động có thể phân thành 3 thời kỳ chủ yếu:

 

- Thời kỳ hoạt động giải phóng dân tộc 1924-1945.

 

- Thời kỳ cầm đầu lực lượng kháng chiến 1945-1954.

 

- Thời kỳ “chiếu cố miền <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Nam” từ 1954 tới cuối đời.

 

– Thời kỳ hoạt động giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh khởi sự cuối năm 1924 tại Hoa Nam là vùng đất quy tụ người Việt Nam lưu vong đấu tranh chống thực dân Pháp.

 

Từ đầu thập niên 1920, diễn biến chính trị tại Á Đông không thể rũ bỏ ảnh hưởng của cuộc chính biến tháng 11-1917 tại Nga. Trong khung cảnh này, việc Lenin và đảng Cộng Sản Nga đoạt được quyền lãnh đạo đất nước có tác động hết sức lớn đối với hết thẩy người Việt Namđang đấu tranh giành lại chủ quyền độc lập.

 

Câu hỏi đến với mọi người lúc đó không phải chủ nghĩa Cộng Sản ra sao mà chỉ đơn giản là người Nga có bí quyết gì để lật đổ nổi chế độ Nga hoàng"

 

Nguyện vọng đánh đuổi thực dân Pháp thúc đẩy tâm trạng nôn nóng muốn nắm ngay bí quyết này. Cho nên, năm 1920, Phan Bội Châu đã tìm gặp các viên chức Nga tại Bắc Kinh ngỏ ý nhờ giúp đỡ huấn luyện về kỹ thuật đấu tranh.

 

Phan Bội Châu không đạt ý muốn vì bị đặt trước đòi hỏi phải chấp nhận sự ràng buộc của Liên Xô.

 

Ảnh hưởng chính biến tại Nga cũng gây chấn động với giới lãnh đạo cuộc Cách Mạng Tân Hợi 1911 của Trung Hoa khiến lãnh tụ Tôn Dật Tiên đã chấp nhận dung nạp Cộng Sản Trung Quốc để liên kết với Nga qua việc ban bố chính sách Liên Nga Dung Cộng. Việc liên kết Liên Xô – Trung Hoa Dân Quốc dẫn tới sự xuất hiện phái bộ cố vấn Borodin tại Quảng Châu là lý do Hồ Chí Minh có mặt tại đây từ cuối tháng 11-1924 với cái tên Lý Thụy (3).

 

Sự có mặt của Hồ Chí Minh khiến Hoa Nam không còn là địa bàn hoạt động riêng của những người Việt Nam đấu tranh thuần túy cho mục tiêu giải phóng dân tộc mà bắt đầu có sự chen chân của Cộng Sản Quốc Tế với mục tiêu vận động giai cấp đấu tranh tiến tới chuyên chính vô sản thế giới.

 

Vì tuy là người Việt Nam, Hồ Chí Minh đã có mặt với tư cách một cán bộ Đệ Tam Quốc Tế để thực hiện các nhiệm vụ ghi rõ trong quyết định ngày 25-9-1924 dưới sự chỉ huy trực tiếp của các cán bộ thuộc Bộ Phương Đông Đệ Tam Quốc Tế như  Hilaire Noulens, Serge Lefrank… và theo lời lẽ của Hồ Chí Minh qua bản báo cáo ngày 18-12-1924 khi bắt đầu có mặt tại đây: “Trong lúc này, tôi là một người Trung Quốc chứ không phải là một người Việt Nam và tên tôi là Lý Thụy chứ không phải là Nguyễn Ái Quốc”.

 

Công việc trước mắt của Hồ Chí Minh cũng được ghi rõ trong một văn thư của Quốc Tế Nông Hội thuộc Đệ Tam Quốc Tế: “Theo nghị quyết của đoàn chủ tịch ngày 31-7 (1925), đồng chí được phân công phụ trách không những phong trào của nông dân Trung Quốc mà còn của tất cả các thuộc địa mà đồng chí có thể liên hệ được từ Quảng Châu, nghĩa là của Đông Dương, Miến Điện, Xiêm, Đài Loan và Nam Dương. Đồng chí đặt ngay liên lạc với những thuộc địa trên và tiến tới lập những nông hội ở đấy”.

 

Thời gian này, Hồ Chí Minh thường xuyên báo cáo công tác của mình và nguyên văn một đoạn báo cáo gửi về Mạc Tư Khoa mùa hè 1926 như sau:

 

“ Từ khi tới đây tôi đã làm những việc sau đây cho Đông Dương:

 

1. Lập một tổ chức bí mật.

 

2. Lập một hội nông dân (của những Việt Kiều sống ở Xiêm).

 

3. Lập một nhóm thiếu niên tiền phong Đông Dương, con cái công nông. Các cháu đang ở Quảng Châu do chúng tôi nuôi dậy.

 

4. Tổ chức một nhóm phụ nữ cách mạng (bắt đầu từ tháng tư, có khoảng 12 thành viên)

 

5. Lập một trường tuyên truyền...”

 

Bản báo cáo còn đề cập tới vấn đề tài chánh cung cấp bởi Đệ Tam Quốc Tế:

 

“Các chuyến đi dài ngày (khoảng 2 tuần) nguy hiểm và tốn kém nhiều mà phương tiện của chúng tôi lại ít ỏi (với tiền lương của tôi cộng với tiền lương của một trong số các đồng chí Liên Xô, công việc vẫn chưa chạy nhanh như mong muốn)... (4) 

 

Không thể xóa bỏ nguồn cỗi Việt Nam, nhưng Hồ Chí Minh không còn coi mình là người Việt Nam như lời tự xác nhận vì đã chọn ý hướng phục vụ Đệ Tam Quốc Tế, được tổ chức này nuôi dưỡng và chỉ thị trong từng bước hành động.

 

Tuy nhiên để đạt hiệu quả trong thực tế, Hồ Chí Minh không thể công khai hóa tư cách Cộng Sản mà cần có bộ áo quốc gia che kín thân hình màu đỏ xẫm của mình tức không thể tách rời khỏi hàng ngũ người Việt Nam yêu nước.

 

Theo đúng chiến lược Lenin “đường tới Parisphải qua Bắc Kinh”, Liên Xô đặc biệt chú trọng việc bành trướng ảnh hưởng về phương Đông mà hầu hết các quốc gia đều mất quyền tự chủ nên đang sôi sục nguyện vọng giải phóng dân tộc.

 

Lenin đã đề ra sách lược liên minh qua chính sách mặt trận dân tộc với lời nhắc nhở: “Thắng lợi của cách mạng thế giới sẽ không thể có, nếu không có liên minh cách mạng giữa vô sản tại các nước tiên tiến với các dân tộc bị áp bức tại các thuộc địa bị nô dịch.”

 

Liên minh để tăng sức mạnh cho giai cấp vô sản đồng thời phân rẽ kẻ thù tư sản thành từng cụm nhỏ cô lập.

 

Tại phương Đông, cụm kẻ thù đầu tiên là các chính quyền thực dân và liên minh là đoàn kết với các thành phần chống đối thực dân. Nhưng nghĩa chữ đoàn kết theo Cộng Sản đã được Bùi Tín nêu rõ như sau: “Với những người lãnh đạo Cộng Sản, chữ đoàn kết có ý nghĩa khác với ý nghĩa thông thường...

 

Đoàn kết luôn có nghĩa và chỉ có một ý nghĩa là: Theo tôi! Đoàn kết trong Mặt Trận Việt Minh, trong Mặt Trận Liên Việt hay trong Mặt Trận Tổ Quốc có nghĩa là theo sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, chịu mọi sự áp đặt của Đảng Cộng Sản. Nói khác với Đảng, cãi lại Đảng là vi phạm tinh thần đoàn kết, là phá vỡ khối đoàn kết, là có tội…

 

Ngay ở trong Đảng, vấn đề giữ đoàn kết của Đảng như con ngươi của mắt mình, có nghĩa là luôn phải tuân theo ý kiến của lãnh đạo, không được có ý kiến khác, nếu có ý kiến khác thì liền bị kết tội bè phái, chia rẽ, phá vỡ sự đoàn kết, thậm chí là phản bội, phản động…

 

Trong phe xã hội chủ nghĩa, đoàn kết với Liên Xô luôn bao hàm ý tuân theo sự lãnh đạo và chỉ huy của Liên Xô, những ý kiến của Liên Xô phải coi là chỉ thị để chấp hành nghiêm chỉnh.

 

Trong mối quan hệ trên bán đảo Đông Dương, giữa ba nước Việt Miên Lào cũng vậy, đoàn kết bao gồm ý phải công nhận sự lãnh đạo của Việt Nam, phải coi ông Hồ Chí Minh là người lãnh đạo của cả ba đảng…

 

Đoàn kết trở thành sợi dây vô hình trói buộc mọi cá nhân với Đảng, mọi tổ chức với Đảng Cộng Sản, thủ tiêu các quyền dân chủ, thủ tiêu sự bình đẳng, làm cơ sở cho mọi sự chuyên quyền và độc đoán tệ hại. Đây cũng là một kiểu cách lạt mềm buộc chặt của ông Hồ Chí Minh” (5)

 

Hồ Chí Minh đã được huấn luyện tại Mạc Tư Khoa về sách lược liên minh và ý nghĩa đoàn kết đó trước khi nhận nhiệm vụ tại Bộ Phương Đông của Đệ Tam Quốc Tế.

 

Cuối năm 1924, Hồ Chí Minh có mặt bên cạnh các phần tử dân tộc đấu tranh tại Hoa Namtrong tinh thần liên minh và đoàn kết theo đúng hướng đã học tập.

 

Để thuận tình hợp cảnh, Hồ Chí Minh bắt buộc phải xuất hiện như một người yêu nước nhiệt thành với nguyện vọng tranh thủ độc lập và chủ nghĩa Cộng Sản chỉ được trình bày như phương tiện hữu hiệu duy nhất để đạt nguyện vọng này.

 

Đây không phải thủ đoạn cá nhân mà chính là nguyên tắc đấu tranh đã trở thành kinh điển. Không chỉ Hồ Chí Minh trình diễn bộ mặt yêu nước mà hết thẩy những người khác sau khi trở thành đảng viên Cộng Sản cũng phải trình diễn tương tự.

 

Cũng không riêng các cá nhân mà mọi tổ chức Cộng Sản đều phải thực hiện cùng một cung cách, dù hết thẩy đảng viên Cộng Sản các cấp đều thuộc lòng điều tâm niệm "dân tộc chỉ là màu sắc chứ không phải bản chất và chủ nghĩa ái quốc là một điều nguy hiểm” như khẳng định của Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội trên báo Thanh Niên, cơ quan ngôn luận của Hội số ra ngày 20-12-1926.

 

Trước đó, tháng 6-1924, nghị quyết đại hội V của Đệ Tam Quốc Tế về sự hợp tác với các phần tử dân tộc tại Phương Đông cũng ghi rõ: "Điều mà chúng ta bắt buộc các đảng Cộng Sản phải làm là tìm cách xử dụng các phần tử dân tộc chống lại giai cấp tư sản. Các đảng Cộng Sản phải thúc đẩy các phần tử bất mãn chống lại chế độ…Dĩ nhiên chúng ta không bao giờ chấp nhận các phần tử dân tộc…Chúng ta chỉ lợi dụng sự bất mãn của họ để phục vụ cuộc cách mạng vô sản.” (6) 

 

Hồ Chí Minh có mặt tại đại hội này và từng phát biểu: “Hiện nay nọc độc và sức sống của bọn rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các thuộc địa hơn là ở chính quốc” (7)

 

Lời phát biểu không chỉ bày tỏ sự tán trợ sách lược vận dụng hình thức mặt trận dân tộc đoàn kết, lợi dụng các phần tử yêu nước mà còn xác nhận thế đứng dứt khoát trong trận tuyến đấu tranh giai cấp tiêu diệt kẻ thù tư bản.

 

Mục tiêu theo đuổi của Hồ Chí Minh không còn là nền độc lập dân tộc nữa mà là sự thành công của cách mạng vô sản và kẻ thù không chỉ là các guồng máy thực dân thống trị mà là toàn thể bọn rắn độc tư bản chủ nghĩa.

 

Dân tộc Việt Nam trước mắt Hồ Chí Minh không còn là một tập thể đồng bào cùng chung huyết mạch mà là một tập thể đầy rẫy bọn rắn độc tư bản chủ nghĩa, kẻ thù không đội trời chung của giai cấp vô sản là giai cấp tiền phong trong cuộc đấu tranh cách mạng đem lại hạnh phúc cho con người và cũng là giai cấp được Hồ Chí Minh chọn lựa phụng sự.

 

Trong tầm nhìn mới của Hồ Chí Minh so với ba năm trước, đấu tranh giải phóng dân tộc chỉ còn là đoạn đường đoạt thủ quyền lực, cụ thể là đoạt thủ chính quyền cho giai cấp vô sản.

 

Do các phần tử đấu tranh giải phóng dân tộc đều nhắm mục tiêu lật đổ guồng máy thực dân thống trị để giành độc lập nên tạm thời được coi như đối tượng liên minh cần thiết để tăng triển sức mạnh đối đầu với kẻ thù tư bản trong đó các phần tử thực dân là đối tượng cần tiêu diệt trước hết.

 

Liên minh chỉ là giai đoạn và ngay trong liên minh vẫn phải nắm quyền chủ động để bảo đảm chính quyền thuộc về giai cấp vô sản khi thực dân bị xô đổ, bởi như Engels đã định nghĩa, chính quyền chỉ là bộ máy mà một giai cấp dùng để hủy diệt giai cấp kia nên không thể để rơi vào tay các giai cấp khác, dù là giai cấp đang được liên minh.

 

Suốt thời gian hoạt động tại Hoa Nam, Thái Lan và cho tới cuối đời, trong mọi cuộc liên minh, Hồ Chí Minh đã tuân thủ triệt để ý nghĩa đoàn kết mà Bùi Tín diễn tả chính bởi mục tiêu này.

 

Liên minh để tăng triển lực lượng đấu tranh với điều kiện bảo đảm vị thế độc tôn của giai cấp vô sản nên đoàn kết trở thành tiêu diệt mọi dị kiến.

 

Trước hết là biến đổi các đối tượng đã tuân phục thành tín đồ tận tụy và kế tiếp là thanh lọc bằng mọi cách các đối tượng không chịu tuân phục. Cho nên khi Phùng Thế Tài bài bác việc gia nhập hàng ngũ các tổ chức đấu tranh giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã giảng giải: “Không vào là sai rồi. Tại sao không vào" Chúng mở cửa cho ta vào nắm quần chúng, sao ta lại quay đi" Chúng mở được hội, thì chúng có khả năng triệu tập quần chúng. Ta phải lợi dụng khả năng ấy. Phải vào mà biến tổ chức địch thành tổ chức ta.”

 

Tới Quảng Châu tháng 11-1924, chỉ vài tuần lễ sau, Hồ Chí Minh đã tiếp cận tổ chức Tâm Tâm Xã và tháng 6-1925 biến tổ chức này thành Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội với cái nhân được gọi là nhóm bí mật Cộng Sản Đoàn.

 

Nhóm bí mật gồm Hồ Chí Minh và 8 thành viên Tâm Tâm Xã tuân phục Hồ Chí Minh đã điều khiển tổ chức gồm rất đông hội viên đang có mặt tại Hoa Nam, Thái Lan, Việt Nam vận dụng chiêu bài giải phóng dân tộc, ngấm ngầm truyền bá tư tưởng Cộng Sản.

 

Với danh nghĩa Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội và chiêu bài tranh thủ độc lập, kể từ 1925, Hồ Chí Minh thu hút nhiều phần tử dân tộc đấu tranh ở trong nước tham gia Cộng Sản như Trần Phú, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Đặng Xuân Khu, Tôn Quang Phiệt, Đào Duy Anh…cùng nhiều phần tử chống Pháp khác đang hoạt động tại Thái Lan, Hoa Nam…

 

Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội nêu mục đích “hy sinh tính mệnh, quyền lợi, tư tưởng để làm cuộc cách mạng dân tộc, đập tan bọn Pháp, giành lại độc lập cho xứ sở, rồi sau làm cách mạng thế giới, lật đổ chủ nghĩa đế quốc”, nhưng trong công tác tuyên truyền vận động quần chúng, phần được nhấn mạnh chỉ là làm cách mạng dân tộc.

 

Đầu năm 1930, khi Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội bị xóa tên để trở thành Đảng Cộng Sản Đông Dương thì đảng viên Cộng Sản tiếp tục xâm nhập các tổ chức yêu nước khác như Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội của Hồ Học Lãm, Việt Nam Cách Mạng Đồng Chí Hội của Trương Bội Công, Nguyễn Hải Thần… đồng thời nêu chiêu bài dân tộc đấu tranh chống Thực Dân Đế Quốc qua một loạt tổ chức, trước hết là Hội Phản Đế Đồng Minh xuất hiện tháng 11-1930, rồi Mặt Trận Phản Đế Đông Dương tháng 4-1931, Đông Dương Phản Đế Liên Minh tháng 3-1935, Mặt Trận Dân Chúng Thống Nhất Phản Đế tháng 6-1936, Mặt Trận Nhân Dân Đông Dương tháng 10-1936, Mặt Trận Dân Chủ Đông Dương tháng 3-1939, Mặt Trận Dân Tộc Thống Nhất Phản Đế Đông Dương tháng 11-1939 và Mặt Trận Việt Nam Độc Lập Đồng Minh tức Mặt Trận Việt Minh tháng 5-1941 với lời tuyên truyền Việt Minh không phải là đảng cộng sản, chỉ là một mặt trận gồm tất cả các đảng phái lấy lại độc lập cho nước nhà – theo ghi nhận của Trần Trọng Kim.

 

Suốt 20 năm từ 1925 đến 1945, Hồ Chí Minh không ngừng thúc đẩy đồng chí tuyên truyền cho mục tiêu đấu tranh của Cộng Sản là đập tan chế độ thực dân Pháp để thu hồi độc lập dân tộc và không ngừng hô hào đoàn kết dân tộc, thống nhất lực lượng đấu tranh để sớm đi tới thành công. Nhưng trong hành động thực tiễn, Hồ Chí Minh và các đồng chí không rời xa ý hướng gây dựng và phát triển sự tồn tại duy nhất của đảng Cộng Sản.

 

Cho nên Douglas Pike mô tả về hoạt động của Hồ Chí Minh trong giai đoạn này như sau: “Hầu hết những thắng lợi chính trị của Hồ trong thời kỳ tiền Việt Minh là kết quả của tài tổ chức: tạo dựng, xử dụng và đưa ra ánh sáng một cách thuận lợi một chuỗi những tổ chức mặt trận thống nhất, cái sau bao giờ cũng cao hơn cái trước, mỗi cái đều tăng cường quyền lực của đảng, mở rộng thêm sự ủng hộ của cơ sở quần chúng và loại trừ đối lập (rivals). Kỹ thuật (loại trừ) này gồm có việc bao lấy tổ chức đối lập đưa nó vào trong một cộng đồng xã hội rộng lớn hơn như một phương cách làm lu mờ căn cước riêng của nó và như một màn mở đầu để chặt mất đầu, không còn lãnh tụ nên phải tan rã…”

 

Thực chất sách lược liên minh hay đoàn kết dân tộc dành cho tất cả các tổ chức chấp thuận liên hiệp cùng Cộng Sản dưới một hình thức nào đó với mục đích tăng cường lực lượng chống thực dân chỉ là lôi cuốn, khai thác, lũng đoạn để cuối cùng chiếm đoạt hoặc tiêu diệt theo cách Hồ Chí Minh từng giải thích với Phùng Thế Tài là biến tổ chức địch thành tổ chức ta.

 

Để giữ vững thành quả, sách lược này còn bao gồm một loạt hành động nối tiếp nhắm loại trừ trở ngại và những mầm mống đe dọa được định danh là kẻ địch.

 

Quan niệm không có chân lý thứ hai ngoài chân lý Cộng Sản đã biến mọi tổ chức hay phần tử không tuân phục Cộng Sản đều trở thành kẻ địch. Tất nhiên, trong loại trừ kẻ địch thì mọi phương tiện đều tốt, bất kể kẻ địch là ai, ở đâu.

 

Bernard Fall ghi lại cách đối phó của Hồ Chí Minh với những người từng tham gia các lớp huấn luyện do Hồ Chí Minh hướng dẫn tại Quảng Châu nhưng không chịu từ bỏ tinh thần dân tộc: "Đối với những kẻ chứng tỏ không đáng tin cậy, hoặc sau khi tốt nghiệp trường Hoàng Phố mà từ chối không theo cộng sản, Hồ dùng một liều thuốc rất công hiệu: sai đảng viên cộng sản tiết lộ danh tánh họ cho tình báo Pháp. Sở an ninh trong nước sẽ tóm cổ họ ngay khi về tới.”

 

Cộng tác với mật thám Pháp chỉ là một trong nhiều phương cách thanh trừng trở ngại. Hai phương cách khác đã trở thành hoạt động đấu tranh của Cộng Sản là vu cáo, bôi nhọ hết thẩy các tổ chức, phần tử dân tộc có uy tín trong quần chúng hoặc thủ tiêu, ám sát.

 

Sẽ hoàn toàn vô nghĩa nếu nhìn phương cách hành động của Hồ Chí Minh qua sự biểu hiện một tài năng đấu tranh siêu việt theo kiểu nhìn của Halberstam, Douglas Pike, Buttinger … hoặc như chứng cớ cho một bản tính hiểm độc tàn ác theo kiểu nhìn của nhiều người khác.

 

Đó là những kiểu nhìn chỉ nhắm dẫn đến những lời khen hay tiếng chê về một con người biệt lập chứ không đóng góp tích cực cho nhu cầu xác định các biến cố đã xẩy ra trong thực tế với tính cách lịch sử.

 

Tiếng nói quan trọng cất lên từ phương cách hành động của Hồ Chí Minh đối với những người nặng tinh thần dân tộc, không chấp nhận chủ nghĩa Cộng Sản là tiếng nói xác định ý hướng phụng sự của Hồ Chí Minh.

 

Ít nhất kể từ 1918, Hồ Chí Minh đã tham gia hoạt động trong nhóm Phan Chu Trinh do thúc đẩy của lòng yêu nước.

 

Nhưng từ 1923, khi trở thành cán bộ Đệ Tam Quốc Tế, Hồ Chí Minh tin tưởng tuyệt đối rằng “chủ nghĩa Mác-Lenin là ánh sáng chân lý, là mặt trời đưa lại nguồn vui” (8) 

 

Ánh sáng của vừng mặt trời này cho thấy ngoại trừ giai cấp vô sản và những người tin theo Cộng Sản, mọi giai cấp hoặc phần tử khác đều thuộc hàng ngũ kẻ thù tức bọn rắn độc tư bản chủ nghĩa – theo ngôn ngữ của Hồ Chí Minh.

 

Vì thế, lòng yêu nước theo cái nghĩa thông thường đã được chính Hồ Chí Minh chỉ cho các đồng chí trong Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội hiểu là nguy hiểm bởi vừa khuôn hạn giữa các biên giới quốc gia nhỏ hẹp vừa đồng nghĩa với sự yêu thương bọn rắn độc tư bản.

 

Lòng yêu nước, nếu không được hiểu như một vỏ ngoài theo sách lược, sẽ phải hàm chứa ý nghĩa mới là mở rộng theo tầm soi rọi của ánh sáng chân lý Mác – Lenin tức bao quát hết thẩy giai cấp vô sản cùng những người tin theo Cộng Sản trên thế giới. Đất nước của Hồ Chí Minh không còn mang tên Việt Nammà đã đổi thành quê hương của giai cấp vô sản.

 

Cho nên mới có lời nhắc nhở của Hồ Chí Minh về tính chất cuộc cách mạng tại Việt Namnhư Trần Văn Giàu đã lập lại: “Chúng ta làm cách mạng đánh đế quốc thực dân tức là đánh tư bản chủ nghĩa. Cuộc cách mạng đó có qui mô thế giới mà cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Namlà một bộ phận”.

 

Tính giai cấp đã hoàn toàn thay thế mọi thứ tình nhân loại, tình đồng bào… thậm chí cả tình gia đình ruột thịt.

 

Bởi tất cả những thứ tình này đều đe dọa gây trở ngại cho hoạt động đấu tranh cách mạng vô sản trong trường hợp thiếu nền tảng giai cấp tính.

 

Sách lược đấu tranh đòi hỏi Hồ Chí Minh phải vận dụng lòng yêu nước theo cái nghĩa thông thường, nhưng ý hướng đấu tranh và mục tiêu phụng sự của Hồ Chí Minh đã đặt trọn vào giai cấp vô sản. Phương cách hành động của Hồ Chí Minh từ 1924 tới 1945 là tiếng nói dứt khoát khẳng định thực tế này và phương châm hành động của Cộng Sản là cứu cánh biện minh cho phương tiện.

 

Từ đây tiếng nói quan trọng thứ hai đã cất lên là tiếng nói xác định những tổn hại mà lực lượng dân tộc yêu nước phải gánh chịu do phương cách hành động của Hồ Chí Minh.

 

Sau 20 năm hoạt động, Hồ Chí Minh đã có trong tay Đảng Cộng Sản Đông Dương đủ sức đoạt chính quyền vào Tháng Tám 1945. Sự lớn mạnh của Đảng này tất nhiên do tinh thần tích cực của các đảng viên nhưng không thể phủ nhận xương máu của nhiều nạn nhân là những người Việt Namyêu nước kể từ tháng 6-1925. Những nạn nhân này đã đóng góp mạng sống vào sự phát triển của Đảng Cộng Sản bằng cách tự nguyện hy sinh cho chiêu bài yêu nước mà Hồ Chí Minh và các đồng chí luôn giương cao hoặc bằng cách bị đẩy vào ngục tù thực dân hay bị âm thầm hạ sát bởi những người Cộng Sản.

 

Song song với sự lớn mạnh của Đảng Cộng Sản, lực lượng dân tộc yêu nước đã liên tục bị triệt hạ, bị tiêu hao không vì mục tiêu phụng sự dân tộc hằng mong mỏi. Duncanson tỏ ra không xa thực tế khi cho rằng dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, Đảng Cộng Sản Đông Dương đã trở thành lực lượng chống lại những người-yêu-nước-chống-thực-dân.

 

Bởi khó thể nói khác rằng sức mạnh của Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản Đông Dương đã được nuôi dưỡng bằng xác chết của không biết bao nhiêu tổ chức dân tộc đấu tranh và những người Việt Nam yêu nước.

 

Douglas Pike biện giải rằng dù thực tế diễn ra như thế nhưng có thể ông Hồ không muốn thế và Larteguy coi đây là cái giá phải trả cho một cuộc cách mạng – “Để giữ nguyên sự thán phục dành cho cuộc cách mạng, tốt nhất là không nên nhắc đến các nạn nhân của nó”.

 

Douglas Pike, Larteguy là những người ngoài cuộc có thể phát biểu theo bất kể cách suy nghĩ đảo điên nào, nhưng tiếng nói cất lên từ thực tế Việt Nam vẫn khẳng định Hồ Chí Minh đã tranh thủ vị thế lãnh đạo bằng cái giá gây tổn hại đau đớn nặng nề cho dân tộc và hàng ngũ những người yêu nước đấu tranh.

 

Hồ Chí Minh đã nhân danh lòng yêu nước, nhân danh mục tiêu tranh thủ độc lập để tiến hành thủ đoạn tiêu diệt các lực lượng yêu nước hầu đi tới việc độc chiếm quyền hành vào Tháng Tám 1945.

 

Thời kỳ được gọi là đấu tranh giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh đã diễn ra theo chiều hướng này với những nỗ lực nhắm chủ yếu gây sức mạnh và giành quyền lực cho đảng Cộng Sản Đông Dương.

 

Hồ Chí Minh đã hoàn thành nhiệm vụ do Đệ Tam Quốc Tế giao phó là mở một đầu cầu bành trướng chủ nghĩa Cộng Sản tại vùng Đông Nam Á bằng cách vận dụng hữu hiệu các nguyên tắc chiến lược sách lược Lenin-được-Staline-hóa để tiêu diệt hầu hết trở ngại là các tổ chức dân tộc yêu nước Việt Nam.

 

Điểm chính trong chiến lược sách lược này là phải kết hợp mọi tầng lớp nhân dân trong nước bị trị dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, hay dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản do Hồ Chí Minh, đại diện Đệ Tam Quốc Tế sáng lập và lãnh đạo. Mục tiêu tối hậu của mọi hoạt động là nắm chính quyền tại Đông Dương để tiến tới Cộng Sản hóa vùng Đông Nam Á.

 

Hồ Chí Minh đã thành công nhưng hàng loạt bàn tay khối óc cần thiết cho công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước Việt Nam đã bị hãm hại, thủ tiêu đồng thời đẩy tập thể dân tộc vào cảnh ngộ phân ly thù hận không thể hàn gắn tới ngày nay.

 

Bởi vì cuối cùng những người yêu nước đã thấy không còn chọn lựa nào ngoài sự cúi đầu cho Cộng Sản sai phái hay trở thành nạn nhân bị thanh toán. Tất nhiên, khi không chịu trở thành công cụ và muốn tránh số phận nạn nhân thì hành vi đối đầu tự vệ là hành vi bắt buộc phải làm và do đó không thể tránh tình trạng phân ly thù hận.

 

– Thời kỳ thứ hai là thời kỳ Hồ Chí Minh cầm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp từ 1945 tới 1954.

 

Biến cố mở đầu được gọi là Cách Mạng Tháng Tám hoặc cuộc Tổng Khởi Nghĩa Cướp Chính Quyền Về Cho Nhân Dân xẩy ra ngày 19-8-1945 là cuộc biểu tình tổ chức tại Công Trường Nhà Hát Lớn Hà Nội, sau đó biến thành tuần hành tới một số cơ quan để đại diện Việt Minh tiếp thu chính quyền theo thỏa thuận đã dàn xếp.

 

Mấy ngày sau, 27-8-1945, Hồ Chí Minh ra tuyên cáo về việc Ủy Ban Dân Tộc Giải Phóng thuộc Mặt Trận Việt Minh “tự cải tổ thành Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, mời thêm một số nhân sĩ tham gia để cùng nhau gánh vác nhiệm vụ nặng nề mà quốc dân giao phó… Chính Phủ lâm thời không phải là chính phủ riêng của Mặt Trận Việt Minh… Nó thật là một chính phủ thống nhất quốc gia giữ trọng trách chỉ đạo cho toàn quốc, đợi ngày triệu tập được Quốc Hội để cử ra một Chính Phủ Dân Chủ Cộng Hòa chính thức…”.

 

Trước đó, ngày 25-8-1945 tại Huế, Bảo Đại chính thức tuyên bố thoái vị, trao ấn kiếm cho đại diện Việt Minh đồng thời tại Sài Gòn, Khâm Sai Nguyễn Văn Sâm cũng bàn giao chính quyền cho Lâm Ủy Hành Chánh do Trần Văn Giàu làm Chủ Tịch.

 

Các phe phái không Cộng Sản trên khắp nước đã bày tỏ cụ thể tinh thần liên hiệp đoàn kết. Hồ Chí Minh đã tuyên cáo chính phủ không phải của riêng Mặt Trận Việt Minh mà là chính phủ thống nhất quốc gia.

 

Khó khăn trước mắt là hậu quả nạn đói và trận lụt vừa xảy ra bắt đầu từ ngày 18-8-1945 tại nhiều tỉnh miền Bắc cùng với thái độ của nhiều phần tử thực dân trong chính giới Pháp không muốn từ bỏ chủ quyền tại Đông Dương.

 

Tuy nhiên, công việc đầu tiên của chính phủ do Hồ Chí Minh lãnh đạo lại xoay theo hướng khác.

 

Chỉ mấy ngày sau khi chính phủ chính thức ra mắt, ngày 1-9-1945, lực lượng võ trang Việt Minh mở cuộc tấn công tiêu diệt căn cứ Nga My, Ninh Bình của Đảng Đại Việt Duy Dân.

 

Trong 10 ngày đầu tháng 9-1945, Võ Nguyên Giáp nhân danh Bộ Trưởng Nội Vụ ký một loạt sắc lệnh giải tán các đảng Đại Việt Quốc Gia Xã Hội, Đại Việt Quốc Dân Đảng… vì âm mưu với ngoại quốc đe dọa nền Độc Lập của Việt Nam và bắt giữ nhóm lãnh đạo Thanh Niên Ái Quốc Hội với tội danh Việt gian.

 

Tại miền Nam, các nhân vật giáo phái và nhóm Cộng Sản Đệ Tứ Quốc Tế bị lùng bắt với tội danh âm mưu đảo chính. Hành động này khiến bùng nổ cuộc biểu tình phản đối của tín đồ Hòa Hảo tại Cần Thơ ngày 8-9-1945 và trở thành một vụ thảm sát khi Việt Minh đưa lực lượng võ trang tới trấn áp.

 

Trả lời dư luận thắc mắc, ngày 10-9-1945, Trần Huy Liệu họp báo tại Hà Nội thanh minh chính phủ không hề khủng bố hay bắt bớ tràn lan “mà chỉ bắt những kẻ đã được nhận thấy là có phương hại tới chính quyền của nhân dân”.

 

Ngày 11-9-1945, báo Cứu Quốc của Việt Minh loan tin bắt giữ một số Việt gian xâm nhập từ các tỉnh Cao Bằng, Lào Kay mà thực tế chỉ là đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng, Việt Nam Thanh Niên Ái Quốc Hội…

 

Trong cùng ngày, Võ Nguyên Giáp ký sắc lệnh giải tán Việt Nam Hưng Quốc Thanh Niên Hội, Việt Nam Thanh Niên Ái Quốc Hội.

 

Hai ngày sau, 13-9-1945, báo Cứu Quốc loan tin bắt giữ hai lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng từng là đồng chí của Nguyễn Thái Học là Nguyễn Ngọc Sơn, Nguyễn Thế Nghiệp với tội danh phản quốc. Hai người này đều bị giết sau đó. Tờ báo đăng một bài dài mạ lỵ nhóm lãnh đạo Việt Nam Quốc Dân Đảng đồng thời, Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 31 buộc mọi công dân “phải khai báo ý định biểu tình, hội họp cho chính quyền trước 24 giờ” và ngày 15-9-1945, Hồ Chí Minh ký thêm sắc lệnh “đưa đi an trí tất cả những phần tử nguy hiểm cho cách mạng”…

 

Bộ máy chính quyền đã được vận dụng tối đa và tức khắc vào việc trấn áp các phần tử được nhận thấy có phương hại tới chính quyền của nhân dân như cách nói của Trần Huy Liệu.

 

Chỉ có một thay đổi nhỏ so với thời kỳ trước là không cần sự tiếp tay của cơ quan mật thám Pháp vì lúc này Đảng Cộng Sản đã nắm quyền trong tay.

 

Bernard Fall nói về hoạt động của Hồ Chí Minh: “Ông ta quyết tâm làm cho cái Nhà Nước Việt Nam (Dân Chủ Cộng Hòa) sống sót bằng bất cứ giá nào…Khi Hồ thương thuyết với Pháp ở Fontainebleau thì đồng chí của ông là Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Giầu, Nguyễn Bình, Phạm Văn Bạch thanh toán "các kẻ nội thù của chế độ" gồm các nhà lãnh đạo các giáo phái, các quan lại (Ngô Đình Khôi), các nhà trí thức (như Phạm Qùynh), nhóm Trotskit, và các người yêu nước chống cộng” khiến dẫn đến cái hậu quả là " tại Nam Kỳ, cả hai phía, giáo phái và Việt Minh đã giải quyết thanh toán những phần tử cảm tình của đối phương như sau: Trói lại từng chùm rồi thả xuống sông Mê Kông cho chết trôi ra biển.”

 

Trong lúc tiến hành các thủ đoạn khủng bố tàn khốc đó, Hồ Chí Minh luôn tỏ ra sẵn sàng chấp nhận sự nhượng bộ tối đa trước đòi hỏi của các lực lượng dân tộc để chứng minh lòng yêu nước.

 

Ngày 11-11-1945, Hồ Chí Minh công bố nghị quyết tự động giải tán Đảng Cộng Sản Đông Dương với lời phát biểu muốn “hợp tác tinh thành với các đảng phái khác” trong tinh thần đoàn kết dân tộc và tiến tới thành lập chính phủ liên hiệp để cùng chung lo việc nước.

 

Các lực lượng Việt Cách, Việt Quốc từ Hoa Nam trở về đáp ứng lời kêu gọi đoàn kết qua bản thông cáo chung ký tên Hồ Chí Minh, Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh ngày 24-12-1945 với mục tiêu cụ thể:

 

– Độc lập trên hết, đoàn kết trên hết, tinh thành cùng nhau thảo luận để giải quyết hết thẩy những vấn đề khó khăn trước mắt.

 

– Ủng hộ một cách thiết thực cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc Hội.

 

– Đình chỉ mọi sự công kích nhau bằng ngôn luận và hành động.

 

Rồi chính phủ liên hiệp ra mắt, bầu cử Quốc Hội được tiến hành. Trên thực tế, cuộc liên hiệp chỉ giúp Hồ Chí Minh củng cố vai trò lãnh đạo trong hoạt động ngoại giao với Pháp, ngoài ra các biện pháp tấn công phe đối lập vẫn tiếp diễn.

 

Trong Một Cơn Gió Bụi, Trần Trọng Kim ghi lại diễn tiến liên hiệp thời điểm đó: “Việt Minh đem một số người ở ngoài đảng của họ vào trong chính phủ như Nguyễn Mạnh Hà, Nguyễn Văn Tố, Đào Trọng Kim vv... để tỏ ra là một chính phủ liên hiệp có cả các hạng người. Song những cơ quan trọng yếu như quốc phòng, nội vụ, tài chính, tuyên truyền đều ở tay những người chính thức Việt Minh, tức là cộng sản như Võ Nguyên Giáp, Trần Huy Liệu, Lê Văn Hiến, Phạm Văn Đồng vv...

 

Về phương diện quân sự thì quân của Việt Minh có Giải Phóng Quân là quân đã được huấn luyện chính trị cộng sản, Vệ Quốc Quân và Tự Vệ Quân tức là công dân do các ủy ban xã, phố cắt để canh gác và giữ trật tự.

 

Quân của Quốc Dân Đảng thì có từng khu riêng. Tuy bề ngoài nói các quân đội thuộc về bộ quốc phòng, nhưng thực ra bộ ấy không có quyền hành gì cả. Việc gì cũng quyết định ở quân sự ủy viên hội có Võ Nguyên Giáp, Cộng Sản, làm chủ tịch … Lúc ấy khẩu hiệu của chính phủ là "thống nhất quân đội" mà ba tháng sau khi chính phủ liên hiệp thành lập, quân đội vẫn không thống nhất được… Quân Việt Minh chỉ rình có cơ hội là đánh quân Quốc Dân Đảng, hay bao vây để tiêu diệt lực lượng đối phương, thành ra hai bên cứ kình địch nhau mãi… Sở công an Việt Minh bắt những người Việt Nam Quốc Dân Đảng hay những người bị tình nghi vào tra tấn cực hình, có khi dùng những cách tàn nhẫn ghê gớm hơn thời Pháp và Nhật cai trị. Người một nước với nhau mà đối xử vô nhân đạo như thế, thật là thê thảm.”

 

Về tình hình chung, Trần Trọng Kim nhận định: “Cộng sản đảng, theo cách tổ chức và hành động, là một tôn giáo mới… Ai không tin theo và phản đối những người đứng đầu đảng tức những bậc giáo chủ, là người phản đạo, phải trừng trị rất nghiêm... Cho nên cha con, anh em, bè bạn không có tình nghĩa gì cả, chỉ biết tôn trọng chủ nghĩa cộng sản và phục tòng người cầm quyền của đảng, ngoại giả, giết hại lẫn nhau, lừa đảo nhau: hễ ai làm những việc lợi cho đảng là người giỏi, người tốt… để thành lập xã hội mới. Xã hội mới ấy không tranh đấu cho quốc gia hay dân tộc. Dù có nói tranh đấu cho quốc gia hay dân tộc, cũng chỉ là phương pháp dùng tạm thời cho được việc mà thôi, chứ mục đích cốt yếu là tranh đấu cho giai cấp vô sản… để thực hiện một thế giới đại đồng, đặt dưới quyền chỉ huy của giáo chủ cộng sản ở bên Nga... Phương thuật của đảng cộng sản bên Nga nói là bài trừ đế quốc chủ nghĩa và tiêu diệt những chế độ độc tài áp chế nhưng lại áp dụng chế độ độc tài áp chế hà khốc và tàn ác hơn… Người cộng sản hay dùng chữ giải phóng…Có phải trước kia có cái cũi giam người, bây giờ đem cái cũi kiểu mới đến bên cạnh rồi bảo người ta chạy sang cái cũi mới ấy là giải phóng không" Nếu cái nghĩa giải phóng là thế, thì cũi cũ hay cũi mới cũng vẫn là cái cũi, chứ hơn gì"… Người nào công kích người cầm quyền của đảng là phải tội bị đày, bị giết. Ai không sốt sắng theo mình thì bị tình nghi, phải chịu mọi phiền khổ. Nhân dân vẫn bị đàn áp lầm than…Như thế thì giải phóng ở đâu"…Lúc đầu Việt Minh tuyên truyền rầm rĩ: "Nước Việt Namđã được Đồng Minh cho hoàn toàn độc lập, dân được tha hết các thứ thuế"… Dân nghe nói thế chạy ùa ùa theo. Sau chẳng thấy độc lập đâu và dân lại phải đóng góp nặng hơn trước... Thủ đoạn của Việt Minh là dùng mọi cách bạo ngược, giả dối cho được việc trong một lúc. Như họ đối với Việt Nam Quốc Dân Đảng, nay nói đoàn kết, mai nói đoàn kết, nhưng vẫn đánh úp, vẫn bao vây cho tuyệt lương thực. Khi đánh được thì giết phá, đánh không được thì lại đoàn kết, rồi cách ngày lại đánh phá...”

 

Cho nên, giữa lúc hiện diện chính phủ liên hiệp, tháng 7-1946, Võ Nguyên Giáp đã chỉ huy công an tấn công các trụ sở Việt Nam Quốc Dân Đảng tại Hà Nội với lý do triệt hạ bọn cướp của giết người và cán bộ Cộng Sản dựng hình nộm khắp các cửa chợ, bến sông với tấm băng quàng trước ngực ghi tên Việt gian Nguyễn Hải Thần, Việt gian Vũ Hồng Khanh, Việt gian Nguyễn Tường Tam… là những người có mặt trong chính phủ liên hiệp nhưng không chấp nhận Cộng Sản…

 

Hồ Chí Minh đã tiếp nối hoạt động của thời kỳ trước với mức độ cao hơn.

 

Nhu cầu đoàn kết dân tộc khẩn thiết hơn bao giờ hết khi chiến tranh Việt - Pháp bùng nổ cuối tháng 12-1946, nhưng với Hồ Chí Minh, chiến tranh là cơ hội tốt để thanh toán các phần tử đối lập hầu củng cố đảng Cộng Sản được tuyên bố giải tán từ cuối năm 1945. Bernard Fall là người từng gặp gỡ và có nhiều thiện cảm với Hồ Chí Minh đã ghi lại: "Chiến tranh Đông Dương bùng nổ đã đơn giản hóa những khó khăn về chính trị của ông Hồ. Không cần phải đối xử với phe đối lập bằng bàn tay bọc nhung nữa: Cứ việc gọi họ một cách đơn giản là Việt gian.”

 

Tất nhiên không phải toàn thể quần chúng đều dễ dàng tin theo luận điệu chụp mũ vu cáo do Cộng Sản đưa ra.

 

Nếu có những người do lòng yêu nước thúc đẩy chỉ dồn trọn tâm lực vào việc chiến đấu chống Pháp không băn khoăn về mọi diễn tiến khác thì cũng có những người ưu tư về chủ trương của Hồ Chí Minh.

 

Những người sau này đã nhận thấy đối với Hồ Chí Minh, không phải thực dân Pháp mà chính những người yêu nước không chấp nhận Cộng Sản mới là kẻ thù số một. Cho nên thay vì tập trung sức mạnh toàn dân để ngăn chống Pháp, Hồ Chí Minh đã lợi dụng tình thế chiến tranh để tiêu diệt các phần tử đối lập bằng mọi thủ đoạn.

 

Mục tiêu phụng sự quốc gia dân tộc mà Hồ Chí Minh luôn tuyên bố đã hiện hình là chiêu bài che đậy cho mục tiêu giai cấp đấu tranh. Quốc gia dân tộc chỉ là phương tiện giúp Hồ Chí Minh và các đồng chí áp đặt một đường lối chính trị vào Việt Nam.

 

Ý thức này khiến mọi hy vọng cuối cùng về hòa hợp hòa giải dân tộc hết lý do tồn tại và không ít người đã dứt khoát từ bỏ hàng ngũ kháng chiến do Cộng Sản đang khai thác để mở ra cục diện tình hình mới là sự hình thành trận tuyến những người Việt Nam yêu nước chống Cộng Sản.   

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.