Hôm nay,  

Chuyện Đầu Tuần: Giáo Dục, Cuộc Cách Mạng Thầm Lặng

29/09/200200:00:00(Xem: 4378)
Bài của HẠ MIÊN

Cuộc cách mạng giáo dục, hay đúng hơn cuộc cách mạng mang lại giá trị đúng đắn cho giáo dục, đang thay đổi bộ mặt xã hội loài người.
...Bắt đầu từ khuôn viên trường đại học, số nữ sinh ghi danh học các chương trình chuyên môn ngày càng đông hơn.

Tháng này, khắp nơi trên toàn thế giới, học sinh đổ về các trường cao đẳng, đại học và cơ sở giáo dục chuyên nghiệp như dòng nước triều lên cao chưa từng thấy.
Trong suốt hai thập kỷ vừa qua, việc mở rộng nền giáo dục ở cấp cao đã làm thay đổi hoàn toàn các sinh hoạt xã hội từ những thôn xóm hẻo lánh đến thị thành chật chội. Khuynh hướng này không có vẻ gì đang chậm dần và càng không có vẻ gì đổi hướng: ngày càng nhiều người đến trường cùng chung một mục đích - MƠ ÛRỘNG KIẾN THỨC. Và khi dòng người này đổ đầy các lớp học, ngày cũng như đêm, một câu hỏi bất ngờ nảy sinh: Ai trả tiền cho họ đi học"
***
Tháng chín, mùa thu ở bờ Tây của nước Mỹ không có "sương thu và gió lạnh" cũng chẳng có nhiều những bàn tay mẹ "âu yếm nắm lấy tay" con đi học. Cái kỷ niệm êm đềm ấy đã chẳng còn lập lại nhiều cho thế hệ trẻ thơ Việt Nam ngày nay ở Mỹ vì người mẹ mà một thời tầm mắt chưa ra khỏi lũy tre làng đã chỉ còn trong tâm thức. Mẹ phải đi làm, như bố, và cũng như con, mẹ phải đến trường. Mẹ đi học.
Cuộc cách mạng làm thay đổi hoàn toàn vai trò của người phụ nữ trong xã hội đương thời đã bắt đầu từ nhiều thập kỷ trước trên mảnh đất này khi mà phong trào giải phóng phụ nữ đóng vai đòn bẩy đưa họ đi lên và góp phần, ngày càng nhiều hơn, vào cuộc sống hiện đại. Sự đóng góp này của họ chẳng ồn ào, vội vã, cũng chẳng màu mè giá cả, chỉ như con tằm nhỏ nhoi cần cù nhả tơ. Nhưng đằng sau cái quá trình thầm lặng ấy là những bước của đôi hia bảy dặm. Phụ nữ đã góp mặt hầu hết ở các nơi, thay thế dần các vị trí trước đây chỉ dành cho nam giới.
Bắt đầu từ khuôn viên trường đại học, số nữ sinh ghi danh học các chương trình chuyên môn ngày càng đông hơn, ngay cả các khoa toán và kỹ thuật, chứng tỏ khả năng ngang bằng của phái "yếu" trong các lĩnh vực hoạt động chuyên biệt trước đây chỉ ưu đãi một nhóm nhỏ những người có điều kiện tài chính và thế lực.
Hơn bao giờ, phụ nữ đã mạnh dạn đấu tranh cho quyền bình đẳng với nam giới ở khắp mọi nơi và trên mọi lãnh vực. Hòa mình vào dòng chảy ấy, phụ nữ đã xứng đáng được đối xử công bằng. Ở nhiều vị trí, họ nhận danh xưng trí thức trẻ; những nơi khác, họ là những nhà lãnh đạo xuất sắc. Tại các nước tiên tiến, đã có hơn một nửa lớp người trẻ, trong đó một nửa số hoặc cao hơn là đàn bà/con gái, hiện nay theo học các chương trình sau bậc trung học. Còn ởÛ những nơi khác số lượng phụ nữ tham gia các chương trình học nâng cao tuy thấp hơn, nhưng lại tăng nhanh ở khu vực Đông Ââu, Trung Quốc, Châu Mỹ La Tinh, và Trung Đông.
Sự bành trướng nhanh chóng trên địa hạt giáo dục tại nhiều quốc gia đã dẫn đến tình trạng các trường đại học trở nên quá đông và quá chật lại không được tài trợ đúng mức, nhất là ở các nước có khủng hoảng triền miên.
Bức xúc trước nguồn thu nhập to lớn này, chính phủ ở nhiều nước đang ra sức yêu cầu sinh viên và các bậc phụ huynh đóng góp hơn nữa vào việc đầu tư cho giáo dục.
Kêu gọi sinh viên và gia đình của họ đóng góp vào cái giá phải trả cho mảnh bằng (cost sharing) hầu như không phải là ý niệm cấp tiến. Tại Hoa Kỳ, một phần chính yếu của các tốn kém ở trường đại học do chính học sinh và cha mẹ họ trang trải, ngay cả đối với số sinh viên theo học trường đại học công lập, khi tiền học cùng các lệ phí khác ngày càng tăng. Nhưng tại nhiều nước ở Châu Âu, nhiều nơi ở Châu Á, và trên khắp Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh, quan niệm cổ về hệ thống phúc lợi xã hội là trọng trách của Nhà Nước đã biến nền giáo dục đại học thành một thứ công ích (a public good) và ban cho người đi học như một món quà "miễn phí" - nghĩa là được sự đồng ý của những người đóng thuế. Đây chính là điều được nói lên trong nhiều cuộc tranh luận về cả nguyên lý lẫn tự hào của nhiều quốc gia. Tháng năm năm ngoái, trong một cuộc phát biểu chung, nhiều bộ trưởng giáo dục Châu Âu đã tuyên bố rằng nền giáo dục cao cấp là trách nhiệm của chính quyền.
Những lời tuyên bố như vậy đang trở nên trống rỗng. Tiền túi bỏ ra cho nền giáo dục ở bậc đại học đang ngày càng tăng khi các phí tổn được dần chuyển từ nhà nước đến sinh viên. Mười trong số mười sáu nước giàu có đã có những bản báo cáo cụ thể về việc gia tăng các các chi phí cá nhân cho việc đi học ở đại học và cao đẳng từ năm 1995 đến năm 1998. Còn ở các nước như Úc Đại Lợi, Hungary, Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ, các đóng góp tư nhân tăng hơn 30%, còn nhanh hơn cả chi phí nhà nước dành cho cấp giáo dục này. Tại các nước như Canada, Ý, Hòa Lan và Switzerland loại chi phí này thật đã giảm đáng kể. Riêng trong tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (the Organization of Economic Co-operation and Development - OECD), bao gồm những quốc gia giàu nhất thế giới, tư nhân đóng góp vào các phí tổn chung cho nền giáo dục đại học từ thấp nhất 3%, như ở các nước vùng Scandinavia, đến cao nhất 83%, như ở Nam Triều Tiên.
Mặc dù việc tài trợ từ ngân quỹ nhà nước vẫn còn là nguồn cung cấp chính cho hầu hết các hệ thống trường đại học, sự lệ thuộc ngày càng nhiều hơn vào các nguồn tiền từ phía tư nhân là tiêu biểu cho một sự thay đổi cụ thể. Các chính phủ không còn và không thể tặng không kiến thức đại học cho quần chúng, trừ khi đối tượng thụ hưởng đóng góp trực tiếp. Đây là thông điệp ngầm tuyên xưng bằng cấp không chỉ là một thứ công ích chung, nhưng là tài sản tư hữu thật sự dẫn người sở hữu nó đến một việc làm tốt hơn và được trả lương cao hơn. Khoảng cách giữa hai mức thu nhập của một người trình độ trung học và một người trình độ đại học ở Hoa Kỳ đã vượt quá một triệu đô-la thu nhập trong cùng một quãng đời họ sống và làm việc.


Phần lớn việc gia tăng các chi phí gia đình trong các quốc gia thuộc tổ chức OECD là do các chi phí quá cao cho việc đi học và do sự bành trướng của các cơ sở hoạt động vì lợi tức đang thay thế dần các tổ chức công lập. Dạng giáo dục này được khuyến khích rộng rãi ở Hoà Lan. Chính các thay đổi này đã góp phần làm dịu đi các sức ép đi đôi với đòi hỏi không mong đợi về một nền giáo dục cao cấp. Số người ghi danh theo học tăng đột ngột, đến hơn 30% ở Hoà Lan, Hungary, Nam Triều Tiên, Cộng hòa Tiệp Khắc, Hy Lạp và Aùo quốc vào giữa các năm 1995 và 1999, khiến các chi phí nhà nước dành cho mỗi sinh viên khắp Châu Âu và ở Úc Châu giảm xuống.
Anh Quốc là một tiêu biểu cho thế tiến thoái lưỡng nan của các quốc gia phương Tây. Chính phủ mới của Đảng Lao Động đã phải vất vả duy trì cái gánh nặng giáo dục khi tuyên bố các chi phí giáo dục trong năm 1997. Số lượng sinh viên theo học các trường đại học ở Anh tăng gấp đôi sau ngót một thập niên. Đồng thời, tài trợ công cộng cũng không theo kịp sự gia tăng này và do đó chi phí dành cho một sinh viên đã phải giảm đi khoảng 25%. Các sinh viên ở Anh, một thời được bao cấp đầy đủ, nay phải trả chỉ ít hơn sinh viên học ở các trường đại học công lập Mỹ một chút. Ở Đức, chính phủ cầm quyền thuộc Đảng Dân Chủ Xã Hội mới đây đã bãi bỏ sự bảo đảm về một nền giáo dục đại học miễn phí. Các chi phí ở trường đại học vẫn ở mức thấp nhất, nhưng cánh cửa đã mở rộng cho việc thu học phí. Hiện nay nước Đúc vẫn miễn khoản này vì tỉ lệ học sinh theo học đại học có giảm đi một chút từ năm 1995.
Các quốc gia đang phát triển ở trong tình trạng tài chính còn khó khăn hơn gấp bội. Họ cũng buộc phải thu học phí để duy trì hoạt động cho các trường đại học tư. Đây là một chính sách được Ngân Hàng Thế Giới công khai ủng hộ. Tại các nước nghèo, trước đây, các trường đại học và cao đẳng được chính phủ tài trợ, nay nỗ lực này đã giảm đáng kể. Ở một vài nước, chính phủ đã chấm dứt hẳn tình trạng bao cấp này. Các quốc gia như Chí Lợi, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Pakistan, Nam Phi và Việt Nam hiện buộc phải thường xuyên thu học phí và nhiều loại phí khác trong trường. Luật pháp ở Nga cấm sinh viên đóng góp dù dưới bất cứ hình thức nào vào nền giáo dục đại học, nhưng ngay cả luật lệ này cũng không cản được các trường đại học thu học phí. Đã có hơn một phần ba tổng số sinh viên của cả nước đóng các loại phí thu ở trường trong năm 1999; con số này chỉ chiếm 9% vào năm 1995.
Nhưng nước Nga không phải là nước duy nhất chỉ hô hào bằng miệng để ủng hộ nền giáo dục "miễn phí" ở bậc đại học. Pakistan, Việt Nam và Trung Quốc đều đã thử nghiệm việc thu học phí đối với đa số sinh viên, chỉ trừ các sinh viên thật giỏi. Nhưng chỉ có người Trung Quốc mới khám phá ra cái nghịch lý của thị trường giáo dục cấp cao: Lệ và phí không thể là bức rào cản ngăn trở sinh viên chen chân vào đại học chỉ vì chi phí quá cao. Ngược lại, họ cho rằng càng khó lọt vào, kết quả đạt được càng cao. Từ năm 1997, Chính phủ Trung Quốc đã buộc tất cả các sinh viên phải đóng học phí. Số sinh viên ghi danh học chương trình đại học tăng vọt lên 200% từ giữa năm 1999 đến năm 2001. Những trường đại học hám ăn nhất "chặt đẹp" hơn và lèo lái để gặt hái được càng nhiều càng tốt; có trường thu nhập từ học phí chiếm đến 40% tổng thu nhập. Một học sinh Trung Quốc ở một trường công đắt giá phải tốn khoảng 8 ngàn Mỹ kim một năm cho tiền học và các chi phí ăn ở khác.
Tuy vậy, tiền học có thể rốt cuộc là nọc độc chính trị ở cả các nước nghèo lẫn giàu. Chính phủ Nigeria vì sợ các cuộc phản kháng của nhóm sinh viên nổi dậy mới đây đã ngăn không cho các trường đại học công thu học phí cao do tính các chi phí giảng dậy. Còn ở Tô Cách Lan, việc áp đặt thu học phí, kèm theo giới hạn việc duy trì các trợ cấp giáo dục đã gây nên tình trạng giảm đáng kể, mặc dù chỉ trong thời gian ngắn, số học sinh nghèo ghi tên theo học. Hiện nay, Tô Cách Lan đã cấm thu học phí ở các trường đại học.
Chia sẻ gánh nặng học phí hợp lý nhất khi được dùng để kết hợp trợ cấp với các kế hoạch cho vay tiền học. Đây là đề tài gây rắc rối ở các nước đang phát triển, nơi mà thị trường tư bản tư nhân giới hạn số lượng tiền vay của học sinh ở mức chính phủ có thể đưa ra. Trong suốt hai năm vừa qua, Trung Quốc, Nga, và Ấn Độ có đầy đủ các chương trình cho vay nhưng chẳng có chương trình nào thành công. Ở các nơi khác, mức lãi suất cao có khuynh hướng tẩy chay các chương trình cho vay hỗ trợ giáo dục.
Những người chống lại việc chia giá (sharing cost) có lý do chính đáng để lo lắng về việc vay tiền dễ dàng và khả năng chi trả, nhưng những quan ngại này có thể hơi quá đáng. Thật lạ lùng, những quốc gia có số học sinh và gia đình phải chi trả nhiều hơn cho việc học lại có số người vay tiền cao, trong khi các quốc gia nơi mà nhà nước bao cấp hầu hết các chi phí giáo dục số người vay tiền để đi học không nhiều. Đây có lẽ là điều dị thường. Hay phải chăng các chi phí vừa phải rốt cuộc đã không dẫn đến lớp rào cản tài chánh mà nhiều người giả định, nhất là khi bức rào cản này lại đi đôi với việc hỗ trợ đầy đủ cho những người có nhu cầu bức thiết nhất"

Có một điều dường như chắc chắn, đó là ngày càng nhiều các quốc gia sẵn sàng thử nghiệm những giới hạn của vấn đề chia giá khi việc ghi danh học ở các trường đại học ngày càng cao. Cuộc cách mạng giáo dục đang thầm lặng xảy ra, và cuốn theo nó là giới trẻ ngày nay, nam cũng như nữ, hăm hở tìm tòi và phát huy kiến thức.
Cuộc cách mạng giáo dục, hay đúng hơn cuộc cách mạng mang lại giá trị đúng đắn cho giáo dục, đang thay đổi bộ mặt xã hội loài người. Họ biết họ là ai và cần gì cho tương lai.
Hạ Miên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.