Hôm nay,  

Nhóm Thân Hữu Trung Học Hồ Ngọc Cẩn

14/08/200300:00:00(Xem: 9125)

Bùi Chu là vùng đất hẹp người đông, nằm giữa hạ lưu của sông Hồng ở phía Bắc, sông Vị Hoàng ở phía Tây, sông Đáy ở phía Nam và vịnh Bắc Việt ở phía Đông, tạo nên một hình tam giác. Diện tích vào khoảng từ 1,271 đến 1,350 cây số vuông tùy theo nguồn tài liệu. Giáo dân công giáo khoảng 350,000 người trong tổng số dân khoảng 1,200,000 người, với 127 giáo xứ và 437 họ lẻ. Các vị giám mục coi sóc Bùi Chu, kể từ Đức Giám Mục Đaminh Martin Gia (1848-1852) đến Đức Giám Mục Hoàng Văn Tiệm, đến nay là 15 vị.
Tính từ ngày 5 tháng 9 năm 1848 là ngày thành lập Giáo Phận Bùi Chu tới nay, trải dài trên 154 năm, Bùi Chu đã trải qua bao nhiêu cuộc thăng trầm. Theo tài liệu lịch sử Bùi Chu, ta có thể ghi nhận ba thời kỳ: phôi thai trong máu đào (1679-1888), phát triển trong thời bình (1888-1936), và trưởng thành với hàng giáo phẩm Việt
<"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Nam(1936- 2002). Trong giai đoạn trưởng thành này, có hai biến cố quan trọng đã sảy ra là cuộc di cư vĩ đại trong năm 1954-1955 khi hàng trăm ngàn người từ Bắc vô Nam tìm tự do và cuộc di tản có một không hai trong lịch sử, khởi sự từ năm 1975 khi hàng ngàn vạn người vượt biển cũng để tìm tự do.
Về mặt cộng đồng hải ngoại, người ta thấy lớp trẻ Bùi
Chuđã đi hia 7 dặm trên các phương diện Cộng đồng, Y khoa, Kỹ thuật và văn hóa. Người trí thức cũng đã đóng góp phần mình vào cộng đồng hải ngoại. Một đồng hương đã làm Chủ Tịch Hội Y Sỹ Thế Giới, một đồng hương đang giữ trách vụ Phối Trí Viên toàn thế giới của tổ chức Phong Trào Giáo Dân, một giáo sỹ đang đảm trách công việc Phối Kết Tông Đồ Mục Vụ Hải Ngoại do Tòa Thánh Vatican bổ nhiệm, và một Giám Mục tiên khởi Việt Nam tại hải ngoại.
Nhìn về quá khứ, làm sao chúng ta quên được các đức giám mục khả kính như Đức Giám Mục Hồ Ngọc Cẩn và Phạm Ngọc Chi, một Minh Châu sắc bén, một Kim Định lập thuyết, một Vũ Đình Trác, Trần Thái Đỉnh, Hoàng Sỹ Quý, Lâm Quang Chính, Vũ Lục Thủy...học giả, một Phạm Châu Diên, Đỗ Mạnh Tri, Trần Đức Huynh, Trần Văn Hiến Minh, nhà giáo dục, một Hải Linh, Duy Linh, Kim Long, Viết Chung .... tài ba âm nhạc.
Trung Học Hồ Ngọc Cẩn
Năm 1950, vì tha thiết với việc giáo dục, Đức Giám Mục Phạm Ngọc Chi, tân giám mục giáo phận Bùi Chu, thay thế Đức Cha Hồ Ngọc Cẩn mới qua đời, uỷ thác cho linh mục Trần Đức Huynh cùng với linh mục Phạm Châu Diên nghiên cứu để thiết lập một trường trung học cho tỉnh Bùi Chu, tỉnh này mới được thành lập gồm toàn bộ giáo phận Bùi Chu. Trước đó giáo phận Bùi Chu thuộc về tỉnh Nam Định.
Trung học Hồ Ngọc Cẩn khai giảng niên khóa đâøu tiên năm 1949, mượn tư dinh của cụ Thái tử Thiếu bảo Đông các Đại học sĩ Vũ Ngọc Hoánh (1876-1958) tại làng Lục Thủy để làm trường sở. Ngoài ra cũng còn một lớp ở đình làng, và vài lớp tại tư gia.
Lễ khai giảng tổ chức đơn giản vào ngày 06 tháng 12 năm 1949 (Mười Bảy tháng Mười năm Kỷ sửu). Học trình theo đúng chương trình của Bộ Quốc gia Giáo dục (thuộc Chính phủ Quốc gia Việt
Nam, qui định trong nghị định số 9, ban hành ngày 05 tháng 09 năm 1949). Thời đó lớp đầu tiên của bậc Trung học gọi là Đệ Nhất, tiếp đến Đệ Nhị, rồi Đệ Tam, Đệ Tứ... Đến niên khóa sau, Bộ Quốc gia Giáo dục ra thông tư đổi lại danh xưng các lớp: bắt đầu Đệ Thất, rồi Đệ Lục... và lớp cuối cùng là Đệ Nhất thi Tú tài phần hai.
Ban Giáo sư năm học đầu tiên đó cũng chỉ khoảng mười lăm người. Còn nhớ danh tính mấy vị, như các ông Đặng Vũ Tiển (Lý hóa), Đặng Trần Thường (Anh văn), Đặng Đức Tầm (Việt văn), Nguyễn Văn Riêu (Toán)...
Học sinh đa số người các làng Lục Thủy, Hành Thiện, Ngọc Cục, mấy làng lân cận như Cát Xuyên, An Phú, Thủy Nhai, Bùi Chu, Phú Nhai..., và một số khác ở các quận Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Nam Trực, Trực Ninh. Ngoài ra cũng còn một ít học sinh ở các vùng Kiến Xương, Vũ Tiên, Thái Ninh... thuộc tỉnh Thái Bình, và con em những gia đình ở các tỉnh khác tản cư mà chưa kịp hồi cư.
Trung học Hồ Ngọc Cẩn khi đó chưa phải công lập, nên ban Giám đốc thu học phí để trả lương giáo chức. Được nhà cầm quyền địa phương và xứ đạo Lục Thủy tài trợ, nên học phí thật nhẹ chỉ có tính cách tượng trưng để thu hút học sinh và giúp đỡ những gia đình nghèo túng. Những học sinh nào nhà nghèo không đủ khả năng đóng học phí, nhà trường cũng chước giảm hoặc miễn hoàn toàn.
Năm sau, di chuyển về Trung Linh, dùng trường Tập Trung Linh làm trường sở. Số học sinh niên khóa 1950-1951, gần một ngàn, từ lớp Đệ Thất đến lớp Đệ Tam (tức là từ lớp sáu đến lớp mười), gồm các học sinh tu sĩ công giáo và các học sinh ngoài đời không phân biệt tôn giáo, nam nữ. Chương trình giáo dục theo đúng chương trình học của trường trung học công lập Chu Văn An ở Hà Nội. Các môn học được dậy hoàn toàn bằng Việt ngữ như tài liệu đã được Nha Học Chính Bắc Việt phổ biến trước đó.
Với tình trạng của một miền quê xa các thành phố lớn, tiếng súng đụng lẻ tẻ không phút nào ngừng, phương tiện di chuyển lại gian nan, khó khăn, tìm được đủ nhân viên giảng huấn và tài liệu giáo khoa thật là một chuyện nan giải; cha Huynh đã phải lặn lội cực kỳ vất vả, hết lui tới Nam Định rồi Hà Nội. Với kinh nghiệm làm việc, cha Huynh đã đặt kế hoạch vận động mạnh cho trường Hồ Ngọc Cẩn được tồn tại. Ngay niên khóa đầu ngài đã tìm cách mời bằng được ông giám đốc nha Học chính Bắc Việt Đỗ Trí Lễ và một số các vị Thanh tra giáo dục về thăm Trường Hồ Ngọc Cẩn tại Trung Linh. Trong cuộc đón tiếp phái đoàn này, cha Huynh đã gợi ý để giáo chức và học sinh Hồ Ngọc Cẩn yêu cầu phái đoàn chấp nhận cho trường được tổ chức kỳ thi trung học tại đây, lấy lý do: đường xá xa xôi, phương tiện di chuyển khó khăn tốn kém, học sinh nghèo miền quê không đủ điều kiện tới các thành phố lớn để dự thi.
Ngay sau đó lời thỉnh cầu tổ chức thi trung học đệ nhất cấp (tức là bằng Brevet élémentaire du premier cycle) tại tỉnh Bùi Chu được phái đoàn Học Chính chấp thuận. Vào tháng 6, 1951 một kỳ thi trung học đệ nhất cấp đầu tiên được tổ chức tại vùng quê, làng Trung Linh. Trước đo,ù bằng cấp này, dù thi theo chương trình Pháp hay Việt, chỉ có thể tổ chức tại Hà Nội, có cởi mở dễ dàng lắm cũng chỉ có ở tỉnh lỵ Nam Định thôi. Nha Học Chính Bắc Việt đã phái một ban giám khảo gồm mười giáo sư thuộc các trường Chu Văn An (Hà Nội) và Nguyễn Khuyến (Nam Định), đứng đầu ban giám khảo là hai giáo sư Tập (Hiệu trưởng trường Trung học Nguyễn Khuyến) và Đào văn Dương (Chu văn An). Sự kiện này chứng tỏ cuộc thi được đặt trong khuôn phép bình thường, đúng luật lệ thi cử nghiêm chỉnh theo truyền thống. Kỳ thi bắt đầu và kết thúc rất êm thắm tốt đẹp. Kết quả đậu tuy không cao lắm, được gần một phần ba số thí sinh dự thi, trong đó có những thí sinh đậu hạng bình (second class honour).
Nhờ kết quả này, linh mục Trần Đức Huynh quyết tâm biến trung học tư thục Hồ Ngọc Cẩn thành một trung học công lập để cứu vớt hàng ngàn học sinh vùng quê nghèo nàn vì chiến tranh không chỗ học hành. Qua một năm điều khiển một tư thục, linh mục Huynh đã thông cảm được bao cảnh thanh thiếu niên nam nữ hiếu học vì không đủ tiền đóng học phí, phải bỏ dở dang việc học cách rất xót xa, đau khổ. Cả mùa hè năm 1951, linh mục hiệu trưởng đã nhẫn nhục trong sự vất vả cực nhọc tới Hà Nội, ăn dầm nằm dề gần hai tháng trời, ngày ngày ôm cặp (cạc táp) vào Nha Học Chính Bắc Việt, tới phòng nào cũng hỏi han, nghiên cứu và vận động để xin cho trường Hồ Ngọc Cẩn thành một trường công lập tại tỉnh Bùi Chu.
Linh mục Trần Đức Huynh cứ kiên trì vận động đạt kết quả: Trường Hồ Ngọc Cẩn được chấp nhận là một trung học công lập với sĩ số một ngàn năm trăm học sinh do ngân quĩ quốc gia đài thọ. Tuy chưa thỏa mãn với quyết định này vì số học sinh của trường Hồ Ngọc Cẩn sẽ gia tăng, nhưng cứ tạm thời tuân theo để chuẩn bị cho cuộc vận động kế tiếp. Sau khi đã được bảng hiệu trường công lập, linh mục hiệu trưởng đi tìm nhân viên giảng huấn tại Hà Nội, và đã kéo đuợc cả chục giáo sư uy tín có cơ sở tại Hà Nội về tỉnh Bùi Chu, như các giáo sư : Tạ Văn Hanh, Tạ Văn Bằng, Trần Mộng Chu, Nguyễn Hữu Mưu, Triệu Khắc Huỳnh, Nguyễn Văn Sửu, Nguyễn Văn Hân, Nguyễn Sĩ Nhiếp, Vũ Đức Chang, Vũ Ngọc Ban, Nguyễn Văn Hiếu, Vũ Đức Thịnh ( sau này là hiệu trưởng lâu năm của trung học Mạc Đĩnh Chi, Phú Lâm, Sàigòn ), giáo sư Phạm Đức Bảo ( sau là hiệu trưởng lâu năm tại trung học Ngô Quyền, Biên Hòa).


Trung học Hồ Ngọc Cẩn, niên khóa 1951- 1952, chưa đủ chỗ để thâu hết học sinh trong vùng, còn hàng trăm học sinh kém may mắn không có chỗ học tại trường công lập, phải xin học tại một trung học tư thục là trường Nguyễn Trường Tộ. Trung học tư thục này có giấy phép mở cửa tại giáo phận Hưng Hóa, vì chiến tranh phải di tản tới giáo phận Bùi Chu năm 1950, hoạt động song song với trung học Hồ Ngọc Cẩn tại làng Trung Linh.
Với một lòng tha thiết muốn cứu vớt đám học sinh nghèo phải học tại một trung học tư thục, linh mục hiệu trưởng Hồ Ngọc Cẩn cố gắng tăng cường ban giảng huấn cho lớp đệ nhị (lớp 11) niên khóa này (51-52), hết sức khuyến khích học sinh lớp này cố gắng học, tìm tài liệu giáo khoa để học thêm, tổ chức các buổi học bổ túc coi như luyện thi, ngài quyết tâm dùng kết quả của kỳ thi tú tài I năm 1952 để chứng minh về sự hiếu học và thông minh của học sinh miền Bùi Chu, hầu xin thêm ngân khoản cho trường Hồ Ngọc Cẩn mở rộng và thâu nhận hết học sinh trong vùng. Kết quả thi tú tài I, kỳ I năm 1952 tại Hà Nội, tỷ lệ đậu của học sinh Hồ Ngọc Cẩn dự thi là bốn mươi phần trăm. Một tỷ lệ cao nhất năm đó, không có một trung học công lập hay tư thục nào ở Hà Nội, Hải Phòng hay Nam Định đạt được như vậy. Đây là một thành công rực rỡ của trường Hồ Ngọc Cẩn do công lao tận lực của linh mục hiệu trưởng và Ban giảng huấn, và đây cũng là giá cao để đòi chỗ học miễn phí cho học sinh miền Bùi Chu thuộc ảnh hưởng của dòng sông Ninh Cơ. Nếu không có trường trung học công lập này, ba phần tư học sinh trong vùng không có chỗ học, vì hoàn cảnh khó khăn không đủ tiền đóng học phí. Do đó sang niên khóa 1952-1953 trung học tư thục Nguyễn Trường Tộ tự nhiên biến mất, vì học sinh đã được chuyển sang trung học công lập Hồ Ngọc Cẩn hết rồi.
Mùa hè năm 1954, trường Hồ Ngọc Cẩn phải bỏ tỉnh Bùi Chu vì tình hình chiến cuộc quá bất lợi cho hàng ngũ chống cộng. Cuối tháng 7, 1954 linh mục hiệu trưởng đã chuyển được toàn bộ hồ sơ của trường công lập Hồ Ngọc Cẩn vào Sàigòn và sắp xếp với giáo phận Bùi Chu đã di cư vào Nam để trường được mở cửa lại tại Sàigòn trong khu nhà thờ Huyện Sĩ. Do đó trường Hồ Ngọc Cẩn đã có điều kiện mở cửa lại sớm nhất so với các trường trung học từ Bắc di cư vào Nam.
Sau hai niên khóa tọa lạc tại khuôn viên nhà thờ Huyện Sĩ, trường Hồ Ngọc Cẩn được bộ Giáo dục dời về tỉnh lỵ Gia Định, chiếm một trường tiểu học đã được sửa sang lại và xây thêm. Nhận thấy trường Hồ Ngọc Cẩn đã qua được mọi khó khăn, an nhiên và vững vàng trong sinh hoạt giáo dục, đồng thời cũng đã thấy tới lúc phải trở về với công việc của Giáo hội Công giáo theo chức vụ linh mục, linh mục Trần Đức Huynh đã chuẩn bị sẵn sàng từ đầu niên khóa 56-57 để rời khỏi trường trung học Hồ Ngọc Cẩn. Tên trường Hồ Ngọc Cẩn được giữ cho tới ngày 30-4 -1975.
Nhóm Thân hữu Trung học Hồ Ngọc Cẩn
Trường Trung học Hồ Ngọc Cẩn chỉ hoạt động ở ngoài Bắc 4 năm nhưng ảnh hưởng đối với nhóm cựu học sinh thời đó vẫn còn vang vọng tới ngày nay qua sự dấn thân của nhóm này cho quê hương trên 50 năm. Họ có mặt và tích cực trên khắp các lãnh vực đạo đời từ văn hóa, giáo dục, xã hội đến chính trị, quân sự. Để duy trì tình thân hữu và nâng đỡ nhau trong mọi sinh hoạt, nhóm thân hữu Trung học Hồ Ngọc Cẩn, Trung Linh qui tụ khoảng trên 100 anh chị em vẫn liên lạc với nhau ở trong Nam với Hội Ái Hữu, với Đặc San Hương Xưa, và ngày nay ở hải ngoại.
Đặc San Ninh Cơ và ngày Hội Ngộ
Năm 1997 nhóm thân hữu đã thực hiện cuốn Kỷ Yếu Hồ Ngọc Cẩn nhân dịp mừng Kim Khánh Linh Mục của Linh Mục Trần Đức Huynh. Kể từ năm 2001, hàng năm nhóm đã thực hiện Đặc San Ninh Cơ, đó là tên con sông bên cạnh trường Trung học Hồ Ngọc Cẩn.
Phát nguyên từ đất mẹ Bách Việt, nay đã bị người Tàu chiếm ngự, Sông Hồng vừa là khởi nguyên vừa là hướng đạo cho cuộc đông nam tiến của tổ tiên ta trải rộng một vùng phù sa tam giác, tài bồi qua năm tháng lấn chiếm một vùng biển Đông. Sông Hồng đi tới vùng Xuân Trường tỉnh Nam Định ngày nay thì vì địa thế đất đai hay vì một cơ duyên huyền bí nào đó, mở ra một con sông nhánh là Sông Ninh Cơ, giống như cánh tay dài của người mẹ yêu thương vươn ra che chở, bao bọc và tưới mát một vùng đất phì nhiêu, khởi đầu là hướng bắc nam, rồi cũng như đời người chuân chuyên, phải rẽ sang hướng đông bắc-tây nam, ở vùng Trung Linh, mãi tới Ninh Cường lại thêm môt lần chuyển hướng bắc nam rồi xuôi dòng hòa nhập vào đại dương ở cửa Lạch Giang. Tổ tiên chúng ta cũng theo dòng sông xây dựng dòng đời, truyền lại gia tài đất đai cho con cháu.
Đặc san Ninh Cơ năm 2003 sẽ đến tay quí độc giả như một món quà thân thương, ước mong đem lại niềm vui nhỏ bé và an bình cho người đọc. Đặc san Ninh Cơ năm nay kỷ niệm 49 năm lớp đầu cựu học sinh Hồ Ngọc Cẩn, Trung Linh, phải xa lìa trường cũ, ra đi hay ở lại trong một nỗi buồn trăn trở vì hoàn cảnh học hành còn dang dở; tài sản, phương tiện bỗng dưng tan biến, tuổi trẻ tiến về một phương trời gần như vô định. Trong hoàn cảnh đó, ở quê nhà hay miền đất mới nơi đất khách, tuổi trẻ đã biết nhẫn nhục, chịu đựng và phấn đấu. Thực tế là đã có nhiều cựu học sinh, tuy đôi khi gặp những khó khăn tưởng chừng như ngã quỵ, đã quyết một lòng học hỏi và phấn đấu, tạo thành đạt cho tuổi trưởng thành.
Nhìn lại đọan đường 49 năm trôi qua, những anh chị em đó có quyền ngẩng mặt hãnh diện về sự kiên trì, tạo được thế đứng cho mình và cho gia đình. Ngày nay, dầu sống trên đất khách hay còn ở quê nhà, mọi người nhìn lại những ngày đã trải qua như là một phép lạ mà Đấng Thiêng Liêng đã nâng đỡ và ban ơn cho họ. Ngày nay anh chị em lớp đầu đã bước vào tuổi "trên sáu mươi" nhưng sức sống của họ vẫn còn hiện diện đó đây trong việc góp tiếng nói và hành động để làm đẹp cuộc đời, làm đẹp quê hương.
Đặc san Ninh Cơ năm 2003 đã thể hiện trên 40 bài viết đủ loại: văn, thơ, hồi ký, ký sự, truyện ngắn, tạp ghi.... mà nội dung, mỗi người một vẻ, sẽõ đem lại nụ cười, niềm vui và suy tư cùng chia sẻ cho nhau. Trong hầu hết các bài viết, chúng tôi ghi nhận sự trang trọng của tác giả, viết để vui chơi tao nhã, nhưng vẫn ẩn dấu một "thông điệp nhỏ" cho thế hệ sau những gì mình ước vọng mà chưa thành đạt. Cuộc sống đích thực là thể hiện và biểu lộ những gì người viết đã trải qua, đã tin tưởng và đã hành động, cho nên suy nghĩ và thái độ riêng của mỗi người, thiển nghĩ, cũng là điều đáng trân trọng. Trong Đặc san này, người ta còn bắt gặp những đóng góp rất quí báu của các anh chị Hồ Ngọc Cẩn lớp sau, ở trong Nam, như là một thể hiện nhiều ý nghĩa trong việc mở rộng gia đình Ninh Cơ, nối dài tiếng nói cho những năm tháng tới. Sau hết, sự nhập cuộc của thế hệ trẻ trong một số bài viết liên quan đến những công tác xã hội là chỉ dấu một sự "nối tiếp" có ý nghĩa cho tương lai, cần được nuôi dưỡng và cổ võ thêm.
Trong tinh thần và ước nguyện được gặp mặt thân hữu và đồng hương quí mến, để ghi dấu ngày phát hành Đặc San, và quan trọng hơn, là tạo dịp cho quí thân hữu cùng gia đình có cơ hội gặp nhau hàn huyên tâm sự, nhóm thân hữu Trung học Hồ Ngọc Cẩn dự định tổ chức một buổi Hội Ngộ vào 12 giờ trưa ngày Chúa Nhật, 31 tháng 8 năm 2003, tại nhà hàng King Harbor Seafood ở số 13018 Harbor Blvd., Garden Grove, CA 92843. Kính mong quí vị và quí thân hữu cùng gia đình thu xếp thời giờ đến tham dự. Cũng xin cổ động, nhăùc nhở nhau, cùng đi với nhau, để ngày Hội Ngộ được thêm đông đảo và ý nghĩa. Trong buổi Hội Ngộ này mọi người tham dự sẽ được kính tặng miễn phí tập Đặc San Ninh Cơ.
Với tất cả tấm lòng quí mến, xin quí vị và quí thân hữu nhận nơi đây lòng biết ơn sâu xa của Ban Tổ Chức. Mọi liên lạc, xin gọi cho anh Bùi Ngọc Thiệp: (714) 554-9759, chị Nguyễn Thị Thêu: (714) 847- 7920, anh Nguyễn Đức Tuyên: (949) 362-4184, và anh Trần Ngọc Vân: (949) 495-6752.
(Đặc trách liên lạc Hội Đoàn: Nguyễn Ngọc Cường, Việt Báo, Tel: (714) 693-3270, Pager: (714) 435-5581)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.