Hôm nay,  

Nguyên Khai-40 Năm Hội Họa

29/08/200300:00:00(Xem: 2476)
wk_08292003_1wk_08292003_2wk_08292003_3

Hình trên: Họa sĩ Nguyên Khai trong studio của ông, bên cạnh là một tác phẩm vừa hoàn thành.
Hình dưới: Hai họa phẩm của Nguyên Khai. Trái: ‘Những Giọt Nước’, phải: ‘Chùm Hoa Khế’.


Với không biết bao nhiêu cuộc triển lãm suốt 40 năm trong đời sống gắn liền với hội họa, tháng Chín này họa sĩ Nguyên Khai sẽ có thêm 1 cuộc triễn lãm nữa tại Nhật Báo Viễn Đông, vào ngày 13,14,20 và 21, "opening reception" ngày 13 (Thứ Bảy) bắt đầu từ 2 giờ trưa, gồm 30 tác phẩm bao gồm cả mới lẫn cũ (tranh mixed media/tranh hỗn hợp & sơn dầu) để đánh dấu 40 năm cầm cọ, từ Sài Gòn trước 1975, cho đến hôm nay.

Bốn mươi năm quả là 1 con số không ít của một đời người, mà cũng rất đáng kể đối với ngành hội họa của thế giới nói chung, và của Việt Nam nói riêng. Riêng tranh của Nguyên Khai trong suốt 40 năm qua là cả một sự thay đổi không thể tưởng nổi. Nhìn lại 40 năm truớc, khi người họa sĩ tên tuổi của chúng ta hôm nay còn là 1 chàng sinh viên mới tốt nghiệp trường Quốc Gia Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế và Sài Gòn, năm 1963, đó chính là thời điểm của sự thay đổi lớn trong ngành hội họa trên thế giới, thời kỳ của Abstract Expressionism (1940-1950) Funk art, Installation, Minimalism, conceptial Art (được phổ biến 1967), narrative art (tại Châu Aâu và Mỹ, điển hình là họa sĩ Eric Fischl.), Neo DaDa (tại Mỹ, điển hi`nh là Robert Rauschenberg, Jasper Johns, Edward Kienholz….), computer Art, Performance Art…v.v… Đây là thời kỳ hội họa được tự do chắp cánh, người họa sĩ được tự do bày tỏ. Cây cọ và màu không còn là một dụng cụ và chất liệu duy nhất của các họa sĩ nữa, mà có thể là bất cứ một thứ gì trên đời này, cành cây, ngọn cỏ, cái ghế, cái bàn …thậm chí với Yves Klein còn là "đàn bà khỏa thân" (Năm 1960 họa sĩ Yves Klein dùng đàn bà khỏa thân thay cho cây cọ để vẽ, và "performance" tại Galerie Interntionle d'Art Contemporain, Paris), thì cái nhìn về nghệ thuật đã thật sự được chuyển hướng, thay đổi rất đáng kể.

Là một trong những người sáng lập viên hội họa sĩ trẻ Việt Nam, huy chương Đồng triển lãm Hội Họa Mùa Xuân 1963, Nguyên Khai cũng là người mang nhiều sự mới mẻ vào ngành hội họa của Việt Nam. Tuy ông gọi cuộc triển lãm này là để "kỷ niệm 40 năm cầm cọ", song nếu bạn đã từng dự những cuộc triễn lãm của ông, thì bạn cũng sẽ thấy rằng ông không chỉ vẽ bằng cọ. Ngoài cọ và sơn dầu, ông còn sử dụng rất nhiều những vật liệu khác như bản kẽm, gỗ, film, bột giấy, đinh kẽm, chip điện tử, vải bố…v.v… Bộ tranh "Mankind & Computer" (Con Người & Computer), triễn lãm lần đầu tại cơ sở Việt Báo năm 1994, là một sự kiện rất đáng kể, một thay đổi lớn trong tranh Nguyên Khai, mang hẳn một thế giới hiện đại mà ông đang sống vào cái thế giới huyền thoại cổ xưa của ông, cái thế giới luôn phảng phất nơi những cô gái rất "liêu trai" với những chiếc áo dài, mái tóc, hoa và lược cầm trên tay… Những cô gái của Nguyên Khai cũng mang cái dáng vẻ "biết bay" như của Chagall, song khi bước vào bộ "mankind & Computer" thì cái dáng vẻ ấy không mang chất "liêu trai" nữa, nhưng vẫn một nét dịu dàng, thơ mộng cố hữu- nét chính của tranh Nguyên Khai, và nếu bạn có dịp gặp gỡ và trò chuyện với họa sĩ Nguyên Khai, bạn cũng sẽ thấy cái nét ấy trong tính cách ông.

Nhân dịp họa sĩ "kỷ niệm 40 năm cầm cọ", Weekend được hân hạnh ghé đến tư gia của ông để thưởng thức tranh, và điều thú vị nhất là được tận mắt quan sát nơi ông làm việc. Nguyên Khai cho biết vào thời của ông, nhất là thời ở Huế, mà ông gọi là thời nghệ thuật còn nằm trong "Thâm Cung", thì ngành hội họa không được coi trọng, nhưng ông may mắn không bị gia đình cấm cản trong việc chọn ngành học, và ngay từ nhỏ, ông đã biết mình chỉ muốn trở thành họa sĩ. Năm 19 tuổi ông theo học hội họa tại trường Cao Đẳng Mỹ Thuật, trường hội họa duy nhất ở Huế, sau đó vào Sài Gòn, tiếp tục theo đuổi con đường này. Sang Mỹ ông vẫn tiếp tục làm việc không ngừng, và liên tục triễn lãm kể cả trong cộng đồng Việt lẫn Mỹ. Hiện ông vẫn đang tiếp tục loạt tranh mix media, nhưng thỉnh thoảng vẫn "take a break" trở lại với cây cọ và sơn dầu, với những hình ảnh lãng mạng của những cô gái tóc dài, như bức tranh "chùm hoa khế" và "soi gương", là hai bức mới nhất, và cũng là hai bức họa sĩ cũng rất đắc ý. Oâng cũng cho biết những bức tranh vẽ về những đề tài nhẹ nhàng như vầy thì dễ bán cho người Việt, còn người Mỹ thì thích bộ "Con Người & Computer" hơn, và mua nhiều hơn. Khi nói về thời kỳ còn sinh hoạt trong nước, ông luôn cho rằng những kỷ niệm, những hoạt động đáng nhớ nhất là thời gian thành lập "hội họa sĩ trẻ" (1966), và những cuộc triễn lãm chung với bạn bè.

Tiếp xúc với họa sĩ Nguyên Khai và những họa phẩm của ông là một ấn tượng khó quên. Những Cuộc Triển Lãm của Nguyên Khai là những buổi tiệc linh đình của màu sắc, của khám phá, của tìm tòi, của sự khao khát đựơc bày tỏ không ngừng ở người họa sĩ. Tràn ngập cá tính và mạnh mẽ, ông đã mang sự văn minh của Thời Đại Mới & sự cổ xưa của Cố Đô Huế, nơi ông sinh trưởng, vào phòng triển lãm, tạo nên sự hòa hợp tuyệt hảo giữa sự thơ mộng và sự hiện đại của thế giới hôm nay.

Để biết thêm chi tiết về cuộc triển lãm, xin liên lạc Viễn Đông Gallery 14891 Moran Street, Westminster, CA 92683. Điện thoại: 714 379 2851.

Nguyên Khai
Tên thật là Bửu Khải, sinh năm 1940 tại Huế. Học trường Quốc Gia Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế và Sài Gòn, tốt nghiệp năm 1963. Một trong những sáng lập viên hội họa sĩ Trẻ Việt Nam. Huy Chương đồng triển lãm Hội Họa Mùa Xuân 1963. Vượt biển đến đảo Nam Dương Nam Dương năm 1981. Hiện định cư tại California.
Tham dự nhiều cuộc triển lãm tại:

- Tunis 1964
- Paris 1965
- Tokyo 1966
- Sao Paulo 1967
- Aán Độ 1968
- Sao Paulo 1969
-Và các cuộc triển lãm tại Hoa Kỳ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.