Hôm nay,  

Viện Bảo Tàng Vatican: Viện Bảo Tàng Ai Cập

27/12/200300:00:00(Xem: 4507)
PHOTO: Thư viện Vatican.

Nguyễn Ngọc Cường

Phòng VIII:
Trưng bày các tranh của nhà danh họa Raffaello Sanzio.
1. Đức mẹ nhân triều thiên, các thánh Toma, Phêrô, Phaolo và Gioan, bên dưới là các cảnh: Truyền tin, ba vua thờ lạy, dâng chúa Giêsu trong đền thờ.
2. Đức mẹ Follgno
3. Chúa Kitô biến hình: Phần trên Chúa Giêsu đứng giữa Moshê và Elia, trên núi Tabor là ba thánh Phêrô, Gioan và Giacôbê. Hai bên là các thánh Glullano và Lauzenzô. Các tông đồ khác ở bên dưới chân núi đứng giữa đám đông và cha mẹ đứa trẻ lại quỷ ám đang xin các ông chữa cho nó.Tiếp đến là 10 bức thảm dệt tại Bruxelles do Pierre van Aeist điều khiển, theo các hình Raffaello vẽ giữa các năm 1515-1516.
4. Elymas bị mù
5. Thánh Phaolo trở lại
6. Thánh Stefano bị ném đá
7. Thánh Phêrô chữa người què chân
8. Ananias chết
9. Thánh Phêrô nhận chìa khóa
10. phép lạ mẻ cá đầy
11. Thánh Phêrô giao giảng tại thành Athenes
12. Dân chúng Lystra muốn dâng lễ vật cho Thánh Phêrô và Thánh Barnabê
13. Thánh Phaolô trong ngục. Năm 1519 các bức thảm trên đây đã được trọn trong nhà nguyện Sitina.
Phòng IX:
Trưng bày tranh của Leonardo da Vinci và họa sĩ thế kỷ XVV.
1. Leonard da Vinci, Thánh Giêrôlamo (1480)
2. Giovanni Bellini, Piera, Madalena, Nicôdemô và Giuse Arimathi chung quanh xác Chúa Giêsu.
Phòng X:
Trưng bày tranh của Tiziano và các họa sĩ Venezia thế kỷ XV.
1. Tiziano vecello đức mẹ của Thánh Nicolo del Frari bên trên là Đức mẹ bên dưới là các thánh Sebatiano, Phanxico, Antonio thành Padova, Phêrô, Nicola. Catarina thành Siena.
2. Phaolo Callari hay Veronese, thánh nữ Elena.
3. Paris Bordone, thánh Glorgio giết con rồng
4. Glullo Pipi hay Ramano, đức mẹ nhận triều thiên.
Phòng XI
Trưng bày một số tác phẩm cuối thế kỷ XV.
1. Glorgio Vasari, thánh Stefanô bị ném đá
2. Giusseppe Cesari truyền tin
3. Gerolamo Muzian Ladarô sống lại
4. Federico Barocci, nghỉ chân trên đường trốn sang Ai Cập
5. Federicco Barocci , chân phước Micaelina
Phòng XII
Tranh ảnh thời Barốc
1. Jean de Boulogne, thánh Processo và Martino tử đạo
2. Demenico Zampieri hay Domenichino, thánh Gierolamo tước lễ
3. Michelangelo, Amerighi hay Caravaggio, an táng Chúa Giêsu
4. Guldo Reni, thánh Phêrô bị đóng đinh
5. Giovan Francessco Bableri hay Guercino, maria madalenna (1523)
6. Nicolas Puossin, thánh Erasmo tử đạo (1630)
Phòng XIII: Tranh ảnh thế kỷ XVII và XVIII
1. Anthonis van Dyck, thánh Phanxico Xavier (1622-1623)
2. Pietro Berettini, Đức mẹ hiện ra với thánh Phanxico
3. Jose Ribera hay Spangolletto, thánh Laurenzo tử đạo.
Phòng XIV: Daniel Seghers, đức mẹ và Chúa hài đồng giữa hoa
Donato Creti, quan sát tinh tú, mặt trời, mặt trăng. Mercurio Venus Mars, Juoiter, Saturn và một ngôi sao chổi.
Phòng XV: Chân dung
1. Thomas Laurence, georg IV của Anh quốc
2. Carlo Maratta, Đức Clemente IX


3. Giuseppe Maria Crespi, đức biển đức XIV
VIỆN BẢO TÀNG AI CẬP
Bạn trở lại Vestibolo del Quattro Cancelli (tiền đường bốn cổng) lên khỏi cầu thanh Simontte rẽ bên phải đi vào viện bảo tàng Ai Cập, do Đức giáo hoàng Gregorio XVI cho xây năm 1839 chứa các di tích lấy từ nhiều bảo tàng viện khác và từ biệt thự của hoàng đế Adrino tại Tivoli.
Phòng I: Trang hoàng theo cảnh trí của một phòng dẫn vào mộ phần với các tượng của người chết và của thân nhân. Trên vách tường có các tấm bia kỷ niệm và bia mộ, hai bức tượng Sechmer với đầu sư tử. Lối vào phòng II trang hoàng hai con sư tử với tên Pharaong Nektanebo 1 (378-360) trước tây lịch.
Phòng II: Trang hoàng theo kiểu phần mộ đào xâu dưới đất tại thung lũng các vua bên Ai Cập. Bên trái là ba quan tài bằng huyền vũ nham thuộc thế kỷ VI hai cái có khắc chữ. Trong các lồng kính là 5 xác ướp thuộc nhiều thời đại khác nhau. Hai quan tài bằng xa thạch trắng, chung quanh có các bình đựng ruột của người chết khi ướp xác, quan tài bằng gỗ có vẽ các cảnh diễn tả lễ nghi chôn cốt, với các câu thần chú và các đoạn trích tủ sách người chết.
Phòng III: Trưng bày các tác phẩm bắt chước nghệ thuật Ai cập, thuộc các thế kỷ II-III thời các hoàng đế Roma, phần lớn lấy từ biệt thự hoàng đế Adriano ở Tivoli.
Phòng IV: Quan tài gỗ đựng xác ướp của hoàng hậu Hetepheres mẹ vua Cheops- trên lối vào phòng V hai tượng nữ thần Sechmer
Phòng V: Hình bán nguyệt chứa nhiều quan tài gỗ. Trước lồng kính tượng La belia (người đẹp), ngai của một bức tượng Pharông Ramases II. Chính giữa hành lang bán nguyệt là bức tượng khổng lồ của hoàng hậu Tula, mẹ vua Ranises II. Tượng của một người vị vọng. Đầu bằng sa thạch sơn màu của Pharaong Mentuhorep thuộc triều đại XI (năm 2054-2008 trước Tây lịch). Ba bức tượng khổng lồ bằng nham thạch đỏ thuộc thời Prolemec bức thứ ba chưa tạc xong. Tượng prolemalos II Philadephos (254-247) trong lồng kính là các hòm đựng xác ướp.
Phòng VI: Xác ướp các con vật thánh (mèo, chim ưng, rắn) các vật bùa chúa bằng đồng và bằng các chất khác nhau. Chính giữa lồng kính là bình hương bằng đồng có hình cánh tay. Các đồ trang sức khác hình bọ hung, nhẫn đá và kỷ vật.
Phòng VII: Trưng bày các tượng nhỏ diễn tả các người hầu, hạ kẻ chết đặt trong mồ để họ làm tất cả mọi bổn phận cho người chết
Phòng VIII: Tượng của một thầy tế lẽ cầm đền thờ gọi là Naophoros rất quý vì bản khắc trên áo và trên đền thờ kể lại cuộc đời của thầy tế lễ sống dưới thời Kambys xâm chiếm Ai Cập dạo năm 525 trước Tây lịch. Tiếp đến là hai tượng Naophorol thuộc thời đại khác nhau.
Phòng IX: Trong lồng kính có các văn bản viết trên giấy làm bằng xây Papyrus. Hầu hết nói về thế giới người chết, với các suy tư các kiểu diễn tà và lời cầu nguyện quen thuộc, chúng quan trọng vì giúp các học giả.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.