Hôm nay,  

Mùa Vu Lan: Thăm Viện Dưỡng Lão Tịnh Đức

22/09/200300:00:00(Xem: 4849)
PHOTO: Hình ảnh nơi Viện Dưỡng Lão

Nhân dịp về kính viếng song thân già yếu ở Việt nam vào mùa lễ Vu Lan, 2003, chúng tôi đã ghé Huế trong bốn ngày và đến thăm hai cơ sở từ thiện Phật giáo. Một, là chùa Tịnh Đức với Viện Dưỡng Lão Tịnh Đức do Sư Cô Diệu Thành trông nom, cơ sở này tương đối ít được quảng bá ở hải ngoại; và hai là Chùa Đức Sơn, chuyên nuôi dạy trẻ mồ côi do Sư Cô Minh Tú quản trị, vốn đã từng được nhiều người nói đến. Ở Huế còn có khá nhiều cơ sở từ thiện khác mà chúng tôi chưa có dịp tham quan.
Chúng tôi đến Huế vào đầu tháng tám giữa cái nắng nóng oi bức. Nhìn chung thì Huế vẫn tiêu điều và thầm lặng quá. So với những thành phố khác chúng tôi đã đi qua như Đà Nẵng, Nhatrang, Sàigòn, thì chẳng thấy có những xây dựng gì to lớn làm đổi thay khuôn mặt già nua buồn tẻ của Huế; trong khi ở những thành phố kia thì khá nhiều công trình xây dựng canh tân thành phố đang tiến hành rầm rộ, nhịp sống năng động. Chiến tranh đã chấm dứt gần 30 năm rồi còn gì, mà Huế vẫn chẳng khác gì thời tang thương trước 1975 với những tòa nhà cũ kỷ, những con đường xuống cấp với đủ loại ổ gà ổ vịt, vẫn những người dân buôn gánh bán bưng đầy nhẩn nhục, không khỏi làm cố nhân thở dài thương cảm. Nhiều người có nói đến những sửa sang trong Đại Nội với tiền trợ giúp của UNESCO để bảo quản những di sản văn hóa, nhưng người dân Huế có thụ hưỡng được gì đâu. Huế vốn có tiềm năng du lịch rất lớn, nằm trên một kho tàng chưa khai thác, vậy mà không ai chịu đầu tư vào việc xây dựng hạ tầng cho dịch vụ cung ứng phục vụ du khách một cách bài bản như các quốc gia khác trong vùng để đem lại công ăn việc làm cho dân địa phương. Âu cũng là số phần hẩm hiu của Huế vậy.
Nhưng trong cái khốn cùng vẫn còn có những vị bồ tát mang lại cho đời đôi chút hạnh phúc nhỏ nhoi, cứu vớt được nhiều mảnh đời hẩm hiu.
Chúng tôi có nhiều thì giờ thăm viếng Viện Dưỡng Lão Tịnh Đức (VDLTĐ) và đàm đạo với Sư Cô Diệu Thành, tuổi đời 70, hạ lạp được 59 mùa, thì được biết VDLTĐ nằm ở thôn Thương Mộ, Xã Thủy Xuân, tây bắc thành phố Huế và thuộc Tỉnh Giáo Hội Phật Giáo Thừa Thiên Huế. Điện thoại: 054-836083. Đây là là lần đầu tiên chúng tôi thăm viếng VDL mặc dù chúng tôi là một trong những Phật tử hải ngoại đã bao nhiêu năm góp phần tịnh tài định kỳ về chùa theo lời kêu gọi của bạn bè.
Muốn đến VDLTĐ, phải đi qua Đàn Nam Giao, rồi rẽ trái theo con đường nhựa đi Cầu Lim, về hướng lăng Vua Tự Đức. Khi đến gần Chùa Hồng Ân, cơ sở đào tạo tăng ni của Tỉnh Giáo Hội Phật Giáo Thừa Thiên thì chuẩn bị để rẽ trái dọc theo bờ thành của chùa trên con đường nhỏ hẹp vừa được tráng xi-măng cho đủ một xe hơi ra vào. Thêm khoảng 400 thước thì gặp cổng của chùa Tịnh Đức, và cũng là Viện Dưởng Lão nổi danh ở Huế.
Sư Cô Diệu Thành, người bình dị vui vẻ đã đích thân hướng dẫn chúng tôi tham quan VDL. Sư cô vốn là đệ tử của Sư Bà Huyền Không, trước kia thường theo một đoàn ni-cô đến các làng xã ở thôn quê chăm sóc cho những cụ bà nghèo khó và cô độc. Mãi đến năm 1992 sư cô mới được thầy cho phép thành lập một cơ sở nghèo nàn trên thửa đất hiện nay để tập trung những cụ bà lại cho tiện bề chăm sóc. Công việc nặng nhọc này dĩ nhiên là do những điệu, tiểu ni và các ni cô khác tình nguyện giúp sức. Tịnh tài, ngũ cốc do các Phật tử trong và ngoài nước đóng góp, và các ni gia tăng sản xuất. Tiếng thơm vang xa và dù là ở một nơi thực hẻo lánh, vậy mà đã có nhiều cơ quan từ thiện nước ngoài đến tham quan và ca ngợi. Riêng một cơ quan ở CHLB Đức đã tài trợ bước đầu trong việc xây dựng cơ sở khang trang hơn vào năm 1996 với tường thấp bao bọc khuôn viên, rộng khoảng hơn nữa mẫu đất. Tấm bảng tri ân được gắng lên tường gần cổng ra vào..


Từ cổng chùa đi vào thì hai bên cái sân rộng là hai dãy nhà trệt, đối diện nhau và mãi ở cuối sân là ngôi chánh điện tách rời rất thanh nhã nghiêm trang. Trước mặt chùa, bên kía con đường nhỏ là một khoảng đất rất rộng chưa khai thác, hình như là vườn ươm một loại cây giống khuynh diệp, không rõ ai sở hữu. Dãy bên phải kể từ ngoài vào thì có gian chung sự hiện chưa hoàn tất; kế đến là ba căn phòng mỗi căn chứa được từ bốn đến năm chiếc giường mộc cho mỗi cụ bà. Ngay trước dãy nhà này có một điện thờ tượng Đức Quán Thế Âm cao lớn. Dãy bên trái có gian phòng thiền định của chư ni, rồi cách một lối đi là bốn đến năm căn phòng tương tự như dãy bên phải dành cho quí cụ bà. Đi xem qua các phòng đâu đâu cũng ngăn nắp, tươm tất, sạch sẽ với nền gạch lát láng bóng và tuyệt không có mùi hôi hám của sự bỏ bê tắt trách. Phía sau, bên trái là nhà bếp, bên phải là nơi quí ni trú ngụ. Cuối dãy bên trái, chùa đang xây dựng thêm một phòng lớn để tiếp khách và sinh hoạt, gach ngói vôi vữa còn đang ngổn ngang. Từ ngôi chánh điện luôn có tiếng tụng kinh của các điệu (thiếu nữ muốn xuất gia, nhưng còn trong thời gian thử thách), hòa với tiếng mõ và thỉnh thoảng tiếng chuông điểm làm cho ngôi chùa trong nơi thanh vắng càng thêm u trầm mầu nhiệm, quí cụ luôn được tịnh tâm trong lời kinh tiếng kệ.
Nói chung tuổi của của quí cụ bà khoảng từ 70 đến 80 và phần lớn là không còn thân nhân, hoặc thân nhân quá nghèo để nương tựa. Xem ra cụ bà nào cũng tương đối khỏe mạnh tự lo cho mình được. Quí cụ nói năng và chào hỏi rất minh mẫn. Một số cụ còn tình nguyện vào việc lặt rau, nhặt thóc, phơi đậu ra sân vv… thành ra cuộc sống lúc nào cũng bận rộn vận động, nói cười vui vẻ. Quí cụ đã tìm được ở đây một gia đình đùm bọc mới. Chúng tôi còn nhìn thấy một lão bà ngồi thanh tịnh ở hàng hiên trước chánh điện đã đóng cửa, mặt hướng vào trong lâm râm niệm Phật và thỉnh thoảng cúi lạy sát đất rất thành kính, làm người xem cũng xúc động nao nao. Chúng tôi thầm nghĩ với khoản chi phí thật khiêm nhường trên mỗi đầu người [Sư cô Diệu Thành cho biết chung chung thì Viện chu cấp miễn phí thức ăn cho quí cụ khoảng 5 ngàn đồng (khoảng 30 cents) mỗi vị một ngày và riêng phần điện nước của Viện tốn khoảng từ 1 triệu đến 1 triêụ rưỡi đồng (khoảng $US 100.00); nhà bếp nấu nướng bằng cũi tự kiếm], thì thực là may mắn cho quí cụ bà trong viện này đã được sự chăm sóc thật chu đáo của quí sư cô, quí ni để có được một khoảng cuối đời thanh thản nhàn hạ. Có thể nói không ngoa rằng các nursing homes hay retirement homes ở các xã hội tây phương cũng chỉ đến thế mà thôi. Nhưng sao ở đây vẫn thấy có một chút gì gần gũi và ấm cúng hơn. Tình đồng bào ruột thịt hay đạo vị thấm nhuần" Chúng tôi trông thấy hình ảnh của những bà mẹ Việt cô đơn mà rưng rưng nước mắt.
Sư cô Diệu Thành cho biết là VDL, hiện với khả năng hạn hẹp có 8 ni cô và 5 điệu đang chăm sóc cho 40 cụ. Lúc đông nhất là khoảng 50 cụ. Đa số là cư dân trong tỉnh Thừa thiên. Khi có cụ nào qui tiên thì VDL sẽ báo tin cho bà con xa gần trong làng, nếu họ muốn đem về chôn cất ở quê cũ thì VDL sẽ giúp phương tiện; còn nếu chẳng còn ai thân quyến thì chùa sẽ giúp chôn cất ở nghĩa địa của chùa không xa VDL bao nhiêu. Khi có chỗ VDL sẽ nhận thêm người mới. Chùa còn đang muốn nới rộng về phía bên trái vì người chủ đất muốn bán, nghe đâu giá khoảng $US. 3,000.00 cho một khoảnh đất hẹp ở sát hông chùa, rộng chừng 4m x 50m.
Khi chúng tôi thăm viếng VDL thì được biết một ni cô của chùa pháp danh là Thích Nữ Liên Châu đang chuẩn bị lên đường du học tự túc 2 năm ban cử nhân Phật Học tại Ấn Độ. Thực là vạn hạnh. Tiền đồ Phật Giáo Việt Nam rồi phải trông cậy vào các thành phần tăng ni trẻ ưu tú này. Dĩ nhiên tiền chi phí ăn ở cho việc du học vẫn là mối âu lo của ni-cô và của hàng sư, bá ở chùa. Quí Phật tử hảo tâm nào muốn góp phần giúp đỡ VDL hay ni cô Liên Châu; xin liên lạc với
Sư Cô Thích Nữ Diệu Thành.
Viện Dưỡng Lão Tịnh Đức
Thôn Thương Mộ, Xã Thủy Xuân
Huế.
Điện thoại: 011-84-54-836083. (Nếu gọi từ Hoa Kỳ). Email: tnlientue@yahoo.com
hoặc:
Tran thi Quyen [Room 020].
University of Delhi Banda Bahadur Marg Mukherjee Nagar
International students - House for women.
Delhi -11009
INDIA
hay qua email: tnlienchau@yahoo.com
Kỳ tới: Phần Hai: Chùa Đức Sơn và Viện Mồ Côi.
(www.thuvienhoasen.org)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.