Hôm nay,  

Bush Vào Iran?

20/09/200300:00:00(Xem: 4493)
Một mục tiêu của Hoa Kỳ khi tấn công Iraq là thay đổi cục diện Trung Đông, và một trong những thay đổi đó là quan hệ của Hoa Kỳ với Iran. Tuần qua, người ta tự hỏi là George W. Bush có vào Iran để tạo ra thay đổi ấy chăng...
Khi Richard Nixon thăm viếng Bắc Kinh, hơn 30 năm trước, ông đã gây chấn động trong quan hệ tay ba giữa Hoa Kỳ, Trung Quốc và Liên Xô. Liệu George W. Bush có tái diễn thành tích bằng chánh sách hòa dịu với Iran hay không" Người ta có thể nêu lên câu hỏi này khi theo dõi tình hình khu vực trong tuần qua, sau những phát biểu bất ngờ của vua Abdullah xứ Jordan, theo đó, Iran coi xu hướng Wahabi/Salafism (tại Saudi Arabia) là mối đe dọa cho các nước Hồi giáo và cộng đồng thế giới và Iran muốn mở ra một trang mới (trong quan hệ với Hoa Kỳ).
Iran là quốc gia đã có lập trường thù nghịch với Hoa Kỳ sau cuộc đảo chính năm 1979 và vụ giam giữ con tin người Mỹ. Hơn 20 năm dưới chế độ giáo quyền của các vị giáo chủ, Iran bắt đầu gặp khó khăn vì trào lưu đòi hỏi dân chủ đang lan rộng bên trong. Bên ngoài, Iran cũng bị Liên hiệp quốc đòi điều tra về kế hoạch chế tạo võ khí nguyên tử. Tổng thống Mỹ đã chính thức coi Iran là một trong ba nước nằm trong “trục tội ác”, cùng với Iraq và Bắc Hàn. Khi chính quyền Bush khai mở chiến dịch Iraq, nhiều người chờ đợi là các lân bang của xứ này có thể cũng sẽ bị tấn công, thí dụ như Syria và Iran.
Nguyên nhân chủ yếu khiến Mỹ tiến vào Iraq chính là nhằm diệt trừ khủng bố và gây chấn động tâm lý trong thế giới Hồi giáo để các nước Hồi giáo từ bỏ lập trường chống Mỹ và chấm dứt việc dung túng hoặc yểm trợ khủng bố al-Qaeda. Trong khi tình hình Iraq chưa ngã ngũ và chính quyền Bush đang có dấu hiệu lúng túng thì một trong những kết quả bất ngờ của chiến dịch Iraq là sự thay đổi thái độ của Iran.
Dân Iran theo đạo Hồi, thuộc xu hướng Shia (hình dung từ là Shiite), một xu hướng chỉ có tỷ lệ là 10% trong khối Hồi giáo, nhưng lại chiếm đa số đến 60% tại Iraq và là nạn nhân hàng đầu của chế độ Saddam Hussein. Dân Shiite nghi ngờ Hoa Kỳ nhưng còn nghi ngờ dân Sunnite hơn nữa và riêng Iran cũng nghi ngờ Saudi Arabia, một cường quốc cấp vùng của sắc dân Sunni, theo xu hướng Wahabi và có quan hệ gắn bó với al-Qaeda. Trong chiến dịch Iraq, Hoa Kỳ gặp lúng túng chẳng phải vì dân Iraq chống Mỹ, luyến tiếc Saddam hay muốn ủng hộ al-Qaeda mà vì những vấn đề nội bộ của xứ này: dân Sunni (hình dung từ là Sunnite) chỉ là thiểu số nhưng được Saddam nâng đỡ và nhiều người Sunnite nằm trong đảng Baath của chế độ cũ, trong khi dân Shia, hiện diện đông đảo tại miền Trung, Đông Nam và miền Nam Iraq, lo ngại là mình lại bị đẩy ra ngoài. Mâu thuẫn Sunni-Shia vì vậy là một bài toán cho sự ổn định nằm trong một bài toán lớn hơn là tranh chấp thế lực giữa Iran và Saudi Arabia trong vùng Cận Đông.
Ngược với dự đoán của nhiều người theo lý luận “chia để trị”, Hoa Kỳ vào Iraq mà vẫn muốn duy trì sự toàn vẹn lãnh thổ của xứ này và cố dung hòa quan điểm của các sắc dân Sunnite, Shiite và cả dân Kurd tại miền Bắc. Trong suốt mấy tháng sau chiến tranh, Hoa Kỳ gặp nhiều vất vả để tạo ra sự hợp tác giữa các xu hướng đó, trong khi bị tàn dư của chế độ Saddam và các nhóm khủng bố Hồi giáo tấn công lẻ tẻ. Suốt giai đoạn đó, từ tháng Năm đến nay, phe Shiite giữ thái độ trung lập đầy ác cảm. Họ không tấn công Hoa Kỳ, nhưng cũng không thiết tha hợp tác với kế hoạch ổn định của Mỹ. Và trong nội bộ, họ cũng có nhiều tranh chấp giữa các phe phái. Tuy nhiên, có ảnh hưởng nhất đến các xu hướng Shiite tại Iraq vẫn là chế độ Iran, qua “Thượng Hội đồng Cách mạng Hồi giáo tại Iraq” (Supreme Council for Islamic Revolution in Iraq-SCIRI) do Iran hỗ trợ.
Chính quyền Bush không muốn bị cầm chân tại Iraq trong một cuộc chiến tranh tiêu hao và bị đối phương đánh du kích ở nhà trong một năm tranh cử. Nhưng, chính quyền Bush cũng muốn phải có sự hiện diện quân sự đáng kể tại Iraq để khống chế các nước có ý hướng cộng tác hoặc dung túng khủng bố, trước hết là Syria và Saudi Arabia. Khi Iran công khai trục xuất một số tay chân của al-Qaeda và khi một số viên chức Shiite tại miền Nam Iraq (Al Naraf) đồng ý với đề nghị giải giới của Mỹ, người ta chớm thấy một chút hy vọng hợp tác giữa Iran và Hoa Kỳ.
Với quân lực Mỹ hiện diện trên lãnh thổ Iraq và xoay mũi súng về Saudi Arabia và Syria, chấp nhận cho dân Shiite được quyền tham gia vào việc xây dựng chế độ chính trị khác, Iran có thể thấy yên tâm. Khi chính quyền Mỹ loan báo hôm kia là dự tính sẽ triệt thoái quân đội ra khỏi Baghdad trễ lắm là vào cuối năm, việc trao trả quyền lực cho dân Iraq (Sunni hay Shia tùy từng nơi) là điều có thể thành hình, nếu phe Shiite tại đây có sự biểu đồng tình của Iran qua SCIRI. Nhìn từ Iran, giải pháp của Hoa Kỳ là điều họ chấp nhận được và dư luận chính giới Mỹ càng có ác cảm với Saudi Arabia và Bộ Ngoại Giao Mỹ càng bị đả kích vì đã bênh vực quan điểm của Saudi Arabia, thì chế độ Tehran càng thấy tình hình chuyển hướng có lợi cho họ. Với một xứ Iraq được quân lực Mỹ bảo vệ nhưng vẫn nằm trong vòng ảnh hưởng của mình nhờ sắc dân Shiite chiếm đa số tại đây, Iran không còn e ngại gì Saudi Arabia.
Vì vậy, Iran mới đồng ý với vai trò trung gian của Jordan, và trước khi gặp Tổng thống Mỹ, Quốc vương Addullah của Jordan mới công khai trả lời cuộc phỏng vấn của tờ Washington Post về sự xoay chuyển lập trường của Iraq. Đa số dư luận truyền thông Mỹ chưa thấy bình luận gì về biến cố thực ra rất đáng chú ý này.
Nhìn về dài, Hoa Kỳ không có lợi gì khi hợp tác với một xu hướng thiểu số trong thế giới Hồi giáo là dân Shia, nhưng ngay trước mắt, chính quyền Bush có lợi khi tìm được sự thỏa thuận với dân Shia để góp phần ổn định tình hình Iraq. Và nếu củng cố được quan hệ với Iran cùng Turkey, Hoa Kỳ có tư thế mạnh hơn để duy trì ảnh hưởng trong toàn khu vực và tiếp tục cuộc chiến chống khủng bố.

Trong vài ngày tới đây, nhân cuộc họp của Đại hội đồng Liên hiệp quốc vào các ngày 23-24, dư luận báo chí sẽ theo dõi bài diễn văn của Tổng thống Bush về chuyện Iraq. Nhưng, tại chỗ, người ta cần chú ý đến cuộc gặp gỡ có khi kín đáo và bất ngờ, hoặc “ngẫu nhiên” trong hành lang Liên hiệp quốc, giữa Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell và Bộ trưởng Ngoại giao Iran là Kamal Kharrazi. Từ đó, nếu trong những tháng tới, người ta thấy loan tin là Tổng thống Bush có thể thăm viếng Iran để lật qua một trang sử mới trong quan hệ giữa hai nước, có lẽ ông đã nắm chắc kết quả bầu cử trong tay. Thay vì gửi các Sư đoàn Thủy quân Lục chiến Mỹ vào Tehran để làm thay đổi tình hình, ông Bush có khi sẽ đích thân đi vào đó, với kết quả còn quyết định hơn trong một xã hội đã quá chán ngán chế độ cai trị cực đoan của các giáo chủ.
Dù có xác suất thấp, giả thuyết ngoạn mục này cũng vẫn làm các ứng cử viên Dân chủ phải bàng hoàng....

+

Các Nhà Thờ Dâng Kính Đức Mẹ Tại Roma

PHOTO: Nhà Thờ S. Maria Sopra Minerva

Nguyễn Ngọc Cường
(Bài Hành Hương mỗi thứ bảy)
Nhà Thờ S. Maria in Campitelli:
Bắt đầu từ công trường Campitelli trở đi là khu phố gồm các dinh thự thuộc thời Phục Hưng của thế kỷ XVI. Thí dụ điển hình là Nhà Thờ Đức Bà Campitelli kiểu Ba Rốc do kiến trúc sư C. Rinaidi, bên trong có một tượng Đức mẹ thuộc thế kỷ XIII.
Nhà Thờ Thánh Danh Đức Maria (S.Nome di Maria) và Nhà Thờ Santa Maria di Loretto.
Ngay công trường Venezia băng qua đường, bạn đến trước Foro Traiano. Gần đó là hai nhà thờ đối nhau Santa Maria di Loretto hình bát giác do A.da Sangallo khởi công xây năm 1507, nóc tròn với cái lồng đèn hơi lạ. Bên phải là nhà thờ S. Nome dim aria (Thánh Danh Đức Bà) do A.Devisser xây năm 1738.
Nhà Thờ S. Maria Sopra Minerva
Được xây cất vào thế kỷ VII trên dấu tích của đền thờ dâng kính nữ thần Minerva năm 1280 được xây lại theo kiểu gô tích. Đây là nhà thờ kiểu gô tích duy nhất tại Roma. Mặt tiền kiểu Phục Hưng, không trang hoàng có ba của do Meo del Caprina xây năm 1453, năm 1847 nhà thờ được sửa sang lại.
Bên trong chia làm ba gian. Vòm các cửa sổ có kính màu và bức tranh trang hoàng thuộc thế kỷ XIX.
Gian phải nhà nguyện 5, tranh trên nhà thờ "Thiên thần truyền tin cho Đức mẹ" có phông mạ vàng do Antoniazzo Romano vẽ. Nhà nguyện 6, trên bàn thờ tranh "Bữa tiệc ly" của Baroche hai bên là mộ thân phụ và thân mẫu Đức Giáo hoàng Clement VIII, do Giacomo della Porta tạc. Nhà nguyện 7, mộ Đức hồng y Coca, do Andre Brigno tạc năm 1477, với bức tranh "Ngày tận thế" do Mefozzo da Forli vẽ, bên trái là mộ Đức Cha Soprani do Andre Bregno tạc năm 1497.
Gian ngang cánh phải, nhà nguyện 2 carafa có các bức tranh trên tường rất đẹp do Filippino Lippi vẽ năm 1489. tranh truyền tin "Trên bàn thờ với Thánh Tôma Aquinô đang giới thiệu đức hồng y Olivieri carafat với Đức Mẹ cũng của Lippi, tường cuối nhà nguyện "Đức Mẹ hồn xác lên trời" Tường bên phải phía trên: Cảnh đời Thánh Tôma Aquinô, phía dưới Thánh nhân đối chất với quân rối đạo. Bên trái đài kỷ niệm Đức Giáo Hoàng Phaolô IV do Giacomo và Tomaso del Garbo vẽ, bên trái nhà nguyện mộ Đức giám mục Gugilielmo Durang do Jeam Cosmas xây. Nhà nguyện 3 tranh Đức mẹ và các Thánh do C. Maratta vẽ. Nhà nguyện 4 tranh trên trần do Marcello Veusti vẽ, bên phải mộ Đức Hồng Y Domenico Capranica chết năm 1455.
Cung Thánh bên dưới cầu thang phía trái:
Tượng Chúa Kitô các Thánh Giá do Michelangelo tạc giữa các năm 1514-1521 dưới bàn thờ chính là xác Thánh nữ Catarina da Sienna trong cung thánh sau bàn thờ đài kỷ niệm các Đức Giáo Hoàng Leone X (bên trái) cà Clement VII (bên phải).
Gian ngang bên trái nhà nguyện I: Beato Angelico với các bức vẽ có lẽ của Lor Valla Porta xây. Đức Hồng Y Domenico Pimentel do Erccrol Ferrata xây, hai mộ thuộc thế kỷ XV của gia đình Rustici. Nhà nguyện 2, mộ Giovanni Alberini nhà điêu khắc có lẽ là Agostino di Duccio đã dùng một quan tài đá cổ có chạm hình Hercule đánh nhau với sư tử. Tiếp đến là vào phòng mặc áo. Năm 1380 Thánh nữ Catarina da Siena đã qua đời trong phòng đằng sau phòng mặc áo này. Các bức tranh trên tường là của A, Romano và các học trò của ông. Nhà nguyện Thánh Đaminh với đài kỷ niệm Đức Giáo Hoàng Biển Đức XIII qua đời năm 1730 tranh do Marechioni vẽ, tượng do P.Bracci tạc trong góc gian ngang và gian dọc là mộ Andrea Bregno.
Gian trái nhà nguyện 3 trên bàn thờ "chúa Cứu Thế" tác phẩm của trường phái Umbria bên phải tượng Thánh Sebastiano do Tino di Cammnino tạc hồi thế kỷ XV hai bên là mộ của Benedetto và Agostinoo Maffei. Gần cửa mộ Francessco Tornabuoni do Mino da Fiesole tạc, bên trên đài kỷ niệm Đức hồng Tebaidi (1466) do Giovanni Dalmata tạc.
Bên cạnh nhà thờ hiện nay là tu viện Đa Minh. Hành lang tu viện còn có rất nhiều bức vẽ trên tường. Ngày xưa Galileo đã bị xử trong một phòng trên lầu I của tu viện này.
Nhà Thờ S. Maria Scala Coeli:
Là Nhà thờ cổ được Della Porta xây lại năm 1582. tên gọi phát: xuất từ chuyện Thánh Bernard ngày nọ dâng Thánh lễ tại đây đã thấy một cái thang, bên trên có linh hồn thánh nhân cầu nguyện cho hôm áu từ Luyện Tội leo lên Thiên Đàng. Bên trong nhà thờ hình bát giác. Trong cung thánh có bức khảm màu của Francessco Zucchi, diễn tả các Thánh với Thánh giáo hoàng Clementa VIII và cháu ngài là ông Aldobrandini. Nền nhà thờ trang hoàng đá màu kiểu Cosma thuộc thế kỷ XII.
Nhà thờ Thánh Nữ Anê bị phơi trần truồng (S. Agnese in Agone)
Nhà thờ này được xây trên chỗ tương truyền Thánh nữ Anê bị phơi trần truồng nhưng gió thổi tóc Thánh nữ bay thành như một tấm khăn che chung quanh mình. Nhà thờ được Rainadli khởi công xây cất lại năm 1652 và do Borromini hoàn thành năm 1657. mặt tiền và hai tháp chuông do Borromini xây kiểu kiến trúc này đã ảnh hưởng rất nhiều trên các nhà thờ Barốc Đức Quốc.
Bên trong hình Thánh Giá Hy Lạp (bốn cánh bằng nhau) mái tròn và trần có các bức tranh do Ciro Ferrii và Corbellini vẽ. Các mề đai rất đẹp do Baccicca vẽ, Guidi và Cafa trên bàn thờ chính là bức tranh "Thánh Giá" của Dom Guidi trong nhà nguyện thứ II bên trái có tượng Thánh Sebastino cổ được sửa lại do Paolô Campi. Bên trên cửa vào, bia mộ Đức giáo hoàng Innocenzo X do G.B Maini tạc. Trong nhà nguyện dưới hầm mộ có bức tranh nổi hình Thánh nữ Anê được tóc bay che thân do Algardi tạc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.