Hôm nay,  

Phạm Đình Chương: Mầu Kỷ Niệm, Âm Nhạc Xóa Tan Ranh Giới

13/09/200300:00:00(Xem: 4589)
PHOTO: Từ trên, Bích Liên và dàn nhạc Giao hưởng Hội Hiếu Nhạc Việt Mỹ; Lê Hồng Quang và Hợp Ca Nữ.

Một buổi trưa Chủ Nhật giữa mùa hè thiêu đốt của tháng Bảy Nam Cali, hơn hai mươi người tuổi từ 18 đến trên 50 chen chúc nhau trong một căn phòng không rộng lắm là studio của nhạc sĩ Nguyễn Khánh Hồng. Cửa trước cửa sau được mở toang để đón chút gió luồng. Tiếng đàn piano vang lên, theo sau bằng hơn hai mươi giọng hát cùng hoà trong những nốt nhạc dầu tiên của " Hội Trùng Dương". Trùng duơng, chốn đây ngàn phương, có ba dòng sông cuốn trôi biển đông nhắc câu chờ mong. Về khơi, sóng muôn triền tới, nưóc non buồn vui đây hội trùng dương đầy vơi.
Những dòng nhạc tha thiết nhưng hùng vỹ này đã được bắt đầu viết ra gần 50 mươi năm trước, khi đất nước chia đôi, khi Phạm Đình Chương nói lên mong ước của tất cả dân Việt là một ngày "Ba chị em là ba miền, nhưng tình thương đem nối liền, gặp nhau ven trời biển đông thắm duyên", để "Hội Trùng Dương tay tay siết chặt cùng hô: dựng muà vinh quang, hoa đời Tự Do".
Bài Trường Ca "Hội Trùng Dương" này sẽ là bài hợp ca kết thúc cho chương trình nhạc "Phạm Đình`Chương, Màu Kỷ Niệm" sẽ được trình diễn taị rạp La Mirada vào Ngày 21 Tháng Chín này. Bài hát đã đánh dấu một cao điểm trong cuộc đời sáng tác của Phạm Đình Chương. Mặc dù đã được viết ra từ 50 năm trước, sức quyến rũ của bài hát đã lôi keó được các thanh niên thiếu nữ 18, 19 tuổi, đứng bên cạnh những trung niên trên 50 tuổi, để cùng hoà lên một điệu ca tụng quê hương Việt Nam mà có nhiều em chưa bao giờ nhìn thấy.
Bài hát đã gợi hứng cho nhạc sĩ Trần Chúc viết hòa âm cho hợp ca và dàn nhạc giao hưởng, để càng tô điểm thêm cho rõ những nét tài tình của Phạm Đình Chương. Phạm Đình Chương, người nhạc sĩ và ca sĩ đa tài, đã viết hòa âm cho "Hội Trùng Dương", nhưng chỉ cho Ban Thăng Long với ba đến năm giọng hát và một ban nhạc nhỏ. Với nhu cầu của một ban hợp xướng lớn, và của một dàn nhạc giao hưởng, Trần Chúc đã bỏ tâm huyết ra để hòa âm "Hội Trùng Dương" thật công phu và vỹ đại. Bài này với hòa âm của Trần Chúc đã được ban Hợp Xướng Ngàn Khơi trình bày trên sân khấu lần đầu tiên và thu vào dĩa vài năm trước. Trần Chúc cũng đã hòa âm "Con Đường Cái Quan" của Phạm Duy, và tài năng làm hòa âm cho các bản nhạc có khuynh hướng dân ca của ông đã làm gia tăng nét đẹp của những tác phẩm này lên bội phần. Hòa âm cho dàn nhạc giao hưởng và hợp ca cho những bài hát có tính cách dân ca là cả một thử thách tài năng của người nhạc sĩ viết hòa âm. Nhạc truyền thống Việt thường đơn điệu, chỉ được trình bày có một giọng, mà không có luật lệ hay truyềo thống hát hay trình tấu kiểu hòa âm chồng những tiếng lên nhau như nhạc Tây phương. Những quãng lên xuống của dân ca lại theo ngũ cung, rất khó để hòa âm thành hai ba giọng hát cùng một lúc theo luật hòa âm của Tây phương. Trần Chúc đã phải tìm hiểu và tìm cách để hòa âm sao cho có thể hát và tấu nhạc theo lối hòa âm Tây Phương mà vẫn không đánh mất đi bản chất dân tộc của những bản nhạc này. Âm nhạc Việt Nam đã được hưởng lợi nhiềâu từ những sáng tác về hòa âm này của ông. Vào ngày 21 Tháng Chín năm 2003 trong chương trình Phạm Đình Chương, dàn nhạc của Hội Hiếu Nhạc Việt Mỹ và ban hợp ca Hy Vọng sẽ có hân hạnh được trình bày "Hội Trùng DươngƠ với phần hòa âm đặc biệt này của Trần Chúc.
Ngoài “Hội Trùng Dương" à tác phẩm hợp ca lớn, Phạm Đình Chương còn có nhiều bản nhạc khác viết cho hợp ca hay rất thích hợp cho hợp ca. Điều này cũng dễ hiểu, vì ông đã là con chim đầu đàn của ban Hợp Ca Thăng Long trong nhiều năm. Những bản hợp ca ông đã viết, lẽ dĩ nhiên vì lòng yêu thích và năng khiếu tự nhiên, một phần cũng để thỏa mãn nhu cầu hợp ca của ban Thăng Long vậy. Dù nhiều người biết tới ông hơn qua những bản nhạc trữ tình bất hủ như Mộng Dưới Hoa, Người Đi Qua Đời Tôi, Nửa Hồn Thương Đau, hay Đôi Mắt Người Sơn Tây, chúng tôi nghĩ là ta cần giới thiệu thêm với khán giả những bản nhạc có tính cách hợp ca, vì đây là một nét rất đặc biệt của Phạm Đình Chương. Trong chương trình tưởng nhớ nhạc sĩ Phạm Đình Chương, ngoài "H¯äi Trùng DươngƠ, sẽ có "Ly Rượu Mừng" ,là một bản nhạc “ai cũng biết"; "R¡ Đi Khi Trời Vừa Sáng" là tác phẩm đầu tay viết khi 17 tuổi, với sự cộng tác của Phạm Duy; "Bài Ca Tuổi Trẻ"û , đã từng là nhạc hiệu của Ban Tuổi Xanh do nữ nghệ sĩ Kiều Hạnh chủ động trước năm 1975, nơi đào tạo rất nhiều ca sĩ của Việt Nam; "Tiếng Dân Chài" ca tụng tinh thần lạc quan tràn đầy hy vọng của người dân lao động vùng biển quê hương; "Sáng Rừng” cũng là một bài hát tràn trề sức sống và hy vọng của cuộc đời; và "Mưa Sài Gòn Mưa Hà Nội", viết cùng với Hoàng Anh Tuấn sau một chiều tối lang thang trong mưa Sài Gòn và mang nặng lòng nhớ thương Hà Nội đã cách xa; bài hát có lời buồn mà âm điệu lại vui tươi, có lẽ nói lên được tâm trạng mâu thuẫn của tác giả trong thời điểm đó.
Viết hòa âm cho hợp ca và dàn nhạc giao hưởng là một công trình không phải ai cũng làm được. Ngoài "Hội Trùng Dương" đã được hòa âm sẵn bởi Trần Chúc, Hội Ung Thư Việt Mỹ đã phải nhờ đến nhạc sĩ Lê Văn Khoa cho tất cả những bài hợp ca khác. Nhạc sĩ Lê Văn Khoa đã đóng góp một phần rất lớn cho chương trình Phạm Đình Chương, Mầu Kỷ Niệm. Ông là một nhạc sĩ lỗi lạc của nền âm nhạc Việt Nam, và là một trong số rất ít những nhạc sĩ sáng tác người Việt đã sáng tác những tác phẩm giao hưởng. Ông cũng là người có rất nhiều tài và nhiều đam mê nghệ thuật khác. Tên tuổi của ông không được phổ biến sâu rộng trong đại chúng vì khuynh hướng viết nhạc của ông có tính cách bác học và thường đòi hỏi người nghe phải có một kiến thức khá về âm nhạc. Tuy nhiên, phần lớn những nhạc phẩm ông đã viết là những sáng tác đáng được gọi là bảo vật của kho tàng âm nhạc Việt, và sẽ tồn tại mãi với thời gian. Vì sự hiểu biết sâu rộng về nhạc hợp ca, và tài viết nhạc giao hưởng của ông, Hội Ung Thư đã nhờ ông viết hòa âm một phần lớn cho chương trình này. Nhạc Phạm Đình Chương sẽ được trình bày và thưởng thức một cách rất đăc biệt lần này, công lớn nhất là nhờ Lê Văn Khoa. Ông đã bỏ ra bao nhiêu công phu và thời gian để hòa âm 13 bản nhạc cho chương trình. Trong những bản nhạc này, có rất nhiều bản thuộc thề loại hợp ca. Ông đã làm cho nhạc Phạm Đình Chương đã đẹp càng thêm tươi, đã óng ả càng thêm nuột nà, đã tình tứ càng thêm tha thiết. Nhạc của ông có nhiều kịch tính, thường diễn tả một cách sống động những tình cảm thay đổi của một bản nhạc cách tài tình. Do đó, những bản nhạc có khuynh hướng này, vào tay ông soạn hòa âm, sẽ được nổi bật.


Uy Vũ, một nhạc trưởng còn ở tuổi đôi mươi nhưng đã rất chững chạc, đang giúp ban họp ca tập hát, đã cho biết là anh rất vui khi tham dự vào chương trình này. Uy Vũ sinh ra ở Việt Nam, đến Mỹ năm 12 tuổi, đang học về nhạc và chỉ huy hợp ca tại đại học Chapman. Uy tâm sự anh có mẹ người Bắc, có cha người Huế, và tự mình sinh ra ở miền Nam, nên Uy rất thích bài "Hội Trùng Dương". Khi tập hát bài này, Uy yêu cầu các ca viên phải hát giọng Bắc cho Tiếng Sông Hồng, giọng Trung cho Tiếng Sông Hương, và giọng Nam cho Tiếng Sông Cửu Long. Việc này đã làm cho nhiều ca viên phải lúng túng lúc đầu vì không quen hát như vậy, nhưng sau cùng, mọi người phải công nhận là việc sử dụng tiếng ba miền để hát bài này là điều rất đúng, và có lẽ cũng là ý của tác giả, khi ông sử dụng những câu chữ luyến láy đặc biệt để ra giọng của miền Trung hay những câu hò của miền Nam. Ngoài ra, cách tập hát của Uy cũng có nhiều mới lạ và các ca viên đã học hỏi thêm nhiều điều mới khi anh tập hát. Một điều trùng hợp là sinh nhật của Uy vào đúng ngày 21 tháng Chín. Khi hát để tưởng nhớ một tài hoa đã ra đi, chúng ta cũng sẽ mừng cho sự thăng tiến của một tài năng vừa chớm.
Các ca viên trong ca đoàn là những phần tử quan trọng nhất của các bài hợp ca. Không có họ thì bài hát có hay đến mấy cũng sẽ không đưa dến thính giả được. Ban Hợp Ca Hy Vọng là một ban hợp ca được thành lập bởi những người mê hát và mê hát hợp ca. Hát hợp ca phải mê thích mới hát được, vì hát hợp ca không phải dễ. Người hát hợp ca phải hát vững để có thể hát đều và hòa với người chung quanh, màvẫn phải giữ được bè nhạc của mình, không đi theo bè của người khác. Hai bè khó nhất thường là alto và tenor, vì họ phải hát những bè mà chúng tôi gọi là bè ngang, không đi theo melody chút nào cả, mà lên xuống thì không theo chữ, chẳng hạn như câu "tôi còn nhớ" thì tenor có thể phải hát "tối cón nhơ" và alto có thể phaỉ hát "tồi cọn nhờ". Đôi khi mọi người đang hát thì phá ra cười vì những câu tréo cẳng ngỗng này. Do đó, có nhiều bản nhạc nhạc sĩ soạn hào âm phải thay đổi vài chữ, hay đôi khi viết một câu có lời khác hẳn cho các bè phụ cho dễ hát hơn, và cũng làm bản nhạc linh động và sáng tạo hơn.
May mắn thay, các ca viên của Hy Vọng là những người đã có nhiều kinh nghiệm hát hợp ca, hay có khả năng vững vàng trong việc đọc nhạc. Vì thế, việc tập hát cũng dễ dàng. Lần này, ngoài các anh chị em đã hát "lão làng" ơrong các ca đoàn, còn có những thanh niên thiếu nữ trên dưới hai mươi đến tham dự một cách hăng say. Điểm son là các em đều đọc được tiếng Việt và được bố mẹ khuyến khích tham dự vào việc thiện nguyện này. Các em cũng đều đã được học nhạc nên hát rất vững vàng và dễ dàng. Có lẽ bố mẹ các em cũng đã thấy đây là một việc vừa có ích cho nhân cách các em, vừ a có cơ hội học hỏi thêm tiếng Việt và văn hóa Việt. Điều đáng nói là các em hát rất say sưa và có vẻ hứng thú ghê lắm khi tập hát. Có lẽ nhạc hay sẽ làm cảm động tâm hồn của bất cứ ai, dù trẻ hay già, nên các em hát nhạc đã viết từ lâu trước khi các em ra đời mà vẫn thấy niềm hứng khởi. Nhạc Phạm Đình Chương thực sự đã đưa các em gần lại với thế hệ cha anh vậy.
Ban hợp ca có thể hát không cần ban nhạc hay nhạc khí phụ họa, tức là hát a capella mà vẫn hay. Tuy mhiên, nếu muốn đưa hết cái hay cái đẹp của một bản nhạc, chúng ta cần có sự phụ họa của nhạc khí. Một vài nhạc khí phụ họa có thể cũng đủ, nhưng nhiều khi ta cần cả một dàn nhạc để có thể diễn tả được đầy đủ những tâm tình khác biệt cùng trong một bản nhạc. Dàn nhạc giao hưởng là một cách đầy đủ nhất để làm việc này.
Gần mười năm qua, nhạc sĩ vĩ cầm Nguyễn Khánh Hồng đã cố gắng làm một việc có lẽ không ai khác có thể làm được. Đó là dựng nên và điều khiển dàn nhạc của Hội Hiếu Nhạc Việt Mỹ. Có lẽ đây là đời sống của ông. Ông không có gia đình hay con cái nhưng ông có gia đình lớn là Hội Hiếu Nhạc Việt Mỹ, và một đàn con rất đông là các học sinh trong dàn nhạc. Ông tập nhạc cho dàn nhạc rất kỹ và rất khó tính. Tuy thế, các nhạc sĩ trong dàn nhạc rất thích làm việc với ông vì ông rất kỷ luật, làm việc đúng giờ và có tổ chức. Ngoài nhạc cổ điển Tây Phương và nhạc hòa tấu quốc tế, ông còn muốn đưa đến người nghe những bản nhạc Việt có giá trị, đã được hoà âm kỹ lưỡng, và được trình bày một cách trân trọng. Dàn nhạc của ông đã lên tới gần bốn mươi người, không kể dàn nhạc thiếu niên và thiếu nhi. Nhạc sĩ của ông phần lớn là gốc Việt, nhưng cũng có nhiều người thuộc các chủng tộc khác đến tham dự thường xuyên vì thích thú với những hoạt động của Hội Hiếu Nhạc. Vì muốn khuyến khích tài năng cuả giới trẻ người Việt và ngay cả các em người bản xứ yêu thích âm nhạc và muốn tìm hiểu thêm về âm nhạc Việt, ông đã đưa các em vào những buổi trình diễn lớn, để các em có cơ hội chơi nhạc Việt và học hỏi kinh nghiệm. Vì thế, trong chiều nhạc Phạm Đình Chương, Mầu Kỷ Niệm, ta sẽ thấy một số em 15, 20 tuổi ngồi đàn chung với các nhạc sĩ đầu đã bạc. Và ta cũng thấy những mái tóc đen ngồi cạnh những mái tóc vàng.
Nhạc hợp ca của Phạm Đình Chương đã đưa các thế hệ đến với nhau. Những chương trình nhạc như thế này là cơ hội cho thanh thiếu niên Việt Nam được hiểu biết thêm về văn hóa của chính mình. Đây cũng là cơ hội để ta mang văn hóa dân tộc giới thiệu hòa nhập vào văn hóa dòng chính. Xin cám ơn tất cả các nghệ sĩ đang mang hết tâm huyết ra để làm thành một chương trình có tính cách văn hóa cao cho một mục đích từ thiện. Xin cảm tạ Phạm Đình Chương đã để lại cuộc đời những dòng nhạc sẽ mãi mãi sống trong tâm hồn người Việt khắp thế giới. Và sẽ đi xa hơn nữa.
Nguyễn Bích Liên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.