Hôm nay,  

Từ Mùa Hè Nước Pháp

29/08/200300:00:00(Xem: 5032)
Ưu khuyết điểm của sự vật, định chế xã hội, và lối sống cá nhân của Con Người người thường bộc lộ qua thử thách. "Gia bần tri hiếu tử. Quốc biến thức trung thần." (Nhà ngheo mới biết con hiếu. Nước biến mới biết tôi trung). Cái nóng chết người của mùa hè nước Pháp năm nay đã chỉ trong vài tuần lễ đã giết hàng 10.000 người lớn tuổi của nước Pháp. Đó là những người đàn ông già, những người đàn bà già cô đơn như những ngọn đèn khuya heo hắt, tàn lụn tại nhà riêng, nhà dưỡng lão, hay nhà thương trước cơn nóng. Đó là mục tiêu dễ ăn nhứt của thiên tai địch hoạ. Nhưng đó lại là những chủ gia đình lương hão, sau khi đã làm xong nhiệm vụ sanh thành dưỡng dục con cái đối với gia đình, con cái ra riêng còn ở lại vói cái "ổ trống" của mình hay nhà dưỡng lão của xã hội. Đó là những công dân mẩn cán đối với quốc gia xã hội, đã làm xong nhiệm vụ nặng nề, đóng thuế, đi lính, được về nghỉ hưu hy vọng vào sự đãi ngộ xứng đáng của gia đình và xã hội. Cái chết của những người ấy, của 10.000 người già chỉ trong vòng vài tuần lễ trước cái nóng bất thường của mùa hè nước Pháp năm nay, khiến nhiều người suy nghĩ. Suy nghĩ để thấy cái bất toàn, những khuyết điểm của lối sống Tây phương với các nước tiền tiến trong thời đại máy móc, điện tử hiện giờ. Phải chăng lối sống nặng hưởng thụ vật chất, nặng cá nhân chủ nghĩa đã xói mòn tình nghĩa gia đình ruột thịt và tình liên đới giữa thế hệ trẻ già"
Chánh phủ Pháp bị nhiều chỉ trích. Tiêu biểu như của Dân biểu biểu Valéùrie Pécresse. Cứ mỗi năm chánh phủ cho hạ hạn tuổi hồi hưu xuống 3 tháng. Vì thế đến năm 2040, cứ trong 3 người Pháp sẽ có 1 người hồi hưu 60 tuổi. Trong trường hợp đó liệu sự đóng góp của lớp trẻ có đủ để nuôi những người già trong "thời kỳ bùng nổ cha ông không." Chánh phủ lại càng ngày càng ban hành nhiều biện pháp đẩy người già ra khỏi dòng chính sinh hoạt của xã hội, tách rời già với trẻ, như trong biện pháp buộc người già phải ghi danh trong các đại học của người có tuổi thay vì để ghi danh trong đại học bình thường với sinh viên trẻ. Chánh phủ trái lại không có chương trình thiết thực cho người già hưu chống lại bất trắc của tuổi già, là nỗi cô đon và sự lão hoá. Không có chương trình cộng đồng để người già có thể tham gia sống và giúp hầu hoà nhập vào dòng sống chung với xã hội có trẻ em, thanh thiếu niên, và những người đang tuổi lao động khác. Và sau cùng, Chánh phủ không có một chương trình nào để chuẩn bị cho người già về hưu để chống lại với sư lão hoá, như phong trào thể dục trước khi về hưu, quỹ hưu dưỡng do tự người sắp về hưu đóng vào miễn thuế. Trái lại Chánh phủ bao biện y tế, nhưng ôm rôm nặng bụng nên làm không xuể. Và Dân biểu này kết luận đó là những dấu hiệu của lối sống văn minh, nhưng Chánh phủ một nước tiền tiến như nước Pháp lại không làm, còn làm thì làm ngược lại.

Lối sống Pháp cũng bị nhiều chỉ trích. Tiêu biểu như của Bernard Debré, giáo sư Trung Tâm Y khoa Cochin, cựu bộ trưởng. Hai chỉ trích này liên quan đến hai vấn đề xã hội lớn: sư xuống cấp của tình nghĩa gia đình Pháp và tình liên đới giữa thế hệ Pháp. Đó là hai thủ phạm lớn của cái chết tập thể của 10.000 người già Pháp trong cái nóng bất thần của mủa hè nước Pháp này. Hàng năm cứ mỗi lần mùa hè đến dân Pháp đổ xô đi nghỉ hè, ai không đi được là buồn tủi với bạn bè, đồng sư, chòm xóm. Thời trang đó của lớp người trẻ đùa lớp người già của gia đinh vào thế kẹt: cô đơn ở nhà một mình, hay bị đẩy vào nhà dưỡng lão, hoặc đưa vào nhà thương. Người trẻ cần rảnh tay,"rảnh nợ" để đi nghỉ hè, ra khỏi thành phố, đi núi, đi biển, đi rừøng, đi ngoại quốc theo thời trang thời thượng đã biến thành bản chất của lối sống Pháp. Giáo sư tức bực cái thời trang làm hại sự gắn bó gia đình Pháp đó đến nổi mô ta việc người trẻ "vứt bỏ" những người già để đi nghỉ hè "như vứt bỏ chó mèo" vậy. Còn tình liên đới thế hệ trẻ già cũng thảm không thua gì. Khuynh hướng chung của lớp trẻ Pháp còn sức làm việc bây giơ,ø là không muốn kéo dài cuộc đời lao động. Họ quan niệm chịu cực khổ làm việc lâu dài là đóng thuế cho "mấy ông già ở không" hưởng. Khuynh hưóng đó được thể hiện thành luật, cứ mỗi năm Quốc Hội Pháp chấp thuận sụt tuổi hồi hưu xuống 3 tháng, đến năm 2040 như đã nói, nước Pháp cứ 3 người thì có 1 người hồi hưu 60. [Mỹ thì khác hẳn, tăng tuổi hưởng tiền già dần lên tới 67. Năm nay bắt đầu ai sanh 1938 phải 65 tuổi cộng 2 tháng mới được tiền già. Người sanh 1948 phải 67 tuổi mới được.] Và người giàu cũng không thiết tha đóng góp tiền của dư trong các chương trình để đãi ngộ xứng đáng cho người già.
Theo Gs Debré, tình nghĩa gia đình và sự liên đới các thế hệ bị xói mòn là do tính ích kỷ cá nhân và lối sống cá nhân chủ nghĩa thời thượng. Nhưng cá nhân chủ nghĩa ích kỷ đó lại núp dưới chiêu bài dân chủ xã hội, đổ tội cho nhà cầm quyền, lấy chánh phủ làm con vật tề thần. Những người dân chủ xã hội đổ tội trên đầu nhà cầm quyền. Tại sao không tiên đoán được thiên tai hạn hán, nóng bức; tại sao không không cung cấp đầy đủ nước uống cho những người già trong các nhà riêng; tại sao không buộc các nhà dưỡng lão mở máy lạnh trong các giờ nóng bức cao điểm; tại sao cho phép y tá điều dưỡng đi nghỉ hè để thiếu nguời cứu cấp và săn sóc người già được chuyển đến bịnh viện. Và bao nhiêu câu hỏi tại sao nữa, xem Nhà Nước, Chánh Phủ như là Quốc gia Hoàng Thiên (Etat providence) mà lờ đi trách nhiệm của cá nhân, gia đình, và xã hội. Trước làm sóng tấn công của những người có đầu óc xã hội giả hiệu ấy, TT Pháp Jacques Chirac đã thành khẩn tỏ niềm tiếc uổng sâu xa đối với cái chết nhanh và nhiều của người lớn tuổi và hứa sẽ cải tổ hệ thống y tế bảo hiễm sức khỏe toàn dân, cùng với sự ra đi của Ô. Bộ Trưởng Y tế.
Sửa hệ thống y tế Pháp là cần. Nhưng thay đổi cái nhìn, lối sống nặng cá nhân chủ nghĩa và nhiều hưởng thụ ích kỷ là cái khó. Cái khó xuất phát từ cơ cấu tổ chức sản xuất, xã hội của thời đại máy móc kỹ nghệ đô thị hoá và từ đó tạo thành lối sống hiện thời của các quốc gia kỹ nghệ tiền tiến.. Cái khó không riêng cho Pháp mà cho cả Tây phương, nhứt là Mỹ. Có lẽ còn khó nhứt đối với Mỹ. Nơi giá trị con người được đánh giá bàng số tiền kiếm được; nơi hai người láng giềng sát vách có khi ở gần nhau cả chục năm mà không biết tên nhau; nơi con người bị biến thành ốc đảo được rào rấp kiên cố bởi vô vàn luật lệ bão vệ tiêng tư, vô ý một chút là có thể lên tòa xuống tỉnh lôi thôi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.