Hôm nay,  

Bàn Lại Chuyện Chữ Việt

20/08/200300:00:00(Xem: 4471)
Học giả Đỗ Thông Minh từ Nhật qua San Jose nhiều lần để ra mắt sách và nói chuyện về các đề tài liên quan chữ viết của dân tộc Việt và tương quan văn hoá Việt Nhật. Lần này anh đưa ra thêm một đề tài nữa là những cái xấu và tốt của người Việt với bài viết Người Việt Mạnh Yếu Chỗ Nào đã làm nhiều người trẻ tâm huyết ở hải ngoại chú ý bàn thảo.
Hồi còn nhỏ ở trong nước tôi đã đọc đôi bài viết nói về cái hại của văn hoá Việt khi dùng mẫu tự La tinh thay thế chữ Hán và chữ Nôm vào đầu thế kỷ 20. Quan điểm đó khác với sự cổ vũ của nhà nước qua mấy câu vè: "Tiếng Quốc ngữ, chữ nước ta, con cái nhà, đều phải học" bắt con nít thuộc lòng.
Nhiều người biết rằng cái hại của chữ "quốc ngữ" tức là dùng các mẫu tự La tinh là cắt đứt sợi dây liên lạc với quá khứ văn hóa vì những tác phẩm ngày xưa đều viết bằng chữ Hán và chữ Nôm trong suốt hơn hai ngàn năm. Sau này một số được dịch âm ra bằng chữ Việt hiện tại như Truyện Kiều, Bình Ngô Đại Cáo, Chinh Phụ Ngâm... nhưng còn nhiều áng văn chương khác chưa được dịch thì người bây giờ và mai sau đành chịu mù chữ. Chưa kể về quê bước vào một cảnh chùa, thấy một bia mộ, một bài thơ khắc trên vách núi thì cũng coi như là xa lạ mà thôi. Điều đáng nói là những người mù chữ toàn là tốt nghiệp đại học, là văn nhân là trí thức chứ đâu phải người kém học. Đó là điều đáng buồn cho người Việt Nam.
Chưa hết đâu, cái hậu quả còn đeo đuổi mãi mãi suốt đời, kiếp này qua kiếp khác cùng với dòng giống Lạc Hồng. Chạy đi đâu cũng không thoát khỏi cái nghiệp chướng Hán Việt trong cách dùng từ ngữ, nhất là càng học lên cao, càng đi sâu vào những vấn đề chuyên môn hoặc dùng những chữ mới để diễn tả cái mới. Như chữ Computer là phải dịch là điện toán hay điện não, bệnh AIDS dịch là bệnh liệt kháng, bệnh SARS là bệnh viêm phổi cấp tính không điển hình... toàn là chữ Hán Việt cả.
Có một dạo người miền Bắc muốn trốn tránh từ Hán Việt nên dùng máy bay lên thẳng, tên lửa thay chữ trực thăng và hoả tiễn. Nhưng rồi cũng bị vướng như chiến sỹ gái thay nữ chiến sỹ hay lính thủy đánh bộ thay thủy quân lục chiến, vẫn có chữ chiến sỹ, thủy và bộ cũng là từ Hán Việt.
Phe khác cho là chữ La tinh rất dễ đọc, dễ nhớ và dễ học, chỉ cần vài tháng là người ta có thể viết và đọc được vì nó là loại chữ phiên âm (phonetic), ngay cả người ngoại quốc cũng có thể đọc mà phát âm đuợc một số chữ Việt hiện đại. Và với sự dễ dàng đó mà nước Việt Nam có tỉ lệ mù chữ rất thấp. Trong khi đó học chữ Hán mất cả vài năm, và chữ Nôm thì phải thêm thời gian nữa.
Bỏ qua những vấn đề lịch sử và chính trị, chỉ xin bàn thuần túy chuyện chữ viết mà thôi thì phe bênh chữ La tinh bảo là sẽ nhờ những tay biết chữ Hán và Nôm dịch các tài liệu văn hoá cổ. Thí dụ như câu thơ Kiều "Trăm năm trong cõi người ta" thi sỹ Nguyễn Du viết bằng chữ Nôm nhưng bây giờ người ta đọc bằng chữ La tinh vẫn hiểu và thưởng thức trọn vẹn.

Chuyện lợi và hại giữa việc dùng chữ Hán Nôm hay chữ La tinh kể ra cũng dễ thấy, chỉ có một điều là sự quyết định lựa chọn. Lịch sử đã xảy ra là chữ La tinh đã ngự trị, nói theo nhà thơ cổ là từ nay bút thép thay bút lông, nhưng đặt một giả thuyết là bây giờ nếu cho kéo thời gian lại thì bạn có muốn dân tộc Việt dùng chữ Hán hay chữ Nôm hay chữ La tinh và những hậu quả sẽ như thế nào.
Thật ra vấn đề không thực tế và cũng quá lớn lao liên quan tới nhiều lãnh vực mà một cá nhân khó có thể quyết đoán cho đúng. Chính vì thế mà người viết bài này đã hai lần hỏi giáo sư Nguyễn Đình Hòa cách nhau một năm và có hai câu trả lời trái ngược nhau. Và lần này học giả Đỗ Thông Minh cũng lướt qua câu hỏi mà không xác quyết là giữa lợi và hại của việc dùng chữ Latinh cái nào nhiều hơn.
Tiếng Việt vốn đơn âm nên có nhiều chữ đồng âm mà khác nghĩa. Nếu dùng chữ Nôm thì đọc giống nhau nhưng chữ viết sẽ khác nhau giúp cho người ta không bị lầm lẫn. Như chữ "đạo" thì có nhiều nghĩa như đạo là ăn trộm, đạo là con đường, đạo là tôn giáo thì chữ Hán viết ba chữ khác nhau trong khi đó chữ Việt Latinh thì chỉ có một chữ ĐẠO mà thôi. Chính vì lý do này mà trong một cuộc hội nghị về chữ Việt tại Thành Hồ cách đây mấy năm có ý kiến đưa ra thêm một phụ âm vào để phân biệt như ĐẠOX, ĐẠOY, ĐẠOZ, nhưng không được chấp nhận. Và hội nghị cũng bế tắc không giải quyết được vấn nạn văn hoá chữ viết.
Hồi nhỏ người viết đã sớn sác giải nghĩa câu Thương nữ bất tri vong quốc hận, là thương người con gái không biết nỗi nhục mất nước, té ra chữ "thương" ở đây không phải là thương yêu mà là buôn bán. Học giả Hoàng Văn Chí giảng là triều đại nhà Thương bên Tàu.
Có ba nước Nhật, Đại Hàn và Việt Nam thời xưa dùng chữ Hán giống như Tàu. Bây giờ Nhật và Đại Hàn có chữ viết riêng của họ, dựa vào chữ Tàu mà biến chế ra. Chính vì thế mà sinh viên nước họ biết tới ba ngàn chữ Tàu, giúp họ đọc được những tài liệu cổ để mà tiếp tục truyền thống mấy ngàn năm. Đỗ Thông Minh nhờ du học Nhật Bản, học tiếng Nhật mà biết chữ Tàu và từ đó đọc được sách vở của tổ tiên và trở thành học giả nghiên cứu về văn hoá nước nhà.
Nếu như đất nước không bị ngoại xâm thì chữ Nôm sẽ phát triển và trong thời gian trăm năm nó sẽ điều chỉnh đơn giản để trở thành một chữ viết riêng của dân tộc mà vẫn không đoạn tuyệt với quá khứ hệt như Nhật và Đại Hàn.
Có người đề nghị là bây giờ trong nước nên có chương trình bắt học sinh trung học học thêm môn Hán Việt để giúp họ có vốn liếng căn bản mà xử dụng và phát triển sự học khi lên cao. Nhưng đây vẫn còn là ảo tưởng vì đất nước dù hết chiến tranh nhưng hai mươi tám năm qua nhà cầm quyền vẫn không đoái hoài tới chuyện phát triển giáo dục, tình hình giáo dục và văn hoá càng ngày càng xuống cấp, nói chi chuyện xa vời đó.
Chuyện về chữ viết Việt bàn hoài không hết. Mời quí vị tham gia.
San Jose 18-8-03

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.