Hôm nay,  

Quê Hương Mến Yêu: Quảng Nam Quê Tôi

27/10/200300:00:00(Xem: 4761)
Tỉnh Quảng Nam giáp thành phố Đà Nẵng và Huế phía Bắc, Quảng Ngãi về phía Nam, phía Đông có biển Đông và phía Tây có biên giới Việt Lào.
Nằm ở khúc ruột nhỏ bé miền Trung, diện tích Quảng Nam chỉ vỏn vẹn hơn 11 ngàn cây số vuông. Lịch sử đã để lại trên mảnh đất nghèo khó này nhiều di tích lịch sử có giá trị, trong đó có hai di sản văn hóa thế giới được bạn bè năm châu biết đến là phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn.
Từ thị xã Tam Kỳ, nơi nổi tiếng với món cơm gà, dọc theo quốc lộ I đi qua thị xã hàng loạt quán cơm gà mời chào khách. Gà ở đây thịt không bở như thịt gà nuôi kỹ nghệ, không dai cứng như những chú gà thả ruộng ở đồng quê miền Nam, gà Tam Kỳ không quá to, vừa ăn, thịt ngọt.
Cách thị xã Tam Kỳ chừng 40 cây số đường chim bay là phố Hội An, di sản được ủy ban văn hóa thế giới liệt vào danh sách cần được bảo tồn và giữ gìn cẩn thận. Hội An ngày xưa có tên là Faifo, nổi tiếng xuyên suốt từ thế kỷ 16, 17, là thương cảng quan trọng và bận rộn nhất của vùng Đông Nam Á. Thương nhân người Nhật, Bồ Đào Nha... chở hàng trên những con thuyền buồm ghé đến cảng Hội An để trao đổi buôn bán. Từ đó họ xây những ngôi nhà hình ống khói để chứa hàng. Họ đến đây vào mùa xuân vì lúc này gió sẽ đưa những chiếc thuyền buồm của họ về hướng Đông Bắc. Họ lưu lại Hội An cho đến mùa hè để cho những cơn gió thuận thổi về lại nước họ.
Ngày nay Hội An là một bảo tàng sống và cổ nhất Đông Nam Á. Dân Hội An vẫn còn sống trong những ngôi nhà cổ được xây dựng cách đây nhiều thế kỷ.
Đến với Hội An, ta đi dạo để ngắm nhìn nét cổ kính của phố Hội. Dọc trên đường Trần Phú - phố chính của Hội An là chùa Cầu do cộng đồng người Nhật xây dựng từ thế kỷ 16 để nối với bờ suối bên kia là khu phố của cộng đồng người Hoa. Chiếc cầu này thật đặc biệt, mái cầu lợp ngói âm dương dài 12 mét nên tránh được cả mưa lẫn nắng. Chùa và cầu đều bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu, mặt chùa quay về hướng sông, hai đầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu. Một đầu là ngôi đền thờ ngay giữa cầu nên được gọi là chùa Cầu. Theo truyền thuyết của người Nhật, vì hay bị động đất, nên họ tin rằng vùng Đông Nam Á có một con quái vật khổng lồ, đầu nó ở bên Nhật và đuôi ở Hội An. Khi con quái vật vẫy đuôi là những trận động đất kinh hồn sẽ xảy ra trên nước Nhật. Chiếc chùa Cầu được xây dựng trên phần đuôi của con vật đó để kiềm chế nó không được động đậy, vì thế mà ở Nhật ít có động đất hơn.
Cách chùa Cầu vài trăm mét là chùa Phúc Kiến hay còn gọi là Hội Quán Phúc Kiến của người Hoa. Ban đầu Hội Quán được xây dựng làm nơi hội họp của cộng đồng người Hoa, sau đó được xây dựng lại để thờ bà Thiên Hậu là vị thánh linh đã che chở, bảo vệ người Hoa trên những chuyến tàu vượt biển về phương Nam. Khi được an cư nơi đất khách, người Hoa thường xây dựng những ngôi chùa như thế này để thờ Bà. Vào thời chúa Nguyễn, do chạy trốn khỏi nước, người Hoa đã liều mình trên những con tàu vượt đại dương, được chúa Nguyễn cho an cư tại đất Việt. Hai nhóm người Hoa đầu tiên đặt chân lên đất Việt do Trần Thượng Xuyên và Trương Ngạn Địch, họ đến đây bằng tàu, vì lẽ đó người Việt chúng ta gọi họ là người Tàu. Ở Sàigòn-Chợ Lớn, bà Thiên Hậu cũng được thờ nhiều nơi, nổi tiếng là chùa Bà Thiên Hậu trên đường Nguyễn Trãi quận 5. Người Việt gọi đây là chùa, nhưng thật ra chùa là nơi thờ Phật, còn miếu là nơi thờ thần thánh, chùa Bà Thiên Hậu gọi là Thiên Hậu miếu thì đúng hơn.
Hàng năm cứ đến ngày 23 tháng ba âm lịch người Hoa sống ở Hội An tổ chức lễ vía bà Thiên Hậu tại Hội Quán Phúc Kiến. Phần lễ được tổ chức theo nghi lễ truyền thống của người Hoa, sau đó là phần hội có múa lân, xin xâm, tiệc tùng vui vẻ.
Giữa lòng thị xã Hội An còn có nhiều điểm khác nhau để tham quan như đền thờ Quan Công, những ngôi nhà cổ tiêu biểu được xây dựng hàng ngàn năm trước với lối kiến trúc độc đáo, có chạm khắc công phu. Hội An cũng là nơi chôn cất của nhiều thương gia người Nhật, mồ mả của họ vẫn được gìn giữ bảo tồn.
Hội An nằm bên sông Thu Bồn, là một trong những con sông đẹp của miền Trung. Mùa hè dòng sông mang nặng phù sa cuồn cuộn chảy, đến mùa đông nước cạn lòng sông lộ lên những bãi cát vàng trông thật hoang dã đẹp mắt. Sông Thu Bồn không những tạo nên một bức tranh thủy mạc phía sau phố cổ, dân Hội An còn dùng những phương tiện đánh bắt cá truyền thống trên dòng sông này. Họ cắm nhiều cọc cây xung quanh giữa lòng sông rồi chặt nhiều nhánh cây khác để vào bên trong như một chiếc lồng, chiếc lồng này có tác dụng làm nước chảy chậm lại, là nơi lý tưởng để tôm cá trú ngụ. Khoảng vài ba tuần dân bắt cá đem lưới ra bủa vây chiếc lồng này rồi đỡ hết nhánh cây bên trong ra, lưới từ từ thu nhỏ lại. Thế là một mẻ cá tôm, có thể đem về nhà hay mang ra chợ.
Vào những ngày đẹp trời, ngồi trên thuyền chèo ngược dòng sông, cảm giác dễ chịu, bỏ lại sau lưng những ngày lao động mệt nhọc. Dọc theo hai bờ sông là những làng nghề truyền thống như làng mọc Thanh Hà, nơi đóng những chiếc thuyền đưa du khách tham quan, làng gốm Kim Bồng. Gốm Hội An không sánh bằng gốm Bát Tràng, Hà Nội, văn hoa không kiểu cọ bằng. Nhiều làng vẫn còn sản xuất với những dụng cụ rất thô sơ, làm những lò nấu bằng đất sét dùng than củi, hay những cái nồi đất nung mà dân Hội An gọi là “chả” dùng để rang bắp (pop corn).

Không những Hội An có sông đẹp mà còn có biển, bãi tắm Cửa Đại cách đô thị cổ Hội An chừng 5 cây số, nơi đây là bãi tắm lý tưởng, dài vài trăm mét, nước trong xanh cát trắng mịn, sóng nhỏ và luôn được mặt trời chiếu sáng. Ngoài biển Đông có Cù Lao Chàm gồm 5 đảo nhỏ nối đuôi nhau, đảo lớn nhất là đảo Rùa, đảo Yến vách đá thẳng đứng, thuận tiện cho chim yến làm tổ. Đặc biệt cù lao Chàm có món ăn đặc sản địa phương là vú nàng và vú sao là hai loại nhiễm thể trên lưng phủ một lớp vỏ xà cừ hình nón to cỡ vài ngón tay. Loại này sống bám vào đá dưới nước, thường chế biến thành các món ăn hương vị đặc biệt.
Đến Hội An mà không nếm qua các món ăn đặc sản địa phương Cao Lầu là một điều thiếu sót. Cao lầu không nhiều người được thưởng thức vì món ăn này chỉ phổ biến nơi phố Hội, ít có ở những nơi khác. Cao lầu hơi giống mì Quảng nhưng vị hoàn toàn khác, sợi cao lầu được chế biến công phu, dùng gạo tại địa phương để không làm mất tính thuần túy của cao lầu. Gạo không quá mới hoặc quá cũ, gạo được ngâm vào nước tro lấy từ củi tràm ở cù lao Chàm, dùng nước giếng thì sợi cao lầu mới dai và chắc. Gạo được xay bỏ vào bao đăng bột, rã nước, nhồi bột, hấp sơ rồi cắt thành sợi sau đó hấp chín. Sợi cao lầu ngon hay không phụ thuộc vào giai đoạn nhồi bột, nhồi chưa tới thì sợi cao lầu không dai, nhồi quá thì trở nên cứng. Khi ăn sợi cao lầu được trụng vào nước sôi để ráo như sợi mì. Cao lầu chỉ nên dùng trong ngày, để qua đêm cao lầu có mùi chua như bún tươi. Nhân ăn cao lầu làm từ thịt nạc đùi heo, ướp gia vị, ngũ vị hương để làm xá xíu, đậu phộng rang giã nhỏ phi với tỏi, các thứ này đặt trên sợi cao lầu, nước sốt khi làm xá xíu tưới lên trên, ai ăn mặn thì thêm nước mắm. Cao lầu ăn với húng lũi, rau đắng hoặc cải non và bánh đa nướng (một loại bánh tráng miền Trung có mè trắng và nước cốt dừa).
Vào ngày rằm trăng tròn, toàn khu phố cổ sẽ được tắt hết đèn điện thay vào đó là những lồng đèn thắp sáng bằng đèn cày hay dầu hôi. Các con phố giữa lòng phố Hội sẽ lủng lẳng hàng ngàn đèn lồng lung lay trước gió, khiến người thưởng ngoạn có cảm tưởng mình lạc vào một khu vườn cổ tích đầy bí ẩn. Ngồi trên lầu cao ăn cao lầu, ánh trăng vàng chiếu sáng phố cổ lung linh trong ánh đèn bạn sẽ thưởng thức được hết hương vị quê nhà.
Trong tiến trình lịch sử, vùng đất Quảng Nam được tạo lập trên con đường Nam tiến của ông cha ta ngày xưa, từ thuở lập nước, các vua Hùng bắt đầu tiến về Nam, Đại Việt (Việt Nam ngày nay) được bắt đầu là một nước rất nhỏ, ông cha ta chiếm đất của người Chàm ở miền Trung, rồi tiến thẳng vào chiếm luôn đất của người Khme ở đồng bằng Nam bộ mới có được một hình chữ S tuyệt đẹp như bây giờ.
Hiện nay người Chàm là sắc tộc thiểu số ở quê nhà. Họ đã để lại trên những mảnh đất miền Trung này nhiều kho tàng văn hóa rực rỡ đầy giá trị, trong đó phải nói đến thánh địa Mỹ Sơn.
Mỹ Sơn thuộc huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Ngãi, cách thành phố Đà Nẵng 70 cây số về hướng Tây Nam, nằm trong một thung lũng bao bọc bởi núi. Thánh địa Mỹ Sơn là trung tâm tôn giáo quan trọng nhất của người Chàm vào cuối thế kỷ thứ 4. Các công trình kiến trúc ở đây được xây dựng qua hàng thế kỷ, từ thế kỷ thứ 4, người Chàm đã bắt đầu việc xây dựng khu thánh địa để thờ những vị thần của họ. Họ theo đạo Bà La Môn, thờ ba vị thần biểu tượng cho đấng tối cao là Visnu, Shiva và Brama. Brama là thần sáng tạo, tạo ra vũ trụ, Visnu là thần bảo tồn và Shiva là thần hủy diệt, sinh ra, bảo tồn rồi mất đi là triết lý đạo giáo của người Chàm. Để thờ ba vị thần này người Chàm cho tạc một bộ phận sinh dục nam mà họ gọi là Linga, đặt trên một bộ phận sinh dục nữ gọi là Yoni. Hai bộ phận này làm từ đá xanh để ngay trước tháp chính để thờ. Vào những dịp lễ tết người Chàm đổ xô đến các tháp để làm lễ cúng. Sau khi lấy nước rửa sạch bộ phận sinh dục khí này, họ đổ lên Linga một ít rượu, rượu sẽ chảy theo Linga xuống Yoni, họ hứng lấy rồi uống để chữa bệnh. Những phụ nữ mang thai cũng nên đến những khu tháp này sờ lên Linga và Yoni, sau đó sờ lên bụng để sinh được con như ý muốn.
Thánh địa Mỹ Sơn bao gồm nhiều khu tháp mà người Việt chúng ta gọi là tháp Chàm, chạy dọc duyên hải miền Trung, chúng ta sẽ đi qua nhiều tháp Chàm nằm ngay quốc lộ, như tháp Poklong Giarai ở Phan Rang, tháp Bà Po Nagar bên cầu xóm Bóng Nha Trang, tháp Bánh Ít ở Qui Nhơn...
Tìm hiểu xuyên suốt nền văn hóa Chàm là đề tài lý thú đối với các nhà khoa học. Nhìn những ngọn tháp trơ trụi rêu phong qua nhiều thế kỷ chắc hẳn ai cũng muốn biết cách xây dựng tháp. Để ý kỹ ta thấy giữa những lớp gạch đỏ kia không có chất liệu xi măng, người Chàm xây những ngọn tháp bằng gạch và... gạch. Có nhiều giả thuyết tại sao những viên gạch này có thể kết dính với nhau như vậy. Một là, khi những viên gạch bằng đất còn ướt, họ xếp chồng lên nhau thành tháp rồi nổi lửa nung đỏ cả ngọn tháp. Hai là, gạch đã chín họ nhỏ vài giọt nước giữa hai viên gạch rồi mài cho đến khi hai viên gạch này tạo ra một chất hồ kết dính nhau. Sau này các khoa học gia cho rằng giữa hai lớp gạch kia là một lớp keo làm từ mật mía.
Ngoài thánh địa Mỹ Sơn, trên mảnh đất Quảng Ngãi còn có nhiều khu di tích khác như Kinh đô Trà Kiệu, Đồng Dương do người Chàm để lại giúp cho vùng đất khô cằn này một di sản văn hóa trên nước Việt.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.