Hôm nay,  

Giám Đốc Rfa Việt Ngữ Về Hưu

28/06/200300:00:00(Xem: 7174)
WASHINGTON -- Từ ngày 1.07.2003 Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, Trưởng Ban Việt Ngữ đài Á châu Tự do đóng ở Washington DC, Hoa Kỳ sẽ về nghỉ hưu. Tin này của BBC như sau.
Ông cho biết lý do là vì năm nay ông đã 67 tuổi, quá tuổi nghỉ hưu hai năm.
Đài Á châu Tự do (Radio Free Asia-RFA) đang tiến hành việc tuyển trưởng ban mới thay ông Nguyễn Ngọc Bích.
Khi được hỏi về ý kiến cho rằng sự ra đời và hoạt động của Ban Việt Ngữ đài Á châu Tự do là thù địch, không thân thiện hoặc ít nhất là soi mói vào chuyện nội bộ Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích trả lời rằng: “Đã nói đến phát thanh quốc tế thì người ta vượt biên giới đi vào một nước khác. Như chương trình của đài tiếng nói Việt Nam phát sang Bắc Mỹ hay truyền hình VTV4 phát ra nước ngoài, ai muốn nghe, muốn xem thì vặn lên”.
Theo giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, phát thanh từ nước này sang nước khác “là chuyện bình thường trong thế giới văn minh, không ai coi đó là soi mói, can thiệp gì cả”.
Ông cho rằng “Nhưng khi có đài hoạt động ngược lại thì vì một mặc cảm mà trong nước cho rằng chúng tôi có những thông tin ngược chiều, khác với trong nước”.
Trước câu hỏi sáu năm qua có thay đổi trong trong cách nhìn của chính quyền Việt Nam đối với đài RFA hay không, ông nói: “Về nội bộ có thay đổi hay không thì tôi không biết. Nhưng về bề mặt thì trong tháng Năm vừa qua báo đài trong nước khi nói về Diễn biến Hòa bình đều “ưu ái” nhắc đến đài Á châu Tự do”.
Theo ông, làn sóng của đài Á châu Tự do vẫn bị phá mạnh ở Hà Nội dù ở miền Trung và Nam sự phá sóng nay không đáng kể.
Ông cho rằng đến giờ phút này RFA vẫn “thua thiệt so với BBC, RFI, VOA”, chưa được gửi phóng viên về Việt Nam thu thập tin tức hay mở văn phòng.
Dù nay về nghỉ hưu, ông tin rằng Ban Việt Ngữ RFA trong những năm tới tiếp tục đóng một vai trò như một đài "điền thế" tức là bổ sung những tin tức bị ngăn cấm hoặc không được hoàn toàn tự do nói đến tại Việt Nam.
Quá trình thành lập
Từ 1983 đã có những người trong cộng đồng Việt Nam hải ngoại vận động cho việc thành lập Ban Việt Ngữ đài Á châu Tự do.

Năm 1995 tổng thống Bill Clinton đã xin được một ngân khoản 10 triệu đôla để chi phí hoạt động ban đầu cho đài này.
Đài RFA bắt đầu thu nhận nhân viên vào hoạt động tháng Ba năm 1996 nhưng đến tháng Sáu 1996 mới bắt đầu phát bằng tiếng Quan Thoại về Trung Quốc.
Đầu 1997 các ban tiếng Việt, Miến Điện và Triều Tiên bắt đầu hoạt động. Hiện đài này có 9 ngôn ngữ trong đó có cả tiếng của người thiểu số Uighur ở vùng Tân Cương, Trung Quốc.
Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích làm trưởng ban Việt Ngữ RFA từ ngày đầu hoạt động của đài này.
Ông Nguyễn Ngọc Bích sinh năm 1935 tại Hà Nội trong một gia đình Nho học. Ông nổi tiếng trong và ngoài Việt Nam nhờ những công trình nghiên cứu thơ văn Việt Nam và các tác phẩm dịch từ tiếng Việt và Hán Nôm ra các ngoại ngữ.
Bộ “Một nghìn năm thơ ca Việt Nam” của ông xuất bản bằng tiếng Anh năm 1975 đã được UNESCO tài trợ. Ông hy vọng rằng sau khi đã về nghỉ hưu ông có thể về Việt Nam hợp tác nghiên cứu trong lĩnh vực thơ văn nếu các nhà nghiên cứu trong nước bỏ được sang một bên vấn đề chính trị.
Trước năm 1975 ông cũng đã hoạt động trong ngành truyền thông của chế độ Việt Nam Cộng Hòa ở các cương vị như giám đốc đài phát thanh Sài Gòn và tổng giám đốc Việt Tấn Xã.
Đài Á châu Tự do ra đời sau khi các nước khối cộng sản Đông Âu sụp đổ. Nhiều người coi đây là mô hình Hoa Kỳ thực hiện giống như đài Âu châu Tự do trước kia nhưng nay hướng vào các nước châu Á.
Trong thời gian Chiến tranh Lạnh, đài Âu châu Tự do của Hoa Kỳ đặt ở Munich, Đức đã phát về các nước Đông Âu và Liên Xô trong nhiều năm liền với mục tiêu họ gọi là “đưa thông tin xuyên bức màn sắt”.
Sau các thay đổi thể chế trong vùng vào thập niên 90, đa số các ban tiếng Đông Âu của đài Âu châu Tự do đã ngưng hoạt động.
Các nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa Đông Âu trước đây coi đài Âu châu Tự do là công cụ của đế quốc Mỹ tấn công họ bằng truyền thanh.
Nhiều chính phủ ở Á châu hiện nay có cách nhìn tương tự với đài Á châu Tự do.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chính sách Quốc phòng “3 không” nguy hiểm của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã lây qua đời sống người dân, cán bộ và đảng viên, báo hiệu thời kỳ liệt não vô cảm trước kẻ thù Trung Cộng.
Dòng thời gian vẫn âm thầm trôi qua, bốn mùa nối tiếp. Họ vẫn âm thầm như những con chim ẩn mình chờ chết. Thời gian không đợi ai bao giờ
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Từ hôm dời vào Landon Ridge Independent Living cho đến nay, thỉnh thoảng đi ngang phòng 212, ông Nhân nghe văng vẳng tiếng Violon với những tình khúc buồn như tâm hồn và xưa như khoảng đời tươi đẹp đã qua của ông. Đôi khi ông Nhân muốn hỏi nhân viên văn phòng về tiếng đàn ở phòng 212
Vào lúc 11 giờ 15 phút sáng ngày 14 tháng 11 năm 2019 Ty Cảnh Sát Garden Grove đã nhận được một cú điện thoại về phá hoại xảy ra bên ngoài phòng giặt đồ công cộng tại địa chỉ 11319 Parkgreen Lane
Một buổi trưa đẹp trời, ông bà Giáo Sư Phạm Cao Dương và Khánh Vân đến thăm, mang tặng vợ chồng tôi một món quà quý giá và thật ý nghĩa! Đó là Tuyển Tập "SIÊU QUỐC GIA VIỆT NAM tại hải ngoại và HIỂM HOẠ BẮC PHƯƠNG" mới vừa in xong!
Vụ 39 người Việt chết trong xe container trên đường vượt biên đến Vương Quốc Anh đã đánh động lương tâm loài người, nhất là người Việt Nam cả trong lẫn ngoài nước.
Hôm qua đã vào tiết “Lập Đông”, nắng Thu đã nhạt trên những hàng phong trơ xương lá, cái lạnh đã len qua áo khoác vào tận trong ngực.
Tin về cái chết của 39 người Việt, được tìm thấy trong một xe thùng chở hàng đông lạnh tại khu công nghiệp ở Essex, Vương quốc Anh đã gây xúc động và được dư luận thế giới quan tâm trong hai tuần qua.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.