Hôm nay,  

Cảm Nghĩ Thuộc Về

09/06/200300:00:00(Xem: 4049)
Một đại hội truyền thông VN hải ngoại sau 28 năm kẻ ở góc bể, người chơn trời, nghe tiếng gọi đàn tìm về tổ ấm, lấy tư do, dân chủ VN làm mẫu số chung hành động.. Một Tượng Đài Chiến sĩ Việt Mỹ được khánh thành sau 28 năm người Chiến sĩ Cộng Hoà và Quân Đội VNCH bị Phản Chiến Mỹ phủ bụi mờ chánh trị lên trên . Một Quyền Tăng Thống Giáo hội Phật VN Thống Nhứt-- bị lưu đày cấm cố mấy chục năm -- được Thủ Tướng CS của chế độ đã giam cầm nhà tu -- đem xe rước vào Phủ tiếp kiến, được Đại sứ Mỹ đến chùa vấn an, và đi Saigon được Chủ Tịch Ủy Ban thành phố tiếp như thượng khách. Và sắp tới đây, sau 28 năm di tản chiến thuật, một Đại Hội Toàn Quân VNCH cũng được tổ chức. Little Saigon, nơi cộng đồng dân Việt lớn hàng thứ nhứt ở hải ngoại được nhiều người thân thương thủ đô của người Việt tỵ nạn CS, cũng được hân hạnh chọn làm nơi đại hội toàn quân. Trước những sư kiện trong lẫn ngoài nước của người Việt liên quan đến chuyện nước chuyện dân, chuyện đời chuyện đạo đó, một câu hỏi đặt ra "Phải chăng cơ trời đã đến, vận nước hết lúc suy đã đến hồi thịnh."
Thực vậy 28 năm qua người Chiến sĩ VNCH chỉ "tản hàng cố gắng". Lòng người Chiến sĩ Cộng Hoà luôn luôn lúc nào cũng còn tại ngũ dù trên bước đường tù ngục của cái trại tù nhỏ là trại tù cải tạo hay trong trại tù lớn là nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa VN của CS Hà nội. Lòng người Chiến sĩ VN Cộng Hòa luôn luôn lúc nào cũng còn tại ngũ dù trên bước đường di tản chiến thuật bất cứ ở đâu, Tây Aâu, Bắc Mỹ, Uùc Châu. Quốc quân kỳ, màu cờ sắc áo của ba thứ quân luôn vang lên và tươi thấm trong các ngày quốc lễ, quốc hận, nhứùt là Ngày Quân lực 19- 6. Bất cứ cuộc tập họp nào của công đồng người Việt đều có sự yễm trợ trực tiếp hay gián tiếp của người Chiến sĩ VNCH. Do vậy dưới cái nhìn mới của những sử gia tiến bộ Mỹ, ngày 30 tháng Tư, năm 1975, Mỹ và đồng minh VNCH chỉ thua một trận chiến, chớ không thua một cuộc chiến (lost a battle, not a war). Quốc Hội, nhân dân Mỹ, và nhứt là những nhà khảo sử Mỹ đang trả lại công bằng cho những người Mỹ, Việt trẻ nam lẫn nữ đã hy sinh tánh mạng, hay một phẩn thân thể và những ngày hoa mộng của đời mình để chiến đấu cho chánh nghĩa tư do, dân chủ, và quyền làm người mà hai dân tộc đều ngưỡng mộ.

Và 28 năm qua, những người trẻ nam nữ đó đã biến nỗi khổ đau do Phản Chiến Mỹ gây ra một cách bất công trong việc trói tay Quân đội Mỹ, Quân Lực VNCH, và bức tử VNCH thành hành động tích cực xây dựng. Nhiều cựu quân nhân trong Chiến tranh VN trở thành những tướng lãnh văn võ song toàn, như Colin Powell, nghị sĩ, dân biểu thế lực như Thượng Nghị sĩ McCain. Còn phía VN rất nhiều những binh nhì, hạ sĩ quan, sĩ quan dùng thuyền nan vượt đại dương làm lại cuộc đời trở thành luật sư, bác sĩ, kỹ sư, doanh gia tại Mỹ, nhiều đến mức bão hoà so với dân số của cộng đồng sắc tộc Việt trong xã hội Mỹ. Thế hệ thứ hai của người Việt tỵ nạn CS biết mình từ đâu, vì sao đến Mỹ biến nỗi buồn nhược tiểu thành những học sinh, sinh viên xuất sắc, tỷ lệ tốt nghiệp đại học cao hôn trung bình toàn Mỹ. Chẳng những thế còn kế vai gánh vác, kế nghiệp người đi trước giương ngôn cờ VN nhiều thành phố, gõ cửûa Quốc Hội, níu áo dân biểu nghị sĩ để Dự luật Nhân quyền VN được Hạ viện thông qua với đa số áp đảo.
Suốt 28 năm qua dù ở hoàn cảnh ngang trái, éo le hay xuôi buồøm thuận gió, lòng người chiến sĩ Cộng Hoà luôn luôn còn tại ngũ. Nhờ vậy danh dư quân nhân Mỹ, quân nhân VNCH tham gia trong Chiến tranh VN mới được phục hồi và ngưỡng mộ với Bức Tường Tưởng Niệm ở Hoa thịnh Đốn, Tượng Đài Chiến sĩ Việt Mỹ ở Saigòn Nhỏ gợi nhớ gợi thương thủ đô VNCH. Cờ VNCH mới được phất phới tung bay dù trên nguyên tắc công pháp CS Hà nội đã bang giao với Mỹ. Cộng đồng VN ở khắp thế giới khi nào có khó khăn là có quân nhân đứng đầu chiến tuyến trong mọi cuộc biểu tình, biểu dương lực lượng chống sư có mặt của các nhân vật CS, chống giao lưu văn hoá một chiều, chống sự xâm nhập CS. Tinh thần vì dân chiến đấu, vì nước hy sinh của QLVNCH, tình đồng đội VNCH không thay đổi dù môi trường sinh hoạt có đổi thay trên con đường di tản.
Từ anh binh nhì vượt biên đến tướng, tá, úy di tản, từ anh Nghĩa Quân nhiều nợ máu với CS đến anh Điạ Phương Quân và Chủ lực quân quyết tử không bỏ đồn nên bị đi tù cải tạo tập trung dù đã không còn đơn vị nữa, không hàng ngày mặc quân phục như xưa, nhưng lòng luôn luôn còn tại ngũ. Tất cả đều có một ý thức, một cảm tưởng chung, nhà tâm lý xã hội học gọi chung là cảm nghĩ thuộc về (senses of belonging). Cảm nghĩ này đã khiến người chiến sĩ xung phong cùng đồng đội, xả thân đi lấy thây đồng đội tại chiến trường, yêu thương màu cờ sắc áo trong đời sống quân ngũ, và binh vực đồng đội trong đời thường. Cảm nghĩ đó đôi khi có tính cưỡng hành vô điều kiện, mạnh hơn kỷ luật sắt của quân đội. Như cảm nghĩ muốn sống chung với nhau của một dân tộc mạnh hơn các yếu tố thành lập quốc gia, đất đai, lịch sử, ngôn ngữ v.v.
Và chính cảm nghĩ muốn thuộc về ấy sẽ là mẫu số chung, sức mạnh tổng hợp để Đại Hội Toàn Quân sắp tổ chức, thành công. Và nếu ai muốn nghĩ đó là thời trời, thời cơ đã đến để nhơn hoà vốn có trong lòng người chiến sĩ Cộng hoà cũng không sai. Ý dân là ý trời; ý quân là ý quân đội.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.