Hôm nay,  

Đọc ‘an American In Hanoi’ Của Desaix Anderson, Nhà Ngoại Giao Mỹ Đầu Tiên Tại Vn Sau 1975

06/01/200300:00:00(Xem: 5341)
PHOTO: Bìa sách ‘An American In Hanoi’

[An American in Hanoi: America's Reconciliation with Vietnam. 284 tr. Nhà Xuất Bản EastBridge, White Plains, New York. 2002]
Tháng 7 năm 1995 Hoa Kỳ quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Trong bài diễn văn đọc tại buổi lễ, tổng thống Bill Clinton nói: "Tôi tin rằng việc bình thường hóa quan hệ và những thảo luận với Việt Nam sẽ dẫn đến những thay đổi tương tự như đã xảy ra tại Đông Âu và Liên Bang Sô Viết." Vì lời tuyên bố này mà Hà Nội đón nhận việc bang giao với Hoa Kỳ một cách lạnh nhạt.
Sau khi có quan hệ ngoại giao giữa hai nước, Desaix Anderson được bổ nhiệm làm đại biện (Chargé d'Affaires) tại Hà Nội vào tháng 8 năm 1995. Đúng hai mươi năm sau khi người Mỹ rút lui, ông trở thành nhà ngoại giao Mỹ đầu tiên trở lại phục vụ tại Việt Nam.
Nhiệm vụ của nhà ngoại giao Mỹ là giải thích chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với Việt Nam. Trong An American in Hanoi, ông Anderson đã tường thuật lại những cuộc gặp gỡ giữa ông và Tổng Bí Thư Đỗ Mười, Chủ Tịch Nước Lê Đức Anh để giải thích rằng tổng thống Clinton dù nói thế nhưng theo kiểu ngôn ngữ ngoại giao là "nói vậy mà không phải vậy," để trấn an các nhà lãnh đạo tối cao của Việt Nam.
Nhưng có giải thích thế nào đi nữa thì lời tuyên bố của tổng thống Bill Clinton đã khiến những nhà lãnh đạo Hà Nội lo sợ trong mối quan hệ với Hoa Kỳ tiềm ẩn một âm mưu mà họ gọi là "diễn biến hòa bình" nhằm thay đổi chế độ cộng sản tại Việt Nam.
An American in Hanoi là những ghi nhận của tác giả trong thời gian làm đại biện Hoa Kỳ tại Việt Nam từ tháng 8 năm 1995 cho đến tháng 5 năm 1997 và những quan sát, nhận định về lịch sử quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam trong nửa thế kỷ qua. Nội dung sách có chương ghi lại những sự kiện lịch sử trong mối quan hệ hai nước, vào năm 1945 và năm 1978; có chỗ mang tính phân tích, nhiều nơi lại như bút ký, nhật ký ghi nhận những cuộc gặp gỡ với nhiều lớp người Việt khác nhau, từ quan chức như Lê Đức Anh, Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt, Lê Khả Phiêu, Đoàn Khuê, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Cơ Thạch, Trương Tấn Sang; cho đến những thường dân. Ông có khả năng đi sâu vào đời sống dân chúng nhờ sành sõi tiếng Việt.
Tác giả đã viết ra nhiều chi tiết và quan sát về những nhân vật đã hoặc đang lãnh đạo Việt Nam và tầm nhìn của họ. Quan trọng nhất là ông đại biện và các quan chức chính quyền Mỹ như cố vấn Anthony Lake, bộ trưởng Robert Rubin đến thăm Việt Nam đều phải giải thích với quan chức cộng sản Việt Nam là Hoa Kỳ không muốn thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam như phát biểu của tổng thống Bill Clinton khi quyết định bang giao. Lời nói đó có tính đối nội hơn là một đề cương chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Nhưng Việt Nam dường như không tin và yên tâm lắm.
Tổng bí thư Đỗ Mười phàn nàn với Cố vấn An ninh Quốc gia Anthony Lake là truyền thông Mỹ hay nói xấu Việt Nam. Ông Mười, với tư duy của một nhà độc tài trong một nước độc đảng, nói với ông Lake: "Chúng ta phải đưa truyền thông vào cùng một hướng để ủng hộ cải tiến quan hệ, không nhắm vào những việc tiêu cực như họ quen làm thế."
Còn Đào Duy Tùng, cầm đầu ban tư tưởng và là thành viên của Bộ Chính Trị lúc bấy giờ, coi việc Mỹ dùng đài Châu Á Tự Do (RFA) như một hành vi khiêu khích thì được ông Anderson giải thích là đài có mục đích đưa những thông tin khách quan. Tác giả nói với ông Tùng là bất cứ khi nào nhà nước Việt Nam nghe đài RFA loan tin thiếu trung thực thì cho biết để ông phản ánh lại với chính quyền Mỹ.
Trong vai trò đại diện ngoại giao, ông Anderson thường nói với các quan chức người Việt là Hoa Kỳ chỉ muốn một nước Việt Nam giàu mạnh, là bạn chiến lược của Hoa Kỳ.
Làm sao để Việt Nam giầu mạnh đã được gói ghém trong An American in Hanoi. Theo tác giả, bản hiệp định thương mại Mỹ - Việt, và trong những năm trước mặt là việc Việt Nam tham gia AFTA (Tổ Chức Tự Do Mậu Dịch Đông Nam Á) và WTO (Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới) sẽ là khung sườn giúp Hà Nội làm kinh tế để đưa đến một nước Việt Nam ổn định, phát triển, hội nhập vào cộng đồng kinh tế trong vùng và toàn cầu. Qua nhiều tiếp cận, theo hiểu biết của tác giả thì cụm từ "định hướng xã hội chủ nghĩa" chỉ để làm hài lòng một số ít thành phần bảo thủ trong đảng, còn hầu hết đều muốn cải cách để tiến đến kinh tế thị trường mau lẹ.


Tác giả nhận định việc giải tư - hay theo ngôn ngữ của Hà Nội là "cổ phần hoá" - các công ty quốc doanh; cải tổ các định chế luật pháp, tài chánh và ngân hàng; giảm bớt nạn tham nhũng, quan liêu hành chánh; nạn chính quyền cấp trên và dưới không thống nhất chính sách là những cải tổ phải được Hà Nội thúc đẩy thì mới đưa đến phát triển kinh tế. Ông đưa những thí dụ thất bại cụ thể do những điều kiện xấu nêu trên gây ra: dự án xây sân chơi gôn ở Phan Thiết, dự án đầu tư của các công ty Caterpillar, Cargill và American Rice.
Về mặt xã hội, tác giả quan sát qua những năm áp dụng chính sách cải cách kinh tế, người dân có mức sống cao hơn và đưa con số xe gắn máy Honda làm dẫn chứng. Ngày ông Anderson tới Việt Nam vào năm 1995, lúc đó là thời đại xe Honda Dream, với khoảng nửa triệu xe lưu hành, giá một chiếc là 2 ngàn đô la. Ngày nay nhiều loại Honda khác chạy khắp thành phố cũng như thôn quê và số lượng xe thì quá nhiều và giá lại rẻ.
Còn các mặt khác như y tế, giáo dục ngày càng xuống cấp. Khác biệt giầu nghèo do bởi cán bộ tham nhũng có thể làm bùng nổ lên các chống đối.
Những tiếp xúc của tác giả với dân chúng đưa ra hai khuynh hướng.
Trong một buổi mạn đàm vào năm 1996 về việc thủ tướng Võ Văn Kiệt ra trước quốc hội kêu gọi phải triệt tham nhũng, một người bạn trẻ trong lứa tuổi 30 là một công nhân viên nói với tác giả: "Cả hệ thống tham nhũng từ trên xuống. Nó đã mục nát. Nỗ lực của thủ tướng chỉ giúp rất ít. Tham nhũng đã đâm rễ vào cả hệ thống rồi." Những người như anh bạn trẻ đây thờ ơ, hết hy vọng gì ở nhà nước nữa. Theo anh bạn trẻ nạn xì ke, ma túy tung hoành làm băng hoại xã hội mà cũng không diệt được vì công an đã bị mua chuộc từ trên xuống dưới.
Nhưng tác giả cũng gặp những người trẻ khác lạc quan hơn. Đó là một bạn trong lứa tuổi sinh viên, con gia đình cách mạng, có đời sống ổn định. Anh bạn này nói rằng từ ngày đổi mới cuộc sống đã khá hơn cho nhiều người. Anh không muốn Việt Nam thay đổi như Đông Âu hay Liên Xô và tin rằng đảng cộng sản Việt Nam tự nó cũng sẽ cải cách để thành một chính đảng như tại những nước Đông Nam Á khác và nếu đảng tiếp tục chính sách phát triển kinh tế thì đảng sẽ thắng cử khi có một cuộc bầu cử tự do.
Hai cái nhìn trên là thế tiến thoái lưỡng nan mà Việt Nam đang phải đương đầu. Không diệt tham nhũng thì không thể phát triển kinh tế và càng ngày dân càng mất niềm tin nơi nhà nước. Còn quyết tâm cải cách kinh tế để phát triển rồi sẽ phải đi tới cải cách chính trị.
Vì thế nhiều lần tác giả đã nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ không cần phải tạo sức ép để buộc Hà Nội cải cách chính trị vì làm thế sẽ có phản ứng không tích cực từ phiá Việt Nam vì tinh thần độc lập và quá trình lịch sử đấu tranh luôn luôn được người Việt coi trọng. Người Việt sẽ tiến bước theo nhịp điệu riêng của họ chứ không muốn bị người ngoài thúc đẩy. Theo tác giả chỉ cần thi hành đúng bản hiệp định thương mại thì Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ là bạn và quyền lợi của Hoa Kỳ sẽ đạt được.
An American in Hanoi là một tác phẩm mà những ai muốn tìm hiểu về Việt Nam cần đọc. Desaix Anderson đã đưa ra nhiều quan sát và nhận định sâu sắc bằng vào 35 năm kinh nghiệm trong ngành ngoại giao, không chỉ trong thời gian ông làm việc tại Hà Nội mà từ giữa thập kỷ 60 khi ông là một nhà ngoại giao trẻ đi khắp vùng nông thôn miền Nam để phân phối gia súc, giúp xây trường học, bệnh xá; rồi quan sát tình hình Việt Nam sau năm 1975 từ toà đại sứ Mỹ ở Bangkok và làm trưởng phòng Đông Dương Sự Vụ tại bộ ngoại giao.
Qua An American in Hanoi độc giả được thấy bang giao Hoa Kỳ và Việt Nam dù đã được thiết lập ở cấp cao nhất nhưng vẫn chưa được bình thường và thỉnh thoảng lại có sóng ngầm nổi lên.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.